Kết Quả Phân Tích Chất Lượng Nước Biển Ven Bờ Năm 2010


tại các khu vực có nhiều hoạt động du lịch ven biển như Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, La Gi, thành phố Phan Thiết và Tuy Phong.

Theo các nhà nghiên cứu, chính sự xả thải của các khu du lịch, nhà hàng và sinh hoạt của ngư dân đã góp phần làm gia tăng nguy cơ xuất hiện thủy triều đỏ (được biết đến dưới các đợt nở hoa bùng phát của tảo biển, tấn công và làm tổn thương hàng loạt đối với động vật biển giáp xác và thân mềm) hằng năm ở khu vực này.

Điển hình là vào tháng 7/2002, hiện tượng thủy triều đỏ làm 90% thủy sinh vật biển bị tiêu diệt, 82 người bị nhiễm độc tố tảo lam gây ngứa, phồng rộp, vàng da. Nước biển và không khí bị ô nhiễm trầm trọng kéo dài nhiều tháng sau.

Đến năm 2004, thủy triều đỏ lại xuất hiện ở vùng biển Tuy Phong trong bán kính 20km, mật độ tảo dày đặc hơn 10cm làm nước biển ô nhiễm, hôi thối khủng khiếp. Năm 2005, khu vực Mũi Né, Phan Thiết lại xuất hiện hiện tượng thủy triều đỏ và đến giữa tháng 8/2009, tại vùng cửa biển Phú Hài, Hòn Rơm, Phan Thiết có hiện tượng thủy triều đỏ làm cá chết hàng loạt.

Ngoài ra dọc bờ biển hiện nay là đủ các loại chất thải từ chất thải đô thị, chất thải sinh hoạt, chất thải từ hoạt động nông nghiệp, rác bệnh viện, chất thải từ những hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, chất thải từ giao thông vận tải trên biển, khai thác dầu khí... đều được thải trực tiếp ra biển. Trong đó, ngoài các chất thải từ các hoạt động ven biển còn có các chất thải từ trong đất liền.

Riêng tại Bình Thuận, chất thải từ đất liền theo bảy dòng sông lớn đổ ra biển rồi bị sóng đánh tấp vào bờ gây ô nhiễm các bãi tắm, khu du lịch. Nhất là tại vịnh Phan Thiết, chất thải từ sông Cà Ty và sông Cái đổ ra vịnh ứ đọng dài ngày với nhiều loại rác sinh hoạt, sản xuất, chế biến thủy sản.

Trong khi đó, việc quản lý vệ sinh môi trường tại các khu du lịch vẫn còn nhiều bất cập như: thiếu lao động thu gom rác, việc bố trí các thùng chứa rác và bảng hướng dẫn bỏ rác ở các khu du lịch chưa hợp lý hoặc còn quá ít.

Mặt khác, các cơ sở kinh doanh du lịch chưa có hệ thống xử lý nước thải, không ít du khách vứt rác tùy tiện và những người bán hàng rong không thu nhặt


thức ăn thừa khách vứt trên bãi cát... đã gây ô nhiễm cục bộ tại một số khu, điểm du lịch.

Nguyên nhân chủ yếu làm cho nước biển ven bờ bị ô nhiễm do các hoạt động du lịch, giao thông vận tải biển và nước thải, rác thải từ các khu du lịch và người dân sống ven biển.

Bảng 2.21. Kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ năm 2010


Chỉ số

La Gi

Phan Thiết

Hàm Thuận Nam

Khu du lịch Hòn Rơm

Khu du lịch Hàm

Tiến

Chùa Hang

Mũi Kê Gà

Cà Ná

pH

6,09

8,39

8,34

8,33

8,83

8,38

8,33

8,39

DO(mg/l)

4,70

6,81

6,99

6,8

6,0

6,51

6,79

7,54

TSS(mg/l)

38

334

339

192

260

323

340

255

COD(mg/l)

KTH

KTH

KTH

KTH

KTH

KTH

KTH

KTH

As(mg/l)

-

0,002

0,002

KPH

0,002

KPH

0,002

KPH

Tổng Fe(mg/l)

1,10

-

-

0,07

-

0,35

0,41

0,02

Coliform

(MPN/100ml)

< 3

< 3

< 3

7,5 x103

9 x 102

4 x 102

< 3

< 3

NH4+

0,02

0,22

0,15

2,63

1,64

0,3

0,2

0,21

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Bình Thuận

Chất lượng nước biển ven bờ được tiến hành phân tích dựa theo QCVN 10:2008/BTNMT. Tổng số mẫu khảo sát là 72 mẫu, được tiến hành trong 2 đợt, mỗi đợt 36 mẫu. Vị trí lấy mẫu cụ thể như sau:


Bảng 2.22. Vị trí lấy mẫu nước biển ven bờ tỉnh Bình Thuận


Kí hiệu mẫu

Vị trí lấy mẫu

NBVB01, NBVB02

Huyện Hàm Tân

NBVB03, NBVB04

Thị xã La Gi

NBVB05, NBVB06

Huyện Hàm Tân

NBVB07, NBVB08, NBVB09

Mũi Kê Gà, huyện hàm Thuận Nam

NBVB10, NBVB11, NBVB12,

NBVB13, NBVB14, NBVB15

Thành phố Phan Thiết

NBVB16, NBVB17, NBVB18,

NBVB19, NBVB20, NBVB21

Mũi Né, thành phố Phan Thiết

NBVB22, NBVB23, NBVB24

Hòn Rơm, thành phố Phan Thiết

NBVB25, NBVB26, NBVB27

Thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong

NBVB28, NBVB29, NBVB30

Xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong

NBVB31

Thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong

NBVB32, NBVB33

Xã Phước Thể, huyện Tuy Phong

NBVB34, NBVB35, NBVB36

Xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận

Kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ như sau:

+ Chỉ tiêu pH

Theo QCVN 10:2008, giới hạn độ pH của nước biển ven bờ là 6,5- 8,5. Kết quả phân tích cho thấy tất cả các mẫu nước biển ven bờ đều đạt quy chuẩn cho phép.


Biểu đồ 2.15. Chỉ tiêu PH của nước biển ven bờ tỉnh Bình Thuận


Nguồn Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận Chỉ tiêu DO Theo QCVN 10 2008 1

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận

+ Chỉ tiêu DO

Theo QCVN 10:2008 nước biển ven bờ phải có nồng độ DO tối thiểu là 4 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy tất cả các mẫu đều đạt quy chuẩn cho phép và nồng độ đợt 2 có nồng độ DO cao hơn đợt 1.

Biểu đồ 2.16. Chỉ tiêu DO của nước biển ven bờ tỉnh Bình Thuận


Nguồn Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận Chỉ tiêu N NH 3 Theo QCVN 2

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận

+ Chỉ tiêu N-NH3

Theo QCVN 10:2008 nước biển ven bờ phải có nồng độ N-NH3 tối đa là 0,5 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy có 4 mẫu nước biển ven bờ có nồng độ N-NH3 vượt quy chuẩn cho phép, bao gồm Mũi Kê Gà, huyện hàm Thuận Nam; xã Phước


Thể, huyện Tuy Phong; xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết và xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, trong đó nồng độ ô nhiễm cao nhất là mẫu nước biển ven bờ tại Mũi Kê Gà, huyện Hàm Thuận Nam, vượt chuẩn 1,6 lần. Nồng độ ô nhiễm thường tăng cao vào mùa khô.

Biểu đồ 2.17. Chỉ tiêu N-NH3 của nước biển ven bờ tỉnh Bình Thuận


Nguồn Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận Chỉ tiêu TSS Theo QCVN 10 2008 3

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận

+ Chỉ tiêu TSS

Theo QCVN 10:2008 nước biển ven bờ có nồng độ TSS tối đa là 50 mg/l. Như vậy tất cả 36 mẫu nước biển ven bờ đều vượt chuẩn cho phép. Cao nhất là mẫu NBVB06 trong đợt 1 tại thị xã La Gi, vượt chuẩn 1,6 lần.

Biểu đồ 2.18. Chỉ tiêu TSS của nước biển ven bờ tỉnh Bình Thuận


Nguồn Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận Chỉ tiêu BOD 5 Giới hạn 4

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận


+ Chỉ tiêu BOD5

Giới hạn nồng độ tối đa của BOD5 theo quy định là 20 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy có 7/36 mẫu trong đợt 1 vượt chuẩn cho phép. Như vậy, hàm lượng BOD5 của nước biển ven bờ trong mùa khô cao hơn so với mùa mưa, trong đó mẫu NBVB03 tại thị xã La Gi có nồng độ ô nhiễm cao nhất.

Biểu đồ 2.19. Chỉ tiêu BOD5 của nước biển ven bờ tỉnh Bình Thuận


Nguồn Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận Chỉ tiêu Coliform Biểu đồ 5

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận

+ Chỉ tiêu Coliform

Biểu đồ 2.20. Chỉ tiêu Coliform của nước biển ven bờ tỉnh Bình Thuận


Nguồn Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận Kết quả phân tích có 9 36 6

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận


Kết quả phân tích có 9/36 mẫu vượt chuẩn cho phép và tất cả các mẫu này đều được lấy trong đợt 1. Mẫu có nồng độ Coliform cao nhất tại huyện Hàm Tân 1750 MNP/100ml vượt quy chuẩn 1,75 lần (1000 MNP/100ml).

Tóm lại kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ cho thấy: chỉ tiêu pH, BO đều đạt quy chuẩn cho phép; các chỉ tiêu N-NH3, BOD5, Coliform và TSS đều vượt giới hạn chuẩn. Trong đó, sự ô nhiễm không tập trung mà phân bố khắp các khu vực trong toàn tỉnh Bình Thuận như Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, thị xã La Gi, thành phố Phan Thiết và Tuy Phong. Đây đều là khu vực tập trung nhiều hoạt động du lịch ven biển.

Bảng 2.23. Kết quả điều tra cách xử lí nguồn nước thải từ hoạt động của các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn ven biển tỉnh Bình Thuận

Địa điểm

Thải trực tiếp ra môi trường

Xử lí trước khi thải ra môi trường

Tổng số cơ sở

Hàm Tiến

7

25

32

Tuy Phong

2

9

11

Hàm Thuận Nam

5

8

13

La Gi

1

13

14

Hàm Tân

1

7

8

Mũi Né

2

14

16

Tiến Thành

5

2

7

Phú Hài

1

6

7

Hòn Rơm

2

10

12

Hàm Thuận Bắc

1

5

6

Tổng số cơ sở

27

99

126

Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận

Kết quả điều tra cách xử lí nguồn nước thải từ hoạt động của các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn ven biển tỉnh Bình Thuận cho thấy trong 126 cơ sở có 99 cơ sở xử lí nguồn nước thải trước khi thải ra môi trường và 27 cơ sở thải trực tiếp ra môi


trường. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước biển ven bờ tỉnh Bình Thuận.

Bảng 2.24. Chất lượng nước tỉnh Bình Thuận năm 2008- 2009



Chỉ tiêu ô nhiễm

Tỉ lệ ô nhiễm

Nồng độ

Nước ngầm

Clorua

50%

Vượt 1,2 lần

Nitrat

100%

Vượt 3,64 lần

Nước biển ven bờ

BOD5

13,3%

Vượt 3,29 lần

DO

42,9%

Thấp hơn 0,38

lần

Coliform

13,3%

Vượt 1,5 lần

TSS

28,6%

Vượt 5 lần

Nước thải

BOD5

35,7%

Vượt 48,36 lần

TSS

35,7%

Vượt 38,4 lần

Colifrom

64,3%

Vượt 920 lần

Nguồn: Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận

Kết quả điều tra chất lượng nước ở tỉnh Bình Thuận vào năm 2008-2009 cho thấy nước thải, nước ngầm và nước biển ven bờ tỉ lệ ô nhiễm và nồng độ ô nhiễm khá cao.

Bảng 2.25. Dự báo lượng rác thải và nước thải du lịch của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020


Rác thải (tấn/ năm)

Nước thải (m3/ năm)

2015

2020

2015

2020

Khách tham quan

3.356,5

7.464,6

214.816

318.489,6

Khách lưu trú

15.018,5

36.995,4

2.402.960

3.946.176,0

Tổng

18.375,0

44.460,0

2.617.776

4.264.665,6

Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận

Ngày đăng: 23/04/2023