kho còn tồn động cao (X6) để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến việc phân tíchmối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
2.3.2 Mô hình nghiên cứu:
Hiểu biết về KTQT của người chủ/ điều hành công ty ( HB)
Sự can thiệp của cơ quan nhà nước về công tác kế toán (NN)
Trình độ nhân viên kế toán (TĐ)
Quy mô công ty (QM)
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận(CVP)
Phân loại chi phí phục vụ
cho việc phân tích CVP (PL)
Hàng tồn kho tại các công ty cao (TK)
gồm:
Hình 2.12: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Từ mô hình nghiên cứu trên, đưa ra các giả thiết cần phải kiểm định, bao
Giả thiết H0: Các nhân tố về sự hiểu biết về KTQT của người chủ/ điều
hành doanh nghiệp, sự can thiệp của Nhà nước về công tác kế toán, trình độ nhân viên kế toán, quy mô doanh nghiệp, phân loại chi phí phục vụ cho việc phân tích CVP và việc hàng tồn kho còn tồn động cao không ảnh hưởng, không có mối quan hệ tương quan với việc phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
Giả thiết H1: Sự hiểu biết về KTQT của người chủ/ điều hành doanh nghiệp có mối quan hệ tương quan với việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
Giả thiết H2: Sự can thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác kế toán có quan hệ tương quan với việc phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng – lợi nhuận.
Giả thiết H3: Trình độ nhân viên kế toán trong doanh nghiệp có mối quan hệ tương quan với việc phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng – lợi nhuận.
Giả thiết H4: Quy mô của doanh nghiệp có mối quan hệ tương quan với việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng- lợi nhuận.
Giả thiết H5: Phân loại chi phí phục vụ cho việc phân tích CVP có mối quan hệ tương quan với việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
Giả thiết H6: Vấn đề hàng tồn kho còn tồn động cao có mối quan hệ tương quan với việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
2.3.3 Thang đo và các công cụ sử dụng trong SPSS
2.3.3.1 Thang đo Likert:
Thang đo Likert là thang đo bao gồm các câu trả lời định tính về một thái độ nào đó của đáp viên đối với lĩnh vực cần nghiên cứu, sau đó câu trả lời được chuyển thành định lượng.
Thang đo Likert đã đưa ra loại thang đo 5 mức độ phổ biến: 1.Rất không đồng ý
2.Không đồng ý 3.Trung lập 4.Đồng ý
5.Rất đồng ý.
Phương pháp của Likert là lên một danh sách các mục có thể đo lường cho một khái niệm và tìm ra những tập hợp các mục hỏi để đo lường tốt các khía cạnh khác nhau của khái niệm. Nếu như khái niệm mang tính đơn khía cạnh thì chỉ cần tìm ra một tập hợp. Nếu khái niệm đó đa khía cạnh thì cần nhiều tập hợp các mục hỏi.
Các bước xây dựng thang đo Likert: 1.Nhận diện và đặt tên biến muốn đo lường.
2.Lập ra một danh sách các phát biểu hoặc câu hỏi có tính biểu thị. 3.Xác định số lượng và loại trả lời.
4.Kiểm tra toàn bộ các mục hỏi đã khai thác được từ những người trả lời.
5.Thực hiện một phân tích mục hỏi để tìm ra một tập hợp các mục hỏi tạo nên một thang đo đơn khía cạnh về các biến muốn đo lường.
6.Sử dụng thang đo đã xây dựng được trong nghiên cứu và tiến hành phân tích lại các mục hỏi lại lần nữa để đảm bảo rằng thang đo đó là chắc chắn.( Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc.2008.Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2.Trang 15).
2.3.3.2 Công cụ thông kê mô tả:
a) Thống kê tần số (Frequency)
Ý nghĩa và nội dung: thống kê tần suất xuất hiện của các biến định tính, ví dụ: giới tính, trình độ, tuổi tác, học vấn, nghề nghiệp, thu nhập…Thống kê tần số để xác định số lần xuất hiện của một giá trị cụ thể trong tổng thể. Thống kê dùng phần mềm SPSS, ngoài ra excel cũng hỗ trợ thống kê dạng này.
b) Thống kê mô tả (Descriptives)
Các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính đối với các biến định lượng. Nếu tính các đại lượng này đối với các biến định tính thì kết quả sẽ không có ý nghĩa.
Các đại lượng thống kê mô tả thường dùng là:
+ Mean: Trung bình cộng
+ Sum: Tổng cộng (tất cả các giá trị trong dữ liệu quan sát)
+ Std.Deviation: độ lệch chuẩn
+ Minimum: giá trị nhỏ nhất
+ Maximum: giá trị lớn nhất
+ SE mean: sai số chuẩn khi ước lượng trị trung bình.
2.3.3.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach alpha:
Hệ số alpha của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Một trong những phương pháp kiểm tra tính đơn khía cạnh của thang đo được gọi là kiểm định độ tin cậy chia đôi.
- Đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha:
Hệ số Cronbach Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác. Hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (khoảng từ 0.95 trở lên) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, hiện tượng này gọi là trùng lắp trong thang đo (Nguyễn Đình Thọ.2015. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Tài chính. Tái bản lần 2. Trang 364).
- Các tiêu chuẩn trong kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha:
Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu ( Nunnally, J. (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw-Hill).
Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha (Hoàng Trọng. Chu Nguyễn Mộng Ngọc .2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, NXB Hồng Đức, Trang 24):
+ Từ 0,8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt.
+ Từ 0,7 đến gần bằng 0,8: thang đo lường sử dụng tốt.
+ Từ 0,6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.
2.3.3.4 Phân tích tương quan:
Hệ số tương quan Pearson (ký hiệu là r) để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến định lượng. Nhìn chung r được sử dụng để kiểm tra liên hệ giữa những biến định lượng.
Một số đặc điểm của r:
Giá trị của r cho biết không có mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến chưa hẳn có nghĩa là 2 biến đó không có mối liên hệ. Do đó hệ số tương quan tuyến tính chỉ nên được sử dụng để biểu thị mức độ chặt chẽ của liên hệ tương quan tuyến tính.
Hệ số tương quan là một thước đo mang tính đối xứng, bởi vì nếu ta thay
đổi vai trò của hai biến X và Y cho nhau trong công thức thì kết quả vẫn không thay đổi. Hệ số tương quan tuyến tính không có đơn vị đo lường, và nó không bị ảnh hưởng bởi những phép biến đổi tuyến tính như cộng trừ nhân hoặc chia tất cả
các giá trị của một biến bởi một hằng số. (Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc.2008.Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 1.Trang 199).
2.3.3.5 Phân tích hồi quy tuyến tính
Sau khi chạy phân tích tương quan, kết luận được 2 biến có liên hệ tương quan tuyến tính chặt chẽ vơi nhau hệ số tương quan r, đồng thời giả định rằng chúng ta cân nhắc kỹ bản chất của mối quan hệ tiềm ẩn giữa 2 biến, và xem như đã xác định đúng hướng của một quan hệ nhân quả có thật giữa chúng (bởi vì có quan hệ tương quan tuyến tính chưa chắc đã có mối quan hệ nhân quả) thì có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả bằng mô hình hồi quy tuyến tính trong đó một biến được gọi là biến phụ thuộc (Y) và biến kia là biến độc lập (X). Mô hình này sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và qua đó giúp ta dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc (với độ chính xác trong phạm vi giới hạn ) khi biết trước giá trị của biến độc lập.(Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc.2008.Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 1.Trang 205).
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ
– KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG VÀ KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Tên tiếng Anh: DHG PHARMACEUTICAL JOINT – STOCK COMPANY
Tên viết tắt: DHG PHARMA Logo của công ty:
Thơ
Trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần
Điện thoại: (0710). 3891433 – 3890802 – 3890074
Fax: 0710.3895209
Email: dhgpharma@dhgpharma.com.vn Website: www.dhgpharma.com.vn
Mã số thuế: 1800156801 Vốn điều lệ: 80.000.000.000
3.1.1 Lịch sự hình thành và phát triển:
3.1.1.1 Lịch sử hình thành :
Tiền thân của DHG là Xí nghiệp quốc doanh Dược phẩm 2/9, thành lập
ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất sét, Xã Khánh Lâm (nay là Xã Khánh Hòa), Huyện U Minh, Tỉnh Cà Mau.
Sau 30/4/1975: Ban Dân Y Khu Tây Nam Bộ giải thể, giao Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 cho Sở Y tế Hậu Giang quản lý.
Năm 1982: Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị: Xí nghiệp Quốc doanh Dược phẩm 2/9, Công ty Dược phẩm Cấp 2, Trạm Dược Liệu.
Năm 1988: UBND Tỉnh Hậu Giang quyết định sát nhập Công ty Cung ứng vật tư, thiết bị y tế và Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang.
Ngày 02/9/2004: Cổ phần hóa Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang thành Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
3.1.1.2 Các cột móc phát triển:
Năm 2004: Cổ phần hóa, trở thành Công ty cổ phần
Năm 2005: Gia nhập Câu lạc bộ Doanh nghiệp có doanh thu sản xuất trên 500 tỷ đồng
Là doanh nghiệp Dược đầu tiên thử tương đương lâm sàng thuốc bột Haginat và Klamentin.
Xây dựng hiệu quả chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là chính sách “Lương 4D.
Năm 2006: Niêm yết cổ phiếu lần đầu tại SGDCK TP.HCM; Đạt tiêu chuẩn WHO – GMP/GLP/GSP
Năm 2007: Khẳng định tầm nhìn, Sứ mạng và 7 giá trị cốt lòi.
- Thử tương đương sinh học thành công Haginat 250mg và Glumeform 500mg
- Tăng vốn điều lệ 80 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng.
- Thành lập 02 Công ty con đầu tiên DHG Travel và SH Pharma.
- Chuyển đổi ISO/IEC 17025 từ phiên bản 1999 sang phiên bản 2005.
Năm 2008: Thực hiện các công cụ quản trị hiện đại và hiệu quả: 10.5S, Balance Score Card.
Thành lập 06 Công ty con: CM Pharma, DT Pharma, HT Pharma, ST Pharma, DHG PP, DHG Nature
Năm 2009: Thực hiện thành công chiến lược 20/80: sản phẩm, khách hàng, nhân sự; Thành lập Công ty con A&G Pharma
Năm 2010: Thực hiện thành công chiến lược “Kiềng 3 chân”: Cổ đông, khách hàng và người lao động
Thành lập 03 Công ty con: TOT Pharma, TG Pharma và Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG
Năm 2011: Triển khai thành công “Dự án nâng cao hiệu quả hoạt động Công ty Con”; Thành lập Công ty con Bali Pharma.
Năm 2012: Chủ đề “Giải pháp hôm nay là vấn đề ngay mai” đã mang lại hiệu quả cao cho Công ty trong công tác kiểm soát chi phí, quản trị rủi ro và chính sách.
Thành lập 05 Công ty con phân phối: VL Pharma, TVP Pharma, B&T Pharma, DHG PP1, DHG Nature 1.
Năm 2013: Hoàn thành dự án nhà máy mới Non Betalactam đạt tiêu chuẩn GMP WHO tại KCN Tân Phú Thạnh với công suất hơn 04 tỷ đơn vị sản phẩm/năm.
Hoàn thành dự án nhà máy mới IN – Bao bì DHG 1 của DHG PP1 tại KCN Tân Phú Thạnh, DHG PP tại Nguyễn Văn Cừ giải thể theo chủ trương ban đầu.
Bảng 3.1: Các đợt tăng vốn điều lệ của công ty Dược Hậu Giang
(Đvt: 1.000 đồng)
Đối tượng phát hành | Vốn tăng | Vốn điều lệ sau phát hành | Số GCNĐKCK | Ngày cấp | |
1 | Cổ phần hóa: Vốn điều lệ ban đầu | 80.000.000 | 80.000.000 | 69/2006/GCNC P-CNTTLK | 18/12/2006 |
2 | -Cổ đông hiện hữu; -Nhà đầu tư chiến lược -Người lao động -Đấu giá ra công chúng | 20.000.000 | 100.000.000 | 68/2007/GCNC P-CNTTLK | 17/08/2007 |
3 | Cổ đông hiện hữu (Cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1:1) | 100.000.000 | 200.000.000 | 129/2007/GCN CP-CNTTLK | 11/12/2007 |
4 | Cổ đông hiện hữu (Cổ phiếu thưởng tỷ lệ 3:1) | 66.629.620 | 266.629.620 | 115/2009/GCN CP-CNVSD | 09/12/2009 |
5 | Người lao động (ESOP 2010) | 2.500.000 | 269.129.620 | 69/2006/GCNC P-VSD-4 | 16/09/2010 |
6 | Người lao động (ESOP 2011) | 2.500.000 | 271.629.620 | 69/2006/GCNC P-VSD-5 | 10/06/2011 |
7 | Cổ đông hiện hữu (Cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1: 1,4 | 380.134.670 | 651.764.290 | 69/2006/GCNC P-VSD-6 | 03/08/2011 |
8 | Người lao động (ESOP 2012) | 2.000.000 | 653.764.290 | 69/2006/GCNC P-VSD-7 | 25/06/2012 |
9 | Cổ đông hiện hữu (Cổ đông thưởng tỷ lệ 3:1) | 217.879.010 | 871.643.300 | 69/2006/GCNC P-VSD-9 | 27/06/2014 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đồ Thị Biểu Diễn Chi Phí Khả Biến Tuyến Tính
- Cách Lập Báo Cáo Thu Nhập Dạng Đảm Phí: Bảng 2.2: Cách Lập Báo Cáo Thu Nhập Dạng Đảm Phí
- Ứng Dụng Báo Cáo Thu Nhập Dạng Đảm Phí Để Lựa Chọn Phương Án Kinh Doanh
- Lĩnh Vực Hoạt Động , Thuận Lợi, Khó Khăn Và Phương Hướng Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Dược Hậu Giang:
- Tổ Chức Chứng Từ , Sổ Sách , Báo Cáo Kế Toán: A.tổ Chức Chứng Từ Kế Toán :
- Giới Thiệu Sản Phẩm Và Tình Hình Kinh Doanh Sản Phẩm:
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
Nguồn: website DHG