Phân Tích Tài Sản Và Vốn Hoạt Động Của Doanh Nghiệp

So sánh với 3 công ty trong cùng ngành thì tỷ trọng chi phí tài chính trên doanh thu của Agifish là thấp nhất, chứng tỏ công ty đã quản lý nguồn vốn hiệu quả và biết tận dụng các nguồn vốn huy động từ các cổ đông là chủ yếu, với chi phí sử dụng vốn thấp. Điều này là một lợi thế đáng kể, nhất là khi năm 2008 được coi là một năm rất khó khăn trong việc huy động vốn với chi phí lãi vay trên 20%/năm. Sự chênh lệch giữa tỷ trọng chi phí tài chính của Agifish và 3 công ty cùng ngành sẽ gia tăng đáng kể trong năm 2008.

3.3. Chi phí bán hàng

Chi phí này phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ bao gồm các chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo hành sản phẩm.

Bảng 13: Tỷ trọng chi phí bán hàng của AGF 2005-2007 và ABT, ANV, ACL năm 2007

Chỉ tiêu

Đơn vị

AGF

ABT (2007)

ANV (2007)

ACL (2007)

2005

2006

2007

Chi phí bán hàng

Tỷ đồng

55.9

75.5

96.7

28.2

276.7

28.2

Tỷ trọng chi phí bán hàng

%

6,7

6,3

7,8

6,5

8,6

5,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - 7

Nguồn: Số liệu từ kết quả hoạt động kinh doanh AGF năm 2005-2007

và ABT, ANV, ACL năm 2007

So với năm 2005, chi phí bán hàng năm 2006 tăng từ 55,9 tỷ đồng lên 75,5 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do công ty mở rộng mạng lưới khách hàng, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy giá trị tuyệt đối tăng nhưng tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu năm 2006 lại giảm do tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng chi phí bán hàng. Đặc biệt, trong năm 2006 thì do giá xăng dầu tăng, dẫn đến chi phí vận chuyển tăng nhưng không làm tăng tỷ trọng chi phí này. Đây là một dấu hiệu tích cực, chứng tỏ công ty đã quản lý chi phí bán hàng rất có hiệu quả trong năm 2006.

Sang năm 2007, chi phí bán hàng tăng lên 96,7 tỷ đồng. Tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu là 7,8%. Nguyên nhân là do chi phí vận chuyển

trong năm 2007 tiếp tục tăng so với năm 2006, trong khi đó công ty lại không duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu cao.

Xét tương quan với 3 doanh nghiệp trong cùng ngành, chi phí bán hàng của Agifish cũng tương đối cao, chỉ thấp hơn tỷ trọng của ANV. Như vậy, việc quản lý chi phí bán hàng của Agifish năm 2007 chưa thực sự hiệu quả.

3.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí này phản ánh các chi phí quản lý nói chung của doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp.

Bảng 14: Cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp của AGF năm 2005-2007


Chỉ tiêu

Đơn vị

2005

2006

2007

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Triệu đồng

19.017

15.886

19.643

Chi phí cho nhân viên

Triệu đồng

10.266

4.816

4.760

Chi phí vật liệu, bao bì

Triệu đồng

739

342

1.101

Chi phí công cụ đồ dùng văn phòng

Triệu đồng

1.492

364

650

Chi phí khấu hao tài sản cố định

Triệu đồng

n/a

2.000

2.666

Thuế, phí, lệ phí

Triệu đồng

14

12

9

Chi phí dự phòng

Triệu đồng

125

51

0

Chi phí dịch vụ mua ngoài

Triệu đồng

1.224

1.849

2.827

Chi phí bằng tiền khác

Triệu đồng

5.155

6.451

7.628

Chi phí quản lý/ doanh thu

%

2,3

1,3

1,6

Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính AGF năm 2005-2007

So với năm 2005, chi phí quản lý doanh nghiệp của Agifish giảm hơn 3 tỷ đồng, từ 19 tỷ đồng xuống còn gần 16 tỷ đồng. Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu giảm 1%, xuống còn 1,3%. Trong đó, chi phí cho nhân viên giảm từ 10 tỷ đồng xuống còn 5 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ công ty đã nỗ lực thực hiện tốt các biện pháp tiết kiệm, cắt giảm chi phí một cách hợp lý nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cho công ty, thể hiện được tính hiệu quả trong hoạt động điều hành.

Sang năm 2007, chi phí quản lý của công ty có tăng so với năm 2006, lên 19,6 tỷ đồng. Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu tăng lên 1,6%. Chi phí cho nhân viên vẫn giữ nguyên. Như vậy, mức độ tăng trưởng chi phí quản lý chủ yếu do giá cả của các dịch vụ bên ngoài tăng.

Bảng 15: Tỷ trọng chi phí quản lý của AGF, ABT, ANV và ACL năm 2007


Chỉ tiêu

Đơn vị

AGF

ABT

ANV

ACL

Chi phí bán hàng

Triệu đồng

19,6

4,2

39,5

9,6

Tỷ trọng chi phí bán hàng

%

1,6

1,0

1,2

1,8

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của AGF, ABT, ANV và ACL năm 2007

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu của Agifish năm 2007 ở mức tương đối cao so với 3 doanh nghiệp cùng ngành. Như vậy, bộ máy quản lý của công ty còn cồng kềnh, phân tán và chưa tập trung dẫn đến chi phí cao, giảm tính cạnh tranh.

Tóm lại, trong năm 2007, việc kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp của Agifish chưa thực sự hiệu quả so với năm 2006 cũng như so với các doanh nghiệp cùng ngành.

4. Phân tích tài sản và vốn hoạt động của doanh nghiệp

4.1. Phân tích chung về tài sản – nguồn vốn

4.1.1. Cơ cấu tài sản

Tài sản lưu động

Bảng 16: Tỷ trọng tài sản lưu động


Chỉ tiêu

Đơn vị

2005

2006

2007

Tài sản lưu động

Triệu đồng

150.771

274.879

362.377

Tổng tài sản

Triệu đồng

251.633

468.269

845.426

Tỷ lệ TSLĐ/Tổng tài sản

Lần

0,60

0,59

0,43

Nguồn: Bảng cân đối kế toán AGF 2005-2007

Trong giai đoạn 2005-2007, giá trị tài sản lưu động của công ty Agifish tăng liên tục do mở rộng quy mô sản xuất. Năm 2006, tài sản lưu động tăng từ 151 tỷ đồng lên 275 tỷ đồng, tức là tăng 82%. Nguyên nhân chủ yếu do phải

thu và tồn kho tăng mạnh do công ty mở rộng hoạt động sản xuất tại những thị trường truyền thống như Châu Âu và Öc, có thêm nhiều khách hàng ở những thị trường mới mở như Nga, Ba Lan. Tuy nhiên, tốc độ tăng của tài sản lưu động vẫn thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản, khiến cho tỷ trọng tài sản lưu động/tổng tài sản giảm nhẹ. Điều này chứng tỏ hoạt động mở rộng quy mô của công ty là có chất lượng cao và công ty vẫn kiểm soát tốt nguồn vốn lưu động.

Năm 2007, tổng tài sản của Agifish vẫn tiếp tục tăng đáng kể lên 845 tỷ đồng, tăng 81% so với năm 2006, nhưng tài sản lưu động chỉ tăng 32%. Vì thế, tỷ trọng tài sản lưu động trên tổng tài sản giảm 16%, xuống còn 43%. Nguyên nhân là do phải thu của công ty chỉ tăng rất ít, trong khi tổng tài sản tăng lên gần gấp đôi. Phải thu của công ty hầu như không tăng không phải do chất lượng doanh thu của công ty tăng lên, mà do doanh thu năm 2007 chỉ tăng 4%. Tài sản lưu động tăng 32% chủ yếu là do tồn kho tăng từ 96 tỷ đồng lên 176 tỷ đồng. Điều này được lý giải là đã có những biểu hiện trì trệ, chậm đổi mới trong tư duy, thiếu sâu sát trong từng công đoạn của quy trình sản xuất. Quản lý định mức nguyên liệu, vật tư bao bì thiếu chặt chẽ, dẫn đến tồn kho nhiều, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.

Tài sản dài hạn

Bảng 17: Cơ cấu tài sản dài hạn của AGF 2005-2007


Chỉ tiêu

Đơn vị

2005

2006

2007

Tài sản dài hạn

Triệu đồng

100.862

193.390

483.049

Tài sản cố định

Triệu đồng

95.558

187.100

320.263

Đầu tư tài chính dài hạn

Triệu đồng

100

100

150.575

Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản

Lần

0,40

0,41

0,57

Tài sản cố định/tài sản dài hạn

Lần

0,95

0,97

0,66

Đầu tư tài chính dài hạn/ tài sản dài hạn

Lần

0

0

0,31

Nguồn: Bảng cân đối kế toán AGF năm 2005-2007

Có thể thấy tài sản dài hạn của Agifish tăng rất nhanh trong ba năm vừa qua, từ 100 tỷ đồng năm 2005 lên 483 tỷ đồng năm 2007, gần gấp năm lần, cho thấy hoạt động kinh doanh của Agifish ngày càng được mở rộng và đầu tư theo chiều sâu.

Cụ thể, năm 2006 tài sản dài hạn của Agifish tăng 92% lên 193 tỷ đồng, chủ yếu là do công ty mua máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản xí nghiệp Agi-seafood (53 tỷ đồng), mua quyền sử dụng đất (21 tỷ đồng), mua máy móc và xây dựng kho đông lạnh 3000 tấn để mở rộng hoạt động chế biến. Đầu tư tài chính trong năm không tăng thêm, vẫn giữ nguyên con số 100 triệu đồng đầu tư dài hạn vào cổ phiếu. Tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản tăng không đáng kể 1% lên 41% so với năm 2005 do là tổng tài sản cũng tăng tương ứng 86%.

Năm 2007, tài sản dài hạn của công ty đã tăng 2,5 lần song song với tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản tăng từ 41% lên 57%, trong đó tỷ trọng tài sản cố định chiếm 38% và tỷ trọng đầu tư tài chính chiếm 18%. Như vậy là đã có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu tài sản của công ty. Tài sản ngắn hạn giảm xuống, còn tài sản dài hạn tăng lên, xuất hiện khoản đầu tư tài chính khá lớn (100 tỷ đồng). Điều này cho thấy công ty đã bắt đầu thực hiện chiến lược đầu tư dài hạn bao gồm đầu tư vào công ty con (20 tỷ đồng), liên doanh liên kết (100 đồng tỷ), đầu tư cổ phiếu (mua 30 tỷ đồng cổ phiếu của công ty Thủy sản Hùng Vương) … đưa công ty phát triển theo hướng đa dạng hóa đầu tư. Ngoài ra, trong năm công ty vẫn tiếp tục đầu tư mua mới máy móc thiết bị và xây dựng nhà máy AGF8 và AGF9 phục vụ mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

Tóm lại, tỷ suất tài sản dài hạn của công ty Agifish trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Đây là một dấu hiệu khả quan cho thấy công ty

đã chú trọng đầu tư tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng năng lực sản xuất, phù hợp với xu thế phát triển của ngành.

4.1.2. Cơ cấu nguồn vốn

Tỷ suất nợ phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đồng thời nó còn cho biết mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện cũng như mức độ đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang sử dụng.

Bảng 18: Cơ cấu nguồn vốn của AGF năm 2005-2007


Chỉ tiêu

Đơn vị

2005

2006

2007

Nợ phải trả

Tỷ đồng

150

168

222

Vốn chủ sở hữu

Tỷ đồng

101

300

623

Tổng nguồn vốn

Tỷ đồng

251

468

845

Tỷ suất nợ

Lần

0,60

0,36

0,26

Tỷ suất vốn chủ sở hữu

Lần

0,40

0,64

0,74

Nguồn: Bảng cân đối kế toán AGF 2005-2007

Trong giai đoạn 2005-2007, tỷ suất nợ của Agifish có xu hướng giảm dần, với tốc độ khá nhanh. Điều này là do công ty đã biết tận dụng ưu thế của một công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, thay vì huy động vốn từ các tổ chức tín dụng công ty đã huy động vốn từ các cổ đông. Điều này làm giảm chi phí lãi vay, tăng lợi nhuận cho công ty. Đây là một xu hướng tốt, chứng tỏ rủi ro tài chính của công ty là thấp.

Do tỷ suất nợ của công ty giảm trong 3 năm qua nên dẫn đến tỷ suất tự tài trợ của công ty tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy khả năng tài chính vững mạnh của công ty.

Bảng 19: Cơ cấu vốn của AGF, ABT, ANV và ACL năm 2007


Chỉ tiêu

Đơn vị

AGF

ABT

ANV

ACL

Tỷ suất nợ

Lần

0,26

0,31

0,21

0,40

Tỷ suất vốn chủ sở hữu

Lần

0,74

0,69

0,79

0,60

Nguồn: Bảng cân đối kế toán AGF, ABT, ANV và ACL năm 2007

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy tỷ suất vốn tự tài trợ của Agifish khá cao so với các doanh nghiệp khác. Như vậy, rủi ro tài chính của Agifish có xu

hướng giảm xuống trong những năm gần đây, đồng thời cũng thuộc dạng thấp so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.

4.2. Phân tích các chỉ số tài chính

4.2.1. Khả năng luân chuyển vốn kinh doanh

Khả năng luân chuyển vốn là một vấn đề rất quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của công ty. Việc phân tích khả năng luân chuyển vốn giúp chúng ta đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn có hiệu quả hay không, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.

Luân chuyển hàng tồn kho

Bảng 20: Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của AGF 2005-2007


Chỉ tiêu

Đơn vị

AGF

ABT

(2007)

ANV

(2007)

ACL (2007)

2005

2006

2007

Giá vốn hàng bán

Tỷ đồng

681

1047

1071

361

2160

434

Tồn kho đầu kỳ

Tỷ đồng

66,6

54,4

96,6

21,3

196,9

27.1

Tồn kho cuối kỳ

Tỷ đồng

54,4

96,6

176,3

32,3

231,5

32

Vòng quay tồn kho

Lần

11,26

13,87

7,85

13,47

10,08

14,69

Thời gian tồn kho

Ngày

32

26

46

27

36

25

Nguồn: Bảng cân đối kế toán AGF năm 2005- 2007

Năm 2006, số vòng quay hàng tồn kho của Agifish đã được cải thiện. Số vòng quay hàng tồn kho trong năm tăng từ 11,26 lên 13,87 vòng. Kết quả là hàng nằm trong kho chỉ còn 26 ngày, thể hiện tình hình bán hàng của công ty là tốt. Chất lượng sản phẩm được nâng cao, có nhiều khách hàng mới nên công ty bán hàng nhanh hơn, tiết kiệm tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn dự trữ để xoay vòng vốn nhanh, tạo điều kiện thuận lợi về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận khi đang hoạt động có lãi.

Tuy nhiên, sang năm 2007, công ty không còn duy trì được hệ số vòng tồn kho cao nữa. Số vòng tồn kho giảm xuống chỉ còn 7,85 vòng, giảm gần một nửa so với năm 2006 và thậm chí còn thấp hơn cả năm 2006. Điều đó

khiến cho thời gian hàng tồn kho nằm trong kho tăng mạnh từ 26 lên 46 ngày. Tình hình kinh doanh của công ty không thuận lợi trong năm 2007. Nhiều chuyến hàng xuất sang Châu Âu của công ty đã bị gửi trả lại do không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Giá trị hàng tồn kho của công ty tăng đột biến lên gần gấp đôi. Vốn công ty bị đọng lại, và công ty có thể phải huy động nguồn vốn từ bên ngòai với chi phí vốn cao hơn để tiếp tục hoạt động sản xuất.

So sánh với ba công ty trong cùng ngành, vòng quay hàng tồn kho của Agifish cũng thấp nhất và thấp hơn nhiều. Điều này càng chứng tỏ sản phẩm của Agifish có vấn đề. Sản phẩm không bán nhanh bằng các công ty khác, có thể do năm 2007 công ty lơ là việc kiểm soát chất lượng, hoặc chủ quan trong việc đa dạng hóa sản phẩm, không tập trung nghiên cứu những sản phẩm mới. Kết quả là sản phẩm chế biến của công ty không còn được khách hàng ưa chuộng như trước, công ty bị thụt lùi so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Luân chuyển khoản phải thu

Bảng 21: Các chỉ tiêu đánh giá vòng luân chuyển phải thu


Chỉ tiêu

Đơn vị

AGF

ABT

(2007)

ANV

(2007)

ACL (2007)

2005

2006

2007

Doanh thu

Tỷ đồng

831

1198

1246

432

3200

539

Phải thu đầu kỳ

Tỷ đồng

142

88

136

34,5

625,4

52.4

Phải thu cuối kỳ

Tỷ đồng

88

136

140

105,6

1118,5

126,1

Phải thu bình quân

Tỷ đồng

115

112

138

70,05

871,95

89,25

Vòng quay phải thu

Lần

7,23

10,70

9,03

6,17

3,67

6,04

Kỳ thu tiền bình quân

Ngày

50

34

40

58

98

60

Tốc độ luân chuyển

vốn lưu động

Ngày

82

60

86

85

133

84

Nguồn: Cân đối kế toán AGF 2005-2007 và của ANV, ABT, ACL năm 2007

Năm 2006, tốc độ khoản phải thu tăng mạnh 3,5 vòng, mỗi vòng giảm 16 ngày. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng nhanh 44%, trong khi đó phải thu lại giảm. Như vậy, trong giai đoạn này khả năng thu hồi nợ của

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí