Thống Kê Số Cơ Sở Y Tế Và Giường Bệnh Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Thuận Năm 2010


Lễ hội rước đèn trung thu vào đêm rằm tháng 8: hàng ngàn lồng đèn đua nhau tỏa sáng rực rỡ trong màn đêm, đây cũng được xem là lễ hội rước đèn lớn nhất Việt Nam hàng năm vào rằm tháng 8.

Lễ hội đua thuyền trên sông Cà Ty: diễn ra hàng năm vào mồng 2 Tết Nguyên Đán trên sông Cà Ty (thành phố Phan Thiết). Lễ hội đua thuyền trở thành một nét văn hóa đặc sắc của người dân mỗi khi xuân về.

Cùng với sự phong phú, đa dạng của các lễ hội là các loại hình văn hóa nghệ thuật như: chèo Bá Trạo, dân ca Chăm…


2.1.3.3. Các làng nghề thủ công truyền thống‌

Các làng nghề truyền thống khá đa dạng, nổi bật là nghề chạm gỗ, đan mây tre, gốm và thủ công mỹ nghệ. Năm 2007, tỉnh công nhận 15 làng nghề truyền thống đạt tiêu chuẩn, 7 làng nghề truyền thống đan mây tre, bánh tráng, mộc dân dụng, chế biến hải sản…

Hiện nay tỉnh đang đầu tư 2 dự án nhằm khôi phục và phát triển phục vụ du lịch: làng nghề bánh tráng Phú Long và làng nghề dệt thổ Cẩm La Dạ (Hàm Thuận Bắc). Dự kiến trong thời gian tới sẽ tập trung xây dựng 6 dự án: nghề sản xuất nước mắm tại Phan Thiết; nghề đồ gỗ và mộc gia dụng, cơ khí sữa chữa, mây tre đan ở Suối Kiết; nghề đan rổ ở Phan Rí…góp phần phát triển du lịch sinh thái đồng quê, tham quan các làng nghể truyền thống.


2.1.3.4. Các tài nguyên nhân văn khác‌

Di sản văn hóa cồng chiêng ở các dân tộc ít người, là nét văn hóa độc đáo trong đời sống tinh thần của người K’ho Mạ. Chủ yếu tập trung ở 3 xã vùng cao Hàm Thuận Bắc và xã Phan Sơn của Bắc Bình, văn hóa cồng chiêng và các làn điệu dân ca của dân tộc Châu Ro ở xã Trà Tân, huyện Đức Linh.

Các đặc sản, văn hóa ẩm thực: nổi tiếng trong và ngoài nước với nước mắm Phan Thiết, mực một nắng, thanh long, bánh rế, cốm hộc mang hương vị đặc trưng riêng của tỉnh Bình Thuận.




Nhìn chung, Bình Thuận có vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng cho phép phát triển nhiều loại hình du lịch mang nét đặc trưng riêng của tỉnh: du lịch biển; du lịch tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử- văn hóa, các khu bảo tồn thiên nhiên, các làng nghề truyền thống; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch thể thao…đặc biệt là tài nguyên du lịch biển có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy tốc độ phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận trong hiện tại và tương lai.


2.1.4. Điều kiện kinh tế- xã hội‌


2.1.4.1. Về kinh tế‌

Nền kinh tế tỉnh Bình Thuận đã vượt qua nhiều thách thức, khó khăn, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng nông nghiệp.

Tổng GDP toàn tỉnh năm 2010 là 24.403.874 triệu đồng, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 20,7 triệu đồng/ người/ năm.

Đến năm 2010, tỷ trọng khu vực nông- lâm- thủy sản trong tổng GDP giảm mạnh từ 30,4% xuống còn 21%; khu vực công nghiệp- xây dựng tăng từ 32,7% lên 34,2%; khu vực dịch vụ tăng từ 36,9% lên 44,8%. Khu vực dịch vụ đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp phát triển theo hướng nâng dần chất lượng và hiệu quả. Nét nổi bật là các công trình thủy lợi được tập trung đầu tư và nâng cấp, tạo điều kiện thâm canh, tăng vụ và tăng hệ số sử dụng đất. Tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, diện tích trồng lúa giảm và giữ ổn định khoảng 40.000 ha; cao su, thanh long và các loại cây có giá trị kinh tế cao tăng nhanh, hình thành khá rõ các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Năm 2010, diện tích trồng thanh long đạt 13.000 ha, tăng 30%; cao su đạt

33.400 ha, tăng 67% so với kế hoạch. Đến năm 2010, năng suất lúa đạt 48,5 tạ/ha, ngô đạt 56,7 tạ/ha.


Công tác lâm nghiệp chuyển mạnh theo hướng xã hội hóa, nâng dộ che phủ của rừng từ 36,7% (năm 2005) lên 38,4% (năm 2010).

Kinh tế thủy sản tiếp tục phát triển theo hướng đề cao chất lượng. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, mang lại hiệu quả cao. Năm 2010, sản lượng khai thác đạt 170.000 tấn, tăng 22.537 tấn so với năm 2005.

Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển khá. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16,4%/năm; các doanh nghiệp đã quan tâm đến việc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm. Các sản phẩm chủ lực như: nước mắm, nước khoáng Vĩnh Hảo, tảo,…

Các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển tương đối mạnh. Thị trường được mở rộng, lưu thông hàng hóa giữa các vùng khá thuận lợi. Kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư. Công tác quản lý thị trường được tăng cường. Du lịch tiếp tục tăng trưởng khá qua các năm, lượng du khách tăng thêm, thời gian lưu trú dài hơn, doanh thu khá hơn, cơ sở nghĩ dưỡng và các dịch vụ du lịch tăng, chất lượng được chú trọng hơn. Doanh thu du lịch năm 2011 đạt 3.389 tỷ đồng, tăng bình quân 33,36%/năm trong giai đoạn 2006-2011.

Hoạt động kinh tế đối ngoại tiếp tục có chuyển biến. Toàn tỉnh có 74 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 1.081 triệu USD, trong đó có 34 dự án đã thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.


2.1.4.2. Về xã hội‌

a. Dân cư và nguồn lao động.

Tổng dân số toàn tỉnh năm 2010 là 1.176,9 nghìn người, mật độ dân số trung bình là 151 người/km², tỉ lệ gia tăng dân số là 1,09%. Dân cư phân bố không đều, tập trung đông đúc ở đô thị và vùng ven biển, ngược lại ở nông thôn và miền núi thì thưa thớt.

Số dân thành thị năm 2009 khoảng 455.640 người, đến năm 2010 khoảng

459.500 người. Số dân nông thôn năm 2009 khoảng 701.559 người đến năm 2010 khoảng 717.4 00 người.


Toàn tỉnh có khoảng 34 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc Kinh chiếm khoảng 93% dân số, 7% là các dân tộc khác (Chăm, Hoa, Tày, Nùng, Giarai…) tạo nên một nền văn hóa đa dạng và phong phú.

Dân số Bình Thuận có cơ cấu trẻ: nhóm tuổi dưới lao động chiếm 28,49%; nhóm tuổi lao động chiếm 62,56% và nhóm trên tuổi lao động chiếm 8,95%.

Năm 2010, tổng số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 62,56% tổng số dân toàn tỉnh. Lao động trong lĩnh vực nông-lâm- ngư nghiệp chiếm 62,5%, lĩnh vực công nghiệp xây dựng chiếm 12% và trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 25,5%.

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế cũng có chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỉ trọng lao động trong ở khu vực I từ 58,9% (năm 2005) xuống 52,2% (năm 2010), tăng tỉ trọng lao động trong khu vực II từ 13,9% lên 17,1% và khu vực III từ 27,2% lên 30,7% cùng thời kì.

Tỉ lệ lao động được đào tạo tăng từ 14,6% (năm 2005) lên 28% (năm 2010), nhưng còn thấp so với các vùng khác trong cả nước.

Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện khá tốt, đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện. Trong 5 năm 2006-2010, tỉnh đã giải quyết việc làm cho 115.980 người, bình quân hàng năm tạo việc làm cho trên 23.000 lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị đến năm 2010 xuống còn 4,33%, số người đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2006-2010 là 1.447 người, tăng 6,49 lần so với giai đoạn 2001-2005.

Tỉnh đã hoàn thành mục tiêu cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo và cận nghèo trong toàn tỉnh. Mức sống người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập tăng trưởng khá, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 20,7 triệu đồng/ người/ năm, tuổi thọ trung bình toàn tỉnh 73 tuổi.


Bảng 2.3. Dân số tỉnh Bình Thuận năm 2010



Số xã

Số phường, thị trấn

Diện tích (km2)


Tổng dân số (người)

Mật độ (người/km2)

TỔNG SỐ

96

31

7.830

1.171.675

150

Phan Thiết

4

14

206

216.578

1.051

La Gi

4

5

183

105.215

575

Tuy Phong

10

2

793

141.595

179

Bắc Bình

16

2

1.825

117.128

64

Hàm Thuận Bắc

15

2

1.283

166.823

130

Hàm Thuận Nam

12

1

1.052

98.789

94

Tánh Linh

13

1

1.174

101.647

87

Đức Linh

11

2

535

127.453

238

Hàm Tân

8

2

761

70.702

93

Phú Quý

3

0

18

25.745

1.430

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở tỉnh Bình Thuận - 7

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2010

b. Y tế- Giáo dục

Hệ thống y tế cũng được quan tâm đầu tư, cải thiện chất lượng và khả năng phục vụ, đảm bảo chăm sóc sức khỏe công bằng cho người dân.

Năm 2010 tỉnh Bình Thuận có 156 cơ sở y tế và 3.504 giường bệnh, bình quân mỗi trạm y tế xã có 5 giường bệnh (đạt mức trung bình của cả nước).

Giáo dục- đào tạo được đầu tư phát triển, với sự thành lập trường Đại học Phan Thiết, các trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, các trung tâm dạy nghề và các trung tâm giáo dục thường xuyên.

Quy mô các ngành học, bậc học tiếp tục phát triển; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa.


Toàn tỉnh hiện có 100% xã, phường, thị trấn giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ, tỉ lệ người biết chữ trong độ tuổi năm 2010 đạt 98,45%, tăng 0,14% so với năm trước.

Bảng 2.4. Thống kê số cơ sở y tế và giường bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2010

Loại hình

Số cơ sở y tế

Số giường bệnh

Bệnh viện

15

2.541

Phòng khám đa khoa khu vực

10

290

Nhà hộ sinh

4

33

Trạm y tế xã, phường

127

640

Tổng cộng

156

3.504

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2010

2.2. Thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Bình Thuận‌

2.2.1. Thị trường du khách‌

2.2.1.1. Khách quốc tế‌

Lượng khách du lịch quốc tế đến tỉnh Bình Thuận: gia tăng liên tục. Năm 1995 chỉ có 5.300 lượt khách và đến năm 2011, Bình Thuận đã đón được 300.060 lượt khách quốc tế.

Tốc độ tăng trưởng trung bình lượng khách quốc tế đến Bình Thuận giai đoạn 1995- 2000 là 44,65%/năm và giai đoạn 2006- 2011 là 14,77%/ năm.

Thị trường khách du lịch quốc tế đến tỉnh Bình Thuận: Bình Thuận đang có sức hút khá lớn đối với du khách quốc tế. Trong năm 2006 khách quốc tế đến Bình Thuận có 156 nước, vùng, lãnh thổ thì đến năm 2011 đã có 180 nước, vùng, lãnh thổ chọn Bình Thuận làm điểm đến. Trong đó, chủ yếu là khách Châu Âu chiếm 55- 60% tổng số khách quốc tế, đặc biệt nhiều nhất là khách Nga.


Bảng 2.5. Cơ cấu thị trường khách quốc tế đến Bình Thuận


Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Liên Bang Nga

5,7

8,7

13,1

25,6

32,0

35,0

CH Liên Bang Đức

14,2

11,9

15,0

15,9

16,0

12,6

Hoa Kỳ

10,0

10,4

8,1

6,2

5,6

4,7

Pháp

9,4

10,0

8,1

6,2

5,6

5,1

Hàn Quốc

7,1

9,7

7,0

5,6

4,4

5,0

Ô-xtrây-li-a

6,1

7,2

6,2

4,8

4,3

4,1

Vương quốc Anh

6,1

5,3

5,3

4,1

3,7

3,9

Thụy Điển

2,6

2,0

5,3

5,2

3,6

2,7

Hà Lan

4,0

4,4

3,6

3,5

3,0

2,7

Ca-na-đa

3,0

3,1

4,1

2,3

1,9

1,9

Các nước khác

30,8

27,2

24,2

23,0

19,9

22,3

Tổng số (%)

100

100

100

100

100

100

Nguồn: Sở Văn hóa- Thể thao và du lịch tỉnh Bình Thuận

Mục đích du lịch của khách quốc tế: phần lớn khách quốc tế đến Bình Thuận với mục đích nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Năm 2006 số du khách với mục đích du lịch nghỉ ngơi chiếm 89,1% đến năm 2011 chiếm 81,8%.

Bảng 2.6. Cơ cấu mục đích du lịch của khách quốc tế đến Bình Thuận giai đoạn 2006- 2011. Đơn vị %

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Du lịch nghỉ ngơi

89,1

85,0

92,7

85,6

78,8

81,8

Thương mại

3,3

2,2

0,7

3,2

6,5

4,2

Thăm họ hàng, bạn bè

1,3

3,1

1,7

1,6

7,0

6,7

Thông tin báo chí

1,0

3,1

0,3

1,6

0,5

2,3

Công tác, hội nghị, tập huấn

1,3

3,5

3,0

1,8

4,0

1,8

Mục đích khác

4,0

3,0

1,6

6,2

3,2

3,2

Tổng

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023