Tiêu Chí Đánh Giá, Lựa Chọn Thuốc Trong Danh Mục

1.1.5.2 Tiêu chí đánh giá, lựa chọn thuốc trong danh mục

- MHBT; Hiệu quả điều trị; Độ an toàn; Chất lượng (của sản phẩm và nhà cung ứng); Chi phí điều trị; Nguồn tài chính dành cho việc mua thuốc.

1.1.5.3 Quy trình lựa chọn bổ sung hay loại bỏ thuốc

-Chỉ có bác sĩ , dược sĩ mới có quyền yêu cầu bổ sung, loại bỏ thuốc khỏi

danh mục thuốc.

- HĐT & ĐT đánh giá thuốc bằng cách rà soát lại thông tin từ các nguồn y văn.

- Trình bày kết quả đánh giá tại cuộc họp của HĐT & ĐT

- HĐT & ĐT quyết định đồng ý hay bác bỏ yêu cầu trên.

- Phổ biến quyết định của HĐT & ĐT đến tất cả các cá nhân có liên quan.

1.1.5.4 Duy trì một danh mục

- Đánh giá những yêu cầu bổ sung thuốc mới và loại bỏ thuốc hiện có

trong danh mục một cách thường xuyên.

1.1.5.5 Quản lý thuốc ngoài danh mục

- Hạn chế số lượng thuốc ngoài danh mục.

- Lưu trữ hồ sơ yêu cầu đối với thuốc không nằm ngoài danh mục.

- Thường xuyên rà soát và thảo luận tại các cuộc họp của HĐT & ĐT

1.1.5.6 Thuốc hạn chế sử dụng

Kiểm soát những thuốc hạn chế sử dụng là thực sự cần thiết. Thuốc do bác sĩ chuyên khoa sâu chỉ định hoặc chỉ dùng trong những tình trạng bệnh cụ thể và thông qua hội chẩn để đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý.

1.1.6. Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT & ĐT)

Hội đồng thuốc và điều trị là tổ chức tư vấn cho giám đốc bệnh viện về

các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, bảo

đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả cho người bệnh, thực hiện

Chính sách quốc gia về thuốc.

Bảng 1.1 Các thành phần trong Hội đồng Thuốc của BVĐKTBĐ năm

2012


STT

Chức danh trong hội đồng

Chức danh trong bệnh viện

1

Chủ tịch hội đồng

Bí thư - phó giám đốc

2

Phó chủ tịch hội đồng

Phó phụ trách khoa dược

3

Thư ký

Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp

4

Ủy viên

Phó giám đốc phụ trách chuyên môn 1

5

Ủy viên

Phó giám đốc phụ trách chuyên môn 2

6

Ủy viên

Trưởng khoa ngoại thần kinh

7

Ủy viên

Trưởng khoa ngoại tổng hợp

8

Ủy viên

Trưởng khoa ngoại tiết niệu

9

Ủy viên

Trưởng khoa nội tim mạch

10

Ủy viên

Trưởng khoa nội trung cao

11

Ủy viên

Trưởng khoa nội tiết

12

Ủy viên

Trưởng khoa nhi

13

Ủy viên

Trưởng khoa nhi sơ sinh

14

Ủy viên

Trưởng khoa ung bướu

15

Ủy viên

Trưởng khoa khám

16

Ủy viên

Trưởng khoa truyền nhiễm

17

Ủy viên

Trưởng khoa y học cổ truyền

18

Ủy viên

Trưởng khoa hồi sức nội

19

Ủy viên

Trưởng phòng Điều dưỡng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định năm 2012 - 3

1.1.6.1. Mục đích và mục tiêu của HĐT & ĐT

Mục đích và mục tiêu của HĐT & ĐT. Mục đích HĐT & ĐT đảm bảo cho người bệnh được hưởng chế độ chăm sóc tốt nhất với chi phí điều trị phù hợp.

Để đạt mục đích trên HĐT& ĐT cần thực hiện các mục tiêu sau:

- Xây dựng và thực hiện một hệ thống DMT có hiệu quả.

- Chỉ sử dụng các thuốc thỏa mãn các tiêu chí về hiệu quả, an toàn, kinh tế.

- Đảm bảo an toàn thuốc qua theo dõi, đánh giá ngăn ngừa các ADR và sai

sót trong điều trị.

- Xây dựng và thực hiện can thiệp để nâng cao thực hành sử dụng thuốc của người kê đơn, dược sĩ cấp phát và người bệnh (điều tra, giám sát, sử dụng thuốc).

Ngày 04/07/1997 Bộ y tế đã ban hành thông tư số 08/TT-BYT hướng dẫn việc tổ chức, chức năng nhiệm vụ của HĐT&ĐT bệnh viện. Hiện nay ở Việt Nam tất cả các bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh đã có HĐT & ĐT.

1.1.6.2. Chức năng của HĐT&ĐT

- Tư vấn cho bác sĩ, dược sĩ và các nhà quản lý về sử dụng thuốc.

- Đánh giá và lựa chọn thuốc để xây dựng DMT bệnh viện: tiêu chí đánh

giá rõ ràng (hiệu quả điều trị, hiệu lực độ an toàn, chất lượng, chi phí).

- Phân tích các vấn đề sử dụng thuốc trong điều trị.

- Tiến hành các biện pháp can thiệp nhằm cải thiện chất lượng sử dụng

thuốc.

- Xử trí các phản ứng có hại (ADR) và các sai sót trong điều trị.

- Xây dựng “Hướng dẫn điều trị chuẩn” làm cơ sở cho việc xây dựng DMT; quy định sử dụng thuốc không có tại DMT, thuốc đắt tiền, nguy hiểm.

1.2. Lựa chọn thuốc

Lựa chọn thuốc để xây dựng DMTBV là việc làm cần thiết; bước đầu của quá trình hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện, là cơ sở cho việc điều trị hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế .

Lựa chọn thuốc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của HĐT & ĐT

*DMTBV được HĐT&ĐT xây dựng dựa vào danh mục TTY, DMTCY. có nhiệm vụ giúp giám đốc lựa chọn, xây dựng DMTBV theo nguyên tắc sau: ưu tiên lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước. DMT thuốc bệnh viện được xây dựng hàng năm có thể bổ sung hoặc loại bỏ thuốc trong DMT thông qua HĐT&ĐT bệnh viện. Đây là công việc rất cần thiết, là bước đầu tiên trong quá trình cung ứng thuốc, cũng là khâu quan trọng nhất.

DMTBV là cơ sở để cung ứng thuốc chủ động, có kế hoạch cho nhu cầu điều trị hợp lý, an toàn và hiệu quả, vì vậy DMTBV phải có số lượng và chủng loại đáp ứng nhu cầu điều trị phù hợp với mô hình bệnh tật, kinh phí, trình độ chuyên môn, trang thiết bị của bệnh viện. Xây dựng cơ số tồn kho hợp lý, đảm bảo lượng thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị, có thuốc cùng loại để thay thế.

Việc lựa thuốc trong bệnh viện phải dựa vào các yếu tố sau:

Mô hình bệnh tật của bệnh viện. Phác đồ điều trị.

Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật, trang thiết bị.

Khả năng kinh phí của bệnh viện ( ngân sách nhà nước, thu một phần viện phí và bảo hiểm y tế) (15)

Mỗi bệnh viện sẽ có một DMT riêng phù hợp với thực tế và phân tuyến kỹ thuật.

Việc xây dựng DMT phù hợp sẽ quyết định rất lớn đến kết quả và chất lượng cung ứng thuốc của bệnh viện.

1.3 Mua sắm thuốc

Mua sắm thuốc là khâu rất quan trọng. Mua thuốc hiệu quả là đảm bảo đúng thuốc, đúng số lượng với giá cả hợp lý và với tiêu chuẩn chất lượng được công nhận. Không để bệnh nhân phải sử dụng những thuốc đắt tiền một cách không cần thiết .

Hoạt động mua thuốc tại bệnh viện được bắt đầu từ khi xác định được nhu cầu mua thuốc dựa theo kế hoạch mua thuốc (1 tháng hoặc 2 tháng…) lựa chọn nguồn cung ứng, hợp đồng mua thuốc, giám sát thực hiện cung ứng, nhập hàng, kiểm soát chất lượng… Hoạt động mua thuốc kết thúc khi thuốc đã được kiểm nhập vào kho thuốc của khoa Dược.

1.3.1 Xác định nhu cầu sử dụng thuốc

Việc xác định nhu cầu thuốc về số lượng thường dựa vào số lượng thuốc tồn trữ và lượng thuốc luân chuyển qua kho. Tuy nhiên khi có sự thay đổi phát đồ điều trị hoặc sử dụng không hợp lý thì việc xác định nhu cầu thuốc là rất khó khăn.

Trong thực tế để xác định nhu cầu thuốc thường kết hợp các yếu tố sau:

-Tình trạng bệnh tật, MHBT

-Kỹ thuật chẩn đoán bệnh và điều trị

-Thống kê dựa trên mức sử dụng thuốc thực tế

Ngoài ra còn phải kết hợp các yếu tố ảnh hưởng như: dịch bệnh, thời tiết, điều kiện kinh tế, trình độ chuyên môn, phác đồ điều trị, những tiến bộ trong khoa học và kỹ thuật, giá cả thuốc, sự xuất hiện các thuốc mới.

1.3.2 Chọn hình thức mua:

Chỉ thị số 03/BYT-CT của Bộ Y tế ban hành ngày 25/7/1997 đã nêu rõ: “Việc mua bán thuốc phải thực hiện qua thể thức đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu, công khai theo qui định của nhà nước”. Trong quá trình triển khai thực hiện, các văn bản về đấu thầu không ngừng được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.

Thông

tư 13/


Thông

tư 63/


Thông

tư 10/


Quyết

định


Quyết

định


Quyết

định


Quyết

định

2006/


2007/T


2007/


491/


678/


731/


1408/

TT-


T-BTC


TTLT-


2008/


2008/


2008/


2008/

BTM




BYT- BTC


QĐ- BKH


QĐ- BKH


QĐ- BKH


QĐ- BKH

Hiện nay hệ thống pháp lý về đấu thầu được tổng hợp thành sơ đồ như hình sau:


Luật đấu thầu số 61/2005/QH11


Nghị định 85/2009/NĐ-CP


Sơ đồ 1.2. Hệ thống pháp lý về đấu thầu hiện hành

Thực tế việc thực hiện đấu thầu mua sắm thuốc phải căn cứ trên luật đấu

thầu số 61/2005/QH11, Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT/BYT-BTC về

“ Hướng dẫn thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công

lập” và các văn bản liên quan.

Do vậy , tùy theo giá trị và đặc điểm gói thầu mà bệnh viện chọn các hình thức sau (09).

+ Đấu thầu rộng rãi: đây là hình thức được áp dụng phổ biến nhất, áp dụng cho tất cả các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.

+ Đấu thầu hạn chế, áp dụng cho gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật, có tính đặc thù, có tính chất nghiên cứu thử nghiệm mà chỉ một số nhà thầu đáp ứng được. Phải mời tối thiểu năm nhà thầu có đủ năng lực tham dự.

+ Chỉ định thầu: Lựa chọn trực tiếp nhà thầu của gói thầu để thương

thảo hợp đồng. Có 5 trường hợp áp dụng:

. Trường hợp khẩn cấp (thiên tai, dịch bệnh…) mọi thủ tục trước 15

ngày

. Gói thầu theo yêu cầu của nhà đầu tư

. Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia

. Gói thầu mua sắm hàng hóa dưới 1 tỷ đồng

. Gói thầu mua sắm thường xuyên dưới 100 triệu đồng

. Chào hàng cạnh tranh: gói thầu có giá trị dưới 2 tỷ, áp dụng với mua sắm hàng hóa thông thường. phải có ít nhất 3 báo giá từ 3 nhà thầu khác nhau.

. Mua sắm trực tiếp: áp dụng khi hợp đồng có nội dung tương tự ký trước đó không quá 6 tháng và đơn giá không được vượt quá đơn giá của gói thầu tương tự trước đó.

1.3.3 Chọn nhà cung ứng

Sau khi lựa chọn phương thức mua, cần tổ chức đấu thầu để xác dịnh và

chọn nhà cung ứng. phân tích đánh giá các nhà cung ứng cũ, xem xét đánh giá các nhà cung ứng mới về năng lực kinh doanh, năng lực tài chính , uy tín và thương hiệu của nhà cung ứng. Bên cạnh đó nhà cung ứng phải đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật, biện pháp cung ứng, thời hạn thực hiện hợp đồng…

Sau khi công bố kết quả trúng thầu đã được phê duyệt, hai bên thương thảo hoàn thiện hợp đồng và tiến hành ký kết hợp đồng mua bán bằng văn bản.

Việc thương thảo cần tập trung thống nhất các điều khoản thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế.

1.3.4 Đặt hàng và theo dõi đơn đặt hàng

Để xác định số lượng thuốc cần đặt hàng, chú ý các thông số sau:

- Mức tối thiểu : là lượng thuốc dự trữ cần thiết phải có trong kho.

- Mức tối đa: là lượng thuốc tối đa có thể chứa trong kho.

- Mức đặt hàng: là số lượng sẽ mua trong kỳ.

Các mức này được xét duyệt định kỳ và được rút kinh nghiệm để lên kế hoạch cho kỳ sau.

Bên đặt hàng phải giám sát đơn hàng về số lượng chủng loại, chất lượng,

giá cả, tiến độ giao hàng như đã quy định trong hợp đồng.

1.3.5 Nhận thuốc và kiểm nhập

Ký hợp đồng đã quy định rõ địa điểm giao hàng.

Khi tiến hành nhận thuốc phải đối chiếu hóa đơn, phiếu báo lô với thực tế về tên thuốc, số lượng, hàm lượng, quy cách đóng gói, nơi sản xuất, số kiểm soát, hạn dùng.

Thuốc phải được bảo quản ở điều kiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật cả

trong lúc vận chuyển, khi kiểm nhập hàng phải có hội đồng kiểm nhập, có

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 05/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí