Phân Tích Hiệu Quả Marketing Của Trung Tâm Điều Hành Du Lịch Thuộc Công Ty Cổ Phần Du Lịch Cần Thơ

Chương 5: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ MARKETING CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH DU LỊCH THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH CẦN THƠ


5.1. Kiểm tra môi trường:


5.1.1. Môi trường vĩ mô:


a) Xã hội – Nhân khẩu học:


- Lực lượng lao động:


Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Cần Thơ trên 108 cơ sở kinh doanh du lịch năm 2006, lực lượng lao động là 1.936 người. Số lượng lao động đã qua đào tạo (bao gồm cả đại học, cao đẳng, trung cấp và sơ cấp) chỉ chiếm 24%, còn lại là chưa qua đào tạo chuyên ngành; tuy nhiên, trong số đó, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng ngoài ngành là 231 người, trung cấp là 225 người, sơ cấp 296 người, còn lại là lao động phổ thông.


Tuy nhiên, số lao động đã qua đào tạo nghiệp vụ còn thấp chỉ chiếm 31,44% trên tổng số và phần lớn chỉ được đào tạo qua các lớp cấp tốc (dưới 1 năm) nên nghiệp vụ còn chưa cao. Vì thế, cũng làm cho chất lượng tour giảm sút phần nào do hướng dẫn viên không có nghiệp vụ.


- Dân số ở Tp.Cần Thơ khoảng 1.139.900 người, với tỷ lệ người dân ở thành thị khá cao (chiếm 50.2%) , với kết cấu dân số trẻ. Riêng ở Quận Ninh Kiều - quận trung tâm của Cần Thơ - dân số vào khoảng 209.274 người. Sự phân hóa thành thị nông thôn rõ rệt: 95% ở thành thị và 5% ở nông thôn. Nên đây là ở đây có một thị trường tiềm năng rất lớn


- Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên ở ĐBSCL trong năm 2003 là 17%, 2004 là 16% và có xu hướng giảm dần qua các năm. Nên có thể thấy xu hướng trong tương lai, là những gia đình sẽ nuôi dạy con tốt hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn. Và nhu cầu vui chơi, giải trí như du lịch là một xu thế phát triển trong tương lai. [Tổng cục Thống kê, “Biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình Việt Nam qua cuộc điều tra 01-4-2004”]

- Một sự kết hợp giữa thay đổi phong cách sống, giá cả hạ, và thu nhập ngày càng tăng cho những sản phẩm công nghệ cao nên xu hướng ngày càng nhiều người mua máy vi tính, để họ có thể truy cập Internet, nhận và gởi email và duyệt thông tin trên mạng. Trong lúc ấy, sự phát triển nhanh chóng của điện thoại di động và một số thiết bị không dây khác đã làm cho họ “có sự nối kết” giữa người này và người khác ngày càng cao hơn lúc trước rất nhiều, mà họ không cần phải gời khỏi nhà hay nơi làm việc của họ. Tạo ra một “cộng đồng trên mạng”, với các “cư dân” mạng tương tác, trao đổi thông tin với nhau. Đây có thể là xu thế trong tương lai, phải có những sự chuẩn bị phù hợp.


- Mức thu nhập ngày càng tăng, giá trị cuộc sống ngày càng phải được chú trọng và đảm bảo, họ chú trọng đến vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, các sản phẩm dịch vụ phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh. Và ý thức về bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao, nên các sản phẩm thân thiện với môi trường, có sự chế biến chu đáo bảo đảm vệ sinh sẽ ngày càng được đánh giá cao.


Tóm lại với nhân tố Xã hội – Nhân khẩu học, thấy rõ là lực lượng lao động trong ngành du lịch tại Cần Thơ hiện tại là thiếu và yếu; với dân số thành thị chiếm đa số nên nhu cầu tiêu dùng tại nơi đây là lớn nhất; với tỷ lệ sinh con thứ 3 ngày càng giảm thì xu hướng nuôi dạy con cái tốt hơn, tiêu dùng các sản phẩm giải trí nhiều hơn như du lịch; và một xu thế “cộng đồng” trên mạng đang phát triển, thì chúng ta có những chuẩn bị cho phù hợp; và vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng được chú trọng nhiều, chúng ta phải có những đảm bảo, cam kết về chất lượng phục vụ, và điều này tác động không tốt đến doanh nghiệp, do ta chưa có những cam kết khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm với các đối tác kinh doanh.


b) Công nghệ:


- Khoa học công nghệ ngày càng phát triển đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm. Ngày nay việc áp dụng tin học hóa, tự động hóa vào sản xuất đang là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp với việc ứng dụng các phần mềm kế toán, quản lí nhân sự, tiền lương, viết hóa đơn,… đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều về thời gian, chi phí, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp. Trước kia tốc

độ đổi mới công nghệ là 18 tháng nay chỉ là 12 tháng. Chính điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn thay đổi để tồn tại. Với số lượng máy vi tính trên đầu người, và kết nối Internet trên đầu người, số lượng điện thoại di động trên đầu người ngày càng cao ở Cần Thơ, hứa hẹn sẽ tạo lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp biết tận dụng sự phát triển của thương mại điện tử, và công nghệ viễn thông.


- Một số phát triển về Công nghệ thông tin áp dụng vào ngành du lịch:


Bảng 5: Các công cụ công nghệ thông tin áp dụng vào ngành du lịch


Công cụ

Tác động

Ví dụ tiêu biểu

Blog – Nhật ký trực tuyến, Viết về kinh nghiệm đi du lịch

Tác dụng truyền miệng nhân rộng rất cao, một kênh thông tin hiện đại cung cấp thông tin du lịch

http://www.blogdulich.com/


http://jetravel.wordpress.com/

Video trực tuyến

Quay lại những cảnh hấp dẫn trong tour du lịch, tạo cảm giác tò mò và muốn thử sản phẩm du lịch. Làm giảm đi tính vô hình của sản phẩm, dễ cho người tiêu dùng tiếp cận thông tin.

http://www.Youtube.com

Diễn đàn

Bàn luận các ý kiến về địa điểm và dịch vụ du lịch ở từng tuyến điểm.

http://5nam.ttvnol.com


http://www.xomdulich.com/forums/


www.diendandulich.net/

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Phân tích hiệu quả Marketing của Dòng sản phẩm Tour du lịch trong nước ở Trung tâm điều hành du lịch thuộc Công ty Canthotourist - 8


(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)


Các công cụ này tạo điều kiện cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận thông tin về du lịch, làm cho tính chất vô hình hóa của sản phẩm được cải thiện, tạo điều kiện phát triển ngành, nhưng đồng thời gây áp lực cho doanh nghiệp là các thông tin không được kiểm soát chủ động theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

- Một số thành tựu khoa học khác tác động đến hoạt động lữ hành:


Bảng 6: Các thành tựu khoa học tác động đến hoạt động lữ hành


Thành tựu

Tác động

Ví dụ tiêu biểu

Hàng không giá rẻ

Có thêm nhiều chọn lựa cho khách hàng khi

đặt Tour, giảm giá thành sản phẩm.

Vietnam Airline, Pacific Airline.

Tàu du lịch vỏ bằng vật liệu composite

Tàu nhẹ, an toàn, bền, có ghế nghỉ dành cho khách. Tàu có vận tốc nhanh. Xu hướng vận chuyển tương lai thay thế các thuyền ghe truyền thống.

http://www.techmart

.cesti.gov.vn/)

Công nghệ rút

tiền qua thẻ

Không cần đem tiền mặt nhiều khi đi du lịch, và có thể sử dụng vượt quá số dư trong tài khoản.

Thẻ ATM2+ của ACB, Platinum EMV MasterCard của VP Bank.


(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)


Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và viễn thông, cùng với những công cụ tạo ra sự kết nối cộng đồng cao, hình thành một xu thế “xã hội” trên mạng, nên doanh nghiệp phải có bắt đầu tận dụng những thành tựu phát triển công nghệ ấy để áp dụng vào hoạt động kinh doanh để tạo ra giá trị cao hơn, cạnh tranh tốt hơn. Điều này tạo áp lực cho các Doanh nghiệp lữ hành là phải có những chiến lược thay đổi phù hợp để ứng phó với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ, và phong cách sống hiện đại của khách hàng trong tương lai. Những điều này ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp, do doanh nghiệp chưa có những sự chuẩn bị đầy đủ cho những xu thế phát triển mới.


c) Kinh tế:


- Giai đoạn trong kỳ kinh tế:


Cần Thơ chính thức là thành phố trực thuộc Trung ương, nên sự đầu tư của

Chính phủ nhằm phát triển mọi mặt để Cần Thơ xứng tầm là thành phố trực thuộc

trung ương ngày được nâng cao. Đặc biệt các sự kiện lớn đối với Cần Thơ trong thời gian sắp tới là hoàn thành cầu Cần Thơ (2009), sân bay Trà Nóc (2009) sẽ là những bước đột phá lớn về cơ sở hạ tầng tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch. Cần Thơ đứng trước một vận hội lớn là nhanh chóng trở thành một thành phố phát triển, nên doanh nghiệp phải biết khai thác tốt thị trường truyền thống này.


Sau khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, sẽ có rất nhiều cơ hội để mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế một cách toàn diện, từ đó có thể thúc đẩy phát triển của nền kinh tế. “Năm 2007 đánh dấu những thành tựu quan trọng trong chặng đường phát triển và hội nhập của Du lịch Việt Nam ... chất lượng dịch vụ đã được nâng cao lên rõ rệt, phát huy tính chuyên nghiệp trong phục vụ, nâng cao vị thế Du lịch Việt Nam trong khu vực và trên Thế giới” [VI 8, tr.11] và “Chính phủ Việt Nam xác định du lịch là ngành “kinh tế quan trọng” tiến tới thành ngành “kinh tế mũi nhọn” trong nền kinh tế quốc dân, quan tâm phát triển du lịch.” [121/2006/QĐ-TTg]. Đã nói lên sự phát triển của ngành Du lịch và triển vọng trong tương lai.


- Xu hướng tổng sản phẩm quốc dân (GDP):


Đặc biệt, Cần Thơ với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 đạt 16,18% đặc biệt trong công nghiệp và dịch vụ. Theo thống kê của Sở thống kê Tp.Cần Thơ, Năm 2006, tốc độ tăng trưởng GDP là 8,2%/năm, và với năm 2007 GDP

18.321.200 triệu đồng/người/năm, tương đương 1124 USD/người/năm (tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân vào khoảng 17,2%), chỉ số phát triển HDI là 0.830. Chứng tỏ thu nhập của người dân được tăng lên, cuộc sống được cải thiện làm cho nhu cầu tiêu dùng tăng. [TV 6, tr.2]


Dự báo trong thời gian tới, với triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của một thành phố trực thuộc trung ương, GDP sẽ tăng nhanh, và xu hướng tiêu dùng cũng sẽ tăng.


- Lãi suất và xu hướng lãi suất:


Lãi suất huy động vốn nội tệ tăng, theo qui định mới thì lãi suất này tối đa chỉ được 12%/ năm, nhưng như vậy là khá cao so với thời gian trước đó. Do thực hiện

chính sách tiền tệ thắt chặt, các ngân hàng thương mại bị khống chế hạn mức tín dụng có tính chất bình quân, cào bằng như nhau là tăng trưởng dư nợ không quá 30% đến hết năm 2008 và lãi suất cho vay tăng lên quá cao, nên các doanh nghiệp, đông đảo khách hàng khác rất khó vay được vốn ngân hàng.


Và còn nhiều nguyên nhân khách quan khác, trong tương lai gần, huy động tiền gởi vào ngân hàng có nhiều khó khăn. Điều này gân khó khăn cho doanh nghiệp cần vốn vay để đầu tư phát triển.


- Lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng:


Chỉ số giá tiêu dùng năm 2007 tăng 12,6%, tháng 1/2008 tăng 2,38% và dự báo tăng cao hơn trong tháng 2/2008, cho thấy giá trung bình của hàng hóa có xu hướng ngày càng tăng. Chỉ số giá lương thực và thực phẩm tăng 13,3% năm, tỷ lệ tăng cao nhất kể từ tháng 4/2005. Và như vậy giá các sản phẩm thuộc nhóm hàng thực phẩm có xu hướng gia tăng, góp phần làm tăng chi phí cho dịch vụ ăn uống. Làm giá thành sản phẩm du lịch tăng thêm.


Lạm phát tăng cao, giá trị đồng tiền khi đi mua sản phẩm ít đi, làm cho người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm trong chi tiêu. Nên họ sẽ rất thận trọng trong việc tiêu dùng các dịch vụ có giá cao. Nên xu hướng đi du lịch cho các Tour ngắn ngày, chi phí ít sẽ phát triển trong tương lai.


- Giá xăng dầu tăng: Trong những năm gần đây trước tình trạng biến động liên tục của mặt hàng xăng dầu trên quy mô toàn cầu đã gây ra những sức ép to lớn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở trên thế giới nói chung hay ở Việt Nam nói riêng. Và trong thời gian tới, dự báo giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng, sẽ tác động xấu đến doanh nghiệp nói chung, và giá thành sản phẩm du lịch nói riêng.


Tóm lại, các xu thế phát triển của nền kinh tế đã tác động đến ngành và doanh nghiệp với nhiều hướng khác nhau như: Với sự tăng trưởng GDP ngày càng cao đã tạo ra triển vọng cung cấp các dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng; và sự tăng lên của lãi suất ngân hàng và lạm phát đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của doanh nghiệp trong việc vay vốn và khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản

phẩm du lịch, cùng với sự tăng lên của xăng dầu đã làm giá thành sản phẩm lên cao,

gây khó khăn cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.


d) Tự nhiên – Môi trường:


- Tài nguyên thiên nhiên & nhân văn đa dạng:


Tại Cần Thơ, với địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, TP. Cần Thơ được ví như “đô thị miền sông nước”. Hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông, các cù lao bồng bềnh trên sông hết sức độc đáo. Và với lịch sử hình thành xã hội từ của những người cư dân đi mở đất, và các cuộc kháng chiến trường kỳ, đã tạo nên những tài nguyên nhân văn to lớn. Đó là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch. Đây là các yếu tố đầu vào quan trọng, và cũng là thế mạnh của doanh nghiệp kinh doanh lâu năm, khai thác hiệu quả, và có uy tín đối với các loại hình Tour du lịch sinh thái, nhân văn tại Cần Thơ.


Ở Việt Nam nói chung, nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, thích hợp với nhiều loại hình du lịch. Ngày càng có nhiều điểm du lịch được phát hiện và đang được khai thác có hiệu quả. Nên có thể nói, nguồn cung của các tài nguyên thiên nhiên là không thiếu, sẽ là yếu tố đầu vào đa dạng để các doanh nghiệp có những sự chọn lựa, khai thác phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.


- Ô nhiễm nguồn tài nguyên thiên nhiên:


Những tác hại của ô nhiễm môi trường đối với đời sống người dân ngày càng rõ, nhưng ý thức về bảo vệ môi trường tại cư dân địa phương còn nhiều hạn chế, vẫn còn nhiều tình trạng người dân tại địa phương gây ra ô nhiễm môi trường như: vứt rác bừa bãi, chặt phá rừng không theo qui hoạch, sử dụng chất độc khai thác cá,

… Làm cho các giá trị tài nguyên thiên nhiên bị giảm sút, làm cho các tuyến điểm hấp dẫn ngày càng giảm đi, đe dọa đến sự hình thành các tuyến điểm du lịch hấp dẫn.


Hiện nay, các cơ quan thông tấn báo chí, người dân đã có những phản ánh đến

sự tác hại của ô nhiễm môi trường, nó không chỉ ảnh hưởng đến người dân tại địa

phương, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trong tương lai. Nên Nhà nước đã có những biện pháp nhằm siết chặt về pháp luật và bảo vệ môi trường. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp khai thác du lịch phải có những sự chuẩn bị chu đáo như: hướng dẫn du khách không được phá hoại thiên nhiên tại điểm đến, phải tôn trọng pháp luật về bảo vệ môi trường, …


e) Thể chế - Chính trị:


Theo tờ báo Eo biển của Singapore viết về Việt Nam: “Có một thứ mà mọi chủ kinh doanh rất mong muốn có được: đó là sự ổn định kinh tế và chính trị mà chỉ có chính thể một đảng cầm quyền mới đem lại được.” Do đó, với lợi thế về tình hình chính trị ổn định, không có sự biến động giống như du lịch ở Thái Lan, nên các doanh nghiệp lữ hành có thể yên tâm lập ra các chiến lược phát triển trong thời gian dài. Điều này cũng tạo ra tâm lý thoải mái trong nền xã hội có tình hình chính trị ổn định, làm cho nhu cầu đi du lịch của người dân không bị hạn chế.


Với lợi thế đó, Việt Nam đang là điểm đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp nước ngoài. Họ có kinh nghiệm kinh doanh, vốn đầu tư mạnh sẽ là các đối thủ cạnh tranh rất mạnh trong tương lai, nhưng đồng thời cũng có thể là đối tác chiến lược của các doanh nghiệp biết tận dụng những lợi thế cạnh tranh tốt.


f) Luật pháp:


Bảng 7: Các chính sách và văn bản pháp luật liên quan đến ngành du lịch


Tiêu chí

Chính sách, văn bản

Tác động đến ngành du lịch

Chính sách

Nhà nước

Chính sách cải cách và mở cửa của Chính phủ Việt Nam đã đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện mở rộng giao lưu và quan hệ kinh tế quốc tế.

Chính phủ Việt Nam xác định du lịch là ngành “kinh tế quan trọng” tiến tới thành ngành “kinh tế mũi nhọn” trong nền kinh tế quốc dân, quan tâm phát triển du lịch.


121/2006/QĐ-TTg QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai

Chương trình hành động quốc gia

về du lịch giai đoạn 2006 - 2010 góp phần thúc đẩy phát triển du

đoạn 2006 - 2010

lịch Việt Nam, phấn đấu từ năm 2010 Việt Nam trở thành một trong các quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực.


Du lịch Việt Nam là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới và hầu hết các khuôn khổ đa phương khác, đã ký hiệp định hợp tác du lịch song phương cấp Chính Phủ với 30 nước trên thế giới.

Điều đó giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế về du lịch, nhận được trợ giúp của nhiều tổ chức quốc tế.

Văn bản

pháp luật

Nghị định số 149/2007/NĐ-CP

Các qui định về xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực du lịch


Nghị định số 92/2007/NĐ-CP

Qui định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật du lịch


Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 05/6/2001 của Chính Phủ về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch

Qui định về các biểu mẫu Báo cáo, và các thủ tục cần thiết khi hoạt động kinh doanh.

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 21/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí