Tác Động Của Từng Hoạt Động Du Lịch Đến Từng Thành Phần Môi Trường Của Hệ Sinh Thái Rừng


Giá vé vào những khu vui chơi dưới rừng thường từ 50-80 nghìn đồng. Có ngày một cơ sở vui chơi giải trí đón tiếp đến hàng nghìn người, cả năm tới chục nghìn người. Nếu theo giá vé quy định ở mức 60000 đ/người thì doanh thu chỉ từ vé vào cổng của họ một năm tới vài tỷ đồng. Mà nguồn thu từ các cung cấp dịch vụ ăn uống , giải trí còn lớn hơn nhiều.

Với môi trường rừng trong lành, các dịch vụ du lịch ở Sóc Sơn phát triển rất khá đa dạng, từ dịch vụ thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng, đến giáo dục, trải nghiệm, cộng đồng, chữa bệnh, hội nghị v.v...

Do tổ chức và tiếp thị tốt môi trường rừng đã giúp cho Công ty cổ phần đào tạo và tư vấn Teamwork tiếp cận được với thị trường rộng lớn về đào tạo kỹ năng sống và kỹ năng làm việc nhóm. Mỗi năm công ty đã đào tạo đến hàng nghìn học viên, doanh thu hàng tỷ đồng.


Hình 3.7. Công ty cổ phần đào tạo và tư vấn Teamwork


Nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch ở Sóc Sơn thật lớn. Tuy nhiên, đến nay vẫn không có cơ chế để chủ rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ được thu tiền du khách đến với rừng. Toàn bộ thu nhập từ du khách chủ yếu thuộc về các cở sở du lịch tư nhân.

Phần lớn người được phỏng vấn cho rằng cần có hướng dẫn của nhà nước để thu được tiền dịch vụ du lịch ở Sóc Sơn. Đây là nguồn thu quan trọng cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Những khoản tiền thu từ du lịch có thể bằng nhiều hình thức, chẳng hạn qua dịch vụ môi trường rừng với các cơ sở kinh doanh du lịch, hoặc qua vé vào rừng thu trực tiếp với những người vào thăm quan thưởng ngoạn rừng phòng hộ Sóc Sơn tương tự với những du khách đến với rừng đặc dụng ở vườn quốc gia Ba Vì, Cúc phương, Hương Tích v.v...

(4).Tác động môi trường của du lịch ở Sóc Sơn

Hoạt động du lịch ở các khu rừng Sóc Sơn cũng tạo điều kiện mở rộng quan hệ nhiều mặt và xu hướng hội nhập và phát triển, tăng cường trao đổi kinh tế, văn hóa, góp phần giảm khoảng cách phát triển với các khu vực khác của Thủ đô. Nguồn lợi thu được từ các dịch vụ du lịch đã góp phần nhất định vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, du lịch cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến rừng. Kết quả phỏng vấn cho thấy hoạt động du lịch tác động đến môi trường qua 3 con đường là khai thác tài nguyên, đưa vào phế thải và gây ra những rủi ro môi trường.

Với nguy cơ khai thác tài nguyên quá mức thì hoạt động ăn uống sẽ được xem là có nguy cơ cao nhất vì nó sử dụng thực phẩm động và thực vật từ rừng. Nó gây áp lực cao nhất đến các tài nguyên động thực vật của hệ sinh thái rừng, chủ yếu là làm thực phẩm.

Với nguy cơ xả thải cao thì dịch vụ ăn uống và dịch vụ lưu trú được đánh giá là những hoạt động mạnh nhất vì chúng là nguyên nhân chủ yếu tạo nên chất thải trong quá trình tham gia du lịch của du khách. Các hoạt động này không chỉ tạo ra rác thải mà cả nước thải, không chỉ liên quan đến làm ô nhiễm mà còn có nguy cơ đưa những sinh vật ngoại lai xâm hại đến các khu rừng.


Với nguy cơ gây rủi ro môi trường thì hoạt động vui chơi giải trí được đánh giá là hoạt động mạnh nhất vì hoạt động này có nguy cơ gây rủi ro về hỏa hoạn do lửa trại hoặc nấu ăn trong rừng gây nên. Những người được phỏng vấn đã xác định 5 hoạt động du lịch có ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường ở rừng Sóc Sơn gồm: lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm, thăm quan thưởng ngoạn. Đây cũng là những hoạt động du lịch cần phân tích đánh giá ảnh hưởng đến môi trường ở các hệ sinh thái rừng.

Kết quả thảo luận với những người được phỏng vấn đã cho thấy có 3 thành phần môi trường bị tác động mạnh bởi hoạt động du lịch ở các hệ sinh thái rừng. Đó là nguồn nước, thực vật rừng, và động vật rừng. Nguồn nước có thể bị ảnh hưởng bởi rác thải và nước thải của các cơ sở lưu trú và du khách khi vào rừng. Thực vật rừng có thể bị ảnh hưởng hưởng với khai thác làm thực phẩm sạch như sau rừng và đặc biệt là nguy cơ cháy rừng. Động vật rừng có thể bị tác động bởi du lịch qua khai thác chim, sóc, cá v.v... làm thực phẩm sạch. Ngoài ra du lịch cũng có thể xua đuổi, dẫm đạp làm chết các loài thực vật và động vật rừng.

Căn cứ vào kết quả làm việc nhóm đề tài đã cho điểm đánh giá mức tác động của từng hoạt động của du lịch đến từng thành phần môi trường. Số liệu được ghi trong bảng sau.

Bảng 3.8. Tác động của từng hoạt động du lịch đến từng thành phần môi trường của hệ sinh thái rừng


Thành phần môi trường bị tác động

Các hoạt động du lịch

Tổng

lưutrú

ăn

uống

vui chơi

giải trí

thămquan


Nước

-10

-8

-2

-1

-21

Thực vật

-2

-10

-3

-3

-18

Động vật

-2

-3

-3

-10

-18

Tổng

-14

-21

-8

-14

-57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hoàn thiện các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch khu rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn, Hà Nội - 7


Kết quả phân tích cho thấy du lịch ở Sóc Sơn ảnh hưởng đến nguồn nước là cao nhất, đến thực vật và động vật là tương tự nhau.

Nhìn chung, ảnh hưởng của du lịch đến môi trường ở Sóc Sơn được đánh giá là tiêu cực và tác động mạnh đến cả các thành phần môi trường nước, thực vật và động vật rừng. Để giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường cần có những nguyên tắc chỉ đạo và giám sát chặt chẽ các hoạt động du lịch, nhất là các hoạt động ăn uống, lưu trú và thăm quan trong rừng. Ngoài ra, yêu cầu các cơ sở lưu trú và ăn uống thực hiện tốt công tác xử lý rác thải và nước thải trước khi xả vào dòng nước suối hoặc hồ đập ở địa phương.

3.2. Tình trạng áp dụng các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở Sóc Sơn

3.2.1. Những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền

- Những nguyên tắc chỉ đạo trong bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch.

Năm 2017 Bộ văn hóa, thể thao và du lịch đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch được xem là những nguyên tắc chỉ đạo quan trọng trong hoạt động du lịch. Đây là những quy định mang tính chuẩn mực nhằm định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách thức ứng xử văn minh của tổ chức và cá nhân khi tham gia các hoạt động du lịch. Bộ quy tắc ứng xử bao gồm những quy tắc áp dụng cho khách du lịch, tổ chức quản lý và dịch vụ du lịch và cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch.

Bộ quy tắc ứng xử gồm 10 điều áp dụng cho các đối tượng tham gia du lịch khác nhau từ khách du lịch, những người tham gia quản lý và dịch vụ du lịch, đến cộng đồng địa phương có hoạt động du lịch. Danh sách 10 điều về quy tắc ứng xử văn minh du lịch được ghi trong bảng sau:



Tổng số có 140 quy tắc ứng xử văn minh du lịch, cũng là các nguyên tắc chỉ đạo của với hoạt động du lịch, chi tiết được ghi trong phần phụ lục.

Các quy tắc trong Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch về cơ bản đều áp dụng được cho du lịch ở rừng phòng hộ Sóc Sơn. Trong đó 14 quy tắc có liên quan nhiều hơn đến bảo vệ và phát triển

rừng và quản lý rừng bền vững, chúng được liệt kê trong bảng sau.

Bảng 3.9. Các điều trong bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch


TT

Các điều trong Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch

1

Điều 3. Những điều cần làm đối với khách du lịch (20 quy tắc)

2

Điều 4. Những điều cần làm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh

du lịch

3

Điều 5. Những điều cần làm đối với doanh nghiệp lữ hành

4

Điều 6. Những điều cần làm đối với hướng dẫn viên du lịch

5

Điều 7. Những điều cần làm đối với cơ sở lưu trú du lịch

6

Điều 8. Những điều cần làm đối với đơn vị vận chuyển khách du lịch

7

Điều 9. Những điều cần làm đối với nhà hàng, cơ sở cung cấp dịch vụ

ăn uống

8

Điều 10. Những điều cần làm đối với điểm mua sắm phục vụ khách

du lịch

9

Điều 11. Những điều cần làm đối với điểm tham quan, điểm du lịch

10

Điều 12. Những điều cần làm đối với cộng đồng dân cư


Bảng 3.10. Những Quy tắc liên quan nhiều đến bảo vệ và phát triển rừng


TT

Những Quy tắc liên quan nhiều đến bảo vệ và phát triển rừng

1

Điều 3. Những điều cần làm đối với khách du lịch (20 quy tắc)


1. Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.


2. Ủng hộ các sản phẩm và đồ lưu niệm sản xuất tại địa phương.


3. Không sử dụng sản phẩm từ các loài động, thực vật hoang dã.


4. Không mua bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

2

Điều 4. Những điều cần làm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch


1. Có trách nhiệm với môi trường và xã hội;


2. Không xả thải gây ô nhiễm môi trường.

3

Điều 5. Những điều cần làm đối với doanh nghiệp lữ hành


1. Hướng dẫn, khuyến cáo về quy định pháp luật, tập quán nơi đến trước và

trong quá trình đi du lịch.


2. Ủng hộ du lịch có trách nhiệm, đóng góp cho kinh tế địa phương.

4

Điều 7. Những điều cần làm đối với cơ sở lưu trú du lịch


1. Sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường.


2. Có trách nhiệm với cộng đồng địa phương.

5

Điều 10. Những điều cần làm đối với điểm mua sắm phục vụ khách du lịch


1. Ưu tiên bán các sản vật của địa phương, thân thiện với môi trường.

6

Điều 11. Những điều cần làm đối với điểm tham quan, điểm du lịch


1. Đảm bảo môi trường cảnh quan sạch sẽ, thân thiện.

7

Điều 12. Những điều cần làm đối với cộng đồng dân cư


1. Bảo vệ cảnh quan và môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng.


2. Không phá hoại cảnh quan, môi trường.


3. Không bán các sản phẩm từ động, thực vật hoang dã cho khách du lịch.


Những nguyên tắc chỉ đạo phát triển du lịch đã được ghi trong Luật Lâm nghiệp 2017.

Trong Luật Lâm nghiệp năm 2017 có tám điều liên quan đến hoạt động du lịch ở các hệ sinh thái rừng, nội dung chủ yếu như sau:

Điều 5. Phân loại rừng quy định rừng Việt Nam được chia thành 3 loại

: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Nhà nước quy định cả 3 loại rừng này đều được phép tổ chức hoạt động du lịch.

Điều 17. Cho thuê rừng sản xuất quy định các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Điều 53. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng. Điều này cho phép tổ chức hoạt động du lịch trong các loại rừng trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng. Chủ rừng xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Các tổ chức, cá nhân đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải lập dự án theo quy định của pháp luật có liên quan và phù hợp với đề án du dịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đã được phê duyệt của chủ rừng. Nếu chủ rừng tự tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng.

Điều 56. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ, quy định (1) - chủ rừng xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí của khu rừng phòng hộ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức, cá nhân đầu tư


hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải lập dự án theo quy định của pháp luật có liên quan và phù hợp với đề án du dịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đã được phê duyệt. (2) - Chủ rừng tự tổ chức, hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng bảo đảm không làm ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và các chức năng khác của khu rừng. (3) - Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và diện tích đất rừng được sử dụng để xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ thực hiện theo Quy chế quản lý rừng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 63. Đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng, quy định: (1) - Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bao gồm: chủ rừng, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập, ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật. (2) - Đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng;

Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý rừng đặc dụng quy định

(1) - ban quản lý rừng đặc dụng có quyền cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết kinh doanh du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, (2) - Ban quản lý rừng đặc dụng có nghĩa vụ lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt;

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 01/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí