Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới.
Các kiến nghị.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không, cần tìm hiểu tình hình các dòng tiền ra vào của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính.
2. Phân loại công tác phân tích
2.1. Căn cứ theo thời điểm hoạt động kinh doanh
- Phân tích trước khi kinh doanh:
Nhằm dự báo, dự đoán cho các mục tiêu có thể đạt được trong tương lai, để cung cấp thông tin cho công tác xây dựng kế hoạch
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - 1
- Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - 2
- Nguồn Tài Liệu, Phân Loại Và Yêu Cầu Của Công Tác Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh
- Thực Trạng Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang
- Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang - 6
- Phân Tích Tài Sản Và Vốn Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
- Phân tích trong quá trình kinh doanh
Là thực hiện phân tích cùng với quá trình kinh doanh. Hình thức này thích hợp cho chức năng kiểm tra thường xuyên, nhằm điều chỉnh, chấn chỉnh những sai lệch giữa kết quả thực hiện với mục tiêu đề ra.
Phân tích sau quá trình kinh doanh
Quá trình phân tích này nhằm định kỳ đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch đặt ra và xác định rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đó.
2.2. Căn cứ theo nội dung phân tích
Phân tích toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh
Là đánh giá toàn bộ các chỉ tiêu nhằm làm rõ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét mối quan hệ và tác động ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
Phân tích chuyên đề
Là việc tập trung phân tích một số nội dung trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp cần quan tâm nhằm làm rõ tiềm năng, thực chất cảu hoạt động kinh doanh để cải tiến và hoàn thiện từng bộ phận đó.
3. Yêu cầu của công tác phân tích
Muốn công tác phân tích hoạt động kinh doanh mang ý nghĩa thiết thực, làm cơ sở tham mưu cho các nhà quản lý đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình, thì công tác phân tích kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Tính đầy đủ
Nội dung và kết quả phân tích phụ thuộc rất nhiều vào sự đầy đủ nguồn tài liệu sưu tập. Tính đầy đủ còn thể hiện phải tính toán tất cả các chỉ tiêu cần thiết thì mới đánh giá đúng được đối tượng cần nghiên cứu.
Tính chính xác
Chất lượng của công tác phân tích phụ thuộc rất nhiều vào tính chính xác lựa chọn phương pháp phân tích, chỉ tiêu dùng để phân tích.
Tính kịp thời
Sau mỗi thương vụ hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh phải kịp thời tổ chức phân tích đánh giá tình hình hoạt động, để nắm bắt được những mặt mạnh, mặt tồn tại trong kinh doanh để đề xuất những giải pháp cho thời kỳ kinh doanh tiếp theo có hiệu quả hơn.
Để đạt được những yêu cầu trên cần tổ chức tốt công tác phân tích phù hợp với loại hình, điều kiện, quy mô kinh doanh và trình độ quản lý ở doanh nghiệp. Tổ chức công tác phân tích thường được tiến hành theo ba bước sau đây:
Chuẩn bị cho quá trình phân tích
Tiến hành phân tích
Tổng hợp, đánh giá kết quả phân tích
Các bước này có những nội dung, vị trí riêng nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, do đó cần tổ chức tốt từng bước để không ảnh hưởng đến quá trình phân tích chung.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG
1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1. Thông tin chung
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH Co) được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang theo Quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 28 tháng 06 năm 2001. Từ ngày 01/09/2001, Công ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt nam ngày 8/3/2002.
Năm 2000, Công ty Agifish được Nhà nước tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” và đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong ngành thủy sản.
Liên tục các năm 2002, 2003, 2004 Công ty được tặng thưởng cờ thi đua của Chính phủ với thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh góp phần vào sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam.
Công ty Agifish là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Phòng Công nghiệp thương mại Việt Nam (VCCI).
Công ty Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất: HACCP, ISO 9001:2000, Safe Quality Food 1000 (SQF 1000); Safe Quality Food (Safe Quality Food 2000), British Retail Consortium (BRC). Tháng 12- 2007 công ty được cấp chứng nhận ISO: 14.000.
Công ty Agifish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với 4 code : DL07, DL08, DL09, DL360. Được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu sang cộng đồng người Hồi giáo trong và ngoài nước.
Trên thị trường trong nước, sản phẩm Basa Agifish là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục từ năm 2002 đến 2008.
Tính đến ngày 31/12/2007, Agifish có vốn điều lệ là 128.592.880.000
đồng.
1.2. Phạm vi hoạt động
Các hoạt động kinh doanh được cấp phép của Agifish gồm rất nhiều lĩnh vực, nhưng công ty tập trung chủ yếu vào sản xuất chế biến xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra, cá basa fillet các loại, các tra nguyên con, cá tra lăn bột cấp động, cá tra cắt lăn bột, cá chiên chín cấp đông, chả cá các loại… Trong đó doanh thu cá tra fillet các loại chiếm phần lớn trong doanh thu trung bình hàng năm cảu công ty. Ngoài ra, Agifish còn kinh doanh thuốc thú y và thức ăn thủy sản.
2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Agifish. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng Quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh; quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thông qua bổ sung sửa đổi Điều lệ của Công ty; thong qua các chiến lượng phát triển, bầu ra Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát; và quyết định bộ máy tổ chức của công ty.
Hội đồng Quản trị
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa hai kỳ đại hội, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Hội đồng Quản trị nhân danh
Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty. Hội đồng Quản trị của Agifish có 11 thành viên.
Ban Kiểm soát
Ban kiểm soát thay mặt Đại hội cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị điều hành công ty. Ban kiểm soát có 3 thành viên:
Ban Giám Đốc
Tổng giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng Cổ đông về quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giúp việc cho Tổng giám đốc là hai Phó Tổng giám đốc và kế toán trưởng.
Các Phòng, Ban – Đơn vị kinh doanh
Phòng kế toán tài vụ: Phòng kế toán tài vụ bao gồm 14 nhân viên, có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán, quản lý tài chính của công ty, lập sổ sách, hạch toán, báo cáo số liệu kế toán, trực tiếp công tác kế toán cho hai Xí nghiệp đông lạnh.
Phòng kế hoạch và điều độ sản xuất: Phòng lập kế hoạch sản xuất cho các xí nghiệp, hoàn thành các thủ tục xuất khẩu, lập kế hoạch kinh doanh cho công ty. Nhân sự của phòng là 11 người.
Phong kinh doanh tiếp thị: Tiếp nhận đơn đặt hàng, lập kế hoạch sản xuất cho các xí nghiệp; thiết lập mạng lưới tiêu thụ hàng GTGT trên tòan quốc thông qua các tổng đại lý, hệ thống Co-op mart Metro; Tham gia tất cả các hội chợ “hàng Việt Nam chất lượng cao”, quảng bá thương hiệu Agifish; Xuất khẩu. Nhân sự của phòng là 37 người.
Phòng tổ chức hành chính: Phòng gồm 12 nhân viên, có nhiệm vụ quản lý điều hành công tác hành chính tổ chức của công ty, theo dõi, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động.
Ban quản lý chất lượng và công nghệ: Bao gồm 12 nhân viên, có nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm và môi trường, xây dựng công nghệ chế biến các sản phẩm mới, nghiên cứu cải tạo, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, lập kế hoạch quản lý chất lượng cho công ty.
Ban thu mua: ban có 9 nhân viên, làm nhiệm vụ tổ chức thu mua, vận chuyển nguyên liệu và điều phối nguyên liệu cho các xí nghiệp đông lạnh.
Ngoài ra còn có các xí nghiệp đông lạnh AGF 7, xí nghiệp đông lạnh AGF 8, xí nghiệp đông lạnh AGF 9 và xí nghiệp chế biến thực phẩm AGF 360, xí nghiệp dịch vụ thủy sản.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG - AGIFISH
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH TẠI TP.HCM
XN ĐÔNG LẠNH AGF 7 XN ĐÔNG LẠNH AGF 8
XN ĐÔNG LẠNH AGF 9
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH HĐQT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
XN ĐÔNG LẠNH AGF 360 XN DỊCH VỤ THỦY SẢN
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ CHỦ TỊCH HĐQT
PHÕNG KD TIẾP THỊ
PHÕNG KH&ĐIỀU ĐỘ SX
PHÕNG KẾ TOÁN
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHỎNG HÀNH CHÍNH BAN THU MUA
BAN CÔNG NGHỆ
31