Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo & PTNT An Giang – Chi nhánh huyện Thoại Sơn - 8


lúa mà điều kiện tự nhiên thuận lợi trúng mùa khách hàng sẽ trả được nợ đúng hạn, ngược lại nếu mất mùa xảy ra KH sẽ không thể trả nợ đúng hạn dẫn đến nợ xấu.

Giống như ngành nông nghiệp, hoạt động SXKD của ngành tiểu thủ công nghiệp không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi. Trong những năm gần đây, mặc dù chất lượng sản phẩm của làng nghề truyền thống đã được cải thiện rò rệt, nhưng giá sản phẩm bán ra phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của thị trường. Nếu sản phẩm bán được, người dân sẽ thu hồi vốn nhanh chóng, trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Tuy nhiên có những thời điểm hàng hóa không bán được, gây ứ đọng vốn, người dân thu hồi vốn khó khăn, dẫn đến NH không thu hồi được nợ đúng hạn. Nợ xấu ngành tiểu thủ công nghiệp năm 2011 là 1.197 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 1.466 triệu đồng, đến năm 2013 nợ quá hạn đạt 1.491 triệu đồng.

Đối với ngành thương mại dịch vụ, phần lớn nợ xấu là do người dân sử dụng vốn sai mục đích, gây thất thoát vốn. Ngoài ra giá cả thị trường lên xuống bất thường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc mua bán trao đổi hàng hóa của người dân. Khi đó hoạt động kinh doanh của người dân sẽ gặp nhiều khó khăn, dẫn đến không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Cụ thể nợ quá hạn ngành thương mại dịch vụ năm 2011 là 1.028 triệu đồng chiếm tỷ trọng 21,81%. Đến năm 2012 nợ quá hạn tăng nhẹ đạt 1.164 triệu đồng, tăng 136 triệu đồng tương đương 13,23% so với năm 2012. Năm 2013 nợ quá hạn đạt mức cao nhất 1.194 triệu đồng. Nợ quá xấu là tín hiệu không tốt cho hoạt động của NH, do đó cần phải đề ra những biện pháp khắc phục nhằm giảm nợ xấu đến mức thấp nhất.

2.2.2.4.4 Nợ xấu theo phương thức bảo đảm‌


100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

57,7

61,2

64,5

Không có bảo đảm bằng TS

Có bảo đảm bằng TS

42,3

38,8

35,5

2011 2012

2013

Năm


Biểu đồ 2.18 Tình hình nợ xấu theo phương thức bảo đảm

Nguồn: Tác giả tự xây dựng

Dựa vào biểu đồ 2.18 ta thấy nợ xấu không có bảo đảm bằng TS luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng dần qua các năm mặc dù cho vay có bảo đảm bằng TS lớn hơn rất nhiều so với không có bảo đảm bằng TS. Do không có bất cứ ràng buộc về tài sản nên khách hàng luôn cố tìm cách kéo dài thời gian trả nợ để chiếm dụng vốn của ngân hàng dẫn đến vòng quay tín dụng bị ảnh hưởng. Cụ thể nợ xấu năm 2011 là 3.744 triệu đồng chiếm tỷ trọng 57,7%, năm 2012 tăng lên 4.253 triệu đồng với mức tăng 509 triệu đồng tương đương 13,6% so với năm 2012. Đến năm 2013 nợ xấu đã là 4.715 triệu đồng tăng 10,9% so với năm 2012.

Ngược lại nợ xấu đối với hình thức có tài sản đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm qua các năm, do trách nhiệm trả nợ gắn với tài sản thế chấp nên KH luôn cố gắng trả nợ đúng hạn. Phần lớn nợ xấu của hình thức này là do khách hàng cố tình lừa đảo, dùng cùng một tài sản thế chấp để vay vốn ở nhiều ngân hàng, khi đã vay được vốn thì sử dụng cho mục đích cá nhân gây thất thoát vốn của NH. Năm 2011 nợ xấu với hình thức này là 2.746 triệu đồng chiếm 42,3%, năm 2012 giảm còn 2.697 triệu đồng. Đến năm 2013 nợ xấu tiếp tục giảm còn 2.600 triệu đồng với mức giảm 97 triệu đồng tương đương 3,6% so với năm 2012.

Nhìn chung nợ xấu của ngân hàng có tăng trong những năm gần đây nhưng so với mức tăng của doanh số cho vay thì sự gia tăng này không đáng kể. Tuy nhiên ngân


hàng cũng cần đề ra những biện pháp quyết liệt hơn nữa để giảm nợ xấu đến mức thấp nhất giúp vòng quay tín dụng đạt hiệu quả hơn nữa.

2.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân của NHNo & PTNT An Giang – chi nhánh huyện Thoại Sơn‌

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính đem lại nguồn thu lớn nhất cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng diễn ra thường xuyên, liên tục và tăng giảm theo tính chất mùa vụ, biến động thị trường. Để đánh giá hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT An Giang - chi nhánh huyện Thoại Sơn có đạt hiệu quả không, tình hình rủi ro tín dụng như thế nào, ta có thể phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân như vòng quay vốn tín dụng, dư nợ/vốn huy động, tỷ lệ nợ quá hạn…


Bảng 2.7 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng cá nhân của NHNo

& PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn giai đoạn 2011-2013


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm

2011

2012

2013

1. Doanh số cho vay

Triệu đồng

103.996

157.610

202.835

2. Doanh số thu nợ

Triệu đồng

85.216

128.037

212.711

3. Dư nợ

Triệu đồng

132.557

153.052

186.310

4. Nợ quá hạn

Triệu đồng

6.490

6.950

7.315

5. Dư nợ bình quân

Triệu đồng

103.779

142.805

169.681

6. Vốn huy động

Triệu đồng

79.639

113.306

149.139

7. Vòng quay vốn tín dụng

Vòng

0,82

0,90

1,25

8. Hệ số thu nợ

%

81,94

81,24

104,87

9. Tỷ lệ nợ quá hạn

%

4,90

4,54

3,93

10. Dư nợ/Vốn huy động

Lần

1,66

1,35

1,25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo & PTNT An Giang – Chi nhánh huyện Thoại Sơn - 8


Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh

Vòng quay vốn tín dụng: đo lường tốc độ luân chuyển vốn cho vay tại ngân hàng, thời gian thu hồi vốn vay nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi vốn của ngân hàng càng nhanh. Vòng quay vốn của NH luôn tăng trong 3 năm qua, năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ công tác thu hồi nợ ngày càng được thực hiện tốt. Cụ thể năm 2011 vòng quay vốn đạt 0,82 vòng, năm 2012 là 0,9


vòng. Đến năm 2013 tăng lên 1,25 vòng. Như vậy đồng vốn của NH được thu hồi và luân chuyển tốt qua ba năm, điều này làm cho quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh càng được mở rộng. Lãnh đạo NH đã chỉ đạo tốt cán bộ phòng kế hoạch kinh doanh giám sát, thu hồi đúng hạn những khoản nợ. Thêm nữa khách hàng vay vốn kinh doanh có hiệu quả góp phần vòng quay tín dụng tăng dần qua các năm.

Hệ số thu nợ: đánh giá khả năng thu hồi nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số thu nợ càng cao thể hiện đồng vốn cho vay của ngân hàng được sử dụng đúng mục đích, khách hàng vay vốn SXKD có hiệu quả, đồng thời cũng nói lên khả năng thu nợ của cán bộ NH. Dựa vào bảng 2.30 ta thấy hệ số thu nợ của NH khá tốt, năm 2011 là 81,94%, năm 2012 là 81,24%, đến năm 2013 hệ số thu nợ có mức tăng mạnh đạt 104,87%. Nguyên nhân là doanh số thu nợ năm 2013 tăng cao, những khoản nợ của những năm trước đã được trả hết trong năm 2013. Hoạt động kinh doanh, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đạt nhiều kết quả tích cực, thu nhập khách hàng tăng lên nên KH có tiền trả nợ NH.

Tỷ lệ nợ quá hạn: phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ ngân hàng hoạt động có hiệu quả ngược lại chỉ tiêu này càng cao thể hiện rủi ro trong hoạt động tín dụng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn của NH năm 2011 chiếm 4,90% trong tổng dư nợ, năm 2012 chiếm 4,54% trong tổng dư nợ, đến năm 2013 nợ quá hạn chiếm 3,93% trong tổng dư nợ. Ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của NH giảm qua các năm. Có được kết quả này là do công tác thẩm định cho vay tốt, ngân hàng có những biện pháp thu hồi nợ tốt.

Dư nợ/Vốn huy động: cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Thông thường, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, tốt nhất là gần bằng 1. Nếu chỉ tiêu này quá lớn thì có nghĩa là khả năng huy động vốn của NH thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ chứng tỏ ngân hàng không cho vay hết số vốn huy động dẫn đến sử dụng vốn không hiệu quả. Năm 2011 dư nợ/vốn huy động là 1,66 nghĩa là 1 đồng vốn huy động có dư nợ là 1,66 đồng, năm 2012 1 đồng vốn huy động có dư nợ là 1,35 đồng, năm 2013 1 đồng vốn huy động có dư nợ là 1,25 đồng. Từ kết quả trên ta thấy huy động vốn của ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao, không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, còn phải phụ thuộc vào vốn từ ngân hàng cấp trên dẫn đến lợi nhuận giảm do phải chịu lãi suất cao. Ngân hàng cần đề ra những biện pháp nhằm thu hút vốn huy động từ các thành phần dân cư giảm sự phụ thuộc vào ngân hàng tỉnh.


2.4 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng cá nhân của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn‌

2.4.1 Những mặt đạt được‌

- Hoạt động tín dụng ngày càng được mở rộng, doanh số cho vay tăng lên qua mỗi năm, khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều, hạn mức tín dụng đối với các khoản vay được nâng lên.

- Nhiều sản phẩm tín dụng mới được ngân hàng triển khai đáp ứng nhu cầu vay vốn khác nhau của khách hàng.

- Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng cá nhân ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng.

2.4.2 Những mặt hạn chế‌

- Nguồn vốn huy động tại ngân hàng còn thấp, còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngân hàng cấp tỉnh, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng năm.

- Nợ xấu tăng trong những năm gần đây, mặc dù mức tăng không đáng kể nhưng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, cắt giảm nợ xấu đến mức thấp nhất là nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng trong thời gian tới.

- Quy trình tín dụng còn phức tạp, thời gian thẩm định kéo dài nhiều khi làm cho khách hàng mất đi cơ hội đầu tư tốt.


Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo & PTNT An Giang – chi nhánh huyện Thoại Sơn‌

3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới‌

Tiếp tục củng cố giữ vững vị thế chủ đạo trong vai trò cung cấp tín dụng trên địa bàn huyện Thoại Sơn.

Không ngừng tìm kiếm khách hàng mới nhằm mở rộng thị phần cho vay, đưa ra nhiều sản phẩm tín dụng hơn nữa đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng đa dạng của khách hàng.

Duy trì thường xuyên việc giám sát, kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Xây dựng các phong trào thi đua, khen thưởng, khích lệ cán bộ nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc được giao.

Đề ra nhiều biện pháp nhằm gia tăng khả năng huy động vốn của ngân hàng, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng cấp tỉnh.

Tập trung xử lý nợ xấu giảm nhóm nợ này xuống dưới 5% trong tổng dư nợ, cương quyết không để nợ quá hạn phát sinh đối với tất cả các khoản vay mới, giảm thiểu rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất.

Mở rộng hoạt động kinh doanh theo hướng an toàn, hiệu quả, phát triển

bền vững


Ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngân hàng,

tăng cường đào tạo nghiệp vụ tại chỗ, đưa các nhân viên xuất sắc đi học các khóa ngắn hạn nâng cao trình độ.

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân‌


3.2.1 Tăng cường công tác huy động vốn‌


3.2.1.1 Cơ sở khoa học của giải pháp‌

Trong những năm gần đây, nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn huyện Thoại Sơn ngày càng tăng cao trong khi nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ. Ngân hàng luôn phải vay vốn từ ngân hàng cấp trên để giải quyết sự thiếu hụt này, dẫn đến lợi nhuận giảm do lãi suất vay cao hơn lãi suất huy động tại chi nhánh. Do đó tăng cường huy động vốn, giảm bớt sự phụ thuộc vào ngân hàng cấp trên là nhiệm vụ quan trọng ngân hàng cần thực hiện.


Để thực hiện tốt huy động vốn, ngân hàng cần phải dựa vào 2 phòng giao dịch hiện có của chi nhánh, phòng giao dịch Vọng Thê và thị trấn Phú Hòa. Đây là 2 nơi tập trung nhiều dân cư, kinh tế phát triển, nếu có những biện pháp thích hợp sẽ dễ dàng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Ngoài ra thương hiệu, uy tín của ngân hàng là một trong những lý do quyết định lựa chọn nơi gửi tiền của khách hàng. Do đó sử dụng hình ảnh ngân hàng uy tín, an toàn, đảm bảo sẽ giúp hiệu quả huy động vốn được nâng lên. Thêm nữa mạng lưới khách hàng rộng khắp, lãi suất huy động cao là những lợi thế ngân hàng cần quan tâm nhằm cải thiện khả năng huy động vốn của ngân hàng. Cuối cùng yếu tố quan trọng không thể không nhắc đến đó là yếu tố con người, nếu cán bộ nhân viên không có trình độ nghiệp vụ tốt thì có đề ra nhiều biện pháp cũng không mang lại hiệu quả cao.

3.2.1.2 Nội dung giải pháp‌

Có thể nói lãi suất là công cụ rất quan trọng trong việc huy động vốn, do đó ngân hàng cần xác định lãi suất huy động phù hợp với tỷ lệ lạm phát tình hình kinh tế để khách hàng thấy rằng tiền gửi của họ sẽ không bị mất giá khi gửi tại NH. Ngoài ra, ngân hàng nên có những chính sách ưu đãi về lãi suất, tặng quà, giảm chi phí khi sử dụng các dịch vụ với những khách hàng có số dư tiền gửi cao, giao dịch lâu năm với ngân hàng. Làm được như vậy chi nhánh sẽ duy trì được những khách hàng cũ, thu hút những khách hàng mới, khuyến khích họ gắn bó lâu dài với ngân hàng. Bên cạnh đó thường xuyên nâng cao trình độ, phong cách phục vụ cho cán bộ nhân viên là việc làm hết sức cần thiết. Đảm bảo cán bộ nhân viên có đủ trình độ và khả năng ứng dụng công nghệ mới đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng nhanh chóng thuận tiện. Khi giao tiếp với khách hàng cán bộ NH cần niềm nở, lịch sự, tư vấn đưa ra lời khuyên, trả lời các câu hỏi của khách hàng một cách thỏa đáng các vấn đề liên quan đến lãi suất, chế độ tiền gửi, việc thanh toán….Khi đó sẽ tăng niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng và họ sẽ yên tâm khi gửi tài sản của mình. Kế tiếp ngân hàng cần phải đưa hình ảnh ngân hàng an toàn uy tín đến khách hàng bằng cách thiết kế các tờ bướm ngắn gọn, chú trọng sự tin tưởng của KH đối với NH như giới thiệu vốn điều lệ, quy mô hoạt động của NH, quá trình hình thành và phát triển, các hình thức huy động và dịch vụ khác. Tiến hành khảo sát khách hàng thông qua bảng trắc nghiệm về thu nhập, hình thức huy động vốn, phương thức phục vụ. Từ kết quả thu được sẽ tiến hành phân tích đánh giá nhằm đưa ra các hình thức huy động vốn phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Hiện nay các sản phẩm huy động vốn NH thiết kế dành cho khách hàng bao gồm


tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn loại lĩnh lãi trước, lĩnh lãi định kỳ, lĩnh lãi cuối kỳ, giấy tờ có giá ngắn hạn, giấy tờ có giá dài hạn. Các sản phẩm này mang lại kết quả không cao, vì vậy ngân hàng có thể thiết kế ra các sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu của khách hàng như gửi một lần rút nhiều lần, gửi nhiều lần rút một lần hoặc gửi một nơi rút nhiều nơi, các kỳ hạn gửi tiền rút tiền sẽ được ấn định trong hợp đồng tín dụng. Hình thức này sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng, ngân hàng sẽ dễ dàng thu hút lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư. Cuối cùng ngân hàng cần tăng cường cơ sở vật chất, mở rộng các phòng giao dịch, trang bị các phương tiện giao dịch hiện đại với cấu hình tốt, đường truyền an toàn, xử lý nhanh chính xác góp phần đơn giản thủ tục hành chính, giảm được thời gian giao dịch, tạo được lòng tin, tín nhiệm từ phía khách hàng.

3.2.1.3 Dự kiến kết quả đạt được‌

Với những giải pháp đề ra dự kiến nguồn vốn huy động tại chi nhánh sẽ tăng mạnh, tỷ trọng vốn vay từ ngân hàng tỉnh sẽ giảm xuống dưới 10% trong tổng nguồn vốn. Khi đó ngân hàng sẽ có nguồn lực tài chính để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở thêm nhiều điểm giao dịch với khách hàng, nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm tín dụng mới bên cạnh những sản phẩm truyền thống. Nhờ vậy ngân hàng có thể thu hút thêm nhiều khách hàng. Điều này tác động tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó vốn huy động tăng lên sẽ đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng, giúp NH lúc nào cũng có thể phục vụ nhu cầu thanh toán chi trả của KH, khiến khách hàng yên tâm giao dịch tin tưởng vào NH. Từ đó uy tín của ngân hàng cũng được nâng cao, càng có điều kiện để mở rộng hoạt động nâng cao vị thế.

3.2.2 Cắt giảm nợ xấu‌


3.2.2.1 Cơ sở khoa học của giải pháp‌

Những năm gần đây nợ xấu của ngân hàng có xu hướng tăng lên, mặc dù mức tăng không đáng kể nhưng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nợ xấu gây ứ động vốn làm mất vốn kinh doanh của ngân hàng, làm chậm vòng quay vốn, giảm tốc độ chu chuyển vốn, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguy hiểm nhất nợ xấu làm mất khả năng thanh toán và có thể dẫn tới sự sụp đổ của ngân hàng. Do đó ngân hàng cần cắt giảm nợ xấu xuống mức thấp nhất là nhiệm vụ quan trọng ngân hàng cần thưc hiện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2022