Phân tích sơ bộ thành phần hóa học và chiết phân đoạn của rễ cây Đinh lăng Polyscias fruticosa L. Harms trồng tại An Giang - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC MÃ SỐ 52720401 PHÂN 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC

MÃ SỐ: 52720401


PHÂN TÍCH SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CHIẾT PHÂN ĐOẠN RỄ

CÂY ĐINH LĂNG

(Polyscias fruticosa(L.) Harms) TRỒNG TẠI AN GIANG


Cán bộ hướng dẫn:

PGS.TS. TRẦN CÔNG LUẬN ThS. ĐỖ VĂN MÃI

Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ KIM TUYỀN MSSV: 12D720401259

LỚP: ĐH DƯỢC 7C

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.


Cần Thơ, năm 2017

i

LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian nghiên cứu để hoàn thành khoá luận tại bộ môn dược liệu trường Đại học Tây Đô, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hướng dẫn của thầy cô, bạn bè và gia đình.

Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Trần Công Luận, ThS. Đỗ Văn Mãi người thầy tận tuỵ, nhiệt tình đã dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khoá luận tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới toàn thể thầy cô của bộ môn dược liệu trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong toàn bộ thời gian thực hiện khoá luận này.

Em xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy cô giáo trường Đại học Tây Đô đã tận tình dạy bảo em trong suốt những năm học vừa qua.

Cuối cùng, em xin tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới Cha mẹ, gia đình, bạn bè, những người thân đã luôn bên cạnh, động viên, ủng hộ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khoá luận.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2017

Sinh viên


TRẦN THỊ KIM TUYỀN

ii

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.

Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong một công trình nào khác.

Sinh viên


TRẦN THỊ KIM TUYỀN

iii

TÓM TẮT

Khóa luận tốt nghiệp đại học - Khóa học: 2012 – 2017

Chuyên ngành Dược học - Mã số: 52720401

Phân tích sơ bộ thành phần hóa học và chiết phân đoạn của rễ cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) trồng tại An Giang

Sinh viên: Trần Thị Kim Tuyền

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Công Luận

ThS. Đỗ Văn Mãi

Mở đầu

Trong y học cổ truyền, cây Đinh lăng từ lâu đã được sử dụng như một vị thuốc thông huyết mạch. Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra Đinh lăng có các tác dụng dược lý tương tự như Nhân sâm nhưng giá thành lại rẻ hơn và dễ trồng hơn Nhân sâm nên chúng đã đang được quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam, nguồn dược liệu Đinh lăng dồi dào, hứa hẹn là một nguồn khai thác các thành phần hóa học của chúng đầy tiềm năng. Đề tài này hướng tới việc khảo sát các thành phần hóa học trong cây Đinh lăng để cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Nguyên liệu là cây Đinh lăng, được thu hái tại Tri Tôn – An Giang. Sau khi qua quá trình sơ chế ban đầu thì đối tượng được khảo sát các đặc điểm về vi học, thử độ tinh khiết, nghiên cứu về thành phần hóa học của rễ cây Đinh lăng với phương pháp chiết lỏng – lỏng. Sau khi phơi khô 9,3 kg rễ Đinh lăng, ngấm kiệt với cồn 96 %. Tiến hành cô thu hồi cồn, thu được 1,75 kg cao rễ tiến hành lắc phân bố với các dung môi có độ phân cực tăng dần. Cô thu hồi dung môi, thu được các cao tương ứng.

Kết quả và bàn luận

Từ 9,3 kg rễ Đinh lăng, bằng kỹ thuật ngấm kiệt với cồn 96 %, sau đó lắc phân bố tuần tự với diethyl ether, ethyl acetat, n-butanol, đã thu được 300 g cao Et2O, 30 g cao EtOAc, 405 g cao n-BuOH và 800 g cao nước cuối cùng. Song song đó, cũng thu được kết quả của các đặc điểm về vi học, thử độ tinh khiết và khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của Đinh lăng.

Kết luận: Bằng các kỹ thuật đơn giản đã khảo sát được các đặc điểm về vi học, độ tinh khiết của cây. Với phương pháp ngấm kiệt và lắc phân bố đã thu được các cao phân đoạn. Để làm tài liệu cho các nghiên cứu sau.

iv

MỤC LỤC

Trang DANH MỤC HÌNH VII

DANH MỤC BẢNG IX

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT X

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

2.1.TỔNG QUAN VỀ ĐINH LĂNG 2

2.1.1.Vị trí, phân loại Đinh lăng 2

2.1.2.Tên Việt Nam, tên khoa học, tên gọi khác 3

2.1.2.1.Tên Việt Nam 3

2.1.2.2.Tên khoa học 3

2.1.2.3.Tên gọi khác 3

2.1.3.Một số loài Đinh lăng khác 4

2.1.3.1.Đinh lăng lá tròn 4

2.1.3.2.Đinh lăng lá ráng 4

2.1.3.3.Polyscias sambucifolia (Sieber) Harms. 4

2.1.3.4.Đinh lăng trổ 4

2.1.3.5.Đinh lăng lá răng 5

2.1.3.6.Polyscias grandifolia Volkens 5

2.1.3.7.Đinh lăng đĩa 5

2.1.4.Đặc điểm thực vật Đinh lăng 5

2.1.4.1.Mô tả 5

2.1.4.2.Sinh thái 6

2.1.5.Thu hái chế biến 6

2.1.6.Phân bố thu hái 6

2.1.7.Trồng trọt 7

2.1.8.Thành phần hóa học 8

2.1.9.Tác dụng dược lý 20

v

2.1.10.Công dụng và liều dùng 23

2.1.10.1.Công dụng 23

2.1.10.2.Liều dùng 23

2.1.11.Sản phẩm Đinh lăng có mặt trên thị trường 25

2.2.TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA THỰC VẬT 27

2.3.MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHIẾT TÁCH 30

2.3.1.Kỹ thuật chiết lỏng - lỏng 31

2.3.2. Kỹ thuật chiết rắn - lỏng 33

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

38

3.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 38

3.1.1.Nguyên liệu 38

3.1.2.Hóa chất và dung môi 38

3.1.3.Trang thiết bị 38

3.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

3.2.1.Thu hái xử lý và bảo quản Đinh lăng 39

3.2.1.1.Thu hái 39

3.2.1.2.Xử lý và bảo quản 39

3.2.2.Nghiên cứu về đặc điểm vi học 39

3.2.2.1.Khảo sát hình thái 39

3.2.2.2.Khảo sát vi phẫu 39

3.2.2.3.Khảo sát bột dược liệu 40

3.2.3.Thử tinh khiết 40

3.2.3.1.Xác định độ ẩm 40

3.2.3.2.Xác định tro toàn phần 41

3.2.3.3.Xác định chất chiết được trong dược liệu 41

3.2.4.Nghiên cứu về hóa học 41

3.2.4.1.Định tính 41

3.2.4.2.Định tính sơ bộ các nhóm chính trong thân và rễ Đinh lăng 43

3.2.4.3.Chiết xuất và tách phân đoạn 49

3.2.4.4.Thăm dò hệ sắc ký các cao phân đoạn 52

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

53

4.1.THỰC VẬT HỌC 53

vi

4.1.1.Đặc điểm hình thái 53

4.1.2.Đặc điểm vi phẫu 59

4.1.3.Đặc điểm bột dược liệu 65

4.2.THỬ TINH KHIẾT 70

4.2.1.Độ ẩm 70

4.2.2.Xác định độ tro 71

4.2.3. Chất chiết được trong dược liệu 70

4.3.NGHIÊN CỨU HÓA HỌC VÀ TÁCH PHÂN ĐOẠN 71

4.3.1.Định tính 71

4.3.2.Định tính sơ bộ các nhóm chất chính trong thân và rễ Đinh lăng 76

4.3.3.Chiết xuất 78

4.3.4.Tách phân đoạn bằng kỹ thuật chiết lỏng - lỏng 79

4.4.THĂM DÒ HỆ DUNG MÔI 80

4.4.1.Sắc ký lớp mỏng cao diethyl ether 80

4.4.2.Sắc ký lớp mỏng cao ethyl acetat 82

4.4.3.Sắc ký lớp mỏng cao n-butanol 84

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

87

5.1. KẾT LUẬN 87

5.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm vi học 87

5.1.2. Thử tinh khiết 87

5.1.3. Nghiên cứu về hóa học 87

5.2. ĐỀ XUẤT 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

89

vii

DANH MỤC HÌNH

Trang


Hình 2.1. Sơ đồ vị trí và phân loại của loài Polyscias fruticosa (L.) Harms 2

Hình 2.2. Toàn cây và lá Đinh lăng 4

Hình 2.3. Toàn cây và hoa Đinh lăng 6

Hình 2.4. Một số acid amin có trong Đinh lăng 8

Hình 2.5. Một số vitamin có trong Đinh lăng 9

Hình 2.6. Một số hợp chất chính có trong tinh dầu 16

Hình 2.7. Một số flavonoid từ lá Đinh lăng 16

Hình 2.8. Công thức falcarindiol của cây Đinh lăng 18

Hình 2.9. Công thức chung saponin triterpenoid của cây Đinh lăng 18

Hình 2.10. Sản phẩm Đinh lăng 27

Hình 3.1. Sơ đồ chuẩn bị các dịch chiết 43

Hình 3.2. Sơ đồ tách các chất trong dịch chiết ether 44

Hình 3.3. Sơ đồ phân tích các nhóm hợp chất trong dịch chiết cồn 45

Hình 3.4. Sơ đồ phân tích các nhóm hợp chất trong dịch chiết cồn thủy phân 46

Hình 3.5. Sơ đồ phân tích các nhóm hợp chất trực tiếp từ dịch chiết nước 47

Hình 3.6. Sơ đồ phân tích các nhóm hợp chất trong dịch chiết nước thủy phân 48

Hình 3.7. Sơ đồ tách chiết phân đoạn 50

Hình 4.1. Toàn cây và lá Đinh lăng 52

Hình 4.2. Hình thái bên ngoài của lá Đinh lăng 53

Hình 4.3. Cụm hoa Đinh lăng 54

Hình 4.4. Hình thái bên ngoài hoa Đinh lăng 55

Hình 4.5. Hình toàn cây và thân Đinh lăng 56

Hình 4.6. Hình đường kính thân Đinh lăng 56

Hình 4.7. Hình hình thái bên ngoài rễ Đinh lăng 57

Hình 4.8. Hình thái bên ngoài rễ chính và rễ con Đinh lăng 58

Hình 4.9. Vi phẫu lá Đinh lăng vật kính 10X 59

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 04/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí