CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của đề tài:
Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta đang mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, môi trường cạnh tranh khốc liệt buộc các công ty luôn phải tìm cách mở rộng và phát triển thị trường, luôn cố gắng mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Trước tình hình đó thì kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh để giúp cho các công ty ngày càng phát triển.
Kế toán quản trị với tư cách là công cụ quản lý, có vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý kinh tế tài chính, hơn hết là kế toán quản trị giúp cho công ty đưa ra các phương án kinh doanh kịp thời cũng như quyết định kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn, từ đó đưa ra các biện pháp đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hiện nay. Dựa vào thông tin số liệu từ kế toán tài chính, kế toán quản trị dùng các kỹ thuật phân tích, tổng hợp, đánh giá số liệu để có được cái nhìn toàn diện và sâu hơn về các hoạt động của công ty. Từ đó trở thành những người đắc lực, hỗ trợ kịp thời cho các nhà quản trị để đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn và giúp công ty đạt được lợi nhuận mong muốn. Một trong các công cụ hỗ trợ đắc lực giúp cho nhà quản trị trong việc ra quyết định là phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một trong những công cụ kỹ thuật phân tích quan trọng của kế toán quản trị. Trong đó, lập báo cáo thu nhập dạng đảm phí , phân tích điểm hòa vốn, xác định đòn bẩy kinh doanh là những công cụ quan trọng nhất vì nó không chỉ để xác định mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa sản lượng, chi phí, doanh thu và lợi nhuận mà nó còn khai thác khả năng tiềm tàng của công ty, làm cơ sở ra quyết định đều chỉnh sản xuất kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận.
Để đáp ứng về hiệu quả của việc phân tích này đề tài nghiên cứu thêm các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Tuy là một công cụ phân tích khá phổ biến nhưng hiện nay vẫn chưa có nhiều công ty áp dụng thực hiện vì bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích CVP nhằm tìm hiểu các nguyên nhân và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, xem coi nhân tố nào ảnh hưởng mạnh nhất và nhân tố nào không ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này. Qua đó, cũng giúp cho các công ty tham khảo thêm khi muốn ứng việc phân
tích này tại công ty, ngoài ra còn giúp cho những người cần sử dụng thông tin trong việc ứng dụng nghiên cứu các phân tích liên quan.
Từ những tầm quan trọng nói trên của việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong việc lựa chọn các phương án kinh nên tôi chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung:
- Trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận đề tài sẽ nghiên cứu về việc ứng dụng lập báo cáo thu nhập dạng đảm phí, đòn bẩy kinh doanh và phân tích điểm hòa vốn để lựa chọn phương án kinh doanh thích hợp tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Từ đó đề xuất các giải pháp để tăng cường tính hiệu quả của việc phân tích mối quan hệ này.
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí
– khối lượng – lợi nhuận. Từ đó, mở rộng hướng nghiên cứu thêm về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Về phân tích mối quan hệ chi phí –khối lượng – lợi nhuận:
+ Đề xuất các cơ sở lý luận về báo cáo thu nhập dạng đảm phí, phân tích điểm hòa vốn và đòn bẩy kinh doanh trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
+ Nghiên cứu thực trạng ứng dụng lập báo cáo thu nhập dạng đảm phí, phân tích điểm hòa vốn và đòn bẩy kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
+ Đánh giá ưu điểm và tồn tại của việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
+ Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận:
+ Đề xuất các cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
+ Kết quả nghiên cứu từ mô hình bằng việc điều tra khảo sát các chuyên gia am hiểu về kế toán quản trị.
+ Đánh giá kết quả nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
1.3.1 Phương pháp thu nhâp số liệu:
- Nghiên cứu về việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang:
+ Dữ liệu thứ cấp: bảng kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DN), bảng tổng hợp sản lượng tiêu thụ sản phẩm, bảng tổng hợp doanh thu tiêu thụ , bảng tổng hợp chi tiết các loại chi phí phát sinh và một số báo cáo của các bộ phận khác liên quan của 3 sản phẩm Nattoenzym, Hapacol 650 và Apitim 5mg trong Quý IV năm 2016 tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
- Nghiên cứu về phân tích nhân tố:
+ Dữ liệu thứ cấp: lược khảo các đề tài về phân tích nhân tố có liên quan đến kế toán quản trị hay vấn đề liên quan, thu nhập dữ liệu qua sách, internet, tạp chí kinh tế,..
+ Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho việc phân tích các nhân tố : dùng công cụ khảo sát để tập hợp dữ liệu bằng cách chọn mẫu và gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp hay gửi qua gmail đến các chuyên gia là các kế toán viên, kế toán trưởng, chủ doanh nghiệp để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
1.3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu:
- Về phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận:
+ Tìm hiểu phương pháp phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang: phân loại chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp.
+ Tìm hiểu phương pháp lựa chọn phương án kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
+ Phương pháp đối chiếu so sánh số liệu thực tế của công ty với cơ sở lý luận của báo cáo thu nhập dạng đảm phí, phân tích điểm hòa vốn, đòn bẩy kinh doanh trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
- Về phân tích nhân tố:
+ Nghiên cứu sơ bộ:
Nghiên cứu sơ bộ thực hiện theo phương pháp định tính, kết hợp các nguồn thông tin, tài liệu tham khảo từ các nguồn nghiên cứu đề tài trước, sách, báo, internet, từ đó xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn thử. Sau đó, chỉnh sửa bổ sung các biến của bảng câu hỏi cho phù hợp với thực tế và điều kiện của đề tài.
+ Nghiên cứu chính thức:
Từ những bảng câu hỏi thu nhập từ cuộc khảo sát tiếp tục dùng phầm mềm SPSS 20 để kiểm định dữ liệu tập hợp từ các cuộc khảo sát để kiểm tra lại độ tin cậy của các thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Các công cụ sử dụng bao gồm:
Thống kê mô tả: thống kê về giới tính, độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp của đối tượng khảo sát, thống kê về giá trị trung bình của các biến độc lập.
Kiểm định nghiên cứu: dùng công cụ Cronbach alpha để kiểm tra độ tin cậy của thang đo.
Phân tích tương quan: kiểm tra mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, vì để chạy được hồi quy thì trước nhất các biến phải tương quan với nhau.
Phân tích hồi quy: dùng để đo mức độ kết hợp tuyến tính giữa các biến, đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố..
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
1.4.1 Giới hạn về nội dung:
- Trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận đề tài tập trung nghiên cứu phân loại các loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí cho việc ứng dụng lập báo cáo thu nhập dạng đảm phí để lựa chọn phương án kinh doanh, phân tích điểm hòa vốn và đòn bẩy kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí
– khối lượng – lợi nhuận và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
1.4.2 Giới hạn về đối tượng:
- Đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang” tập trung phân tích chi phí phục vụ cho việc ứng dụng lập báo cáo thu nhập, phân tích điểm hòa vốn, đòn bẩy kinh doanh cho 3 sản phẩm: Nattoenzym, Hapacol 650 và Apitim 5mg.
- Đối tượng khảo sát của các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận được mở rộng không chỉ là tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang mà còn khảo sát các chuyên gia am hiểu về kế toán quản trị. Thông qua đối tượng nghiên cứu này, khóa luận nhận diện các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
1.4.3 Giới hạn về không gian:
- Đề tài “ Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang” được thực hiện tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang số 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí
– khối lượng – lợi nhuận được thực hiện khảo sát tại các công ty trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
1.4.4 Giới hạn về thời gian:
- Đề tài được thực hiện từ ngày 06/02/2017 đên 05/05/2017.
- Số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang: Quý IV năm 2016
- Thời gian bắt đầu cho cuộc khảo sát: từ ngày 23/03/2017 đến ngày 05/05/2017.
1.5 Bố cục nôi dung nghiên cứu: Đề tài gồm 5 chương sau: Chương 1: Mở đầu Chương 2 : Cở sở lý luận
Chương 3: Thực trạng phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và kết quả mô hình nghiên cứu
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện việc phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và đánh giá mô hình nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Một số vấn đề chung về chi phí và phân loại chi phí
2.1.1 Khái niệm chi phí
Chi phí có thể được hiểu là giá trị của một nguồn lực bị tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó. Bản chất của chi phí là phải mất đi để đối lấy một kết quả. Kết quả có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, tiền, nhà xưởng,… hoặc không có dạng vật chất như kiến thức, dịch vụ được phục vụ..(Phạm Văn Dược.2010.Kế toán chi phí.trang 36)
2.1.2 Phân loại chi phí
2.1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động:
Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động là cách phân loại cơ sở, hầu như phải thực hiện trước khi tiến hành các cách phân loại khác đối với tổng chi phí, nhằm đáp ứng nhũng yêu cầu quản lý khác nhau.
Tác dụng của cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động gồm:
+ Cho thấy vị trí, chức năng của từng khoản mục chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.
+ Là căn cứ để xác định giá thành sản phẩm và tập hợp chi phí theo từng hoạt động chức năng.
+ Cung cấp thông tin có phương pháp cho việc lập các báo cáo theo các mặt hoạt động, hoặc theo từng phạm vi trách nhiệm.(Phạm Văn Dược. 2010. kế toán quản trị. trang 38)
Theo cách phân loại này thi chi phí được chia ra thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất:
a. Chi phí sản xuất:
Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Hoạt động của một doanh nghiệp sản xuất gắn liền với sự chuyển biến của nguyên liệu thành thành phẩm thông qua sự nỗ lực của công nhân và việc sử dụng thiết bị sản xuất, do đó chi phí sản xuất của một sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất được tạo thành từ 3 yếu tố cơ bản sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm như: sắt, thép, gỗ, sợi,… và những loại nguyên vật liệu có tác dụng
phụ, nó kết hợp với nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị sản phẩm, hoặc làm rút ngắn chu kỳ sản xuất của sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí.
Chi phí nhân công trực tiếp:
Nhân công trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, lao động của họ gắn liền với việc sản xuất sản phẩm, sức lao động của họ được hao phí trực tiếp cho sản phẩm do họ sản xuất ra. Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương chính, lương phụ, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp vào các đối tượng chịu chi
phí.
Chi phí sản xuất chung:
Là những khoản chi phí liên quan đến việc quản lý sản xuất và phục vụ sản
xuất tại phân xưởng. Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh ở phân xưởng sản xuất để sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm các khoản chi phí như tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí công cụ dùng trong phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định tại phân xưởng, chi phí sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị, chi phí quản lý tại phân xưởng,…
Chi phí này phải phân bổ vào chi phí sản xuất sản phẩm ở các bộ phận khác nhau:
Tổng chi phí SXC | |||
Chi phí SXC cần phân bổ | = | x | Tiêu thức cần phân bổ |
Tổng tiêu thức phân bổ |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này - 1
- Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này - 2
- Đồ Thị Biểu Diễn Chi Phí Khả Biến Tuyến Tính
- Cách Lập Báo Cáo Thu Nhập Dạng Đảm Phí: Bảng 2.2: Cách Lập Báo Cáo Thu Nhập Dạng Đảm Phí
- Ứng Dụng Báo Cáo Thu Nhập Dạng Đảm Phí Để Lựa Chọn Phương Án Kinh Doanh
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
b. Chi phí ngoài sản xuất:
Là những chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất liên quan đến việc quản lý chung và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa bao gồm:
Chi phí bán hàng:
Là những chi phí phát sinh cần thiết để đảm bảo chi việc thực hiện đơn đặt hàng, giao thành phẩm cho khách hàng, bao gồm các khoản chi phí như: chi phí vận chuyển, chi phí bốc vác, chi phí bao bì, chi phí lương nhân viên bán hàng, chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định và những chi phí liên quan đến khâu dự trữ thành phẩm. Loại chi phí này xuất hiện ở tất cả các loại hình doanh nghiệp như sản xuất, thương mại, dịch vụ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Là toàn bộ những khoản chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý chung trong toàn doanh nghiệp. Đó là những chi phí như chi phí nguyên vật liệu, công cụ, đồ dùng quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung trong toàn doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại, sửa chữa tài sản, các chi phí về văn phòng phẩm, tiếp tân, hội nghị, đào tạo cán bộ.. Tất cả các loại hình doanh nghiệp đều phát sinh loại chi phí này.
2.1.2.2 Phân loại chi phí theo thời kỳ SXKD:
a) Chi phí sản phẩm:
Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất mua các sản phẩm. Đối với các sản phẩm sản xuất công nghiệp thì các chi phí này bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các chi phí gắn liền với sản phẩm và được chuyển sang kỳ sau khi sản phẩm tồn kho chờ bán, hoặc lúc tiêu thụ được chuyển vào phí tổn thời kỳ được trừ ra khi xác định KQKD.
b) Chi phí thời kỳ :
Là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí thời kỳ. Chi phí thời kỳ sẽ được tính đầy đủ trên các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị cho dù kết quả hoạt động của đơn vị đạt ở mức nào đi nữa. Chi phí thời kỳ ngay khi phát sinh đã được coi là phí tổn trong kỳ.
2.1.2.3 Phân loại chi phí trong kiểm tra và ra quyết định:
a) Chi phí trực tiếp và gián tiếp:
- Chi phí trực tiếp: