viii
Hình 4.10. Vi phẫu lá Đinh lăng vật kính 40X 59
Hình 4.11. Vi phẫu cuống lá Đinh lăng vật kính 10X 60
Hình 4.12. Vi phẫu cuống lá Đinh lăng vật kính 40X 61
Hình 4.13. Vi phẫu thân Đinh lăng vật kính 10X 62
Hình 4.14. Hình vi phẫu rễ Đinh lăng vật kính 10X 63
Hình 4.15. Vi phẫu rễ Đinh lăng vật kính 40X 64
Hình 4.16. Bột lá Đinh lăng soi vi phẫu 65
Hình 4.17. Soi bột lá Đinh lăng vật kính 40X 66
Hình 4.18. Bột thân Đinh lăng soi bột 66
Hình 4.19. Soi bột thân Đinh lăng vật kính 40X 67
Hình 4.20. Bột rễ Đinh lăng 67
Hình 4.21. Soi bột rễ Đinh lăng vật kính 40X 68
Hình 4.22. Định tính cao rễ bằng hệ n-butanol - acid acetic - nước (4 : 1 : 5) 72
Hình 4.23. Định tính cao rễ bằng hệ Toluen - ethyl acetat (7 : 3) 73
Hình 4.24. Định tính saponin bằng sắc kí lớp mỏng 74
Hình 4.25. Định tính saponin thân Đinh lăng bằng SKLM 75
Hình 4.26.Sơ đồ chiết xuất rễ Đinh lăng 77
Hình 4.27. Sơ đồ tách phân đoạn 79
Hình 4.28. Sắc kí lớp mỏng cao diethyl ether hệ S1 80
Hình 4.29. Sắc kí lớp mỏng cao diethyl ether hệ S2 80
Hình 4.30. Sắc kí lớp mỏng cao diethyl ether hệ S3 81
Hình 4.31. Sắc kí lớp mỏng cao ethyl acetat hệ S1 82
Hình 4.32. Sắc kí lớp mỏng cao ethyl acetat hệ S2 83
Hình 4.33. Sắc kí lớp mỏng cao ethyl acetat hệ S3 83
Hình 4.34. Sắc kí lớp mỏng cao n-butanol hệ S1 84
Hình 4.35. Sắc kí lớp mỏng cao n-butanol hệ S2 84
Hình 4.36. Sắc kí lớp mỏng cao n-butanol hệ S3 85
ix
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tóm tắt các saponin triterpen trong cây Đinh lăng 19
Bảng 4.1. Độ ẩm bột dược liệu Đinh lăng 69
Bảng 4.2. Độ ẩm cao toàn phần Đinh lăng 69
Bảng 4.3. Tiêu chuẩn độ tro của dược liệu 70
Bảng 4.4. Chất chiết được trong dược liệu 70
Bảng 4.5. Định tính sơ bộ các nhóm chất chính trong thân và rễ Đinh lăng 76
Bảng 4.6. Khối lượng và độ ẩm các cao phân đoạn trong cao rễ 78
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHCl3 Chloroform
DĐVN Dược điển Việt Nam
Et2O Diethyl ether
EtOAc Ethyl acetat
EtOH Ethanol
H2O Nước
MeOH Methanol
MS Mass Spectotrocopy - Phổ khối
n-BuOH n-butanol
SKLM Sắc ký lớp mỏng
TLTK Tài liệu tham khảo
TP Toàn phần
TT Thuốc thử
UV Ultraviolet -Tử ngoại
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Từ xa xưa các dân tộc ở Châu Á đã biết sử dụng các loại cây cỏ, hoa, lá trong tự nhiên để chữa bệnh tật. Tuy nhiên sự kết hợp hài hòa giữa các vị thuốc cây cỏ chủ yếu dựa trên các kinh nghiệm dân gian về công dụng của các loài thảo dược.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu hiểu biết của con người về các loài thảo dược ngày càng sâu rộng hơn. Việc nghiên cứu sâu các thành phần hóa học để hiểu rò nguồn gốc hoạt tính của cây thuốc chữa bệnh trở thành một lĩnh vực thu hút được sự chú ý của giới khoa học.
Ở nước ta, việc sử dụng cây cỏ để chữa bệnh là rất phổ biến trong dân gian. Trong thời gian gần đây có rất nhiều thông tin cho rằng tác dụng chữa bệnh của Đinh lăng giống như Nhân sâm nên người ta thường gọi Đinh lăng là Nhân sâm ở Việt Nam. Đây là một cây thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae) với tên khoa học là Polyscias fruticosa(L.) Harms. Trong dân gian, Đinh lăng được sử dụng rất rộng rãi trong việc tăng cường sức khỏe, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau thấp khớp,… (Phạm Hoàng Hộ, 2003).
Trong y học phương Đông, Đinh lăng được sử dụng như một vị thuốc bổ, kích thích tiêu hóa, giải độc kháng khuẩn, tiêu viêm,... Nó có nhiều ưu điểm như dễ trồng, dễ sử dụng và mang nhiều tác dụng tiêu biểu của họ Nhân sâm. Trong thập nhiên 70, rễ Đinh lăng được các nhà khoa học Liên Xô, Viện y học quân sự, Viện dược liệu và trường đại học Dược Hà Nội nghiên cứu về thành phần hóa học, một số tác dụng dược liệu và lâm sàng (Đỗ Huy Bích, 2006).
Tuy nhiên, phần lớn các thông tin về tác dụng chữa bệnh của Đinh lăng từ kinh nghiệm dân gian. Những kinh nghiệm đó chưa được chứng minh rò ràng bằng các nghiên cứu. Chính vì vậy mà đề tài “Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây Đinh lăng” được thực hiện nhằm đóng góp một phần khảo sát sơ bộ về thành phần hóa học của rễ và trong các phân đoạn chiết tách rễ của cây Đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae), so sánh thành phần hóa học giữa thân và rễ Đinh lăng, cung cấp thêm những vấn đề có liên quan đến dược liệu như tổng quan về thực vật học, tác dụng dược lý, công dụng và một số bài thuốc có chứa Đinh lăng.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐINH LĂNG
2.1.1. Vị trí, phân loại Đinh lăng
Theo như mô tả của TS Trương Thị Đẹp (2014) Đinh lăng thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae), chi Polyscias, loài Polyscias fruticosa (L.) Harms (Trương Thị Đẹp (2014).
Giới thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Thù Du (Cornidae)
Bộ Ngũ Gia Bì (Araliales)
Họ Nhân sâm (Araliaceae)
Chi Polyscias
Loài Polyscias fruticosa (L.) Harms
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí và phân loại của loài Polyscias fruticosa (L.) Harms
Đặc điểm họ Nhân sâm (Araliaceae)
Các chi thuộc họ Ngũ gia bì thường tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, có rất ít chi trong vùng ôn đới; các chi thường tập trung chủ yếu ở phía Nam, Đông Nam Á và đảo Thái Bình Dương (Armen Takhtajan, 2009; Trương Thị Đẹp, 2014).
Thân: Cỏ (Panax) hay cây gỗ nhỏ mọc đứng hay cây gỗ to ít phân nhánh, đôi khi leo.
Lá: Thường mọc cách ở góc thân, mọc đối ở ngọn, đôi khi mọc vòng. Lá có thể đơn hay kép hình lông chim hoặc kép hình chân vịt. Phiến lá nguyên, có khía răng hoặc có thùy. Lá kèm rụng sớm hay dính vào cuống lá. Bẹ lá tương đối phát triển.
Cụm hoa: Tán đơn hay kép, tụ thành chùm, đầu ở nách lá hay ngọn cành.
Hoa: Nhỏ, hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, 4 vòng.
Bao hoa: Lá đài thu hẹp chỉ còn 5 răng, 5 cánh hoa rời và dễ rụng sớm. Bộ nhị: 5 nhị xen kẽ cánh hoa.
Bộ nhụy: 5 lá noãn dính nhau thành bầu dưới có 5 ô, mỗi ô 1 noãn; đôi khi có 10 lá noãn, ít khi giảm còn 3 hay 1 lá noãn; vòi rời.
Quả: Mọng hay quả hạch. Hạt có nội nhũ.
Ở Việt Nam có trên 20 chi: Acanthompanax, Aralia, Aralidium, Arthrophyllum, Brassaiopsis, Dendropanax, Dizygotheca, Evodiopanax, Grushvitzkia, Hedera, Heteropanax, Macropanax, Panax, Plerandropsis, Polycias (Nothopanax), Pseudopanax, Schefflera, Scheffleropsis, Tetrapanax, Trevesia, Tupidanthus; gần 120 loài (Armen Takhtajan, 2009; Trương Thị Đẹp, 2014).
2.1.2. Tên Việt Nam, tên khoa học, tên gọi khác
2.1.2.1. Tên Việt Nam
Tên Việt Nam: Đinh lăng.
2.1.2.2. Tên khoa học
Cây Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms, họ Nhân sâm (Araliaceae) (Dược điển Việt Nam IV, 2009).
Tên đồng nghĩa: Nothopanax fruticosus (L.) Harms (Đỗ Tất Lợi, 2004), Tieghemopanax fruticosa (L.) Vig. (Phạm Hoàng Hộ, 2003), Panax fruticosum I (J.Seidemann, 2005), Panax fruticosa L. ( Phạm Hoàng Hộ, 2003; Đỗ Huy Bích và cs, 2006).
2.1.2.3. Tên gọi khác
Đinh lăng còn có các tên gọi khác như: Đinh lăng lá nhỏ, cây Gỏi cá, Nam dương lâm. Tên nước ngoài: Ming aralie; Tea tree; Ginseng tree (Anh); Polyscias (Pháp); Strau - chige Fiederaralie (Greman); Taiwan momiji (Japanese); Bani, Makan, Papua (Philipion); Ovang (Sumatra) (DĐVN IV, 2009; Đỗ Huy Bích và cs, 2006).
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích sơ bộ thành phần hóa học và chiết phân đoạn của rễ cây Đinh lăng Polyscias fruticosa L. Harms trồng tại An Giang - 1
- Phân tích sơ bộ thành phần hóa học và chiết phân đoạn của rễ cây Đinh lăng Polyscias fruticosa L. Harms trồng tại An Giang - 3
- Phân tích sơ bộ thành phần hóa học và chiết phân đoạn của rễ cây Đinh lăng Polyscias fruticosa L. Harms trồng tại An Giang - 4
- Sản Phẩm Đinh Lăng Có Mặt Trên Thị Trường
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Hình 2.2. Toàn cây và lá Đinh lăng
2.1.3. Một số loài Đinh lăng khác
2.1.3.1. Đinh lăng lá tròn
Tiểu mộc cao 1 - 2 m, thơm. Lá kép thường mang 3 lá chét trên một cuống dài, lá chét hình tròn, đầu tù, xanh đậm, không lông, bìa có răng nhọn, cuống phụ 1 cm; cuống có đáy thành bẹ. Chùm tụ tán mang tán to 1 - 1,5 cm; hoa có 6 cánh hoa, 6 tiểu nhụy.
Thường được trồng làm kiểng, gốc Tân - Caledonia III (Phạm Hoàng Hộ, 2003; Đỗ Huy Bích và cs, 2006).
2.1.3.2. Đinh lăng lá ráng
Được gọi là Polyscias ilicifolia Bailf.
Có tên khác là Polyscias cumingiana (C.Presl) Fern. - Vill, Anthrophyllum pinnatum
(Lam.) Clarke (J.Seidemann, 2004).
Tiểu mộc cao đến 2,5 m; thân có bì khổng. Lá kép có 11 - 13 lá chét; lá chét hình mác có răng cưa và sâu. Lá đặc biệt đa dạng: ở thân non, kép 1 - 2 lần thành đoạn hẹp nhọn, bìa có răng nhọn, dạng lá ráng; ở nhánh già lá đơn, xoan đến thon, thường lục tươi, gân giữa tía. Trồng ở đảo Thái Bình Dương (Đỗ Huy Bích và cs, 2006; Phạm Hoàng Hộ, 2003).
2.1.3.3. Polyscias sambucifolia (Sieber) Harms.
Trồng ở Hà Nội làm thuốc, gốc Châu Úc (Phạm Hoàng Hộ, 2003).
2.1.3.4. Đinh lăng trổ
Tên khoa học là Polyscias guilfoylei (Cogn. & Marche) Bail.
Lá kép có 7 lá chét: lá chét thường có viền trắng (Đỗ Huy Bích và cs, 2006).
2.1.3.5. Đinh lăng lá răng
Tên khoa học là Polyscias serrata Balf.
Cây kiểng. Bụi cao 50 - 150 cm; thân xám trắng, không lông, cành non xanh. Lá thơm, 2 lần kép (Pham Hoàng Hộ, 2003).
2.1.3.6. Polyscias grandifolia Volkens, 1965 Micronesica.
Trồng ở Hà Nội (Phạm Hoàng Hộ, 2003).
2.1.3.7. Đinh lăng đĩa
Tên khoa học là Polysicas scutellarius (Burm. f.) Merr.
Cây nhỏ, cao 1 - 2 m; thân nâu đen, có bì khẩu trắng. Lá đơn hay do 2 - 3 lá phụ, phiến tròn bũm như cái dĩa hay bán cầu, xanh hay trổ, không lông. Chùm tụ tán thông dài; tán 5 - 8 hoa, hoa giữa không cọng; cánh hoa xanh, cao 3,5 mm. Có nguồn gốc từ Mexico (Phạm Hoàng Hộ, 2003).
2.1.4. Đặc điểm thực vật Đinh lăng
2.1.4.1. Mô tả
Cây nhỏ dạng bụi, xanh tốt quanh năm, có thể cao từ 1,5 - 2 m. Thân nhám, không gai, ít phân nhánh, mang nhiều vết sẹo to, màu xám, các nhánh non có nhiều lỗ bì lồi. Lá kép, mọc so le, kép lông chim 2 - 3 tán, dài 20 - 40 cm; lá chét có răng cưa nhọn không đều, đôi khi chia thùy, gốc và thuôn nhọn, có mùi thơm khi vò nát; cuống lá dài, phát triển thành bẹ to ở phần cuối; các đoạn đều có cuống.
Cụm hoa mọc ở ngọn thành hình chùy ngắn mang nhiều tán; lá bắc rộng, sớm rụng; loa nhỏ, màu lục nhạt hoặc trắng xám; mép uốn lượn; tràng 5 cánh trái xoan; nhị 5, chỉ nhị ngắn; bán hạ, 2 ô.
Quả dẹt, hình trứng rộng, màu trắng bạc.
Mùa hoa quả: Tháng 4 - 7 (Armen Takhtajan, 2009; Phạm Hoàng Hộ, 2003; Trương Thị Đẹp, 2014; Vò Văn Chi, 2012).