Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau BIDV Cà Mau - 11



6.1 KẾT LUẬN

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Ngân hàng có vai trò quyết định trong sự phát triển của một quốc gia vì với chức năng trung gian tín dụng ngân hàng đã thúc đẫy nền kinh tế phát triển. Với bề dày kinh nghiệm trong nhiều năm hoạt động, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cà Mau đã không ngừng nỗ lực vươn lên để từng bước theo kịp với sự phát triển chung của toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư & Phát triển cũng như ngành Ngân hàng. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cà Mau đã gặp không ít khó khăn, nhưng đã từng bước khắc phục để tồn tại và phát triển. Hỗ trợ vốn kịp thời cho các Doanh nghiệp để xây dựng các công trình theo kế hoạch nhà nước và trong các lĩnh vực khác, đầu tư vốn cho các dự án chế biến thủy sản xuất khẩu, tạo ra nhiều công trình công cộng phục vụ đời sống nhân dân, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu và nguồn thu ngân sách của tỉnh. Phục vụ tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương không ngừng phát triển.

Qua phân tích và đánh giá hoạt động của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cà Mau ta thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả cao, tình hình nợ xấu ngày càng giảm xuống, chất lượng tín dụng đã được nâng cao. Chi nhánh ngày càng mở rộng quy mô tín dụng để hỗ trợ ngày càng nhiều cho nền kinh tế thúc đẫy quê hương Cà Mau ngày càng phát triển hơn. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của mình, Chi nhánh vẫn còn gặp nhiều khó khăn đó là công tác huy động vốn của Ngân hàng chưa thật sự bởi vì Ngân hàng chưa có một chính sách lãi suất hấp dẫn, chưa có những chính sách mới để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội một cách hiệu quả mà phụ thuộc vào vốn điều chuyển ngày càng nhiều để cho vay. Chi nhánh còn tập trung vốn cho vay quá nhiều vào CNCB thuỷ hải sản vì thế sẽ gặp nhiều rủi ro. Mặc dù vậy lợi nhuận đạt được cũng tương đối cao đặc biệt là trong nền kinh tế khó khăn như ngày nay. Có được kết quả như vậy là nhờ vào sự nỗ lực vươn lên của tập thể ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của Chi nhánh với tinh thần trách nhiệm cao dẫn dắt Chi nhánh hoạt động ngày càng hiệu quả.


6.2 KIẾN NGHỊ

Qua thời gian thực tập, tìm hiểu và tiếp xúc thực tế tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cà Mau em xin có một số kiến nghị mang tính chất tham khảo hy vọng góp phần để Ngân hàng hoạt động ngày càng tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

+ Ngân hàng nên nhanh chóng xây dựng trụ sở để tạo môi trường thoải mái cho khách hàng đến giao dịch cũng như tạo môi trường thuận lợi để cán bộ Ngân hàng làm việc tốt hơn.

+ Ngân hàng cần tạo lập thêm bộ phận Marketing nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rổi trong dân cư và mở rộng qui mô tín dụng. Phải có chương trình cụ thể để phù hợp với điều kiện của mọi người không nên nghiên cứu quá nhiều về hình thức mà cần phải lấy chất lượng phục vụ khách hàng làm trọng.

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau BIDV Cà Mau - 11

+ Cần có chính sách lãi suất thích hợp để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để chủ động hơn trong cho vay, có thể cạnh tranh với các Ngân hàng trong khu vực.

+ Cần xây dựng nhiều phòng giao dịch ở các huyện nhằm có thể huy động vốn nhiều hơn

+ Cần lắp đặt hệ thống máy ATM ở những nơi mang tính chiến lược để khách hàng có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào tạo sự thuận tiện cho khách hàng cũng như qua đó có thể thu hút nguồn vốn tốt hơn.

+ Mở các đợt tiền gởi tiết kiệm có trúng thưởng thông qua xổ số định kỳ. Đây là loại hình tiết kiệm có sức hấp dẫn rất lớn đặc biệt là ở các tầng lớp dân cư có mức sống trung bình, việc đưa ra các giải thưởng bằng những tiện nghi sinh hoạt hay tiền,... sẽ là là một động lực rất lớn đối với họ.

+ Ngân hàng cần có chính sách thăm hỏi, chúc tết những khách hàng truyền thống của Ngân hàng, những khách hàng có số tiền gởi cao nhằm tạo mối quan hệ thân thiết, giữ chân khách hàng.

+ Chú trọng công tác thu nợ để tăng thêm nguồn vốn cho vay.

Áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ Ngân hàng ( bảo lãnh, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế ), mở rộng và phát triển các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, kiều hối, chi trả lương, ATM, thanh


toán thẻ, sec, ... mở rộng cung ứng dịch vụ Home banking cho khách hàng, thanh toán điện tử với một số khách hàng có doanh số giao dịch lớn nhằm tăng thêm số lượng khách hàng, tăng doanh số giao dịch qua đó tăng trưởng huy động vốn.

+ Phân tích đánh giá và phân loại khách hàng để nắm thực trạng, thực lực, thực tế tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh và quan hệ tín dụng của Doanh nghiệp với Ngân hàng và các khách hàng khác, để Ngân hàng xác lập mức độ quan hệ tín dụng, để hoạch định và thực thi chính sách khách hàng, chính sách tín dụng, dịch vụ cho phù hợp.

Phát triển các dịch vụ tư vấn, thông tin cũng là hướng để Ngân hàng đa dạng thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh phát triển của các Doanh nghiệp.

Tăng cường kiểm tra kiểm soát ngăn ngừa các khoản nợ quá hạn phát sinh, xử lý thu hồi triệt để các khoản nợ đến hạn, quá hạn.

Chủ động bám sát vào đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của địa phương, kịp thời tiếp cận các dự án để thẩm định, quyết định cho vay. Nắm bắt kế hoạch đầu tư xây dựng, các chương trình đầu tư, quy hoạch của ngành để đẩy mạnh cho vay. Mở rộng tín dụng trung, dài hạn để tạo lập thị phần, thị trường mới cho tín dụng ngắn hạn.

Tìm kiếm các biện pháp phối hợp cùng Doanh nghiệp và các cơ quan chức năng để tận thu nợ khó đòi, nợ tồn đọng, đồng thời không để phát sinh thêm nợ khó đòi, mới góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát các nghiệp vụ, các hoạt động tín dụng

để quản lý chất lượng tín dụng ngày càng tốt hơn.

Gắn liền vơí việc đổi mới công nghệ, đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới để nâng cao chất lượng tín dụng nhằm tăng cường sức cạnh tranh, mở rộng được thị trường, thị phần.

Mở rộng khách hàng, hạn chế tập trung vốn quá nhiều vào một số ít khách hàng hay ngành nghề, nhằm phân tán rủi ro tín dụng.

Để khuyến khích cán bộ tín dụng có trách nhiệm và thận trọng hơn trong công tác, Ngân hàng nên có hình thức khen thưởng về vật chất cũng như tinh thần đối với những cán bộ cho vay nhiều nhưng rủi ro thấp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Đăng Dờn (2007). Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại (commercial Banking), Nhà xuất bản Thống Kê, Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM.

2. Thái Văn Đại (2007). Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Thương mại, Trường Đại học Cần Thơ.

3. Thái Văn Đại, Bùi Văn Trịnh (2005). Bài giảng Tiền Tệ Ngân hàng, Trường Đại học Cần Thơ.

4. Nguyễn Thị Thanh Loan (2008), “Đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Cà Mau”, lớp Tài Chính Ngân hàng khoá 30, Trường Đại học Cần Thơ

5. Nguyễn Thanh Quốc Đạt (2005) “Phân tích hiệu quả cho vay và huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại Thương An Giang”, lớp Tài Chính, Đại học An Giang.

6. Tin tức, sự kiện về tình hình kinh tế Cà Mau 2006, 2007,2008 từ trang web www.camau.com.vn


PHỤ LỤC 1

CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNN

- Quyết định (QĐ) 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức Tín dụng (TCTD).

- Quyết định số 8/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493, nợ của NHTM được chia thành 5 nhóm.

- Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về dư nợ cho vay nhóm khách hàng quy

định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.

- Quyết định 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 457.

- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN, quy định quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.

- Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627.

- Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 127.

- Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/09/2004 về việc ban hành quy chế tiền gửi tiết kiệm.

- Quyết định 02/2004/QĐ-NHNN ngày 04/01/2004 của Thống đốc NHNN về quy chế phát hành giấy tờ có giá của TCTD để huy động vốn trong nước.

- Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 29/03/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp bằng quyền sử dụng đất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022