Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - 6

và của ANV, ABT, ACL năm 2007

Dựa vào bảng số liệu trên thể hiện xu hướng tăng trưởng liên tục của tài sản cố định hữu hình của Agifish trong giai đoạn 2005-2007, chứng tỏ quy mô sản xuất của công ty đang được mở rộng. Đặc biệt trong năm 2007, giá trị tài sản cố định bình quân của công ty đã tăng đột biến, từ 86.7 tỷ đồng lên

141.2 tỷ đồng, tức là tăng khoảng 63%. Trong đó tăng tài sản cố định mới là

141.4 tỷ đồng, cao hơn gấp 8.5 lần so với năm 2006. Điều này cho thấy, từ năm 2007, Agifish đã bắt đầu chú trọng chiến lược đầu tư dài hạn của công ty. Tài sản cố định của công ty đang được dần dần đổi mới và tiên tiến hơn. Hệ số giảm tài sản cố định tăng cho biết công ty tăng thanh lý những tài sản cố định cũ lạc hậu, có năng suất sản xuất thấp để thay thế bằng những tài sản hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời tăng tính cạnh tranh so với những doanh nghiệp trong ngành.

So sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành thấy tài sản cố định bình quân của Agifish là cao nhất. Hệ số tăng tài sản cố định của Agifish vượt trội so với các doanh nghiệp khác. Kèm theo đó là hệ số hao mòn tài sản cũng ở mức thấp so với các doanh nghiệp khác. Điều này càng minh chứng rõ hơn chiến lược đi trước trong đầu tư dài hạn, mở rộng quy mô sản xuất của Agifish so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Và việc đầu tư này sẽ đem đến cho Agifish những lợi thế cạnh tranh đáng kể trong những năm tới so với doanh nghiệp cùng ngành.

Để đánh giá chính xác hơn chất lượng của khối tài sản cố định hữu hình mới tăng của công ty, ta sẽ xem xét tỷ trọng tăng tài sản cố định dùng trong sản xuất (máy móc, thiết bị) với tài sản cố định dùng ngoài sản xuất (nhà xưởng, phương tiện vận tải, vật kiến trúc…).

Tỷ trọng tăng tài sản cố định năm 2007

Đồ thị 1: Cơ cấu tài sản cố định của AGF năm 2007



Đơn vị: tỷ đồng

102


39

2


Nhà cửa, vật kiến trúc

Máy móc và thiết bị Tài sản cố định khác

Nguồn: Dữ liệu từ thuyết minh báo cáo tài chính AGF năm 2007

Như vậy, trong 141 tỷ đồng giá trị tài sản mới được đầu tư thì 102 tỷ đồng dành cho trang bị máy móc thiết bị, chiếm 72% tổng giá trị. Đầu tư vào nhà cửa, vật kiến trúc mới là 39 tỷ đồng, còn lại là đầu tư vào tài sản cố định khác như phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị và dụng cụ quản lý. Tỷ trọng đầu tư vào máy móc thiết bị chiếm phần lớn là một dấu hiệu tốt, cho thấy trong tương lai năng lực sản xuất của công ty sẽ gia tăng đáng kể. Các loại tài sản cố định khác dùng ngoài sản xuất được đầu tư ở mức vừa phải hợp lý, giảm đến mức tối đa tài sản cố định chờ xử lý. Chiến lược đầu tư vào máy móc, thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và mở rộng xây mới xí nghiệp đông lạnh chắc chắn sẽ đem lại cho Agifish những lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành trong tương lai.

Cụ thể, hơn 91 tỷ đồng tăng tài sản cố định dùng trong sản xuất là từ đầu tư vào máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản xí nghiệp AGF9. Sau khi hoàn thành vào cuối năm 2006 thì xí nghiệp đã đi vào sản xuất từ đầu năm 2007, thu hút 1200 lao động. Ngoài ra, trong năm 2007 Agifish cũng ghi nhận hơn 11 tỷ đồng đầu tư mua nhà tại tại TP Hồ Chí Minh để làm trụ sở giao dịch, và hơn 21 tỷ đồng để mua quyền sử dụng đất.

Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định

Bảng 9: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của AGF năm 2005-2007


Chỉ tiêu

Đơn vị

AGF

ABT (2007)

ANV (2007)

ACL (2007)

2005

2006

2007

Nguyên giá TSCĐ

Tỷ đồng

131

145

213

46

185

47

Tổng doanh thu

Tỷ đồng

831

1198

1246

432

3200

539

Hiệu suất sử dụng

TSCĐ

Lần

6,36

8,29

5,86

9,47

17,30

11,47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - 6

Nguồn: Dữ liệu từ thuyết minh báo cáo tài chính AGF 2005-2007 và của ANV, ABT, ACL năm 2007

Dựa vào bảng phân tích ở trên, có thể thấy năm 2007, mặc dù tài sản tăng mạnh nhưng hiệu suất sử dụng tài sản cố định lại thấp nhất trong 3 năm 2005-2007. Ngoài ra, so với ba công ty cùng ngành là ABT, ANV và ACL thì hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Agifish năm 2007 cũng thấp nhất và chênh lệch rất nhiều với ba công ty đó. Điều này có thể lý giải một phần là do xí nghiệp AGF 8 đã dừng hoạt động từ quý II/2007 để sửa chữa, nâng cấp. Theo kế hoạch trong quý IV/2007 sẽ hoàn thành nhưng thực tế, sang đầu năm 2008 mới có thể đưa xí nghiệp AGF8 đi vào hoạt động sản xuất được. Như vậy là nửa cuối năm 2007, chỉ có hai xí nghiệp đông lạnh AGF9 và AGF 7 là hoạt động. Hơn nữa, AGF7 là xí nghiệp được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước, sau nhiều lần sửa chữa đã xuống cấp, công suất cấp đông thiếu không đáp ứng được yêu cầu sản xuất ngày càng tăng.

Đó là những yếu tố khiến cho doanh thu năm 2007 của công ty không tăng tương xứng với kỳ vọng và quy mô đầu tư. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được giải quyết khi xí nghiệp AGF 8 sẽ đi vào sản xuất kinh doanh từ đầu năm 2008. Theo đó, hiệu suất sử dụng tài sản cố định sẽ được cải thiện.

Tóm lại, trong năm 2007 vừa qua Agifish đã đầu tư lớn vào việc trang bị máy móc thiết bị, nhà xưởng để mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao trong năm này do vấn đề khách quan là việc

sửa chữa xí nghiệp AGF8, một trong 3 xí nghiệp sản xuất chính của Agifish chậm tiến độ. Vì vậy, có thể kỳ vọng trong tương lai, khi xí nghiệp AGF8 đi vào hoạt động (tháng 2/2008) thì tổng số vốn đầu tư mới vào máy móc, thiết bị sẽ phát huy tác dụng, đem lại doanh thu, tăng hiệu suất sử dụng tài sản của công ty.

2.3. Phân tích yếu tố nguyên vật liệu

Cá basa, đặc biệt là cá tra là nguyên liệu chính trong hoạt động chế biến thủy sản đông lạnh của Agifish. Nghề nuôi cá, từ chỗ hoàn toàn lệ thuộc vào nguồn cá giống khai thác tự nhiên đã chuyển sang hoàn toàn chủ động về giống và mở rộng từ nuôi bè sang nuôi ao và nuôi trong quầng đăng, hồ ở các cồn trên sông. Với những ưu thế về đặc tính sinh học như khỏe, dễ nuôi, ít bệnh, dễ sinh sản nhân tạo, thêm vào đó điều kiện thời tiết của vùng đầu nguồn sông Cửu Long khá phù hợp, đảm bảo việc nuôi cá có thể thực hiện quanh năm. Hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp nằm ở đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu với những ưu đãi của thiên nhiên, môi trường sinh thái phù hợp đã trở thành trung tâm của hoạt động nuôi cá.

Riêng Agifish, nhận biết được tầm quan trọng của nguồn nguyên liệu sạch, tháng 9/2005 công ty đã thành lập Liên hợp sản xuất cá sạch APPU với các thành viên gồm người nuôi cá, đơn vị cung cấp giống, thức ăn, thuốc và nhà chế biến, nhằm đảm bảo những yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm, quản lý tốt nguồn nguyên liệu, góp phần đảm bảo môi trường sinh thái và ổn định nguyên liệu đầu vào, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thêm lợi nhuận cho người nuôi cá.

Năm 2007, sản lượng cá của Liên hợp APPU khoảng 70.000 tấn/năm, trung bình 200 tấn nguyên liệu/ngày. Trong khi đó, kế hoạch sản xuất năm 2008 của Agifish là 90.000 tấn nguyên liệu. Như vậy, nếu giữ nguyên quy mô này thì liên hợp cá sạch APPU khả năng cung cấp 80% nguyên liệu cho

Agifish. Trên thực tế thì Liên hợp cá sạch APPU không ngừng mở rộng và sản lượng cung cấp cá tăng 20%/năm. Vì thế, APPU có khả năng cung cấp tương đối đủ nguyên liệu cho Agifish.

Ngoài nguyên liệu để chế biến thành phẩm là cá Tra và cá Basa, những nguyên vật liệu khác cần thiết cho quá trình sản xuất là bao bì (PE) và các loại thùng, hộp carton dùng để đóng gói. Hiện tại, Công ty có một phân xưởng sản xuất bao bì bằng PE và thực hiện in ấn nhãn mác hàng hóa. Các loại thùng, hộp carton được Công ty mua từ các nhà cung cấp bên ngoài, giảm chi phí thuê dịch vụ in ấn từ bên ngoài.

Tóm lại, nhờ có liên hợp cá sạch APPU, công ty Agifish có thể chủ động và kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào. Agifish không phải cạnh tranh nguồn nguyên liệu với các công ty khác, giữ cho giá cá không biến động quá nhiều, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Đây là một yếu tố quan trọng giúp công ty có thể tiến hành hoạt động sản xuất một cách liên tục và hiệu quả, tận dụng tối đa công suất của nhà xưởng, máy móc.

3. Phân tích chi phí hoạt động kinh doanh

3.1. Giá vốn hàng bán

Bảng 10: Tỷ trọng giá vốn hàng bán


Chỉ tiêu

Đơn vị

AGF

ABT (2007)

ANV (2007)

ACL (2007)

2005

2006

2007

Doanh thu

Tỷ đồng

831

1198

1246

432

3200

539

Giá vốn hàng bán

Tỷ đồng

681

1047

1071

361

2160

434

Tỷ trọng giá vốn hàng bán

Lần

0,82

0,87

0,86

0,84

0,68

0,81

Nguồn: Số liệu và xử lý số liệu từ bảng cân đối kế toán AGF 2005-2007

và của ABT, ANV và ACL năm 2007

Dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy xu hướng tỷ trọng giá vốn hàng bán của Agifish tăng lên so với năm 2005. Năm 2006, tỷ trọng giá vốn hàng bán tăng từ 0,82 lên 0,87 có thể được lý giải là do giá nguyên vật liệu

chính của công ty là gái cá tra, cá basa trung bình cả năm đã tăng lên một nấc mới so với năm 2005.

Dưới đây là biểu đồ giá cá từ năm 2005 đến giữa năm 2007 và ta có thể thấy rõ rằng giá cá tra năm 2006, 2007 đều tăng.

Đồ thị 2: Giá cá tra tại An Giang từ đầu


Nguồn: Bản cáo bạch ANV

Giá cá tra, cá basa trung bình năm 2005 là 11.000 đồng /kg thì trong năm 2006 đã tăng lên khoảng trung bình 13.000 – 14.000 đồng /kg, tức là tăng từ 20% đến 30%. Đó là một lý do khách quan khiến cho tỷ trọng giá vốn hàng bán của công ty tăng. Ngoài ra, tiền lương trả cho cho lao động trong năm 2006 cũng tăng khá mạnh so với năm trước. Năm 2005, mức lương tháng trung bình của toàn bộ nhân viên Agifish là hơn 1,4 triệu đồng/tháng thì năm 2006 đã tăng lên là 1,75 triệu đồng/tháng. Cuối cùng, khấu hao tài sản năm 2005 là 8 tỷ đồng thì đã tăng lên 1,5 lần trong năm 2006, tức là chi phí khấu hao tài sản cố định là 12,7 tỷ đồng.

Đến năm 2007, tỷ trọng giá vốn hàng bán của công ty đã giảm nhẹ từ 0,87 xuống còn 0,86. Giá cá tra, cá basa vẫn duy trì ở mức cao như năm 2006, chi phí khấu hao của công ty tăng 3 tỷ đồng so với năm trước nhưng do giá thành sản phẩm tăng nhanh hơn, kết hợp với chi phí lao động giảm ( tiền lương bình quân năm 2007 là 1,3 triệu đồng/tháng, so với 1,75 triệu đồng /

tháng năm 2006) có thể là nguyên nhân khiến cho tỷ trọng giá vốn hàng bán giảm nhẹ.

Tuy vậy, so sánh với ba công ty trong ngành có thể thấy là tỷ trọng giá vốn hàng bán của Agifish năm 2007 vẫn là cao nhất. Giá vốn hàng bán bao gồm các bộ phận chủ yếu là giá cá tra, cá basa, chi phí lao động sản xuất trực tiếp và khấu hao máy móc dùng trong sản xuất. Khấu hao máy móc chiếm một phần rất nhỏ, không đáng kể trong giá vốn hàng bán. Theo phân tích ở phần lao động thì lương bình quân đầu người của Agifish là thấp nhất trong số 4 công ty, nhưng hiệu quả lao động thấp nên phải sử dụng một lượng lao động nhiều hơn so với các công ty khác, nên quỹ lương cũng không giảm, tỷ trọng quỹ lương trên doanh thu không thấp hơn các doanh nghiệp cùng ngành, dẫn đến chi phí sản xuất tăng. Để tỷ lệ quỹ lương trong chi phí sản xuất sản phẩm, ta xét bảng số liệu sau:

Bảng 11: Quỹ lương và tỷ trọng quỹ lương trên giá vốn hàng bán của AGF, ABT, ANV và ACL năm 2007

Chỉ tiêu

Đơn vị

AGF

ABT

ANV

ACL

Giá vốn hàng bán

Tỷ đồng

1071

361

2160

434

Quỹ lương

Tỷ đồng

62

30

83

25

Quỹ lương/giá vốn

%

5,8

8,3

3,8

5,8

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ báo cáo thường niên năm 2007 của AGF, ABT, ANV và ACL Như vậy, có thể nguyên nhân khiến tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu của Agfish cao hơn là do giá cá tra, cá basa công ty thua mua cao hơn giá thị trường hoặc công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm hợp đồng của Agifish chưa thực sự được chú trọng đúng mức nên không ký được những hợp đồng có giá cạnh tranh, chấp nhận bán cho khách hàng với giá thấp hơn so với các công ty trong ngành. Ngoài ra, nguyên nhân của việc giá vốn hàng bán cao cũng có thể được lý giải do hiệu quả sản xuất không cao, sử dụng

nhiều nguyên liệu, bỏ nhiều phụ phẩm.

3.2. Chi phí tài chính

Bảng 12: Cơ cấu chi phí tài chính AGF 2005-2007 và của ABT, ANV, ACL năm 2007

Chỉ tiêu

Đơn vị

AGF

ABT (2007)

ANV (2007)

ACL (2007)

2005

2006

2007

Chi phí tài chính

Triệu đồng

742.5

6.900

11.911

4.859

41.517

5.342

Chi phí lãi vay

Triệu đồng

699.2

6.828

9.014

3.915

22.534

4.213

Lỗ do chênh lệch tỷ giá

Triệu đồng

433

72

2.897

943

18.983

1.129

Tỷ trọng chi phí tài chính

%

0,89

0,58

0,96

1,12

1,30

0,99

Nguồn: Số liệu và xử lý số liệu từ thuyết minh báo cáo tài chính AGF năm 2005-2007 và của ABT, ANV và ACL năm 2007

Năm 2006, Agifish vẫn duy trì được chi phí tài chính và tỷ trọng chi phí tài chính trên doanh thu ở mức thấp như năm 2005, thậm chí còn giảm 0,5 tỷ đồng. Chênh lệch nhỏ này là do năm 2006, khoản lỗ do chênh lệch tài chính giảm từ 432 triệu đồng xuống còn 71 triệu đồng. Ngoài ra, trong năm 2006 mặc dù quy mô sản xuất của công ty được mở rộng đáng kể, doanh thu tăng 44% nhưng chi phí lãi vay lại không tăng mà giảm nhẹ 100 triệu đồng do công ty đã tận dụng ưu thế của việc huy động vốn từ thị trường chứng khoán, thông qua việc phát hành thêm 3,5 triệu cổ phiếu và thu về 160 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sang năm 2007, chi phí tài chính của công ty lại tăng đáng kể, chia đều cho cả chi phí lãi vay và lỗ do chênh lệch tỷ giá. Năm này, Agifish vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất và đầu tư nhưng huy động vốn từ các tổ chức tín dụng chứ không phải từ các cổ đông. Chính vì thế, chi phí lãi vay tăng 2,2 tỷ đồng, tức 32% so với năm 2006. Ngoài ra, có một điểm đáng chú ý là khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá là gần 3 tỷ đồng. Đó là một con số khá lớn, nhưng đây cũng là tình trạng chung của các doanh gnhiệp khác trong ngành do năm 2007 là một năm có nhiều biến động về tỷ giá bất lợi cho các nhà xuất khẩu. Cá biệt, lỗ tỷ giá của ANV còn lên tới gần 19 tỷ, gấp hơn 6 lần so với Agifish.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022