Phân Tích Chỉ Tiêu Đánh Giá Khả Năng Quản Lý Tài Sản


chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn duy trì các 1

chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn, duy trì các loại hàng tồn kho để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Tại các nước trên thế giới theo cơ chế thị trường căn cứ vào luật phá sản công ty có thể bị tuyên bố phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ khi công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Hiện nay luật công ty Việt Nam cũng quy định tương tự như vậy. Do đó các công ty luôn luôn quan tâm đến các khoản nợ đến hạn trả và chuẩn bị nguồn để thanh toán chúng.

1.4.3.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn

Là mối quan hệ giữa tài sản lưu động với các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán là chỉ tiêu đánh giá tốt nhất khả năng thanh toán ngắn hạn. Công thức được xác định:


Khả năng thanh toán ngắn hạn =

TSNH Nợ NH


(lần )

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Hệ số này có giá trị càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán nợ NH của công ty càng lớn. Tuy nhiên, nếu giá trị của hệ số này quá cao thì điều này lại không tốt vì nó phản ánh công ty đã đầu tư quá mức vào tài sản lưu động so với nhu cầu của doanh nghiệp. Tài sản lưu động dư thừa thường không tạo thêm doanh thu.

1.4.3.2 Khả năng thanh toán nhanh

Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Du lịch Ấn tượng Á Châu - 4

Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng công ty dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn. Tiền ở đây có thể là tiền gửi, tiền mặt, tiền đang chuyển; tài sản là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (cổ phiếu, trái phiếu). Nợ đến hạn và quá hạn phải trả là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ khác kể cả những khoản trong thời hạn cam kết công ty còn được nợ. Khả năng thanh toán nhanh của công ty được tính theo công thức:

TSNH - Hàng tồn kho

Khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

(lần)


Nếu hệ số thanh toán nhanh ≥ 1 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu <1 thì doanh ngiệp có khả năng gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán nợ.

1.4.3.3 Khả năng thanh toán tức thời

Thể hiện về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán tức thời được xác định:

Hệ số khả năng thanh toán = Tiền và các khoản tương đương tiền (lần)


13

tức thời Nợ ngắn hạn

Chỉ số này đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp mà hoạt động khan hiếm tiền mặt (quay vòng vốn nhanh), các doanh nghiệp này cần phải được thanh toán nhanh chóng để hoạt động được bình thường. Thực tế cho thấy, hệ số này ≥ 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan còn nếu < 0,5 thì doanh nghiệp có khả năng gặp khó khăn trong việc thanh toán. Tuy nhiên, hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt rằng vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng và việc quản lý tiền mặt kém không hiệu quả.

1.4.3.4 Khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trên lãi vay:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Lãi trước thuê và lãi vay (EBIT)

=

Lãi vay


(lần)


Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này được hạn chế bởi thực tế lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để thanh toán lãi. Các doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó để trả nợ lãi. Những gì mà một doanh nghiệp cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của mình.

1.4.4. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản

Các chỉ số về đánh giá khả năng quản lý tài sản cho thất tình hình sử dụng tài sản của công ty tốt hay xấu qua đó xem xét hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

1.4.4.1 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Hiệu suất sử dụng tổng TS

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Công thức tính hiệu suất sử dụng tổng tài sản như sau:


14

Thang Long University Library



Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản lần Hệ số 2

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =


Doanh thu thuần Tổng tài sản


(lần)


Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả, góp phần tăng doanh thu và làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chỉ số này quá thấp chứng tỏ các tài sản vận động chậm, có thể hàng tồn kho, sảm phẩm dở dang nhiều, làm cho doanh thu giảm. Tuy nhiên muốn có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản của công ty đó với hệ số vòng quay tài sản bình quân của ngành.

Suất hao phí của TS so với doanh thu thuần


Suất hao phí của TS so với = doanh thu thuần

Tổng TS Doanh thu thuần


(lần)

Khả năng tạo ra doanh thu thuần của TS là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản để dự kiến vốn đầu tư khi doanh nghiệp muốn một mức doanh thu thuần dự kiến. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng TS đầu tư, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng TS càng tốt, góp phần tiết kiệm TS và nâng cao doanh thu thuần trong kỳ.

Suất hao phí của TS so với lợi nhuận sau thuế


Suất hao phí của TS so với = lợi nhuận sau thuế

Tổng TS

Lợi nhuận sau thuế


(lần)


Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các TS mà doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh, đồng thời cho biết doanh nghiệp đã thu được 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng TS, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng các TS càng cao, hấp dẫn các cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp.

1.4.4.2 Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

Hiệu suất sử dụng TSNH

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản lưu động có thể tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.Mức doanh lợi tài sản lưu động càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao.

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn = Doanh thu thuần (lần)


15

Tổng tài sản ngắn hạn

Đây là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH vì nếu số vòng quay này nhỏ chứng tỏ TSNH đã không được tận dụng hết khả năng.

Suất hao phí của TSNH so với doanh thu


Suất hao phí của TSNH so với

=

doanh thu

TSNH

Doanh thu thuần


(lần)


Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng TSNH, đó chính là căn cứ để đầu tư TSNH cho thích hợp, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng cao.

Suất hao phí của TSNH so với lợi nhuận sau thuế


Suất hao phí của TSNH so với lợi = nhuận sau thuế

TSNH

Lợi nhuận sau thuế


(lần)


Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng TSNH. Chỉ tiêu này càng thấp thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp càng cao. Ngoài ra chỉ tiêu này còn là căn cứ để các doanh nghiệp xây dựng dự toán về nhu cầu TSNH khi muốn có mức lợi nhuận như mong muốn.

Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ.


Số vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuần Phải thu khách hàng


(vòng)

Nói chung, hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của công ty càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho công ty nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của công ty bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của công ty trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể công ty sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này.

Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân (hay Số ngày luân chuyển các khoản phải thu, Số ngày

16

Thang Long University Library


tồn đọng các khoản phải thu Số ngày của doanh thu chưa thu là một tỷ số 3

tồn đọng các khoản phải thu, Số ngày của doanh thu chưa thu) là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết công ty mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình.



Kỳ thu tiền bình quân =

360

Số vòng quay các khoản phải thu


(ngày)


Kỳ thu tiền bình quân quá cao thường không tốt nhưng kỳ thu tiền bình quân quá thấp cũng không phải là tốt. Kỳ thu tiền bình quân thấp có thể là biểu hiện của chính sách tín dụng quá chặt chẽ. Lúc này, khoản phải thu có thể có chất lượng nhưng doanh số có thể bị giảm mạnh và lợi nhuận có thể thấp hơn mức đáng ra phải được do chính sách tín dụng quá chặt chẽ. Trong tình huống này, có lẽ công ty nên nới lỏng các tiêu chuẩn tín dụng.

Nếu kỳ thu tiền bình quân lớn hơn thời hạn bán tín dụng cho phép của công ty thì đó là một dấu hiệu không tốt, nó chứng tỏ tỷ lệ khách hàng tín dụng đang chiếm tỷ trọng lớn hoặc là công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn.

Vòng quay hàng tồn kho

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho.

Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =

Hàng tồn kho


(vòng)


Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý: Hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy công ty bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là công ty sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng công ty bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây

17

chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hang. Để có thể đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền…, cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp.

1.4.4.3 Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

Hiệu suất sử dụng TSDH

TSDH là tư liệu lao động quan trọng để tạo ra sản phẩm sản xuất đặc biệt là trong thời kỳ tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ hiện nay, máy móc đang dần thay thế cho rất nhiều công việc mà trước đây cần có con người, điều này cho thấy việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSDH sẽ góp phần đáng kể đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn có thể đo lường được hiệu quả sử dụng của doanh nghiệp.

Hiệu suất sử dụng

=

tài sản dài hạn

Doanh thu thuần Tài sản dài hạn


(lần)

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần. Hiệu suất càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao.

Suất hao phí TSDH so với doanh thu


Suất hao phí của TSDH so với doanh thu

TSDH

=

Doanh thu thuần


(lần)

Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng TSDH, đó chính là căn cứ để đầu tư TSDH cho thích hợp, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH càng cao.

Suất hao phí TSDH so với lợi nhuận sau thuế


Suất hao phí của TSDH so với

lợi nhuận sau thuế

TSDH

=

Lợi nhuận sau thuế


(lần)


Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng TSDH, chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, đó là căn cứ để đầu tư TSDH cho phù hợp. Mặt khác, chỉ tiêu này còn là căn cứ để xác định nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp khi muốn có mức lợi nhuận mong muốn.

18

Thang Long University Library


1 4 5 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Giống như tất cả các 4

1.4.5. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Giống như tất cả các chỉ số tài chính khác, mỗi tỷ lệ đo lường khả năng sinh lời được sử dụng trong từng trường hợp khác nhau và phản ánh những ý nghĩa không khác nhau đáng kể.

1.4.5.1 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Lợi nhuận sau thuế

ROS =

Doanh thu thuần

(%)


Chỉ tiêu này cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.

Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản.

1.4.5.2 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Đây là chỉ tiêu mà nhiều nhà đầu tư quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lợi nhuận của 1 đồng vốn bỏ ra để đầu tư vào công ty.

Lợi nhuận sau thuế

ROE =

Vốn chủ sở hữu

(%)


Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.

Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty.Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành.

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA). Nếu tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã

19

thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông.

1.4.6. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets)

Lợi nhuận sau thuế

ROA =

Tổng tài sản

(%)


ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.

Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

1.4.7. Phân tích theo phương pháp Dupont

Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một công ty bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.

Sơ đồ Dupont trình bày mối quan hệ giữa lợi nhuận trên vốn tự có, mối quan hệ giữa tỉ số luân chuyển của tài sản có và hệ số vốn chủ sở hữu có tác động đến vốn chủ sở hữu như thế nào.

Vì vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn của công ty để hình thành nên tài sản. Cho nên suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) lệ thuộc vào suất sinh lời của tổng tài sản (ROA). Ý tưởng trên được thể hiện:


ROA =

Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần

x


(%)

Doanh thu thuần Tổng tài sản

Trong đó, đòn bẩy kinh tế (đòn bẩy tài chính) hay còn gọi là đòn cân nợ là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của Công ty.


20

Thang Long University Library

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 01/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí