Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - 10

về công việc, thời gian làm việc, số lượng công việc hợp lý. Bố trí lại cơ cấu tổ chức lao động.

Tiếp theo của việc giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm đó là giảm chi phí sử dụng nguyên vật liệu chính, phụ trong quá trình sản xuất kinh doanh; tiết kiệm năng lượng, cải tiến quy trình sản xuất.

Trong năm 2007 vừa qua, công ty đã phải trích một phần không nhỏ lợi nhuận để trả lãi. Tất cả số tiền lãi này đều tính vào giá thành sản phẩm sản xuất ra, vì thế làm giá thành phẩm lớn lên nhiều, giảm tính cạnh tranh. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần phải quản lý tốt nguồn vốn, hạn chế hoạt động vay vốn từ bên ngoài, tận dụng nguồn vốn chủ sở hữu.

4. Xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường

Việc xây dựng một thương hiệu hay hình ảnh riêng là một vấn đề khá quan trọng đối với công ty, nó tạo ra sự quen thuộc cho khách hàng đối với các sản phẩm của công ty. Thực tế đã chỉ ra rằng những công ty có tiếng trên thế giới rất coi trọng vấn đề này. Hàng năm những công ty này phải bỏ ra hàng trăm triệu USD cho việc quảng cáo và giới thiệu sản phẩm của mình đến với công chúng. Điều này khiến khách hàng có thể tin tưởng vào bất kỳ các cửa hàng đại lý nào. Đối với Việt Nam chúng ta, các doanh nghiệp còn coi nhẹ vấn đề này. Công ty Agifish cũng nằm trong số đó. Thực chất sản phẩm của công ty có tiếng trên thị trường là do đây là một trong những công ty được thành lập lâu đời của ngành thủy sản và cũng đồng thời là một trong những công ty niêm yết đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì thế mà thương hiệu Agifish quen thuộc với các nhà đầu tư hơn. Tuy nhiên, những loại sản phẩm nào của công ty sản xuất ra, chất lượng như thế nào, giá thành ra sao thì nhiều người chưa biết đến. Vì vậy, thiết nghĩ trong thời gian tới công ty nên chú trọng hơn đến việc nâng cao uy tín của mình bằng phương thức xây dựng một hình ảnh riêng, đặc biệt là ở thị trường nội địa.

Để làm được như vậy đòi hỏi trước hết công ty phải tăng cường quảng cáo sản phẩm của mình trên thông tin đại chúng, tham gia các buổi tọa đàm giới thiệu sản phẩm, các hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng trong nước có chất lượng cao. Và đặc biệt hơn cả là công ty phải xây dựng được cho mình một mạng lưới cung cấp dịch vụ rộng lớn. Hiện nay mạng lưới tiêu thụ này của công ty còn gặp nhiều khó khăn và thưa thớt. Công ty cần sử dụng thêm nhiều kênh phân phối thích hợp, đa dạng.

Thực hiện các hoạt động quảng bá, xúc tiến bán hàng. Quảng cáo có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh thương mại, là hình thức thông tin cho khách hàng để đánh thức nhu cầu của họ, tăng giá trị sản phẩm bằng cách tạo ra hình ảnh đáng chú ý, giúp khách hàng phân biệt được sản phẩm của công ty với các sản phẩm của các công ty khác. Hiện nay công tác tiếp thị của công ty còn yếu, phần lớn do đội ngũ cán bộ bán hàng còn thiếu kinh nghiệm. Vì vậy trong những năm tiếp theo công ty cần xây dựng các chiến lược mới cho phù hợp. Thực hiện các biện pháp như quảng cáo trên báo chí, ti vi hay đài phát thanh… Tuy nhiên khi tiến hành công việc này cần phải xác định quy mô rõ ràng, chi phí cho hoạt động sẽ là bao nhiêu để tránh tình trạng tốn kém không cần thiết.

Trong việc tiêu thụ sản phẩm thì giá cả là yếu tố rất quan trọng, cần giới thiệu cho người mua thấy rõ được lợi thế về giá cả và chất lượng của công ty so với những công ty trong cùng ngành khác. Như vậy, trong quá trình bán hàng nên sử dụng những kỹ thuật bán hàng cơ bản như: tổ chức khuyến mại, các hình thức gửi quà biếu…

Rõ ràng giá cả sản phẩm luôn là một yếu tố hấp dẫn đánh vào người tiêu dùng, vì vậy việc sử dụng đòn bẩy này như thế nào để đem lại hiệu quả lớn là thách thức đối với nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt điều này dễ nhận thấy đối với các đối tác nước ngoài, là những người nhạy cảm về giá cả. Họ tìm

thấy ở thị trường Châu Á nói chung là lực lượng nhân công rất rẻ, nguyên vật liệu dồi dào, giá cả thấp, gây hấp dẫn cho người mua. Vì vậy công ty luôn phải xây dựng phương hướng sản xuất đặt giá thành thấp hơn, chất lượng cao hơn những đối thủ cạnh tranh nhằm theo đuổi mục tiêu nhanh chóng giành được thị phần lớn. Khi chi phí giảm có thể tiếp tục giảm mà vẫn có thể thu được lợi nhuận do lợi ích kinh tế của việc tăng quy mô.

5. Quản lý chất lượng

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế tối đa tình trạng lô hàng xuất sang các nước rồi lại bị trả về hoặc bị hủy do đủ tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm - gây tốn kém chi phí cũng như tồn đọng hàng tồn kho, ứ đọng vốn, đồng thời có thể nâng giá thành bán hàng thì công ty cần phải có bộ phận kiểm soát chất lượng từ nguyên vật liệu cho đến quy trình sản xuất và sản phẩm cuối cùng. Công ty cần xây dựng và thực hiện nghiêm ngặt hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng từ ao nuôi đến chế biến sản phẩm xuất khẩu.

Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo những tiêu chuẩn quốc tế và một số tiêu chuẩn về an tòan thực phẩm cần thiết để xuất khẩu sản phẩm vào những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nga… như các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị, hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà xưởng, khử trùng, kiểm soát côn trùng, kho tàng. Hệ thống này sẽ giúp công ty kiểm soát các mối nguy từ nguyên vật liệu thu mua, sản xuất và chế biến cho tới khi thành phẩm nhập kho. Xây dựng phòng Lab để nghiên cứu và áp dụng các tiêu chuẩn về an tòan thực phẩm, bán thành phẩm, các loại nguyên phụ liệu như bao bì nhựa, bao bì giấy đóng gói và toàn bộ những hoạt động chuyên môn khác.

Thành lập bộ phận kiểm tra chất lượng, đảm trách việc kiểm nghiệm chất lượng từ nguyên liệu đầu vào, trong những công đoạn đảm bảo đều có nhân viên kỹ thuật phụ trách về đảm bảo chất lượng giám sát, cho đến lúc thành phẩm được nhập kho lạnh bảo quản.

KẾT LUẬN

Trong năm 2007, Agifish vẫn là một trong những doanh nghiệp hàng đầu ngành thủy sản Việt Nam nhưng mức tăng trưởng trong không còn duy trì ở mức cao và năng lực cạnh tranh của công ty giảm. Ban quản lý điều hành tuy có nhiều cố gắng nhưng một số các chỉ tiêu như: sản lượng xuất khẩu, doanh thu, lợi nhuận không đạt kế hoạch đề ra. Hiệu quả hoạt động kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận thấp. So với năm 2006 thì mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ban lãnh đạo chỉ ở mức điều hành. Có thể phân tích rút ra một số nguyên nhân sau:

Nguyên nhân khách quan chủ yếu là quyết định ngừng hoạt động và xây dựng lại mới và không đưa nhà máy AGF8 vào sản xuất trong quý IV/2007 như dự kiến, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, sản xuất chung , sản lượng xuất khẩu không tăng, tỷ suất lợi nhuận giảm.

Trong công tác quản lý điều hành của công ty có những biểu hiện trì trệ, chậm đổi mới trong tư duy, thiếu sâu sát trong từng công đoạn của sản xuất. Quản lý định mức nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư bao bì thiết chặt chẽ, dẫn đến chi phí sản xuất cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Một số vùng nguyên liệu do môi trường nước mặn ô nhiễm nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Nhà xưởng xây dựng từ năm 80, sau nhiều lần sửa chữa đã xuống cấp (AGF7) công suất cấp đông thiêu, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất ngày càng tăng. Tình trạng thiếu điện cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm do phải chạy máy phát điện thường xuyên.

Công tác thị trường kém năng động, sự phối hợp giữa thu mua – điều độ sản xuất – thị trường tiêu thụ chưa đáp ứng với nhu cầu sản xuất và thị hiếu của khách hàng.

Công tác quy hoạch, đạo tạo cán bộ quản lý điều hành cũng như công nhân sản xuất còn thiếu định hướng, chính sách lao động chưa hợp lý.

Trong những năm tới, để nâng cao hoạt động hiệu quả kinh doanh, đồng thời tăng tính cạnh tranh, củng cố vị trí của công ty trên thị trường, Agifish cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để tăng doanh thu, đánh giá lại cung cách quản lý điều hành trong phân xưởng, hợp lý hóa quá trình sản xuất, phân tích kỹ các khoản chi phí trong cơ cấu giá thành để có biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, công ty cũng cần đầu tư công nghệ chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, nhất là hàng giá trị gia tăng chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường, xây dựng thương hiệu gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GVC. Nguyễn Thị My và TS Phan Đức Dũng(2008) - Phân tích hoạt động kinh doanh

2. Báo cáo tài chính AGF năm 2005, 2006 và 2007

3. Báo cáo tài chính ABT, ANV và ACL năm 2007

4. Bản cáo bạch AGF và ANV

5. Báo cáo thường niên AGF năm 2005, 2006 và 2007

6. Báo cáo thường niên ABT, ANV và ACL năm 2007

KÝ HIỆU VIẾT TẮT


AGF, Agifish

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An giang

ABT

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre

ANV

Công ty cổ phần Nam Việt

ACL

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long

TSCĐ

Tài sản cố định

ROE

Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

ROA

Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - 10

PHỤ LỤC

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của AGF giai đoạn 2005-2007

Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2007

2006

2005

Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ

1.246.311

1.196.462

830.979

Trong đó: Doanh thu xuất khẩu

890.674

875.333

0

Các khoản giảm trừ doanh thu

12.577

5,556

44.797

Doanh thu thuần bán hàng & cung cấp dịch vụ

1.233.733

1.190.905

786.181

Giá vốn hàng bán

1.071.109

1.047.145

680.791

Lợi nhuận gộp về bán hàng & cung cấp dịch vụ

162.624

143760

105.390

Doanh thu hoạt động tài chính

9.016

5.453

2.905

Chi phí tài chính

11.910

6.900

7.424

Trong đó: chi phí lãi vay

9.014

6.828

6.992

Chi phí bán hàng

96.703

75.534

55.889

Chi phí quản lý doanh nghiệp

19.643

15.886

19.017

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

43.383

50891

25.964

Thu nhập khác

8.677

1.957

1.878

Chi phí khác

7.278

2.179

2.294

Lợi nhuận khác

1.399

(221)

(415)

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

44.783

50.670

25.549

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

5.195

4.054

3.193

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

39.587

46.615

22.355


Bảng cân đối kế toán của AGF giai đoạn 2005 – 2007

Đơn vị: Triệu đồng



31/12/2007

31/12/2006

31/12/2005

TÀI SẢN NGẮN HẠN

362.377

274.879

150.771

Tiền và các khoản tương đương tiền

13.706

12.961

1.789

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

24.216

24.522

3.096

Các khoản phải thu ngắn hạn

140.355

135.820

88.063

Phải thu khách hàng

112.782

100.697

85.364

Trả trước cho người bán

27.346

34.256

2.452

Các khoản phải thu khác

227

1.044

371

Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi


(176)

(125)

Hàng tồn kho

176.313

96.599

54.364

Hàng tồn kho

176.313

102.500

59.340

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho


(5.901)

(4.975)

Tài sản ngắn hạn khác

7.787

4.977

3.459

Chi phí trả trước ngắn hạn

2.889

1.066

545

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

924

2.293

1.544

Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước

384

48

73

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí