3.3.2 Về các giải pháp chủ yếu
(1) Chính sách tài chính. Cùng với các biện pháp để tăng thu cho ngân sách nhà nước, cần thực hiện chính sách tài chính chặt chẽ, tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước.
- Tăng thuế xuất khẩu ở mức phù hợp đối với một số loại tài nguyên, khoáng sản, thuế nhập khẩu và thuế nội địa một số mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu, xa xỉ; chống thất thu thuế.
- Thực hiện chính sách tiết kiệm trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để giảm bội chi ngân sách xuống mức thấp hơn 5% GDP.
Nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng. Cắt giảm, không bố trí vốn đầu tư các công trình hiệu quả đầu tư thấp 2008. Tập trung các nguồn vốn để bảo đảm hoàn thành các công trình trọng điểm quốc gia, các công trình hoàn thành vào năm 2008, 2009 đúng tiến độ. Nhà nước nên điều chỉnh kịp thời giá đầu vào các công trình đầu tư từ ngân sách để bảo đảm đúng tiến độ.
(2) Chính sách tiền tệ. Nhà nước nên thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ
- NHNN cần nắm chắc thông tin, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán, dư nợ tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế, việc cho vay kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán của các NHTM và các tổ chức kinh doanh tiền tệ khác. Điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ, bảo đảm tốc độ tăng trưởng hợp lý dư nợ tín dụng, khả năng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và kiềm chế lạm phát. Tăng cường công tác giám sát các tổ chức tín dụng, bổ sung các công cụ giám sát theo cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế để chủ động cảnh báo và xử lý tốt hơn những biến động trên thị trường tín dụng, tiền tệ.
Quản lý chặt chẽ việc thành lập mới, việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ của các NH, các tổ chức tài chính, tiền tệ, chứng khoán, bất động sản, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước, các NHTM theo
hướng đề ra những yêu cầu, tiêu chí theo thông lệ của nền kinh tế thị trường để các chủ thể kinh doanh tiền tệ phải thật sự lành mạnh, bảo đảm lợi ích của mình và của cả nền kinh tế.
- Kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài và tỉ giá. Điều hành tỉ giá giữa VND với USD và các loại ngoại tệ nói chung với biên độ hợp lý. Áp dụng các biện pháp quản lý nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) như nhiều nước đã áp dụng thành công. Nên có giải pháp tích cực, có hiệu quả, chống đô la hoá nền kinh tế.
(3) Quản lý thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản
- Nhà nước nên quản lý chặt chẽ các nguồn vốn vay NH của các công ty để đầu tư vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản; từng bước lành mạnh hoá hai loại thị trường này, khắc phục tình trạng đầu cơ, đẩy giá lên cao như thời gian qua.
- Kiểm tra kỹ để những đơn vị có đủ điều kiện và năng lực kinh doanh chứng khoán hoạt động lành mạnh; không cho thành lập, hoạt động đối với những đơn vị không đủ điều kiện kinh doanh.
- Sớm ban hành chính sách thuế chống đầu cơ bất động sản; các chính sách và thủ tục hành chính thông thoáng để thị trường chứng khoán và bất động sản phát triển một cách bền vững tránh phát triển bong bóng
(4) Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân, chống đầu cơ, trục lợi nâng giá. Khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát và hạn chế nhập siêu.
- Nhà nước nên quan tâm và có chính sách, giải pháp để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng chiến lược phục vụ cho sản xuất và đời sống, có kế hoạch chủ động nhập khẩu bù đắp thiếu hụt. Có cơ chế, chính sách để các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn kinh doanh các mặt hàng chủ lực của nền kinh tế được hình thành quỹ bảo hiểm rủi ro theo nguyên tắc thị trường, lấy lãi bù lỗ.
Có biện pháp ngăn ngừa việc kinh doanh chồng chéo của những đơn vị này để tránh dẫn đến tăng cung, cầu giả tạo, cạnh tranh không lành mạnh, đẩy giá thị trường lên cao, sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả.
Tăng cường hơn nữa vai trò nhà nước về quản lý giá, yêu cầu các DN chưa tăng giá một số mặt hàng chiến lược có ảnh hưởng tới giá cả chung trên thị trường, tới sản xuất và đời sống nhân dân (điện, xăng dầu, xi măng, sắt, thép, than, nước,...)
- Cần có chính sách và giải quyết các khó khăn cho các DN xuất khẩu, duy trì và thúc đẩy được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu : nghiên cứu việc giảm thuế thu nhập cho DN xuất khẩu; điều hành chính sách tài chính, tiền tệ chủ động, linh hoạt, tạo thuận lợi cho các DN có hợp đồng sản xuất, xuất khẩu có hiệu quả, đa dạng các hình thức thanh toán... Về lâu dài, cần có chiến lược, kế hoạch, cơ chế, chính sách để cơ cấu lại việc sản xuất hàng xuất khẩu, giảm nhanh xuất khẩu khoáng sản và giảm dần xuất khẩu sản phẩm nguyên liệu thô, hàng gia công lắp ráp, tăng xuất khẩu sản phẩm tinh chế, có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao; mở rộng quan hệ thương mại với các đối tác mới, các thị trường mới...
- Quản lý chặt chẽ các hoạt động nhập khẩu. Sử dụng các biện pháp không trái với các quy định của WTO để hạn chế nhập khẩu các sản phẩm không nhất thiết phải nhập khẩu, nhất là việc nhập các mặt hàng xa xỉ (ô tô, rượu ngoại đắt tiền...), giảm tối đa việc nhập siêu. Thực hiện các biện pháp tổng hợp để chống nhập lậu, gian lận thương mại.
Danh mục tài liệu tham khảo
2. Ths Lê thị Mai Linh - Giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán- Ủy ban chứng khoán nhà nước. Trung tâm nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán. 2003.
3. Ts Hoàng Tú - Giáo trình Cẩm nang Giao Dịch Chứng khoán- Nhà Xuất bản Văn Hóa Thông Tin. 2007.
4. Investment Analysis and Porfolio Management- Reilly Brown. 7th ed
5. Industry Approach To cases in Strategic- John A. Pearce, Richard B. Robinson .1996
6. Báo cáo ngành dược - TS Cao Minh Quang. 2007
7. Báo cáo Hội nghị ngành dược - Cục quản lý dược, Bộ y tế. 2007
8. Website bộ y tế: www.moh.gov.vn
9. Website Cục quản lý dược: www.dav.gov.vn
10. Website thông tin y dược Việt Nam: www.cimsi.org.vn
11. Website: www.vneconomy.vn
12. Website: www.tiasang.com.vn
13. Website: www.worldbank.org
14. Website: www.bsc.com.vn
15. Website: www.vnep.org.vn
16. Website: www.gso.gov.vn
17. forum.vietstock.com.vn
18. Website: www.marketnews.vn
19. Website: www.prophet.net
20. Website: www.phantichcophieu.com
PHỤ LỤC
Quy trình đảm bảo chất lượng toàn diện
DANH MỤC VIẾT TẮT
Công nghiệp, xây dưng | |
CPH | Cổ phần hóa |
DN | Doanh nghiệp |
DV | Dịch vụ |
GDP | Thực hành tốt phân phối thuốc |
GLP | Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc |
GMP | Thực hành tốt sản xuất thuốc |
GPP | Thực hành tốt nhà thuốc |
GSP | Thực hành tốt bảo quản thuốc |
NH | Ngân hàng |
NHNN | Ngân hàng nhà nước |
NHTM | Ngân hàng thương mại |
NHTW | Ngân hàng Trung ương |
NLTS | Nông lâm thủy sản |
VĐL | Vốn điều lệ |
VNĐ | Việt Nam Đồng |
Có thể bạn quan tâm!
- Báo Cáo Tình Hình Tài Chính Tóm Tắt 3 Công Ty Đơn Vị: Vnđ
- Chỉ Tiêu Tỉ Trọng Trong Sản Xuất- Kinh Doanh
- Giải Pháp Về Quy Hoạch, Đổi Mới Công Nghệ Và Nghiên Cứu Khoa Học:
- Phân tích cổ phiếu niêm yết nghành dược Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm từ 1997 - 2007 (%) 34
Bảng 2: Thống kê cơ bản kinh tế Việt Nam qua các năm 39
Bảng 3: Trị giá thuốc qua các năm 46
Bảng 4: Số lượng các DN đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế qua các năm 48
Bảng 5: Số lượng tổ chức dược tại Việt Nam 49
Bảng 6:Tỉ lệ mẫu thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng qua các năm: 51
Biểu 7: Lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng thu hồi qua các năm 51
Bảng 8: Các DN Dược tại Việt Nam 52
Bảng 9: Doanh Thu , lợi nhuận sau thuế của một vài công ty Dược lớn 55
Bảng 10: Hồ sơ quảng cáo về Dược qua các năm 66
Bảng 11: Số thông tin quảng cáo vi pham quy chế nhà nước: 66
Bảng 12: Các cổ đông lớn của DHG gồm: 92
Bảng 13: Báo cáo tình hình tài chính tóm tắt 3 công ty 93
Bảng 14: Các chỉ số dùng để đánh giá công ty so với giá thị trường 93
Bảng 15: Thống kê EPS của một số công ty lớn ngành Dược 95
Bảng 16: Chỉ tiêu phân tích kết quả kinh doanh DHG 97
Bảng 17: Chỉ tiêu cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn Đơn vị: phần trăm (%) 98
Bảng 18: Chỉ tiêu khả năng thanh toán 100
Bảng 19: Chỉ tiêu hiệu quả hoạt động 100
Bảng 20: Chỉ tiêu khả năng sinh lời: 101
Bảng 21: Chỉ tiêu tăng trưởng 102
Bảng 22: Chỉ tiêu tỉ trọng trong sản xuất- kinh doanh 103
Biều 1: FDI đăng kí qua các năm 35
Biều 2: Thâm hụt thương mại của Việt Nam qua các năm 36
Biều 3: Chỉ số CPI qua các năm: 36
Biều 4: Chỉ số giá của một số nhóm hàng so với chỉ số giá tiêu dùng 2007
...............................................................................................................45
Biểu 5: Trị giá thuốc sử dụng, thuốc sản xuất trong nước qua các năm .47 Biều 6: Tổng số tiền thuốc và bình quân tìền thuốc đầu người qua các năm 70
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU.... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.2 KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CƠ BẢN CỔ PHIẾU ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.2.1 Khái niệm ........................................
1.2.2 Cơ sở lý luận ...................................
1.2.3 Nội dung phân tích ..........................
1.2.3.1 Phân tích kinh tế vĩ mô 5
1.2.3.2 Phân tích ngành 9
1.2.3.3 Phân tích công ty 15
1.3. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ..ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC .. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.1 PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM...... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.1.1 Thực trạng kinh tế Việt Nam cuối 2007 33
2.1.2. Vấn đề nổi cộm Tình hình Kinh tế Việt Nam đầu năm 2008: 38
2.2 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM ... ERROR! BOOKMARK
NOT DEFINED.
2.2.1.Giới thiệu chung ...............................
2.2.2 Tính mùa vụ của ngành: ...................
2.2.3 Các yêu tố tác động tới cạnh tranh trong ngành và ảnh hưởng của chúng tới hoạt động kinh doanh ngành .....
2.2.3.1 Sản phẩm thay thế 54
2.2.3.2 Sản phẩm hỗ trợ tiêu dùng. 54
2.2.3.3 Hàng rào ngăn cản các DN mới gia nhập ngành 54
2.2.3.4 Sức mạnh mặc cả của người mua 59
2.2.3.5 Sức mạnh mặc cả của người bán 60
2.2.3.6 Các yếu tố cạnh tranh trong nội bộ ngành 62
2.2.4 Cấu trúc ngành.................................
2.2.5 Rủi ro ngành: ...................................
2.2.6 Tốc độ tăng trưởng của ngành dược
2.2.7 Chu kỳ của sản phẩm ngành dược ....