Kỳ Hạn Cho Vay Của Bidv Ninh Bình Năm 2012 Và Tháng 06.2013


lẻ. Cuối tháng 06/2013, đáp ứng được 90% yêu cầu tín dụng bán lẻ, Có nghĩa là, năm 2012 cần thêm 457 tỷ đồng và tháng 06/2013 cần 175 tỷ đồng đề giải ngân cho khu vực bán lẻ theo cam kết, Phần vốn bổ sung này được chi nhánh mua vốn từ trung ương với chi phí cao hơn so với lãi suất huy động trong khi lãi suất cho vay đã có khung và không thể thay đổi được, Vì vậy, thu từ hoạt động cho vay thấp, Điều này ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng là chỉ tiêu lợi nhuận của chi nhánh, Trong tương lai, chi nhánh cần đẩy mạnh huy động vốn bán lẻ, cân đối giữa cho vay và huy động sao cho nguồn thu từ hoạt động cho vay là tối ưu,

Việc tương thích giữa kỳ hạn tiền gửi và kỳ hạn cho vay là bài toán đặt ra với chi nhánh. Như ta đã biết, rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đẩy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời hoặc cung ứng với chi phí cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản là ngân hàng đã chuyển hóa tiền gửi kỳ hạn ngắn đem cho vay với kỳ hạn dài hơn. Vì vậy, nghiên cứu kỳ hạn tiền gửi và kỳ hạn cho vay sẽ cho ta thấy được tính cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Từ đó cho thấy được mức độ an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng,

Bảng 2.11: Kỳ hạn cho vay của BIDV Ninh Bình năm 2012 và tháng 06.2013

ĐVT: tỷ đồng


Năm

Kỳ hạn cho vay

2012

T6.2013

Tỷ trọng (%)

2012

T6.2013

1 tháng

3

5

0,12

0,27

2 tháng

12

15

0,44

0,79

3 tháng

160

255

5,98

13,41

4-6 tháng

986

640

36,83

33,66

7-11 tháng

627

545

23,42

28,67

12 tháng

14

8

0,52

0,42

Trên 12 tháng

875

433

32,69

22,78

Tổng cộng

2,677

1,901

100,00

100,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động dịch vụ và giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Ninh Bình - 10

(Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động cho vay của BIDV Ninh Bình 2012; T06.2013)

Qua bảng 2.11 ta thấy, hoạt động cho vay của chi nhánh tập trung nhiều nhất vào kỳ hạn 4-6 tháng, chiếm đến 36.83% năm 2012 và cuối tháng 6 tỷ trọng này là 33.66% trong đó. Cho vay kỳ hạn 06 tháng là nhiều nhất. Tiếp tục với kỳ hạn cho


vay ngắn, kỳ hạn 7-11 tháng chiếm tỷ trọng cao 23.4% năm 2012 và tăng lên đến 28.67% cuối tháng 06. Như vậy, hoạt động cho vay ngắn hạn của chi nhánh tập trung chủ yếu vào kỳ hạn từ 4-11 tháng, chiếm trên 60% tổng dư nợ bán lẻ năm 2012 và nửa đầu năm 2013. Bảng 2.2, bảng kỳ hạn huy động vốn của BIDV Ninh Bình cho ta thấy huy động vốn khu vực bán lẻ của chi nhánh tập trung hơn 55% vào kỳ hạn 01 đến 03 tháng. Từ đây có thể thấy được sự mất cân đối giữa kỳ hạn tiền gửi và tiền vay. Tiền gửi của chi nhánh huy động tập trung ở kỳ hạn 1-3 tháng trong khi cho vay lại chủ yếu ở kỳ hạn 4-11 tháng, Điều này hàm chứa rất lớn rủi ro thanh khoản cho chi nhánh. Bởi lẽ khi đến hạn thanh toán khoản tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng mà khách hàng không có nhu cầu gửi lại trong khi phần vốn này đã được chi nhánh đem cho vay với kỳ hạn dài hơn từ 7-11 tháng mà chủ yếu là 6 tháng và 10 tháng. Phần thiếu hụt tạm thời đó, chi nhánh sẽ phải tiến hành mua vốn từ trung ương với chi phí cao. Từ đó lại quay lại bài toán hiệu quả trong hoạt động cho vay của BIDV Ninh Bình.

Đối với kỳ hạn vay dài trên 12 tháng chiếm gần 33% năm 2012 và cuối tháng 6 năm 2013 đạt 22.78%. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền vay kỳ hạn dài này cao hơn rất nhiều so với tỷ trọng tiền gửi kỳ hạn dài năm 2012 và nửa đầu 2013 lần lượt là 1% và 2%. Rõ ràng tiền gửi dài hạn không đủ đáp ứng được nhu cầu vay dài hạn của khách hàng. Theo thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2013 của ngân hàng nhà nước quy định vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn không quá 30%. Ta tính được bảng số 2.12

Bảng 2.12: Vốn cho vay dài hạn của BIDV Ninh Bình 2012 và tháng 06/2013

ĐVT: tỷ đồng


Năm

Năm 2012

T 06/2013

Vốn dài hạn

25

39

Vốn ngắn hạn được sử dụng để

cho vay trung và dài hạn

2,197

1,687

Vốn ngắn hạn tối đa được sử dụng

cho vay trung và dài hạn

659

506

Vốn sử dụng cho vay trung và dài hạn

684

545

Cho vay dài hạn

875

433


Như vậy, năm 2012 vốn huy động của BIDV Ninh Bình không đủ cung cấp yêu cầu vốn cho vay dài hạn, thiếu (875-684) tỷ đồng = 191 tỷ đồng vốn dài hạn. Đến tháng 06/2013, tình trạng này đã sớm được cải thiện khi vốn sử dụng cho vay dài hạn của BIDV Ninh Bình đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay dài hạn. Điều này là do nửa đầu năm 2013, chi nhánh đã hạn chế cho vay dài hạn để cơ cấu lại nguồn vốn. Sắp tới, chi nhánh cần đẩy mạnh huy động tiền gửi kỳ hạn dài bằng những chinh sách khuyến khích khách hàng tham gia gửi tiết kiệm kỳ hạn dài bới nhu cầu vay dài hạn của khách hàng vẫn còn rất lớn.

Tóm lại, xem xét tỷ lệ tiền gửi trên tổng dư nợ cho vay bán lẻ, chi nhánh

BIDV Ninh Bình đang gặp phải những vấn đề:

+ Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi đang ở mức rất cao, cao hơn trung bình toàn ngành. Chi nhánh đang mua vốn từ trung ương để bù đắp lượng vốn thiếu do huy động không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay của khách hàng

+ Chi nhánh đang sử dụng tiền gửi kỳ hạn ngắn 1-3 tháng để cho vay kỳ hạn dài hơn 4-11 tháng. Thêm nữa, vốn sử dụng cho vay trung và dài hạn của chi nhánh cung cấp cho vay trung và dài hạn đang rất hạn chế.

Những vấn đề trên cần nhanh chóng được giải quyết do tính cấp thiết của nó. Nếu tiếp tục vấn đề này, chi nhánh sẽ gặp phải rủi ro thanh khoản. Hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động cho vay sẽ đều giảm sút. Vì vậy, yêu cầu đẩy mạnh huy động vốn và cơ cấu lại kỳ hạn nguồn vốn của chi nhánh trong thời gian tới.

2.3. Phân tích hoạt động tín dụng tại BIDV Ninh Bình

Hoạt động tín dụng hiện nay là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng, thường chiếm tới trên 75% trong tổng nguồn thu của chi nhánh. Mang lại lợi nhuận lớn và rủi ro cao khiến hoạt động này luôn được quan tâm, chú trọng hàng đầu. Là một ngân hàng có truyền thống từ lâu trong các hoạt động cho vay phục vụ đầu tư phát triển đặc biệt là cho vay các dự án lớn của nền kinh tế, BIDV Ninh Bình nói riêng cũng như hệ thống BIDV rất có uy tín trong hoạt động tín dụng. Thị phần tín dụng của chi nhánh luôn chiếm tỷ lệ cao so với thị phần tín


dụng của các NHTM trên cùng địa bàn. Hầu hết các doanh nghiệp lớn của tỉnh đều có dư nợ vay tại chi nhánh. BIDV nói chung và BIDV Ninh Bình nói riêng có thế mạnh trong cung cấp các sản phẩm tín dụng bán buôn. Tuy nhiên, trước đó tín dụng bán lẻ chưa được BIDV chú trọng. Nhận thấy tiềm năng và tầm quan trọng của khu vực bán lẻ, năm 2008 BIDV đã xây dựng mục tiêu hoạt động của mình, phấn đấu trở thành ngân hàng thương mại hiện đại hàng đầu Việt Nam trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ NHBL.

2.3.1.Phân tích quy mô, tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng tại BIDV

Ninh Bình

Một trong những ưu tiên của BIDV Ninh Bình là hoạt động tín dụng bán lẻ. Bảng 2.13 phản ánh quy mô, tốc độ tăng trưởng của hoạt dộng tín dụng bán lẻ tại BIDV Ninh Bình trong 3 năm gần đây.

Bảng 2.13: Quy mô, tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng tại BIDV

Ninh Bình từ năm 2010 đến tháng 06 năm 2013

ĐVT: tỷ đồng


Năm

Tiêu chí

2010

2011

2012

T6.13

Tỷ lệ (%)

11/10

12/11

T6.13/12

Tổng dư nợ cho vay

2,995

3,488

4,678

3,217

116

134

69

-Cho vay các DN có quy

mô lớn

1,496

1,735

2,001

1,316

116

115

66

-Dư nợ cho vay bán lẻ

1,509

1,753

2,677

1,901

116

153

71

+ Dư nợ cho vay DNNVV

1,088

1,120

2,056

1,412

103

184

69

+ Dư nợ cho vay cá nhân

421

633

621

489

150

98

79

Tỷ lệ dư nợ tín dụng bán

lẻ/dư nợ tín dụng (%)

50.38

49.74

57

59

-

-

-

Tỷ lệ nợ xấu (%)

2.02

2.8

2.09

1.68

-

-

-

Tỷ lệ nợ nhóm II/Tổng dư

nợ (%)

7.3

9.1

11

12.57

-

-

-

Dư lãi treo

7.5

16

54.5

42

213

340

77

(Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động cho vay của BIDV Ninh Bình từ năm 2010 đến tháng 06 năm 2013)

Giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 06/2013 chứng kiến sự tăng trưởng liên tục của hoạt động tín dụng bán lẻ. Tổng dư nợ năm 2011 tăng 116% so với năm 2010.


Năm 2012 đã tăng 134% so với dư nợ năm 2011. Đặc biệt chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng dư nợ đã bằng 69% năm 2012.

So sánh tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn bán lẻ và tín dụng bán lẻ ta có bảng số liệu 2.14

Bảng 2.14: Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn bán lẻ và tín dụng bán lẻ

ĐVT: tỷ đồng


Năm

Tiêu chí

2011

2012

T6/2013

Nguồn vốn bán lẻ

1,930

3,298

2,390

Tốc độ tăng trưởng (%)


171

72

Tín dụng bán lẻ

1,753

2,677

1,901

Tốc độ tăng trưởng (%)


153

71

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam năm 2012 gặp rất nhiều khó khăn. nhiều ngân hàng không giải ngân được nguồn vốn huy động được. Tín dụng năm 2012 nhiều ngân hàng TMCP tăng trưởng âm. BIDV Ninh Bình vẫn đạt được con số ấn tượng. Tăng trưởng tín dụng bán lẻ năm 2012 và tháng 06/2013 đạt lần lượt là 153% và 71%. Cũng từ bảng trên ta có thể thấy, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động bán lẻ của chi nhánh đạt 171% và 72%. Như vậy có nghĩa, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động chi nhánh cao hơn tốc độ tăng trưởng của tín dụng bán lẻ. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh vẫn nằm trong vùng hiệu quả. Tuy nhiên, cần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn để tốc độ tăng của nguồn vốn phải nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của tín dụng.

Về tỷ trọng dư nợ bán lẻ trên tổng dư nợ: Từ năm 2010 đến năm tháng 06/2013, dư nợ bán lẻ so với tổng dư nợ đều chiếm chủ yếu, trên 50%. Tuy nhiên, năm 2011 về số tuyệt đối dư nợ vẫn tăng nhưng tỷ trọng lại giảm nhẹ còn 49.74%. Giải thích điều này là do năm 2011, BIDV Ninh Bình nhận tài trợ thêm cho những dự án yêu cầu vốn lớn như xi măng Thạch mỹ, xi măng Đồng Bành khiến dư nợ cho vay khu vực doanh nghiệp có quy mô lớn tăng lên.

Về cơ cấu cho vay bán lẻ: Khu vực cho vay bán lẻ phát triển chưa đồng đều. Tập trung chủ yếu vào cho vay DNNVV, chiếm ở mức gần 70% tổng dư nợ bán lẻ.


Tốc độ tăng của dư nợ bán lẻ nằm chủ yếu ở tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay DNNVV. Năm 2012, cho vay ở nhóm khách hàng này là 2,056 tỷ đồng, tăng 83% so với năm 2011. Do năm 2012, trước khó khăn của nền kinh tế, với mục đích phát triển khu vực DNNVV, BIDV đã tung ra gói hỗ trợ 3000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ phát triển cho khu vực DNNVV. Bên cạnh đó, năm 2012 chi nhánh tiếp tục phục vụ đầu tư phát triển các dự án mới như dự án (DA) dây chuyền sản xuất gạch chịu lửa (30 tỷ), DA khu du lịch Tam Cốc-Bích Động (15 tỷ), DA nhà máy sản xuất gạch tuynen (18.2 tỷ)….cùng với việc đầu tư trung hạn các DA đầu tư phương tiện vận tải đường sông như DA đầu tư 5 tàu sông của CTy TNHH VT Công nghiệp Phương Nam (38.19 tỷ đồng)…là các dự án có hiệu quả, phát huy được thế mạnh về vị trí địa lý và phục vụ các ngành sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn.

Nghiên cứu dư nợ bán lẻ tại BIDV Ninh Bình giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 06/2013 để xem khu vực cho vay cá nhân và DNNVV đóng góp bao nhiêu phần trăm vào tổng dư nợ bán lẻ của chi nhánh

Bảng 2.15: Cơ cấu dư nợ bán lẻ tại BIDV Ninh Bình giai đoạn

từ năm 2010-T6.2013

ĐVT: %


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

T6/2013

Tổng dư nợ bán lẻ

100

100

100

100

Dư nợ cá nhân

28

36

23

26

Dư nợ DNNVV

72

64

77

74

Bảng 2.15 cho thấy tỷ trọng cho vay khu vực cá nhân chưa được quan tâm đúng mức. Cho vay ở khu vực này chiếm tỷ trọng thấp. 3 năm gần đây từ năm 2010-2012 và tháng 06/2013 tỷ trọng này luôn ở mức dưới 30%. Nhóm khách hàng DNNVV tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thi công xây lắp, vận tải đường bộ, đường thủy, kinh doanh hàng nông sản…Năm 2012 dư nợ cho vay DNNVV là 2,056 tỷ đồng, chiếm đến 77% tổng dư nợ bán lẻ của chi nhánh. Cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân năm 2012 là 621 tỷ đồng, chiếm 23% tổng dư nợ bán lẻ. Năm 2012 cho vay cá nhân giảm 2% tương đương 12 tỷ


đồng so với năm 2011 và tỷ trọng của nó giảm xuống còn 23% trong tổng dư nợ bán lẻ. Nguyên nhân do năm 2012. BIDV Ninh Bình tập trung nhân lực xử lý nợ xấu cá nhân, kiểm soát chặt chẽ những món cho vay mới. Bước đầu đã thu được kết quả khả quan, đã thu hồi được 21 tỷ đồng, giảm 35.3% so với năm 2011. Tháng 06 năm 2013, tỷ trọng này đã tăng nhẹ, chiếm 26 tổng dư nợ bán lẻ.

2.3.2. Phân tích chất lượng và quản lý rủi ro tín dụng của BIDV Ninh Bình

Phân tích chất lượng tín dụng bán lẻ của BIDV của BIDV Ninh Bình ta quan

tâm đến tỷ trọng từng nhóm nợ trên tổng dư nợ bán lẻ. Ta có bảng 2.16

Bảng 2.16: Cơ cấu nhóm nợ tín dụng bán lẻ BIDV Ninh Bình

ĐVT: tỷ đồng


Năm

Nhóm nợ

2012

T6/2013

Tỷ trọng (%)

2012

T6/2013

Nhóm 1

2,280

1,630

85.17

85.74

Nhóm 2

320

239

11.95

12.57

Nhóm 3

41

15

1.53

0.79

Nhóm 4

20

8

0.75

0.42

Nhóm 5

16

9

0.60

0.47

Tổng dư nợ

2,677

1,901

100

100

(Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động cho vay của BIDV Ninh Bình 2012 và T06.2013)

Qua bảng 2.16 ta thấy tỷ lệ nợ xấu ( nợ từ nhóm 3 trở lên) của BIDV Ninh Bình năm 2012 cao nhất trong vòng 4 năm gần đây 2.88% . Năm 2012 là một năm tiếp tuc khó khăn cho hoạt động kinh doanh của BIDV. Trong khi khách hàng của BIDV Ninh Bình chủ yếu là doanh nghiệp xây lắp, xây dựng. Thị trường bất động sản 2012 đóng băng, ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với BIDV Ninh Bình. Nhưng đến tháng 06/201, tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 1.68%, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống BIDV là 2.77% và cũng thấp hơn rất nhiều so tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng 4.5%. Điều này rất tốt cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ninh Bình khi tín dụng là nguồn thu chiếm chủ yếu của chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu giảm cho thấy khách hàng của chi nhánh có tình hình tài chính tốt. Giai đoạn khó khăn của nền kinh tế qua đi, doanh nghiệp đã hoạt động tốt trở lại, có khả năng trả nợ ngân hàng. Những khoản nợ xấu còn lại. BIDV Ninh Bình chủ động xử lý, thu hồi nợ. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuồng còn 1.68%. Dư lãi


treo của chi nhánh tháng 06/2013 cũng đã giảm còn 42 tỷ đồng thay vì 54.5 tỷ đồng năm 2012.

Tỷ lệ nợ nhóm 1 chiếm trên 85% trong năm 2012 và có chiều hướng tăng nhẹ. Năm 2012, tỷ lệ nợ nhóm 2 nợ cần chú ý đã tăng lên và đến tháng 06/2013, tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 12.57%. Điều này cảnh báo BIDV Ninh Bình cần chú ý xem xét lại khả năng trả nợ của khác hàng, sàng lọc những khách hàng tốt, tư vấn và bổ sung vốn cung cấp cho những khách hàng có kế hoạch kinh doanh triển vọng nhưng đang gặp tình trạng thiếu hụt vôn tạm thời.

Như vậy, cơ cấu nhóm nợ của BIDV Ninh Bình chiếm chủ yếu là nợ nhóm 1. Tỷ lệ nợ xấu giảm đi và thấp hơn so với tỷ lệ chung hệ thống BIDV và của toàn ngành ngân hàng. Đây là một cơ cấu tốt. Tuy nhiên. nợ nhóm 2 nợ cần chú ý lại tăng lên là điều cần quan tâm xem xét của chi nhánh. Từ đây, chi nhánh có chế độ và chính sách cụ thế đối với những khách hàng chuyển sang nợ nhóm 2, không để khách hàng chuyển nhóm nợ, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của chi nhánh.

2.3.3. Danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV Ninh Bình

Tín dụng bán lẻ trong ngày càng ngày càng được BIDV Ninh Bình chú trọng mở rộng, phát triển. Trong những năm qua, với vai trò là Ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển. Với đội ngũ cán bộ QHKH có uy tín, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, BIDV Ninh Bình luôn được đánh giá là Ngân hàng có thế mạnh trong hoạt động tín dụng. Với mục tiêu phục vụ tốt nhất mọi đối tượng khách hàng, BIDV Ninh Bình đã triển khai nhiều loại sản phẩm tín dụng áp dụng rộng rãi cho khách hàng là cá nhân, DNNVV, hộ gia đình sản xuất kinh doanh ở các làng nghề trên địa bàn. Với phương châm không ngừng đổi mới, đa dạng nhiều loại sản phẩm trên nguyên tắc tất cả các cá nhân, hộ gia đình, DNNVV có thể tiếp cận với các sản phẩm của BIDV để lựa chọn những sản phẩm dịch vụ phù hợp nhất với điều kiện của mình. Thông qua đó, tín dụng bán lẻ đa dạng hóa các hoạt động của BIDV Ninh Bình, phát triển các sản phẩm này sẽ khai thác được thị trường khách hàng cá nhân tiềm năng hiện vẫn còn “bỏ ngỏ”.

BIDV Ninh Bình hiện đang triển khai các sản phẩm tín dụng bán lẻ như cho vay DNNVV. sản phẩm tín dụng cho cá nhân như: Cho vay lương cán bộ công nhân viên, cho vay thấu chi tài khoản, cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở, cho vay mua ô tô, cho

Xem tất cả 138 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí