Ma Trận Các Tác Động Tiêu Cực Của Hoạt Động Du Lịch Sinh Thái Đén Môi Trường‌


Tác động tiêu cực

* Tác động đến thảm thực vật – hệ sinh thái

Sự mất mát tài nguyên thực vật, HST bị ảnh hưởng do việc phát quang thảm thực vật để làm đường mòn du lịch là không thể tránh khỏi. Hoạt động này ảnh hưởng rất lớn đến các loài thực vật, đời sống động vật xung quanh, mỗi đường mòn được tạo ra đồng nghĩa với hệ thực vật bị phá huỷ. Thảm thực vật – HST chịu nhiều sự ảnh hưởng từ hoạt động DLST của khách, chủ yếu là hoạt động đi bộ, chèo thuyền, chạy xuồng máy trong rừng, xuyên theo các tuyến đường mòn du lịch.

Hằng năm, lượng học sinh, sinh viên về VQG tham quan, học tập nghiên cứu với lượng đông. Với sự hiếu động, tò mò của tuổi trẻ khi tận mắt chứng kiến nhiều loài thực vật lạ, quý hiếm, ý thích và ham muốn ghi lại những khoảnh khắc đẹp sẽ dẫn đến sự chen lấn nhau và vô tình dẫm đạp lên các loài thực vật để chụp được hình. Đường mòn tạo ra là để cho du khách tham quan có thể nhận thức tốt hơn về môi trường sống, tăng thêm ý thức bảo vệ thế nhưng những hoạt động hay tác động nào không cần thiết thì cố gắng hạn chế và nếu như hoạt động được xem xét là ít tác động xấu hoặc tác động xấu ở mức có thể chấp nhận được thì mới tiến hành.

Bên cạnh đó, cắm trại là một hình thức vui chơi lành mạnh, giúp tạo ra một sân chơi bổ ích cho tất cả du khách tham quan muốn khám phá, tận hưởng không khí trong lành của rừng. Đây cũng là một cách giúp VQG quảng bá hình ảnh của mình đến với khách hàng. Vì nếu tổ chức tốt hoạt động này, thì du lịch nơi đây sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức trong tỉnh và các khu vực lân cận. Hơn thế nữa sẽ có nhiều tuyến du lịch phát triển hơn nhờ loại du lịch hình này.

Theo kết quả khảo sát 60 khách du lịch, có 55 khách (91,6%) thích loại hình cắm trại và trong 55 khách lại chọn các cách cắm trại với hình thức khác


nhau như: nấu nướng (49,09%), đốt lửa trại (90,9%), team building (34,5%). Qua đó cho thấy, nếu phát triển loại hình dịch vụ này, chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của khách khi mà nhu cầu cuộc sống càng tăng cao thì con người luôn muốn tìm những khoảnh khắc ghi dấu kỷ niệm cuộc sống của mình.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực của loại hình này thì cũng có những mặt tiêu cực ảnh hưởng lớn đến công tác bảo tồn, đến đời sống sinh vật trong Vườn, gây tác động xấu đến các loài thực vật xung quanh khu vực cắm trại của du khách. Nếu VQG không quản lý tốt về số lượng KDL tối đa cho 1 khu cắm trại thì với các tác động tiêu cực từ KDL sẽ làm ảnh hưởng đến HST tại khu vực. Hơn nữa, cắm trại dù ở hình thức nào đi chăng nữa cũng tồn tại “lửa”- đây là nguyên nhân gây ra phát sinh cháy rừng tiềm năng nếu không được quản lý chặt chẽ.

* Ảnh hưởng đến các loài động vật:

Đối với các loài động vật thì hoạt động xây dựng và tổ chức DLST sẽ gây ra những tác động nhất định. Việc phát triển các loại hình DLST như: đi bộ trong rừng, cắm trại, chèo thuyền, chạy xuồng máy,...góp phần thu hút một lượng lớn KDL đến với VQG nhưng song song đó thì các loại hình du lịch trên cũng chính là nguyên nhân của tác động không mong muốn đối với các loài động vật trong khuôn viên VQG.

Tuy đường mòn du lịch được đưa vào hoạt động không gây ảnh hưởng trực tiếp nhiều đến động vật lớn nhưng các tác động kèm theo có thể gây ảnh hưởng như các loài chim, động vật có thể bị săn bắt do ý thức kém của các du khách đi du lịch mà không có sự hướng dẫn của HDV. Hay việc KDL gây ra tiếng ồn khi trong thấy một loài chim, thú trong hành trình sẽ làm cho các loài động vật bị hoảng sợ và sự xuất hiện của các du khách làm chúng tránh xa khu vực đường mòn hơn. Và việc phát tuyến đường mòn tham quan ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh sống và tập tính kiếm ăn của các loài động


vật. Gây ra hiệu ứng đường biên, thu hẹp khoảng cách di chuyển kiếm ăn, sinh sống của các loài xung quanh đường mòn.

Bên cạnh đó, tại các khu vực cắm trại thì sự xuất hiện của các loài động vật là hầu như không có. Sụ ồn ào tại khu vực cắm trại cùng với các hoạt động như nấu nướng, trò chơi team bulding hay đốt lửa trại làm cho các loài động vật tránh xa những khu vực trên, khoảng cách kiếm ăn, di chuyển và sinh sống của các loài động vật cũng bị ảnh hưởng, nhất là khi các hoạt động này diễn ra thường xuyên.

Theo quan sát của tác giả đường trục chính dẫn từ cổng Vườn lên tới đỉnh được rải nhựa giúp việc đi lại thuận lợi, các tuyến du lịch nối từ trục chính đều có đường nhỏ xây bậc đi tận nơi tuy vậy các đường nhỏ này do không được sử dụng thường xuyên nên bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, nhiều chỗ bậc đá bị vỡ, nhiều cành cây rơi rụng chưa được dọn khiến đường đi bị ảnh hưởng.

76


Bảng 4.9. Ma trận các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch sinh thái đén môi trường‌


Các hoạt động chính

Các thành phần môi trường chính


Tổng tiêu cực



Nước ao hồ


Nước dưới đất

Môi trường không

khí

Môi trường đất


Rác thải

Hệ sinh thái trên cạn

Hệ sinh thái ao hồ

Sức khỏe của nhân viên, du

khách

Ăn uống, vui chơi

0

0

-1

-1

-1

-1

0

-1

-5

Nấu nướng của nhà hàng

-2

-1

-1

0

-1

-1

0

-1

-7

Vận chuyển du khách

-1

-1

-2

0

0

0

0

0

-4

Sinh hoạt của nhân viên, du khách

-1

0

-1

0

-2

0

0

0

-4

Hoạt động đón tiếp khách

0

0

-1

0

0

0

0

0

-1

Đi bộ dã ngoại, leo núi

0

0

-1

-1

-1

-1

0

0

-4

Tham quan di tích, thắp hương

0

0

-1

-1

-1

0

0

-1

-4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững cho Vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội - 11

(Nguồn: Điều tra của tác giả)


Thang điểm đánh giá

-3 = tác động tiêu cực mạnh

-2 = tác động tiêu cực trung bình

-1 = tác động tiêu cực nhẹ 0 = Không có tác động

1 = tác động tích cực mạnh

2 = tác động tích cực trung bình 3 = tác động tích cực nhẹ

Qua bảng 4.9 ta thấy hoạt động du lịch ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất đến môi trường và tài nguyên bao gồm các hoạt động: Ăn uống, vui chơi, Nấu nướng của nhà hàng

4.3. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của VQG‌

4.3.1. Điểm mạnh (S)‌

- Nhiều tài nguyên thiên nhiên hoang dã hấp dẫn có ý nghĩa tầm khu vực và quốc tế

- Cảnh quan thiên nhiên đẹp và điều kiện nghỉ dưỡng lý tưởng.

- Giao thông thuận lợi tiệp cận khu du lịch một cách dễ dàng.

- Có các món ăn đặc sản truyền thống.

- Có các chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển du lịch, và sự ủng hộ của chính quyền địa phương.

4.3.2. Điểm yếu (W)‌

- Thiếu cơ sở hạ tầng phục vụ nghỉ dưỡng.

- Các loại hình vui chơi, giải trí ít, chưa hấp dẫn được du khách.

- Chưa khai thác hiệu quả các loại tài nguyên.

- Quản lý môi trường còn nhiều vấn đề cần quan tâm.

- Việc quảng cáo tiếp thị còn chưa tốt.

- Ý thức về bảo vệ môi trường của cán bộ công nhân viên chưa cao


4.3.3. Thời cơ (O)‌

- VQG Ba Vì là một trong số ít đơn vị đầu tiên ở Việt Nam tiến hành tổ chức kinh doanh du lịch ở rừng đặc dụng, VQG Ba Vì đã có kinh nghiệm trong việc kết hợp giữa BTTN và tổ chức kinh doanh du lịch.

- Đã tiếp cận với DLST và đã phần nào biết cách tổ chức DLST từ đó đã có định hướng đi cho du lịch Ba Vì trong tương lai, đó là lấy phát triển DLST làm chính để hạn chế tác động vào tự nhiên trên cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch.

- Du lịch Ba Vì đã có vai trò hỗ trợ kinh phí cho bảo tồn, góp phần nâng cao nhận thức môi trường tự nhiên cho khách du lịch, tạo cơ hội thu hút đầu tư cho công tác bảo tồn tuy nhiên nguồn thu chưa tương xứng với giá trị tiềm năng.

- Du lịch góp phần tạo các mối giao lưu giữa VQG và các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, tạo ra các cơ hội thu hút các dự án nghiên cứu, hỗ trợ công tác bảo tồn của VQG.

- Từ số liệu thống kế về số lượng khách đến VQG, thông qua phỏng vấn khách du lịch đến VQG Ba Vì và xu thế đi du lịch của du khách cho thấy khách du lịch những năm gần đây có xu hướng đi du lịch đến các khu vực thiên nhiên ngày càng tăng và nhận thức của họ và bảo vệ môi trường và bảo vệ hệ sinh thái rừng được nâng cao.

Đây chính là điều kiện thuận lợi cho VQG Ba Vì nói riêng và các VQG Việt Nam nói chung xây dựng các chiến lược kinh doanh du lịch sinh thái hiệu quả.

- Việc quản lý và khai thác du lịch sinh thái tại VQG Ba Vì đã hướng tới phát triển bền vững đó là,

+ Đã đảm bảo lợi ích kinh tế là tăng thu nhập, tạo nguồn thu cho phát triển.


+ Đã tạo điều kiện cho người dân tham gia để nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm cho chính cộng đồng dân cư địa phương.

+ Diện tích rừng đặc dụng đã đượcbảo vệ, hệ sinh thái được bảo tồn và ngày càng phát triển.

4.3.4. Thách thức (T)‌

Thực tế quản lý và khai thác du lịch sinh thái tại VQG Ba Vì đã hướng tới bền vững nhưng so với tiềm năng của VQG thì chưa tương xứng cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường do:

- Mặc dù đã làm du lịch trong thời gian dài, nhưng đơn vị chưa có quy hoạch tổng thể trong khu du lịch, dẫn đến tình trạng đầu tư chắp vá, không đồng bộ.

Nhược điểm này làm cho hiệu quả kinh doanh thấp

- Mô hình tổ chức quản lý chưa quan tâm đúng mức đến việc kinh doanh DLST do vậy hoạt động du lịch của vườn mới tập trung vào việc đón

khách tại chỗ mà chưa quảng thu hút khách.

- VQG chưa xây dựng được mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững. Chưa có cơ chế phối hợp tổ chức quản lý, khai thác và chia sẻ lợi ích với cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp du lịch.

- Đội ngũ lao động chưa được tuyển chọn kỹ, cán bộ quản lý chưa được đào tạo chuyên ngành du lịch, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên còn thấp và chưa đồng đều.

- Việc tuyên truyền và giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường chưa đạt hiệu quả cao. Du khách còn để dấu ấn qua các vết khắc đẽo trên cành cây, trong hang động, phá hủy thảm thực vật cạnh đường đi, bắt động vật như bướm, chim, thu nhặt các sản phẩm rừng như hoa Phong lan, nấm, cây cảnh.

- Ô nhiễm tiếng ồn, khói thải từ động cơ xe máy, xe ô tô của khách du lịch, ảnh hưởng không nhỏ tới tập tính sinh hoạt của một số loài động vật hoang dã.


4.4. Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động du lịch sinh thái theo hướng phát triển DLST bền vững.‌

Như đã phân tích ở trên, hiện tại VQG Ba Vì là một nơi có đầy đủ những tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái theo đúng nghĩa của nó. Nhưng trên thực tế tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia vẫn chưa được đánh giá đầy đủ và chưa gắn với công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Cụ thể, đó là chưa khai thác hết những thế mạnh vốn có ở VQG: các điểm tham quan, các loại hình du lịch phù hợp. Ngoài ra chưa có sự đầu tư hợp lý vào cơ sở vật chất cũng như sự đầu tư vào các hoạt động du lịch. Hiện tại số lượng du khách đến với du lịch đang ngày một tăng cao, nhưng trong số đó số khách đến VQG lại không phải lớn. Nếu một địa điểm DLST như VQG Ba Vì không được khai thác một cách kịp thời và đúng mức sẽ gây ra một rào cản cho sự phát triển bền vững tại đây.

Như vậy, đưa ra những giải pháp phù hợp dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững trong hoạt động DLST tại VQG Ba Vì là một việc làm cần thiết tại thời điểm hiện nay để có thể phát huy được những lợi thế và hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới đa dạng sinh học trong VQG Ba Vì.

Du lịch bền vững không xuất hiện từ con số 0, nó kế thừa những thành tựu của du lịch ồ ạt và các loại hình du lịch thay thế. Đó là thoả mãn tối đa nhu cầu của du khách và lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp, kiểm soát và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường (tự nhiên cũng như xã hội-nhân văn của điểm du lịch). Bên cạnh đó có thể đóng góp cho kinh tế địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Như vậy mục tiêu của phát triển du lịch sinh thái bền vững là:

- Đảm bảo phúc lợi kinh tế.

- Đảm bảo phúc lợi về xã hội – nhân văn.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí