Ứng Dụng Báo Cáo Thu Nhập Dạng Đảm Phí Để Lựa Chọn Phương Án Kinh Doanh

một phương án kinh doanh rất cần thiết vì từ thông tin này có thể xác định được số vốn ban đầu cần thiết để thực hiện phương án kinh doanh đó.

e) Tỷ lệ hòa vốn:

Tỷ lệ hòa vốn hay còn được gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa khối lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu hòa vốn với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (giả định giá bán không đổi).



Số lượng hòa vốn

Tỷ lệ hòa vốn

=

x 100


Số lượng tiêu thụ trong kỳ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này - 6

Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm hòa vốn tức là chất lượng hoạt động kinh doanh đạt được trong kỳ kinh doanh. Nó có thể hiểu như là thước đo sự rủi ro. Thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt, tỷ lệ hòa vốn càng ngắn ngày an toàn, tỷ lệ hòa vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn).(Nguyễn Tấn Bình.2011.Kế toán quản trị.trang 148)

f) Số dư an toàn:

Số dư an toàn là phần chênh lệch giữa doanh thu thực hiện(hoặc dự kiến) và doanh thu hòa vốn.

Số dư an toàn của các tổ chức khác nhau do kết cấu chi phí tổ chức khác nhau.

Số dư an toàn = Doanh thu thực hiện(kế hoạch) – Doanh thu hòa vốn



Số dư an toàn

Tỷ lệ số dư an toàn

=

x 100


Doanh thu thực hiện (kế hoạch)

2.2.4 Ứng dụng báo cáo thu nhập dạng đảm phí để lựa chọn phương án kinh doanh

a. Trường hợp 1: Khi định phí và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi

Khi thay đổi sản lượng tiêu thụ sẽ tác động đến doanh thu và tổng biến phí thay đổi dẫn tới số dư đảm phí tăng lên.

Đồng thời, định phí cũng thay đổi. Nếu số dư đảm phí lớn bù đắp được định phí sẽ làm lợi nhuận tăng lên.

Như vậy, trong trường hợp thay đổi định phí và sản lượng để lựa chọn phương án kinh doanh thì chúng ta cần:

- Phân tích những ảnh hưởng sản lượng đến thay đổi số dư đảm phí.

- Những ảnh hưởng đến thay đổi định phí.

- Nếu xuất hiện gia tăng số dư đảm phí bù đắp được gia tăng định phí thì phương án sẽ đem lại cho doanh nghiệp khả năng tăng lợi nhuận và ngược lại.(Huỳnh Lợi.2012.Kế toán quản trị.Trang 245)

b.Trường hợp 2: Khi biến phí và sản lượng tiêu thụ thay đổi

Khi sản lượng thay đổi sẽ tác động lên doanh thu và tổng biến phí thay đổi làm số dư đảm phí tăng theo, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Lợi nhuận đem lại công ty sẽ tăng hơn so với ban đầu.

Như vậy, trong trường hợp thay đổi biến phí và sản lượng để lựa chọn phương án kinh doanh thì chúng ta cần:

- Phân tích những ảnh hưởng biến phí đến thay đổi số dư đảm phí.

- Nếu xuất hiện tăng số dư đảm phí thì phương án sẽ đem lại cho doanh nghiệp khả năng tăng lợi nhuận và ngược lại.( Huỳnh Lợi.2012.Kế toán quản trị.Trang 245)

c.Trường hợp 3: Định phí, giá bán và sản lượng tiêu thụ thay đổi

Khi giảm giá bán sẽ tác động trực tiếp đến doanh thu, nhưng khi giảm giá bán không ảnh hưởng đến biến phí, trong điều kiện các chi phí khác không đổi.Với phương án này sẽ làm cho lợi nhuận giảm xuống.

Như vậy, trong trường hợp thay đổi định phí, sản lượng, giá bán để lựa chọn phương án kinh doanh thì chúng ta cần :

- Phân tích những ảnh hưởng định phí, sản lượng đến thay đổi số dư đảm

phí.


- Những ảnh hưởng đến sự thay đổi định phí.

- Nếu xuất hiện gia tăng số dư đảm phí bù đắp được gia tăng định phí thì

phương án sẽ đem lại cho doanh nghiệp khả năng tăng lợi nhuận và ngược lại.(Huỳnh Lơi.2012.Kế toán chi phí.Trang 247)

d.Trường hợp 4: Định phí, biến phí và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay

đổi:

Khi sản lượng thay đổi cùng với biến động của biến phí sẽ làm cho số dư đảm phí tăng thêm, bên cạnh đó định phí cũng cùng lúc tăng lên, sẽ không đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.

Như vậy, trong trường hợp thay đổi biến phí, định phí và sản lượng để lựa chọn phương án kinh doanh thì chúng ta cần:

- Phân tích ảnh hưởng biến phí, định phí, sản lượng đến thay đổi số dư đảm

phí.


- Những ảnh hưởng đến sự thay đổi định phí.

- Nếu xuất hiện gia tăng số dư đảm phí bù đắp được gia tăng định phí thì

phương án sẽ đem lại cho doanh nghiệp khả năng tăng lợi nhuận và ngược lại.(Huỳnh Lợi.2012.Kế toán chi phí.Trang 247)

e.Trường hợp 5: Định phí, biến phí, giá bán và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi

Khi sản lượng và giá bán cùng thay đổi sẽ làm cho doanh thu bị ảnh hưởng. Khi đó, biến phí tăng lên, số dư đảm phí sẽ thay đổi. Và khi định phí cũng thay đổi cho nên không bù đắp nhiều định phí nên lợi nhuận đem lại cho công ty sẽ giảm theo.

Như vậy, trong trường hợp thay đổi biến phí, định phí, sản lượng và đơn giá bán để lựa chọn phương án kinh doanh thì chúng ta cần:

- Phân tích những ảnh hưởng biến phí, định phí, sản lượng, đơn giá bán đến thay đổi số dư đảm phí.

- Những ảnh hưởng đến sự thay đổi định phí.

- Nếu xuất hiện gia tăng số dư đảm phí bù đắp được gia tăng định phí thì phương án sẽ đem lại cho doanh nghiệp khả năng tăng lợi nhuận và ngược lại.

Tóm lại, qua khảo sát các kỹ thuật phân tích để lựa chọn phương án kinh doanh nêu trên chúng ta có thể tổng kết quá trình để lựa chọn phương án kinh doanh như sau:

- Phân tích những ảnh hưởng sự thay đổi các yếu tố đến số dư đảm phí.

- Phân tích những ảnh hưởng sự thay đổi các yếu tố đến định phí.

- Nếu xuất hiện gia tăng số dư đảm phí bù đắp được gia tăng định phí thì phương án sẽ đem lại cho doanh nghiệp khả năng tăng lợi nhuận và ngược lại.(Huỳnh Lợi.2012.Kế toán chi phí.Trang 249)

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính ứng dụng báo cáo thu nhập tại các doanh nghiệp

2.3.1 Lược khảo tài liệu các nhân tố tác động

- Thứ nhất, nhân tố sự hiểu biết về kế toán quản trị của người chủ/ điều hành doanh nghiệp:

Trần Thế Nữ (2011) của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã tiến hành nghiên cứu về “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” có đề cập đến các nguyên nhân dẫn đến việc chưa xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí là sự hiểu biết về kế toán quản trị của người chủ/ điều hành doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp thương mại như sau: “Người chủ/ điều hành doanh nghiệp chưa có nhận thức được vai trò của kế toán quản trị chi phí: nhận thức là vấn đề nền tảng của hành động, xuất phát từ chưa nhận thức rò được vai trò của kế toán quản trị chi phí nên các nhà quản trị doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ chưa có thái độ, hành động rò ràng về kế toán quản trị.

Thói quen ra quyết định kinh tế mang tính cảm tính là lý do quan trọng trong quan điểm của nhà quản trị về kế toán quản trị. Các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ phần lớn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hoạt động mang hơi hướng tự thương dưới dạng các công ty gia đình. Các doanh nghiệp này được thành lập từ một cá nhân hoặc một vài cá nhân góp vốn và tự quản lý kinh doanh, phần lớn họ làm việc dựa trên kinh nghiệm, trên các mối quan hệ cá nhân, sự kỳ vọng, sự mạo hiểm… kiến thức về quản trị kinh doanh không cao.Vì thế nhu cầu thông tin kế toán nhằm phục vụ việc ra quyết định của họ không nhiều.

Ngại thay đổi: “Con người tạo ra thói quen” nhưng sau đó “thói quen tạo ra con người”, vì thế phần lớn chúng ta mắc phải thói “ngại thay đổi” điều này cũng đúng với các nhà quản trị doanh nghiệp thương mại quy mô nhỏ hiện nay. Kế toán quản trị chi phí có thực sự cần thiết khi hiện giờ công việc của doanh nghiệp vẫn tốt, doanh nghiệp vẫn đang kinh doanh có hiệu quả? Ngại thay đổi là một rào cản lớn cho việc phát triển kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp thương mại nhỏ.

Tiết kiệm chi phí: thêm công việc sẽ phát sinh thêm chi phí đặc biệt khi đây là công việc đòi hỏi nhiều chất xám.Với quy mô nhỏ, các nhà quản trị quan niệm rằng hoạt động của doanh nghiệp khá đơn giản, các thông tin không nhiều, dễ xử

lý, do đó các nhà quản trị tự xử lý, phân tích thông tin bằng các phương pháp đơn giản, ước tính hoặc tận dụng kế toán tài chính với mục đích tiết kiệm chi phí. Đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến làm hạn chế sự phát triển của kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp”. Tóm lại, từ những vấn đề nêu ra rút ra được nhân tố sự hiểu biết về KTQT của người chủ/ điều hành doanh nghiệp cho mô hình nghiên cứu.

- Thứ hai, nhân tố sự can thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước vào công tác kế toán của công ty:

Bên cạnh đó, Trần Thế Nữ (2011) của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã tiến hành nghiên cứu về “ Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” cũng có đề cập đến các nguyên nhân bên ngoài về sự can thiệp của cơ quan nhà nước về công tác kế toán ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp thương mại như sau: Các doanh nghiệp đã quen với sự can thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước vào công tác kế toán, thuế, tài chính…vì thế, tâm lý làm theo những yêu cầu của Nhà nước đã ăn sâu vào các doanh nghiệp, công tác kế toán ở các công ty chỉ nghiêng về việc làm những gì Nhà nước yêu cầu như: lập tờ khai thuế hàng tháng, hàng quý, lập BCTC, quyết toán thuế… còn những gì mang tính hướng dẫn, không bắt buộc thì các doanh nghiệp ít quan tâm và thực hiện. Từ luận án trên rút ra được nhân tố thứ hai cho mô hình nghiên cứu là sự can thiệp của nhà nước về công tác kế toán.

-Thứ ba, nhân tố trình độ của nhân viên kế toán cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cấp đến:

+ Trần Ngọc Hùng (2016) của trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu về “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” đã đề cập đến việc nhân viên kế toán có đủ trình độ chuyên môn là một nhân tố quan trọng tác động đến việc vận dụng KTQT “Trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa sự hiện diện của các nhân viên kế toán có đủ chuyên môn là một nhân tố quan trọng tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị. Thông thường trong các doanh nghiệp lớn thường có các phòng kế toán/ tài chính chuyên biệt, do đó họ có xu hướng tuyển dụng những nhân viên kế toán có đủ trình độ chuyên môn để thực hiện những báo cáo thu nhập dạng đảm phí, báo cáo bộ phận,..Ngược lại, những doanh nghiệp nhỏ thì có sự nghi ngờ rằng không phải hầu hết các doanh nghiệp này đều thuê các nhân viên kế toán có đủ trình độ chuyên môn”.

+ Trần Thế Nữ (2011) của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân tiến hành nghiên cứu về “ Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” cũng có đề cập về trình độ nhân viên kế toán ảnh hưởng đến việc xây dựng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp thương mại như sau: Khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp là một hạn chế rất lớn cho việc phát triển kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Các cơ sở đào tạo thường cung cấp cho sinh viên, học viên kiến thức nền tảng. Tuy nhiên, do đặc thù của kế toán quản trị chi phí là mang tính cá biệt cao, vì thế khi triển khai kế toán quản trị chi phí vào doanh nghiệp các kế toán viên thường khá lúng túng để triển khai các kiến thức cơ sở được học thành nội dung cụ thể gắn với đặc thù của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, số lượng kế toán viên ở các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ khá ít, trình độ bình quân không cao ( phần lớn ở trình độ cao đẳng, trung cấp). Với đặc điểm về trình độ bình quân và đặc thù về kế toán quản trị chi phí nên trình độ của kế toán viên ở các doanh nghiệp thương mại quy mô nhỏ và vừa chưa đáp ứng được công tác kế toán quản trị chi phí.

Mức thù lao không hấp dẫn: kế toán quản trị chi phí là công việc đòi hỏi hàm lượng chất xám nhiều nhưng mức thù lao không tương xứng làm cho kế toán viên không hào hứng với kế toán quản trị chi phí.

Thông qua những vấn đề được nêu trên của hai tác giả đề tài rút ra nhân tố thứ ba là trình độ của nhân viên kế toán cũng ảnh hưởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận để đưa vào mô hình nghiên cứu.

- Thứ tư, nhân tố quy mô doanh nghiệp:

+ Trần Thế Nữ (2013) của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô hình quản trị chi phí trong doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” có đề cập về quy mô doanh mô ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình KTQT chi phí như sau : “ Với quy mô nhỏ về vốn, ít về số lượng lao động, địa bàn hoạt động hẹp và xu hướng áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán nên số kế toán bình quân ở các doanh nghiệp thương mại thường rất hạn chế, mức phổ biến từ 1 đến 3 người. Bên cạnh đó, với mức độ phức tạp của hoạt động kinh tế không cao cũng như nhằm giảm thiểu chi phí nên các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa không ưu tiên tuyển nhân viên kế toán có trình độ cao”.

+ Trần Ngọc Hùng (2016) của trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán

quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” có đề cập đến việc: Các doanh nghiệp lớn có nguồn lực để lựa chọn vận dụng kế toán quản trị với mức độ phức tạp hơn so với có doanh nghiệp nhỏ. Một doanh nghiệp lớn có tổng nguồn lực lớn hơn, cũng như có hệ thống truyền đạt nội bộ tốt hơn dẫn đến việc truyền đạt về vận dụng kế toán quản trị được thuận tiên hơn. Hơn nữa, một công ty lớn hơn thì có hệ thống phức tạp hơn cũng như phải đối diện với nhiều vấn đề khó khăn hơn. Theo đó khi quy mô doanh nghiệp tăng lên thì doanh nghiệp có xu hướng gia tăng, mở rộng việc vận dụng các công cụ kỹ thuật kế toán quản trị. Điều này được lý giải là một doanh nghiệp có quy mô lớn thì thông thường có nguồn lực tài chính tốt hơn để trang trải các chi phí về thông tin kế toán hơn là doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Hơn thế nữa, các nhà quản trị và các kế toán viên trong doanh nghiệp lớn thường phải xử lý một lượng thông tin lớn hơn so với doanh nghiệp nhỏ, bên cạnh đó mức độ phức tạp về quyền trong doanh nghiệp hay về số lượng dây chuyền sản xuất, cũng dẫn đến việc các doanh nghiệp có quy mô lớn có xu hướng thường hay vận dụng kế toán quản trị cũng như vận dụng ở mức độ phức tạp hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

Qua những đề cập trên của hai tác giả đề tài cũng rút ra thêm nhân tố thứ tư cho mô hình nghiên cứu là nhân tố quy mô doanh nghiệp.

-Thứ năm, nhân tố phân loại chi phí phục vụ cho việc phân tích CVP:

Trần Thế Nữ (2013) của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô hình quản trị chi phí trong doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” có đề cập đến việc ghi nhận chi phí, phân loại là “Nền tảng của phân tích chi phí và lập báo cáo kế toán quản trị chi phí. Xuất phát từ thực trạng kế toán quản trị chi phí có quy mô nhỏ và vừa là ghi nhận và phân loại chỉ dựa trên nền tảng thông tin kế toán tài chính nên sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị được tập trung ở phân tích thông tin về chi phí và lập báo cáo. Mặc dù việc phân tích chi phí còn ở dạng đơn giản, nhưng kết quả khảo sát của những nhà nghiên cứu trước cho thấy các doanh nghiệp thương mại có quy mô nhỏ và vừa đã phân tích chi phí theo các mục đích khác nhau.

Căn cứ vào nhu cầu thông tin của nhà lãnh đạo, kế toán sẽ lập báo cáo chi phí, đó chính là đặc trưng lớn nhất của kế toán quản trị. Tùy từng loại báo cáo, thời điểm báo cáo, đối tượng sử dụng báo cáo kế toán sẽ lựa chọn cách thức phân tích thông tin cụ thể. Tuy nhiên, thực trạng chung ở các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa là đều sử dụng các phương pháp đơn giản trong việc phân tích

thông tin kế toán, chủ yếu là chi tiết hóa từ các thông tin của kế toán tài chính, từ đó lọc những thông tin phù hợp với mục tiêu của báo cáo cần lập.

Các phân tích cơ bản của kế toán quản trị để phân tích mối quan hệ Chi phí

– khối lượng – lợi nhuận, phân tích chi phí để ra quyết định bán hàng hay không bán, phân tích chi phí để định giá bán,…mới được định hình, dưới dạng ước tính đơn giản. Việc phân tích chi phí thành định phí – biến phí để ứng dụng phân tích chi phí trong mối quan hệ với thông tin kế toán khác chưa được chú trọng”. Từ luận án trên rút ra được nhân tố thứ năm là phân loại chi phí phục vụ cho việc phân tích CVP đưa vào mô hình nghiên cứu.

- Thứ sáu, nhân tố về vấn đề hàng tồn kho còn tồn động cao:

Hàng tồn kho là các loại tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ để phục vụ vàthực hiện quá trình quá trình sản xuất kinh doanh cho kỳ kế toán, có thời gianchuyển hóa thành tiền trong vòng một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp. Thuộc hàng tồn kho bao gồm: hàng mua đang đi đường,nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa,hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế.

Khi phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận gặp rất nhiềuhạn chế thể hiện ở chỗ là mô hình phân tích này được thực hiện phải đặt trongmột số điều kiện giả định. Trong đó, vấn đề liên quan đến hàng tồn kho được coilà điều kiện đầu tiên, đó là đối với các doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn khokhông thay đổi giữa các kỳ. Số lượng sản phẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩmtiêu thụ. (Đoàn Ngọc Quế.2011. Kế toán quản trị). Tuy nhiên, trên thực tế giảđịnh này không xảy ra, các doanh nghiệp hiện nay có lượng hàng tồn kho còn tồnđộng khá lớn, do có nhiều đối thủ cạnh tranh nên sức mua của người tiêu dùnggiảm. Cho nên vấn đề hàng tồn kho hiện nay đang là trở ngại cho các doanhnghiệp khi muốn ứng dụng việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợinhuận. Đây cũng là nhân tố mới được đưa vào mô hình nghiên cứu do tình trạngnền kinh tế hiện nay bị ảnh hưởng nhiều của vấn đề hàng tồn, sự thổi phòng sốhàng tồn kho hay vấn đề hàng tồn kho tự nhiên bốc hơi tại các doanh nghiệpcũng là một vấn đề đáng lo ngại cho nền kinh tế.

Tóm lại, thông qua các tài liệu nghiên cứu trước đó, khóa luận thiết lập môhình hồi quy sử dụng các biến số liên quan như: Sự hiểu biết về KTQT của ngườichủ/ điều hành doanh nghiệp (X1); Sự can thiệp của nhà nước về công tác kếtoán (X2); Trình độ nhân viên kế toán trong doanh nghiệp (X3); Quy mô doanhnghiệp(X4); Phân loại chi phí phục vụ cho phân tích CVP (X5), Vấn đề hàng tồn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022