Tác Động Của Hoạt Động Du Lịch Đến Môi Trường Nhân Văn‌


Dự báo đến năm 2020 tổng lượng rác thải từ hoạt động du lịch là 44.460 tấn và tổng lượng nước thải từ hoạt động du lịch là 4.264.665,6 m3

Tóm lại chất lượng môi trường nước tại tỉnh Bình Thuận đang có dấu hiệu bị suy thoái cả về chất lượng lẫn số lượng. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động sống và sản xuất của con người gây ra, trong đó có hoạt động du lịch đặc biệt là các khu vực ven biển, đang làm cho môi trường ven biển ngày càng ô nhiễm và xuống cấp.

b. Đối với đa dạng sinh học

Nhiều cảnh quan đặc sắc, hệ sinh thái nhạy cảm, đặc biệt ở vùng ven biển, hải đảo và ở các khu bảo tồn tự nhiên bị thay đổi hoặc suy giảm cùng với việc phát triển các khu du lịch mới.

Việc sử dụng đất không hợp lí cho phát triển du lịch, đặc biệt là trong các khu bảo tồn có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của nhiều loài động thực vật do nhiều loài rất nhạy cảm với các biến động môi trường khi bị xâm lấn hoặc trạng thái ồn ào, ô nhiễm môi trường thành phần. Ngoài ra, chu trình sống của động vật hoang dã ở các khu bảo tồn thiên nhiên cũng bị tác động do lượng khách tập trung đông và nhiều loài động vật nhỏ có nguy cơ giẫm đạp.

Những hoạt động của khách du lịch như giẫm đạp lên cỏ, hái hoa quả bừa bãi, chặt phá cây rừng… làm cho nhiều loài thực vật bị mất dần.

Việc phát triển hoạt động du lịch săn bắn nếu không được quản lí chặt chẽ cũng có thể là nguyên nhân làm giảm đi nhiều loại sinh vật.

Các hoạt động du lịch tại các khu vực có mặt nước có nguy cơ làm hủy hoại các loài thủy sinh.

Đa dạng sinh học biển bị đe dọa do nhiều loài sinh vật, trong đó có cả những loài sinh vật quý hiếm như san hô, đồi mồi… bị săn bắt phục vụ nhu cầu ẩm thực, đồ lưu niệm của du khách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Hoạt động vận chuyển khách, vui chơi giải trí trên biển bằng các phương tiện động cơ cũng góp phần làm ô nhiễm dầu vùng nước biển ven bờ, tăng khả năng sự cố tràn dầu do va chạm giữa các phương tiện.


Phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở tỉnh Bình Thuận - 12

Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông là một trong 10 khu bảo tồn lớn nhất Đông Nam Á và nằm trong 223 vùng sinh thái trên thế giới được tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới xác định cần gìn giữ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, thời gian qua rừng ở đây liên tục bị xà xẻo, thực và động vật trong khu bảo tồn bị xâm hại nghiêm trọng.

c. Đối với môi trường đất

Việc san lấp tạo mặt bằng xây dựng khu du lịch, hệ thống hạ tầng kĩ thuật phục vụ du lịch như đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, thông tin liên lạc, mạng lưới điện… dễ làm thay đổi địa hình, diện mạo, cấu trúc địa chất khu vực, gây rửa trôi, xói mòn đất dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng trong môi trường đất xung quanh và có thể làm cho đất bị mặn hóa.

Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc, bảo vệ cây xanh thảm cỏ tại các khu du lịch cũng là nguyên nhân làm suy thoái chất lượng đất. Ngoài ra, các hoạt động đi lại, tham quan, cắm trại của du khách cũng làm cho đất bị biến đổi, mất tơi xốp và kém màu mỡ.

Đặc biệt, các chất thải rắn và lỏng từ các trung tâm du lịch, khu du lịch, nhà hàng khách sạn, khu vui chơi giải trí không được xử lí hoặc xử lí chưa triệt để như rác, nước thải sinh hoạt, nước thải nhiễm dầu…sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và làm mất tính mỹ quan tự nhiên của vùng đất. Đồng thời việc rò rỉ do quá trình hoạt động của trạm xử lí nước thải của các khu du lịch cũng làm môi trường đất bị ô nhiễm.

d. Đối với môi trường không khí

Các tác động của du lịch đối với môi trường không khí chủ yếu là ảnh hưởng tới độ thoáng đãng của không khí, làm thay đổi các thành phần của không khí như bụi, các chất khí thải phát sinh làm thay đổi chất lượng không khí, gây ô nhiễm không khí.

Hoạt động của các phương tiện giao thông, cúng tế, hương khói, hoạt động vui chơi, kinh doanh, dịch vụ ăn uống là những nguyên nhân đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí, làm tăng đáng kể các chỉ số ô nhiễm như khí SO2, CO, H2S.


Hiện tượng xe du lịch tập trung chuyên chở du khách đến các trung tâm đô thị du lịch gây nên tình trạng ách tắc giao thông và làm tăng đáng kể lượng khí thải CO2 vào môi trường. Ngoài ra, lượng khí CFCs thải ra từ các thiết bị điều hòa nhiệt độ của hệ thống khách sạn cũng có tác động không nhỏ đến môi trường không khí.

Theo khảo sát tại các đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch thì độ ồn vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Độ ồn dọc theo các trục giao thông chính xấp xỉ vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép.

e. Môi trường cảm giác

Mùi hôi thối từ các điểm trung chuyển rác thải trong các khu dân cư, khu du lịch, khói bụi phát sinh từ việc xây dựng đường giao thông, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và hoạt động của các phương tiện giao thông gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe của người dân.

Tiếng ồn và độ rung động từ du khách, tàu thuyền, xe cộ, loa phát thanh, nhạc… đặc biệt vào mùa du lịch gây ra tình trạng ồn ào, ngột ngạt, ảnh hưởng tâm trạng của du khách và người dân xung quanh.

2.4.2. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường nhân văn‌

2.4.2.1. Tác động tích cực

+ Di sản: hoạt động du lịch góp phần cải thiện chất lượng bảo tàng, trùng tu nâng cấp các di tích lịch sử.

Tỉnh Bình Thuận đã hoàn thành Nhà trưng bày và phục dựng thành công 6 bộ xương thuộc họ cá trên huyện đảo Phú Quý. Quần thể thiết chế Vạn An Thạnh cùng với công trình phục dựng 6 bộ xương thuộc họ cá voi nói trên đã hợp thành “Bảo tàng Văn hóa biển Việt Nam” đầu tiên, được xây dựng trên huyện đảo Phú Quý.

Với 300 di tích (trong đó 24 di tích cấp quốc gia và 20 di tích cấp tỉnh) và hơn 55.000 hiện vật bảo tàng được lập hồ sơ đưa vào quản lý, phục vụ công tác nghiên cứu và giáo dục truyền thống ở địa phương; nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã và đang được đầu tư, trùng tu, nâng cấp để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách. Trong số đó, các di tích trở thành điểm đến


thường xuyên của du khách như Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm Bình Thuận, di tích tháp Pô Sah Inư, Nhà trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh, chùa núi Tà Cú…tạo được ấn tượng với đông đảo du khách.

Tỉnh Bình Thuận còn thực hiện 12 đề tài nghiên cứu cấp Bộ và 04 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh được nghiệm thu đạt loại xuất sắc, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc ở địa phương.

Ngoài ra, thông qua chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã đầu tư gần 15 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương trên 10 tỷ đồng, còn lại ngân sách địa phương 4,5 tỷ đồng và nhân dân đóng góp 291 triệu đồng) để tu bổ, tôn tạo 17 di tích (16 di tích cấp quốc gia, 01 di tích cấp tỉnh).

+ Ngôn ngữ: hoạt động du lịch góp phần bảo tồn ngôn ngữ truyền thống nếu được coi là hấp dẫn du khách.

+ Tôn giáo: hoạt động du lịch góp phần gia tăng hệ thống tôn giáo của cộng đồng địa phương.

+ Nghệ thuật truyền thống:

Hoạt động du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với Bình Thuận. Ngoài việc tham quan du khách còn có nhu cầu mua sắm hàng lưu niệm và thưởng thức nghệ thuật góp phần phát triển thêm thị trường mới cho hàng thủ công và loại hình nghệ thuật truyền thống của tỉnh Bình Thuận.

Hoạt động du lịch góp phần làm hồi sinh các loại hình nghệ thuật truyền thống như: múa Chăm, múa sử thi Raglai, chèo Bá Trạo,…và khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống như: làng nghề gốm gọ của dân tộc Chăm ở Bắc Bình, Tuy Phong; dệt thổ cẩm của dân tộc Cơ Ho, Raglai…

+ Lối sống truyền thống: thông qua hoạt động du lịch cộng đồng tỉnh Bình Thuận được tiếp cận, giao lưu với du khách từ nhiều vùng, nhiều quốc gia trên thế giới từ đó nâng cao nhận thức về lối sống, phong tục tập quán ở các nơi trên thế giới.


+ Giá trị và hành vi: thông qua hoạt động du lịch cộng đồng tỉnh Bình Thuận cũng tiếp thu những mặt tích cực trong giá trị và hành vi của du khách, như trường hợp yêu quí, tôn trọng động vật; ý thức bảo vệ môi trường.

+ Cộng đồng địa phương: do nhu cầu về nhân lực và sức hút về thu nhập du lịch, tại các khu du lịch của tỉnh sẽ thu hút hàng vạn lao động tham gia, trong đó sẽ có những người năng động, có trình độ từ các tỉnh thành trong cả nước tới sống và làm việc tại Bình Thuận, tạo nên một nguồn nhân lực dồi dào cho tỉnh đồng thời còn có vai trò hạn chế việc giảm dân số.

2.4.2.2. Tác động tiêu cực

+ Di sản:

Xây dựng nhà cửa sử dụng phong cách kiến trúc phi truyền thống.

Du khách ăn trộm đồ chế tác.

Kiểm duyệt di sản để làm hài lòng du khách.

+ Ngôn ngữ:

Đưa khái niệm nước ngoài vào từ vựng: du khách đến tham quan du lịch, không chỉ mang đến nền văn hóa tiến bộ mà còn truyền bá ngôn ngữ nước ngoài vào, dần nảy sinh những biến đổi của người dân địa phương về tư tưởng và cách ăn nói nửa tây nửa ta.

Trong quá trình giao tiếp giữa người dân địa phương và du khách đặc biệt là khách quốc tế sẽ gây áp lực lên ngôn ngữ bản xứ nếu du khách không thể hoặc không muốn giao tiếp với người địa phương bằng ngôn ngữ bản xứ.

+ Tôn giáo: Đánh mất tâm linh ở những khu vực tôn giáo bị du khách chi phối, gây thương tổn nghiêm trọng đến niềm tin tôn giáo của người dân địa phương.

+ Nghệ thuật truyền thống:

Để đáp ứng nhu cầu của du khách các mặt hàng thủ công truyền thống được thay bằng những sản phẩm du khách cần.

Tầm thường hóa hoặc sữa đổi nghệ thuật truyền thống để đáp ứng nhu cầu của du khách: do chạy theo lợi nhuận, thương mại hóa các hoạt động văn


hóa nghệ thuật, các cơ sở kinh doanh du lịch đã biến các lễ hội truyền thống thành nghệ thuật trình diễn để làm hài lòng du khách.

+ Lối sống truyền thống: khi du lịch phát triển người dân trong tỉnh có điều kiện tiếp xúc với nhiều đối tượng du khách, đặc biệt là khách quốc tế đến từ các nước kinh tế phát triển, họ vốn có thu nhập và mức sống cao sẽ làm cho cộng đồng địa phương có cảm giác sung bái nước ngoài, thay đổi thói quen ăn uống, thậm chí vứt bỏ quan niệm đạo đức và lối sống truyền thống để bắt chước du khách.

+ Giá trị và hành vi:

Du lịch phát triển thu hút ngày càng đông du khách quốc tế và nội địa, với nhiều đối tượng khách khó có thể kiểm soát. Do vậy tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm và tội phạm gia tăng.

Vì lợi ích cá nhân những người làm du lịch có thể đánh mất phẩm giá, đạo đức, sẵn sàng chèo kéo, tranh dành du khách với nhau. Ngoài ra một số cơ sở kinh doanh du lịch còn phục vụ kém chất lượng, “chặt, chém” du khách, thiếu thân thiện. Ví dụ:

Tại Dinh Thầy Thím mặc dù đã không còn những hàng quà rong ngồi hai bên lối vào Tam quan, song vẫn còn nạn chèo kéo du khách mua vé số và giả dạng ăn xin lê lết ngoài cổng Dinh, làm mất đi phần nào nét đẹp thâm trầm của vùng đất huyền thoại trong mắt du khách.

Tại bãi biển Bình Thạnh- Tuy Phong vẫn còn xảy ra tình trạng “chặt, chém” du khách, giá bán các mặt hàng hải sản muôn hình vạn trạng, đánh đố du khách.

Tại khu du lịch cộng đồng Cam Bình (xã Tân Phước, thị xã La Gi) đã nảy sinh hiện tượng chèo kéo khách, giành khách dẫn đến đánh nhau. Nguyên nhân là một số quán, đã cử người ra tận đầu cổng khu du lịch, chờ xe tới thì lao ra kéo, nắm tay khách, kể cả việc lấy hành lý của khách đặt trên xe rùa rồi chủ động kéo đi để khách vì sợ mất hành lý phải đi theo. Cũng từ đây xuất hiện cò dịch vụ, rước khách cho các quán. Khách du lịch không còn cơ hội lựa chọn nơi vui chơi theo ý thích. Đơn cử, trong ngày 4/8/2012, hai nhóm phụ nữ đã lao vào nhau đánh nhau vì giành khách cũng như buông những lời thô tục, làm cho hình ảnh khu du lịch xấu đi trong


mắt du khách. Bên cạnh đó, khu du lịch này còn xảy ra tình trạng không có thùng chứa rác, người buôn bán thường xuyên chôn rác thải ở bãi biển, về lâu dài sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường.

+ Cộng đồng địa phương: du lịch phát triển thu hút nhiều thành phần từ nơi khác tới sống và làm việc tại Bình Thuận làm ảnh hưởng, chi phối đến lối sống cộng đồng dân cư Bình Thuận.


2.4.3. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường kinh tế - xã hội‌


2.4.3.1. Tác động tích cực

+ Hoạt động du lịch góp phần thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển theo, đặc biệt thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, tăng nhanh tỉ trọng GDP du lịch trong cơ cấu GDP của tỉnh Bình Thuận: năm 2006 tỉ trọng GDP du lịch chiếm 4,09% trong tổng cơ cấu GDP của tỉnh đến năm 2011 đã nâng lên 6,03% và ngành du lịch cũng đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của cả nước, cụ thể: năm 2006 ngành du lịch Bình Thuận đã đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 52 tỉ đồng, đến năm 2011 lên đến hơn 230 tỉ đồng.

+ Du lịch phát triển thu hút đông đảo du khách đến với Bình Thuận là cơ hội tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư thông qua các dịch vụ du lịch như làm việc tại các dịch vụ về lưu trú, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, hướng dẫn tham quan, vận chuyển du khách…Theo cục thống kê tỉnh Bình Thuận, năm 2006 tổng số lao động ngành du lịch là 7.877 người đến năm 2011 là 15.232 người và dự báo đến năm 2030 tổng số lao động ngành du lịch tỉnh Bình Thuận tăng lên 217.200 lao động.

+ Du lịch góp phần tích cực vào việc cải thiện đời sống người dân địa phương, đồng thời thúc đẩy quá trình đô thị hóa, sớm đưa thành phố Phan Thiết trở thành trung tâm du lịch mang tầm quốc gia, quốc tế.

+ Cùng với sự tăng nhanh về lượng khách du lịch thì các nhu cầu về ăn uống, lưu trú, đi lại, tham quan giải trí, mua sắm của du khách cũng tăng lên đáng kể, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp địa phương phát triển theo thông qua việc đáp ứng


và cung cấp các dịch vụ cho du khách như dịch vụ taxi, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, các nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí…

+ Du lịch phát triển tạo động lực thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển theo như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải…

+ Du lịch phát triển góp phần quan trọng vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng- vật chất kĩ thuật tỉnh Bình Thuận như đường giao thông, phương tiện đi lại, điện nước, thông tin liên lạc. Theo qui hoạch tổng thể du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cần phải cải tạo, nâng cấp, xây mới cơ sở hạ tầng- vật chất kĩ thuật để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, cụ thể:

Nâng cấp xây dựng mới hệ thống bệnh viện tại các trung tâm và các tiểu vùng của tỉnh như thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, thị trấn Võ Xu, thị xã Phan Rí Cửa. Xây dựng mới các trung tâm điều dưỡng tại các trung tâm du lịch, khu vực có suối khoáng nóng để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của du khách.

Xây dựng mới Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế, khu liên hợp thể dục thể thao cấp quốc gia, quốc tế.

Xây dựng các trung tâm thương mại, mua sắm từ sản phẩm cao cấp đến các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Thuận tại các trung tâm như thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, thị trấn Võ Xu, thị xã Phan Rí Cửa.

Xây dựng sân bay quốc tế Phan Thiết, đầu tư cảng biển nước sâu, cảng du lịch để có thể thời gian di chuyển của du khách và có thể đón trực tiếp khách du lịch quốc tế qua sân bay và cảng biển.

Nâng cấp các Quốc lộ 1A, Quốc lộ 28, Quốc lộ 55 để kết nối các vùng du lịch lân cận và cả nước.

Hoàn chỉnh các trục đường ven biển, các tuyến giao thông trong nội vùng, cải tạo tuyến đường sắt Bắc Nam và đầu tư xây dựng các tuyến xe buýt nội tỉnh.

Đầu tư hạ tầng cấp điện, nước phục vụ du lịch: xây dựng các công trình thủy lợi như hồ, đập, trạm bơm, kênh chuyển nước nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho đô thị, các vùng du lịch, sản xuất công nghiệp và xây dựng trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, Sơn Mỹ, các nhà máy phong điện, thủy điện..

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí