Phân tích kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam: Tiếp cận bằng mô hình VECM - 2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài


Cơ chế truyền dẫn tiền tệ là một quá trình mà thông qua đó chính sách tiền tệ (CSTT) gây ra sự thay đổi trong nền kinh tế bằng các kênh truyền dẫn khác nhau. Mặc dù tồn tại những tranh luận khác nhau về cơ chế truyền dẫn tiền tệ giữa các trường phái, song chung quy lại có hai quan điểm được hiểu và sử dụng phổ biến rộng rãi, đó là quan điểm tiền tệ và quan điểm tín dụng. Các kênh theo quan điểm tiền tệ truyền thống bao gồm thông qua kênh lãi suất, kênh tỉ giá; trong khi các kênh theo quan điểm tín dụng được thể hiện thông qua kênh tín dụng ngân hàng và kênh bảng tổng kết tài sản của các doanh nghiệp, kênh giá tài sản, và kênh kỳ vọng của nền kinh tế. Tất cả các kênh đều xác định phạm vi, mức độ ảnh hưởng của việc thực thi chính sách tiền tệ truyền dẫn đến nền kinh tế bằng các công cụ và phương thức khác nhau nhưng cuối cùng để đạt được mục tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đều thiết lập mức tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống ngân hàng để kiểm soát lạm phát (Tô Thị Ánh Dương và các cộng sự, 2012), ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, có những giai đoạn mục tiêu tăng trưởng kinh tế được ưu tiên hơn mục tiêu kiểm soát lạm phát là vì lạm phát duy trì và kéo dài mức rất thấp. Chính vì lẽ đó mà mở rộng tín dụng để hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế được sử dụng trong một khoảng thời gian tương đối; giai đoạn 2001-2005 là một minh chứng rõ. Đó là lý do mục tiêu tăng trưởng tín dụng luôn bị phá vỡ bởi tăng trưởng tín dụng thực thế cao hơn rất nhiều trong giai đoạn này, dư nợ tín dụng năm 2005 đã tăng gần 3 lần so với dư nợ tín dụng năm 2001 và chỉ trong 2 năm 2006-2007 thì dư nợ tín dụng năm 2007 đã được đẩy tăng gần 2 lần so với năm 2005 (Báo cáo thường niên NHNN 2005, 2007). Tăng trưởng tín dụng nóng và kéo dài liên tục để kích thích tăng trưởng có thể là nguyên nhân chủ yếu làm lạm phát tăng cao trong năm 2008. Khởi điểm lạm phát tăng trở lại trên hai con số bắt đầu từ tháng 11/2007, với mức tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước và kết thúc năm ở mức tăng 12,63%. Tỉ lệ lạm phát tiếp tục tăng ngay trong tháng đầu tiên của năm 2008 và liên tục một mạch lên mức đỉnh 28,2% vào thời điểm tháng 8/2008, sau đó giảm dần và kết thúc năm ở mức 19,89% (Tổng cục thống kê - TCTK). Như vậy, phải chăng NHNN coi kênh tín dụng ngân hàng là một trong những kênh quan trọng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ, vừa sử dụng nó để kiểm soát lạm phát vừa sử dụng nó để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?

Lạm phát bùng nổ và ở mức cao thực sự đã tạo ra cú sốc lớn đến nền kinh tế, do đó NHNN đã phải siết chặt tín dụng để ngăn chặn lạm phát. NHNN quy định khống chế dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán không quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng (TCTD), giảm tỉ trọng dư nợ tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất từ 15% xuống 13% (Báo cáo thường niên NHNN, 2008). Bên cạnh đó NHNN cũng đồng loạt tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) để giảm nguồn cung tín dụng có sẵn do các tổ chức tín dụng (TCTD) phải trích lại nhiều hơn số dư huy động vốn để tại NHNN cũng như tăng lãi suất cho vay tái cấp vốn để hạn chế các TCTD sử dụng kênh này để có thêm cung tín dụng, từ đây biện pháp chặn đà sức nóng của tăng trưởng tín dụng. Biện pháp kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực tạo ra ít năng suất lao động và cũng thường là nguyên nhân của vòng xoáy lạm phát đã kịp thời ngăn chặn đà tăng của lạm phát trong năm 2008. Để kiểm soát lạm phát năm 2009, NHNN tiếp tục thực hiện kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất và kinh doanh chứng khoán, đồng thời thực hiện các gói hỗ trợ lãi suất (Báo cáo thường niên NHNN, 2009). Kết quả, lạm phát đến cuối năm 2009 đã được kiểm soát ở mức 6,52% so với cùng kỳ năm trước. Theo dõi sự điều hành của NHNN thông qua công cụ tín dụng trực tiếp và các công cụ tiền tệ gián tiếp, câu hỏi đặt ra vậy kênh tín dụng ngân hàng thực sự tồn tại và hiệu quả ở Việt Nam hay không?

Lạm phát được kiểm soát nhưng tăng trưởng kinh tế đã chững lại do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế năm 2008 ở mức 6,18% - mức thấp nhất kể từ năm 2000. Đà suy giảm kinh tế tiếp tục, quý I/2009 và 6 tháng/2009 tăng trưởng tương ứng ở mức 3,14% và 4,41% so với cùng kỳ năm trước (TCTK, 2009); trong khi cùng kỳ năm 2008 tăng trưởng ở mức 7,4% và 6,5% (TCTK, 2009). Nhằm chặn đà suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm của NHNN trong năm 2009 (Báo cáo thường niên NHNN 2009, trang 25), NHNN đã thực hiện CSTT mở rộng thông qua các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi đối với cho vay ngắn hạn-trung dài hạn bằng VND; cho vay bằng VND để mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn; cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác (Báo cáo thường niên của NHNN, 2009). Tổng dư nợ hỗ trợ lãi suất cho vay đến hết năm 2009 lên đến 385.824 tỉ đồng, đã góp phần không nhỏ làm tăng trưởng tín dụng lên mức 37,53%, cao hơn nhiều so với mức tăng 23,38% của năm 2008 (Báo cáo thường niên NHNN 2009). Rõ ràng, câu hỏi nghiên cứu lại tiếp tục được đặt ra là liệu có sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng hay không vì thông tin trình bày đã phản chiếu thực thi công

cụ kiểm soát hoặc nới lỏng tín dụng để chặn đà lạm phát hoặc để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?

Chính sách tín dụng mở rộng, đặc biệt là gói hỗ trợ lãi suất kéo dài đến năm 2010 đã có tác động không nhỏ đến lạm phát duy trì ở mức cao trong năm 2010. Lạm phát bắt đầu tăng trở lại trên 2 con số kể từ tháng 11/2010 và tiếp tục tăng liên tục đến mức 23,15% trong tháng 10/2011 và 23,25% trong tháng 11/2011 (TCTK, 2011) so với cùng kỳ năm trước. Trước sức ép của lạm phát tăng trở lại gây hoang mang tâm lý cho công chúng và là nguy cơ dẫn đến mất ổn định kinh tế vĩ mô, đã buộc NHNN phải sử dụng đến công cụ chính sách tín dụng để kiểm soát lạm phát. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng 2011 đặt mục tiêu là 20%, nhưng NHNN đã có sự thu hẹp quyết liệt dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản và đầu tư chứng khoán. NHNN thực hiện hạn chế tín dụng phi sản xuất, với các giới hạn cứng về dư nợ phi sản xuất trong tổng dư nợ của TCTD là 22% vào 31/6/2011 và 16% vào 31/12/2011 (Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 1/3/2011 của Thống đốc NHNN ). Tăng trưởng tín dụng của khu vực này có thể được giải thích là nguồn gốc để siết chặt tín dụng. Đỉnh điểm là năm 2009, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống đạt 37,7% thì tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất (bất động sản, chứng khoán) tăng gần 42% và chiếm 19% tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ của hệ thống. Năm 2010, tín dụng tăng trưởng 27,6% thì dư nợ cho vay riêng bất động sản cũng tăng trưởng đến 23,5% (Văn Linh, 2015). Bên cạnh đó NHNN lại tăng trở lại tỉ lệ DTBB và lãi suất tái cấp vốn để hỗ trợ sử dụng thắt chặt tín dụng. Nhờ đó, lạm phát so với cùng kỳ đã bắt đầu đổ đèo từ tháng 8/2011 sau thời điểm ở mức đỉnh 23% tại tháng 7/2011 so với tháng 7/2010. Tác động của kiểm soát tín dụng đã kéo lạm phát năm 2011 xuống mức 18,13%. Vậy, câu hỏi tiếp tục được đặt ra cho khoảng thời gian này là kiểm soát lạm phát thông qua việc sử dụng công cụ tín dụng và các công cụ gián tiếp tác động đến cung-cầu tín dụng có hiệu quả hay không?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Để kéo lạm phát về một con số, kiểm soát tín dụng được tiếp tục thực thi năm 2012 với việc phân chia hạn mức tín dụng thành 4 nhóm để ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát. Nhờ đó tỉ lệ lạm phát so với cùng kỳ năm trước đã trở lại mức một con số kể từ tháng 8/2012, qua đó đã đẩy lạm phát đến thời điểm cuối năm 2012 chỉ tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng, lạm phát năm 2013 ổn định và chỉ tăng ở mức 6,03% so với cùng kỳ năm 2012, và đặc biệt năm 2014 lạm phát chỉ tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013.

Như vậy, phân tích nêu trên đã đặt ra vị trí, vai trò của kênh tín dụng tại Việt Nam quan trọng như thế nào, liệu nó có tồn tại và cơ chế truyền dẫn thông qua các công cụ tiền tệ nào?

Phân tích kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam: Tiếp cận bằng mô hình VECM - 2

Để nghiên cứu vai trò của kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ, Bernanke và Blinder (1998) đã xây dựng mô hình lý thuyết về quan hệ cung cầu tín dụng nhằm phân tích sự truyền dẫn tín dụng ngân hàng thông qua hệ thống các TCTD, để từ đó tác động đến nền kinh tế. Bernanke và Blinder (1998) gợi ý chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến cung tín dụng ngân hàng. Lãi suất chính sách giảm sẽ kéo theo chi phí đi vay giảm, qua đó tạo động lực mở rộng tín dụng. Trái ngược lại, lãi suất chính sách tăng sẽ đẩy chi phí đi vay của các ngân hàng tăng theo, do đó dư nợ tín dụng sẽ giảm khi các ngân hàng tăng lãi suất cho vay để bù đắp chi phí vốn tăng.

Để xác thực sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng theo mô hình lý thuyết được trình bày bởi Bernanke và Blinder (1998), Kashyap, Stein và Wilcox (1993) kiểm tra sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng thông qua việc kết hợp giữa tín dụng ngân hàng và các sản phẩm thay thế gần nhất là thương phiếu mà các ngân hàng dùng để cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Kết quả ước lượng chỉ ra CSTT thắt chặt làm giảm tín dụng ngân hàng và làm tăng số lượng thương phiếu, như vậy chỉ ra thương phiếu là nguồn thay thế tín dụng ngân hàng. Kashyap và Stein (1995) sử dụng kiểm định sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng thông qua việc kiểm tra phản ứng của các ngân hàng khi CSTT thay đổi. Kết quả ước lượng chỉ ra tăng trưởng tín dụng trong nhóm ngân hàng có quy mô tài sản nhỏ nhất phản ứng nhiều nhất với CSTT. Tuy nhiên, tác giả cũng thừa nhận kết quả ước lượng chưa đủ chặt chẽ để tách riêng ảnh hưởng của các cú sốc lên cung tín dụng. De Mello và Pisu (2010) xây dựng mô hình kênh tín dụng ngân hàng thông qua sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số vec-tơ (Vector-Error Correction Model – VECM) để khắc phục được nhược điểm nêu trên. Kết quả ước lượng đồng thời từ hàm cung - cầu tín dụng chỉ ra sự tồn tại kênh tín dụng ngân hàng ở Bra-xin. Sun và các cộng sự (2010) cũng sử dụng mô hình của de Mello và Pisu (2010) để nghiên cứu cho trường hợp của Trung Quốc, và kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng tại Trung Quốc. Tương tự như vậy, Cyrille (2014) đã chỉ ra sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng của các nước trong khu vực

CEMAC1.


1 CEMAC là cụm từ viết tắt của các nước trong cộng đồng kinh tế và thuế quan Trung Phi, bao gồm các quốc gia sau: Cameroon, the Central African Republic, Chad, the Republic of Congo, và Gabon.

Ở Việt Nam, nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tiền tệ cũng phổ biến, nhưng chỉ tập trung vào các kênh lãi suất, tỉ giá, giá tài sản. Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2011) sử dụng mô hình vec-tơ hiệu chỉnh sai số để xem xét các yếu tố tác động đến lạm phát. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra không tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa tín dụng ngân hàng và chỉ số giá tiêu dùng; ngược lại quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và chỉ số giá bán của người sản xuất tồn tại ý nghĩa thống kê. Cao Thị Ý Nhi và Lê Thu Giang (2015) sử dụng mô hình vec-tơ dạng cấu trúc (Structural Vector-Autoregressive Model – SVAR) để nghiên cứu và đưa ra kết luận mối quan hệ giữa tổng tín dụng và chỉ số giá tiêu dùng là chặt chẽ và thuận chiều. Chu Khánh Lân (2013) sử dụng mô hình vec-tơ tự hồi quy (Vector Autoregressive Model – VAR) để nghiên cứu và kết quả ước lượng cho thấy phản ứng của chỉ số giá tiêu dùng trước thay đổi của cung tiền được khuếch đại khá nhanh và mạnh trong trường hợp có kênh tín dụng so với trường hợp không có kênh tín dụng. Phạm Thị Hoàng Anh và Lê Hà Thu (2014) sử dụng mô hình VAR để nghiên cứu và đã đưa ra kết luận các cú sốc của tín dụng sẽ tác động đến lạm phát.

Như vậy, nghiên cứu tại Việt Nam chỉ tập trung vào cơ chế truyền dẫn tiền tệ thông qua các kênh tài sản (thị trường chứng khoán), lãi suất và tỉ giá; đồng thời sử dụng các mô hình chủ yếu là VAR và SVAR. Thông tin tổng hợp nghiên cứu nêu trên chưa cho thấy vai trò rất quan trọng của chính sách tín dụng cũng như sử dụng các công cụ tiền tệ gián tiếp khác để tác động lên tín dụng mà qua đó truyền dẫn đến nền kinh tế. Với khoảng trống trong nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn tiền tệ tại Việt Nam trong việc xác định có tồn tại kênh tín dụng ngân hàng hay không là mục tiêu nghiên cứu của luận án. Dựa trên mục đích nghiên cứu như vậy, tên đề tài nghiên cứu sẽ là: “Phân tích kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam: Tiếp cận bằng mô hình VECM”.

2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

Nhằm để gợi mở điều hành các công cụ tiền tệ hiệu quả thông qua kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ tại Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu. Với các biến dư nợ tín dụng, lãi suất cho vay,tỉ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cho vay tái cấp vốn, chỉ số sản suất công nghiệp, và chỉ số giá tiêu dùng, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:

Liệu có tồn tại tối đa 2 phương trình cung cầu tín dụng phụ thuộc vào các biến biến lãi suất cho vay; tỉ lệ dự trữ bắt buộc; lãi suất cho vay tái cấp vốn; chỉ số sản suất công nghiệp; và chỉ số giá tiêu dùng, hay không?

Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình tồn tại trong dài hạn hay trong ngắn hạn hay cả hai?

Công cụ tiền tệ nào đóng vai trò để kênh tín dụng tồn tại ở Việt Nam? Mối quan hệ giữa tín dụng và lạm phát được thể hiện như thế nào trong kết quả phương tình cung-cầu tín dụng?

Mục tiêu nghiên cứu:

Xác định sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ tại Việt Nam;

Xác định vai trò và phạm vi tác động của chính sách tiền tệ đến cung, cầu tín dụng thông qua việc sử dụng các công cụ tiền tệ;

Xác định mối quan hệ ngắn hạn, quan hệ dài hạn giữa các biến trong phương trình cung-cầu tín dụng;

Xác định mối quan hệ giữa lạm phát và cung cầu tín dụng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Để đạt được những mục đích nghiên cứu nêu trên luận án sẽ tập trung vào đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu xác định về sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

Do nguồn số liệu theo tháng không đầy đủ cho toàn bộ mẫu nghiên cứu kể từ năm 1991, năm nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có hội nhập kinh tế và cải cách kinh tế, đề tài chỉ xem xét trong khoảng thời gian từ tháng 1/2001 đến tháng 12/2014.

Dựa trên mô hình lý thuyết của kênh tín dụng ngân hàng, đề tài sử dụng các biến lãi suất cho vay tới nền kinh tế, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cho vay tái cấp vốn, dư nợ tín dụng, chỉ số sản xuất công nghiệp và chỉ số giá tiêu dùng để xác định sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng tại Việt Nam. Do phạm vi ảnh hưởng sâu rộng, đề tài sẽ sử dụng lãi suất cho vay

VND của các ngân hàng thương mại Nhà nước hoặc cổ phần Nhà nước chi phối làm biến đại diện cho biến lãi suất trong mô hình. Tương tự như vậy, do chiếm tỉ trọng lớn và có mức tỉ lệ cao hơn, đề tài sử dụng tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND cho kỳ hạn dưới 12 tháng làm biến đại diện cho biến tỉ lệ dự trữ bắt buộc trong mô hình.

Trong phạm vi xác định sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng, đề tài sẽ xem xét vai trò của chính sách tiền tệ tác động đến hàm cung hay hàm cầu tín dụng; mối quan hệ giữa lạm phát và tín dụng được xác định bởi hàm cung hay hàm cầu hoặc cả hai. Đề tài cũng sẽ xác định phạm vi ảnh hưởng của các công cụ chính sách tiền tệ (tỉ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cho vay) đến cung cầu tín dụng, lạm phát và sản lượng công nghiệp. Trên cơ sở lý thuyết, mở rộng tín dụng sẽ hỗ trợ nền kinh tế tăng quy mô sản xuất và tiêu dùng, cuối cùng là sản lượng tăng lên. Do vậy, đề tài cũng tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa cầu tín dụng với sản lượng của nền kinh tế.

Giới hạn nghiên cứu

Do không thể thu thập được quy mô vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng để tổng hợp lên thành biến quy mô vốn của hệ thống ngân hàng mà được đề cập trong mô hình lý thuyết cũng như trong một số nghiên cứu về sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng của các nước trên thế giới, vì vậy, đề tài không thể thử nghiệm mô hình có tính đến quy mô vốn của ngân hàng để xem xét mối quan hệ của chính sách tiền tệ, cung tín dụng, quy mô vốn của ngân hàng, tỉ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất cho vay.

Do khó khăn trong việc thu thập thông tin, số liệu ở phạm vi mức từng ngân hàng thương mại, đề tài không thể xem xét kênh tín dụng ngân hàng ở cấp từng ngân hàng mà chỉ xác định được kênh tín dụng ngân hàng ở mức tổng toàn hệ thống ngân hàng.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để phù hợp với nội dung, yêu cầu và mục đích nghiên cứu mà luận án đã đề ra, luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm:

• Phương pháp thống kê: Số liệu sử dụng trong luận án này được thu thập từ các nguồn gồm: Tổng cục Thống kê Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và

7

Thống kê tài chính quốc tế của Quỹ tiền tệ quốc tế (IFS-IMF). Số liệu liên quan tới việc phân tích định lượng để xác định sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng và mối quan hệ giữa các biến gồm có: lãi suất cho vay; tỉ lệ dự trữ bắt buộc; lãi suất cho vay tái cấp vốn; dư nợ tín dụng ngân hàng; chỉ số sản suất công nghiệp; và chỉ số giá tiêu dùng.

• Phương pháp so sánh đối chứng: Dựa trên cơ sở những số liệu thực tế thu thập được đề tài sẽ sử dụng để phân tích, đánh giá về sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng thông qua đối chiếu, so sánh và kết nối diễn biến của nền kinh tế với các quyết định điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

• Phương pháp mô hình hóa: phương pháp này được sử dụng để làm rõ nội dung từ phương pháp so sánh đối chứng thông qua các các đồ thị, minh họa trên đồ thị.

• Phương pháp phân tích kinh tế lượng: luận án sử dụng phương pháp ước lượng theo mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số VECM (Vector Error Correction Model) để xác định sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ tại Việt Nam và thông qua đó đưa ra những gợi ý về điều hành chính sách tiền tệ.

5. Ý nghĩa khoa học của luận án

Kết quả đạt được của luận án, với tên đề tài “Phân tích kênh tín dụng ngân hàng trong cơ chế truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam: Tiếp cận bằng mô hình VECM”, sẽ có đóng góp ý nghĩa khoa học nhất định. Cụ thể:

• Luận án đã giới thiệu cơ sở lý thuyết về kênh tín dụng ngân hàng, đồng thời sử dụng phương pháp đó để xác định sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng tại Việt Nam. Kết quả ước lượng đã chỉ ra cơ chế truyền dẫn tiền tệ tại Việt Nam có đi qua kênh tín dụng ngân hàng. Như vậy, luận án đã cung cấp bằng chứng về sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng để các nghiên cứu sau có thể tham khảo cho phần tổng quan nghiên cứu. Hơn nữa, với tư cách tiên phong áp dụng phương pháp VECM để xác định kênh tín dụng ngân hàng bằng mối quan hệ cung cầu cũng sẽ là điểm khởi đầu để các nghiên cứu sau này có thể thay đổi biến hoặc chỉnh sửa mô hình với mục đích tìm kiếm nhiều bằng chứng hơn về sự tồn tại của kênh tín dụng ngân hàng tại Việt Nam.

• Kết quả ước lượng đã mang lại những gợi ý trong việc điều hành chính sách tiền tệ để theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát và/hoặc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Kết quả ước lượng chỉ ra mối quan hệ giữa cung-cầu tín dụng với các biến trong không gian dài hạn cũng như đóng vai trò quan trọng trong ngắn hạn để hỗ trợ điều chỉnh

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 28/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí