Đồ Thị Biểu Diễn Chi Phí Khả Biến Tuyến Tính

Là những chi phí phát sinh được tính trực tiếp vào các đối tượng sử dụng như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, nó được tính thẳng vào từng đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm, từng sản phẩm,..

- Chi phí gián tiếp:

Là những chi phí phát sinh không thể tính trực tiếp vào các đối tượng sử dụng, mà cần phải tiến hành phân bổ theo một tiêu thức phù hợp. Ví dụ như chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ cho các đối tượng sử dụng theo số giờ lao động trực tiếp, số giờ máy, số lượng sản phẩm sản xuất,..

b) Chi phí chênh lệch:

- Nhà quản trị thường phải đứng trước việc lựa chọn những phương án khác nhau, quyết định sẽ được hình thành chủ yếu là dựa vào các chi phí của từng phương án.

- Chi phí chênh lệch là chi phí có trong phương án này nhưng lại không có hoặc chỉ có một phần trong phương án khác. Chi phí chênh lệch là căn cứ giúp cho nhà quản trị lựa chọn phương án kinh doanh.

c) Chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được:

- Chi phí kiểm soát được đối với một cấp quản lý là những chi phí mà nhà quản trị cấp đó được quyền ra quyết định.

- Chi phí không kiểm soát được đối với một cấp quản lý là những chi phí mà nhà quản trị cấp đó không được quyền ra quyết định.

d) Chi phí cơ hội :

Là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi chọn phương án này thay vì chọn phương án khác.

Chi phí cơ hội không chỉ được dùng để so sánh lợi ích về mặt kinh tế, mà nó còn được dùng để đánh giá quan hệ chi phí- lợi ích phi tài chính của những lựa chọn. Lúc này, chi phí cơ hội được thể hiện bằng đơn vị phi tiền tệ.

e) Chi phí chìm:

Là những chi phí đã phát sinh trong quá khứ. Do đó, chi phí chìm không ảnh hưởng gì đến các chi phí trong tương lai, và không thể bị thay đổi vì bất kỳ hành động nào trong hiện tại hay trong tương lai. Ví dụ, chi phí sản xuất của thành phẩm tồn kho hay chi phí mua sắm thiết bị. Dù thiết bị hay hàng tồn kho hiện nay vô dụng, chi phí để có chúng cũng không thể bị thay đổi vì bất kỳ hành động nào

trước mắt hay sau này. Do vậy, chi phí chìm không thích hợp cho quyết định trong tương lai.

2.1.2.4 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí:

a) Biến phí:

Là chi phí mà giá trị của nó sẽ tăng, giảm theo sự tăng, giảm về mức độ hoạt động. Tuy nhiên, nếu tính trên một đơn vị mức độ hoạt động thì biến phí lại không đổi trong phạm vi phù hợp. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động. Biến phí được chia ra thành 3 loại:

Biến phí


Biến phí tuyến tính

Biến phí cấp bậc


Biến phí phi tuyến tính


Hình 2.1: Phân loại biến phí

Biến phí tuyến tính:

Là những biến phí có sự biến động cùng tỷ lệ với mức độ hoạt động. Chi phí

0 Mức độ hoạt động

Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến tuyến tính

Biến phí cấp bậc:

Là loại chi phí không biến động liên tục so với sự biến động liên tục của mức độ hoạt động. Mức hoạt động phải đạt đến một mức nào đó mới dẫn đến sự biến động về chi phí.

Chi phí

0 Mức độ hoạt động

Hình 2.3 : Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến cấp bậc

Biến phí phi tuyến tính :

Là loại biến phí không có mối quan hệ tuyến tính với mức độ hoạt động. Cần xác định phạm vi phù hợp trong mức độ hoạt động (đường cong tiến dần về đường thẳng) để xem xét. Phạm vi này thường là mức sản xuất tối thiểu và mức sản xuất tối đa.

Chi phí


Phạm vi phù hợp

0 Mức độ hoạt động

Hình 2.4 : Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến phi tuyến tính

b) Định phí:

Là chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Còn tính trên 1 đơn vị mức độ hoạt động thì nó sẽ thay đổi. Trên báo cáo định phí thường thể hiện dưới dạng tổng số.


Chi phí


b


0 Mức độ hoạt động

Hình 2.5: Đồ thị biểu diễn chi phí bất biến

- Đường biểu diễn của loại định phí này cũng thuộc dạng tuyến tính và song song với trục hoành, hay có hệ số góc bằng 0.

- Trong điều kiện sản xuất ngày càng phát triển, tự động hóa càng cao định phí sẽ càng ngày càng gia tăng tỷ trọng đối với chi phí khả biến.

- Định phí có 2 loại:


Định phí

Định phí bắt

buộc

Định phí không

bắt buộc

Hình 2.6: Phân loại định phí

- Định phí bắt buộc:

Là những chi phí có liên quan đến những máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, chi phí ban quản lý, chi phí lương văn phòng…Những chi phí này có hai đặc điểm:

+ Có bản chất lâu dài: giả sử một quyết định mua sắm hoặc xây dựng các loại tài sản cố định được đưa ra thì nó sẽ liên quan đến việc kinh doanh của đơn vị trong nhiều năm.

+ Không thể cắt giảm đến không, cho dù mức độ hoạt động giảm xuống hoặc khi sản xuất bị gián đoạn.

- Định phí không bắt buộc:

Là những định phí có thể thay đổi trong từng kỳ dự toán của doanh nghiệp, do hành động của nhà quản trị quyết định khối lượng định phí này trong từng kỳ kinh doanh. Thuộc loại chi phí này gồm chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu..

Định phí không bắt buộc có 2 đặc điểm:

+ Có bản chất ngắn hạn

+ Có thể giảm chúng trong những trường hợp cần thiết.

- Phạm vi phù hợp :

Áp dụng đối với định phí không bắt buộc. Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động có thể mua thêm các trang thiết bị sẽ làm cho định phí tăng lên. Tuy nhiên, định phí được nghiên cứu trong phạm vi phù hợp và trong phạm vi này nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.

Bảng 2.1: Bảng tóm tắt cách ứng xử của định phí và biến phí trong mối quan hệ với mức hoạt động

Loại chi phí

Chi phí tính cho 1 sản phẩm

Chi phí tính cho tổng số

a. Biến phí

Cố định

Thay đổi

b. Định phí

Thay đổi

Cố định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này - 4

c) Chi phí hỗn hợp:

Là những chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của định phí, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của biến phí. Sự pha trộn giữa phần bất biến và khả biến có thể theo những tỷ lệ quy định.

Phần bất biến của chi phí hỗn hợp thường phản ánh chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì phục vụ và giữ dịch vụ đó luôn luôn ở tình trạng sẵn sàng phục vụ.

Phần khả biến thường phản ánh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng vượt quá định mức. Do đó yếu tố khả biến sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với mức dịch vụ phục vụ hoặc sử dụng vượt định mức.

Phương trình lượng hóa chi phí hỗn hợp có dạng : Y = ax + b Trong đó : Y là chi phí hỗn hợp cần phân tích

a là biến phí cho một đơn vị hoạt động

b là tổng định phí cho mức độ hoạt động trong kỳ x là số lượng đơn vị hoạt động

Tổng chi phí (Y)


Y = ax + b


Biến phí


Định phí


0 Mức độ hoạt động

Hình 2.7: Đồ thị biểu hiện chi phí hỗn hợp

2.1.2.5 Phương pháp xác định chi phí hỗn hợp:

Để kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí hỗn hợp, nhà quản trị cần phân tích chi phí hỗn hợp nhằm tách riêng các yếu tố định phí và các yếu tố biến phí. Các phương pháp thường được KTQT sử dụng là :

a) Phương pháp cực đại – cực tiểu

b) Phương pháp bình phương bé nhất

c) Phương pháp hồi quy bội

d) Phương pháp đồ thị phân tán

a. Phương pháp cực đại – cực tiểu :

Hay còn được gọi là phương pháp chênh lệch phân tích chi phí hỗn hợp dựa trên cơ sở khảo sát chi phí hỗn hợp ở mức cao nhất và ở mức thấp nhất. Chênh

lệch chi phí của hai cực chia cho mức độ, gia tăng cường độ hoạt động để xác định mức biến phí. Sau đó, loại trừ biến phí, chính là định phí trong chi phí hỗn hợp (Phan Đức Dũng. 2009. Kế toán quản trị.trang 86)

Bước 1 : Xác định biến phí hoạt động

Chi phí ở mức hoạt Chi phí ở mức hoạt Biến phí đơn vị = động cao nhất - động thấp nhất hoạt động ( a) Mức hoạt động - Mức hoạt động

cao nhất thấp nhất


Bước 2 : Xác định định phí

Tổng chi phí ở Mức khối lượng

Tổng định phí (b) = mức cao nhất - Cao nhất x Biến phí đơn vị (thấp nhất) (thấp nhất)

Bước 3 : Lập phương trình dự toán chi phí hỗn hợp có dạng:

Y = ax + b

b. Phương pháp bình phương bé nhất:

Còn được gọi là phương pháp hồi quy đơn giản. Đây là phương pháp tinh vi hơn phương pháp cực đại, cực tiểu và có độ chính xác cao hơn. Phương pháp bình phương bé nhất nhằm xác định phương trình biến thiên của chi phí, dựa trên tính toán của hệ phương trình hai ẩn trong phân tích thống kê, sử dụng số liệu chi phí phát sinh tương ứng với các mức độ hoạt động từ các kỳ trước (quan sát đã qua). Phương trình dự tính chi phí cũng có dạng tổng quát là Y = ax + b như là phương pháp cực đại, cực tiểu.( Phạm Văn Dược. 2010. Kế toán quản trị. Trang 56)

Bước 1: Với tập hợp n phần tử quan sát ta có hệ phương trình như sau :

=b + a 2 (1)


= nb + a (2) Trong đó : y là biến phụ thuộc (chi phí hỗn hợp)

x là biến độc lập (mức hoạt động cơ sở) a và b là thông số cần xác định

Bước 2: Giải hệ phương trình trên ta sẽ có được yếu tố a và b

Bước 3: Lập phương trình hồi quy thích hợp: Y = ax + b

c. Phương pháp hồi quy bội :

Là một kỹ thuật nhằm khai triển một phương trình ước tính sử dụng nhiều biến số độc lập. Trong hoạt động kinh doanh có nhiều loại chi phí phụ thuộc vào nhiều hoạt động khác nhau. Ví dụ như chi phí vận chuyển hàng hóa phụ thuộc cả vào trọng lượng của hàng hóa và vào quãng đường vận chuyển. Hoặc chi phí sản xuất chung phụ thuộc vào nhiều hoạt động khác nhau của doanh nghiệp…(Phạm Văn Dược.2010.Kế toán quản trị.trang 59).

Phương trình hồi quy bội có dạng tổng quát sau:

Y = a + b1X1 + b2X2 + …..+ bnXn


Trong đó : Y là biến số phụ thuộc cần dự đoán

X1……Xn là giá trị của biến số độc lập có ảnh hưởng đến giá trị

của Y.


b1………..bn là hệ số của các biến số độc lập a là phần cố định ( như hồi quy đơn)

d) Phương pháp đồ thị phân tán:

Đòi hỏi các tài liệu phân lịch sử đã thu thập được giữa hoạt động sinh ra chi phí ở các mức độ khác nhau trong kỳ kinh doanh, sau đó biểu diễn chúng trên đồ thị, mục tiêu là tìm công thức dự đoán chi phí dạng :

Y = ax + b

Bước 1: Vẽ đồ thị biểu diễn tất cả các giao điểm của chi phí với mức độ hoạt động. Đánh dấu tất cả các điểm.

Bước 2: Kẻ một đường biểu diễn trên đồ thị phân chia tất cả các điểm đã đánh dấu thành 2 phần bằng nhau về số lượng.

Đường biểu diễn trên là đường hồi quy (đường của các mức trung bình).

Bước 3:

+ Giao của đường biểu diễn (hồi quy) với trục tung Mức trung bình của định phí : b

+ Xác định tổng chi phí của điểm nằm trên đường hồi quy (hoặc điểm gần đường hồi quy nhất) : Tc

+ Xác định mức hoạt động tại điểm này : Hd Biến phí cho một đơn vị = Tc – b

hoạt động a Hd

Bước 4 : Xây dựng phương trình tuyến tính chi phí hỗn hợp căn cứ vào kết quả bước 3

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022