Tổ Chức Chứng Từ , Sổ Sách , Báo Cáo Kế Toán: A.tổ Chức Chứng Từ Kế Toán :

3.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

Trưởng phòng kế toán: trực tiếp chỉ đạo bộ phận kế toán của công ty, chịu trách nhiệm với Ban Giám Đốc về các nghiệp vụ tài chính và luôn cập nhật, triển khai thực hiện các thông tư, nghị định mới của Nhà nước. Thường xuyên theo dòi các kế toán viên và kiểm tra các số liệu để kịp thời phát hiện sai sót và tham mưu cho Ban Giám Đốc.

Phó phòng: hỗ trợ kế toán trưởng, giúp kế toán trưởng điều hành công tác kế toán thống kê, quản lý, điều hành phòng kế toán khi kế toán trưởng vắng mặt.

Tổ tổng hợp báo cáo: lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế

Kế toán tổng hợp công ty con: theo dòi quá trình hoạt động và tiến hành lập báo cáo tài chính cho các công ty chi nhánh.

Kế toán thuế: kiểm tra, đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê đầu vào đầu ra, lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ, trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh. Cập nhật các thông tin, chính sách mới về luật thuế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Tổng quản lý tài sản: theo dòi tình hình tảng giảm của TSCĐ, hàng tồn kho, xây dựng cơ bản và tính giá thành sản phẩm.

Kế toán giá thành và HTK: theo dòi tình hình phát sinh của nguyên vật liệu và hàng tồn kho tại công ty.

Kế toán tài sản và xây dựng cơ bản: theo dòi tình hình tăng giảm TSCĐ và xây dựng cơ bản ở tại công ty.

Kế toán giá thành: tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản phẩm và đơn giá thực tế của sản phẩm.

Tổ doanh thu và nợ phải thu : theo dòi tình hình liên quan đến bán hàng và công nợ phải thu khách hàng của công ty.

Kế toán phải thu: phụ trách theo dòi tình hình tiêu thu của miền bắc, trung, đông, mêkong & HCM và tại đơn vị công ty.

Tổ chi phí và nợ phải trả: theo dòi các khoản chi phí phát sinh trong kỳ tại doanh nghiệp và các khoản nợ phải trả phát sinh.

Kế toán chi phí: theo dòi các khoản chi phí phát sinh và nợ phải trả ở các miền bắc, trung, đông, mêkong, HCM và tại đơn vị của công ty.

Tổ quản lý ngân quỹ: quản lý tình hình thu chi tại đơn vị.

Kế toán thu – chi tiền mặt: theo dòi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền mặt tại đơn vị.

Kế toán dòng tiền: theo dòi các tình hình biến động ra vào của dòng tiền.

Thủ quỹ : có trách nhiệm thực hiện công việc thu chi sau khi nhận được phiếu thu, phiếu chi từ kế toán . Theo dòi ghi sổ quỹ các nghiệp vụ phát sinh trong ngày, đối chiếu số dư tổn quỹ với sổ kế toán.

3.1.4.3 Tổ chức chứng từ , sổ sách , báo cáo kế toán: a.Tổ chức chứng từ kế toán :

Việc vận dụng chế độ kế toán tại Công ty dựa trên nguyên tắc lập và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính, kiểm tra chứng từ kế toán, lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán, xử lý vi phạm đã được quy định trong chế độ chứng từ kế toán Việt Nam và Công ty áp dụng hệ thống chứng từ bắt buộc, căn cứ vào danh mục chứng từ kế toán và mẫu biểu của hệ thống chứng từ (Phụ lục 3) quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014.

b.Tổ chức sổ sách và báo cáo kế toán:

Để thực hiện công tác kế toán được thuận tiện và dễ dàng hơn. Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang đã mua và sử dụng phần mềm BFO thay cho kế toán viết tay và hình thức ghi sổ công ty sử dụng là Chứng từ ghi sổ:

Trình tự ghi chép theo hình thức số kế toán chứng từ ghi sổ:


Chứng từ kế toán

Sổ quỹ

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán

cùng loại

Sổ, thẻ

kế toán chi tiết

Sổ đăng ký

chứng từ ghi sổ

Sổ Cái

Bảng

tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

CHỨNG TỪ GHI SỔ

BÁO CÁO TÀI CHÍNH


Hình 3.3 Trình tư ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Đối chiếu, kiểm tra

Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính theo phần mềm BFO



Chứng từ kế toán

-Sổ tổng hợp

-Sổ chi tiết

Phần mềm kế toán

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

-Báo cáo tài chính

-Báo cáo kế toán quản trị


Ghi chú:

Ghi hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Hình 3.4: Trình tự ghi sổ trên máy vi tính

3.1.4.4 Chính sách, chế độ kế toán, chuẩn mực:

Công ty áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT- BTC của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 22/12/2014.

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12.

Đơn vị tiền tệ công ty sử dụng là đồng Việt Nam (VND) và được trình bày trên báo cáo tài chính là đồng Việt Nam. Trường hơp phát sinh ngoại tệ thì được quy đổi theo tỷ giá áp dụng vào ngày phát sinh nghiệp vụ.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trị giá hàng nhập kho được đánh giá theo nguyên tắc giá thực tế, trị giá xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền .

Phương pháp tính khấu hao: tài sản cố định được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng .

Phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng: theo phương pháp khấu trừ.

3.1.4.5 Tổ chức kiểm tra kế toán:

Tổ chức kiểm tra kế toán là một trong những mặt quan trọng trong tổ chức kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán được thực hiện đúng quy định, có hiệu quả và cung cấp thông tin phản ánh đúng thực trạng tại doanh nghiệp. Việc kiểm tra kế toán tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang tiến hành thông qua công tác quản lý và kiểm soát tại công ty.

Công tác quản lý và kiểm soát tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang được tiến hành cụ thể như sau:

- Kiểm tra tính chất hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.

- Kiểm tra việc tính toán, ghi chép, phản ánh của kế toán về mặt chính xác, kịp thời, đầy đủ, trung thực, rò ràng.

- Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, chuẩn mực kế toán.

- Kiểm tra việc giữ gìn, sử dụng các loại vật tư và vốn bằng tiền.

Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này


3.1.5 Tình hình kết quả hoạt động của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Bảng 3.2 :Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang giai đoạn 2014 – 2016

(Đvt: triệu đồng)


Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

2015/ 2014

2016/ 2015

Số tiền

%

Số tiền

%

Doanh thu thuần

3.633.710,31

3.374.506,89

3.746.828,66

(259.203,42)

(7,13)

372.321,77

11,03

Giá vốn hàng bán

1.950.185,82

2.416.091,99

2.806.111,85

465.906,17

23,89

390.019,86

16,14

Lợi nhuận gộp

1.683.524,49

958.414,90

940.716,81

(725.109,59)

(43,07)

(17.698,09)

(1,85)

Doanh thu hoạt động tài chính

96.189,55

244.290,80

159.483,40

148.101,25

153,97

(84.807,40)

(34,72)

Chi phí tài chính

49.752,53

69.040,21

64.947,71

19.287,68

38,77

(4.092,50)

(5,93)

Chi phí bán hàng

843.131,82

371.606,98

533.649,15

(471.524,84)

(55,93)

162.042,17

43,61

Chi phí quản lý doanh nghiệp

240.628,91

185.213,22

216.501,78

(55.415,69)

(23,03)

31.288,56

16,89

Lợi nhuận thuần

646.200,78

576.845,28

285.101,57

(69.355,50)

(10,73)

(291.743,71)

(50,58)

Lợi nhuận khác

33.203,62

59.854,58

7.176,81

26.650,96

80,27

(52.677,77)

(88,01)

Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế

679.404,41

636.699,86

292.278,38

(42.704,55)

(6,29)

(344.421,48)

(54,09)

Lợi nhuận sau thuế DN

521.167,61

542.991,26

255.321,63

21.823,65

4,19

(287.669,63)

(52,98)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này - 9

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang


GVHD: Thái Thị Bích Trân 54 SVTH: Trác Thành Xuân


Nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang giai đoạn năm 2014 – 2016:

Về doanh thu :

Có sự biến động qua các năm cụ thể là 2014 - 2015 doanh thu giảm 259.203.420.000 đồng (tương ứng là 7,13%), doanh thu năm 2015 - 2016 tăng

372.321.770.000 đồng (tương ứng 11,03%).

Nguyên nhân là do tình hình cạnh tranh cao, sức mua của người tiêu dùng giảm, và do ảnh hưởng của thông tư 200/2014/TT-BTC về ghi nhận các khoản tiền chiết khấu vào các khoản giảm trừ doanh thu thay vì ghi vào chi phí bán hàng và ảnh hưởng từ thông tư 01 liên quan đến quá trình đấu thầu thuốc vào bênh viện (ETC) khiến công ty rớt đấu thầu cung cấp thuốc cho một số bệnh viện. Ngoài ra, một số sản phẩm thuốc generics của Dược Hậu Giang đã hết hạn đăng ký cũng khiến doanh thu công ty bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đến năm 2016 công ty đã dần ổn định sau khó khăn và tập trung phát triển cho các sản phẩm chiếm tỷ trọng cao để bù đắp cho các khoản chi phí thiệt hại.

Tuy nhiên, dù chịu nhiều tác động cũng như là thị trường cạnh tranh ngày càng gây gắt nhưng công ty vẫn đạt hiệu quả kinh doanh khá cao qua các năm. Công ty càng ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, tạo được uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước.

Về tổng chi phí:

Giá vốn hàng bán tăng đều qua các năm. Từ năm 2014 – 2015 giá vốn tăng 465.906.170.000 đồng (tương ứng 23,89%). Năm 2015 – 2016 tăng 390.019.860.000 đồng (tương ứng với 16,14%). Nguyên nhân tăng là do biến động giá cả của nguyên vật liệu và do chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu nước ngoài làm cho giá cả tăng cao. Bên cạnh đó còn do điều chỉnh khoản tồn kho chưa thực hiện giữa trụ sở chính và chi nhánh.

Chi phí bán hàng biến động không đều qua các năm cụ thể là năm 2014- 2015, chi phí bán hàng giảm 471.524.840.000 đồng (tương ứng giảm 55,93) và năm 2015 – 2016 tăng 162.042.170.000 đồng (tương ứng 43,61%). Nguyên nhân do tăng cường chi phí quảng cáo, hội thảo, chăm sóc khách hàng.. để đương đầu với áp lực cạnh tranh đang gia tăng trong thị trường hiện nay. Cùng với “Chiến lược kéo” thông qua việc gia tăng quảng cáo, tiếp thị trực tiếp đến người tiêu dùng cũng được đẩy mạnh cùng lúc. Các dự án trên được triển khai giúp hệ thống bán hàng ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả, giúp tăng sản lượng, góp

phần khai thác công suất nhà máy. Tuy nhiên, để thực hiện dự án này cũng làm cho chi phí tăng lên do phải tăng sản lượng nhân viên phục vụ bán hàng trực tiếp, tăng chi phí vận chuyển liên quan đến chức năng giao hàng và thu tiền. Vì vậy tỷ trọng chi phí bán hàng tăng trong năm 2016.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: từ năm 2014 – 2015 giảm 55.415.690.000 đồng (tương ứng 23,03%) tuy nhiên từ năm 2015 - 2016 lại tăng lên 31.288.560.000 đồng (tương ứng 16,89%). Nguyên nhân do mở rộng thị trường đòi hỏi nguồn nhân lực nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu đó công ty đã tuyển một số nhân viên cho phòng kế toán, phòng kinh doanh,… nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn.

Về lợi nhuận

Lợi nhuận công ty biến động qua các năm 2014 – 2015 lợi nhuận tăng 21.823.650.000 đồng (tương ứng là 4,19%). Nguyên nhân là do Công ty được hưởng từ nhà máy Nonbetalactam thuế suất ưu đãi 0% .Tuy nhiên đến năm 2016 lợi nhuận công ty giảm đáng kể là 287.669.630.000 đồng (tương ứng với 52,98%) so với các năm trước mặt dù doanh thu thuần tăng nhanh. Là do trong năm 2016 chi phí giá vốn hàng vốn ,chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhiều so với các năm trước, cùng với lợi nhuận khác giảm mạnh từ 59.854.580.000 đồng xuống 7.176.810.000 đồng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế. Ngoài ra lợi nhuận sau thuế giảm so với 2015 còn do công ty chuyển hoạt động sản xuất về nhà máy mới KCN Tân Phú Thạnh – Công ty TNHH MTV Dược Phầm DHG.

3.2 Thực trạng ứng dụng báo cáo thu thập dạng đảm phí để lựa chọn phương án kinh doanh tại công ty:

Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là đơn vị sản xuất dược phẩm theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Do đó, công ty sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm nên đề tài này chỉ tập trung phân tích 3 loại sản phẩm là Nattoenzym và Hapacol 650, Apitim 5mg.

Công ty tổng hợp sản lượng tiêu thụ theo đơn vị tính là viên. Để thuận lợi cho việc tính toán thì sản lượng trong bài viết sẽ được quy đổi thành hộp cho nên sẽ có số hộp bị lẻ.

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí