Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật là hai phương pháp phân tích phổ biến trong kinh doanh trên rất nhiều thị trường tài chính như thị trường chứng khoán, thị trường vàng và thị trường ngoại hối. Với những ưu điểm của mình hai phương pháp này đã bổ sung cho nhau giúp các nhà đầu tư thực hiện hiệu quả việc đầu tư và đem lại lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, việc ứng dụng hai phương pháp này trong việc phân tích biến động tỉ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế do chế độ tỷ giá của VND và USD – đồng tiền chiếm tỉ lệ lớn nhất trong giao dịch thương mại quốc tế ở Việt Nam, vẫn chưa được thả nổi hoàn toàn, hệ thống pháp lí, thông tin vẫn chưa được thiết lập hoàn chỉnh…Chính những vấn đề này đã làm cho thị trường ngoại hối Việt Nam đi sau một khoảng cách khá xa so với thị trường ngoại hối ở các nước phát triển và chưa thực hiện được đúng chức năng cơ bản của nó đó là điều tiết cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là, cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối và điều kiện để hai phương pháp này có thể phát huy được ưu thế của mình trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó tác giả đã chọn đề tài “phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối và điều kiện áp dụng cho Việt Nam” làm đề tài khóa luận.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
- Tìm hiểu hệ thống các vấn đề lý luận về phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật
- Áp dụng lí thuyết để phân tích tỷ giá USD/JPY trên thị trường ngoại hối Mỹ trong giai đoạn tháng 1 năm 2010.
- Đưa ra những điều kiện nhằm áp dụng hiệu quả hai phương pháp phân tích trên vào thị trường ngoại hối Việt Nam.
Thực hiện mục đích trên khóa luận có những nhiệm vụ cụ thể sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối và điều kiện áp dụng cho Việt Nam - 1
- Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Phân Tích Kĩ Thuật
- Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Phân Tích Kĩ Thuật
- Mức Sàn, Mức Trần, Đường Xu Hướng Và Kênh Xu Hướng.
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
- Phân tích các chỉ báo kinh tế cơ bản áp dụng cho việc nghiên cứu nền kinh tế trong phân tích cơ bản, phân tích các công cụ sử dụng trong phân tích kỹ thuật thường sử dụng cho kinh doanh trên thị trường ngoại hối.
- Phân tích ứng dụng của những chỉ báo kinh tế cơ bản và các công cụ kĩ thuật vào phân tích biến động của thị trường ngoại hối Mỹ cho cặp tiền tệ USD và JPY.
- Phân tích đặc điểm của thị trường ngoại hối Việt Nam và đưa ra những điều kiện để ứng dụng hiệu quả hai phương pháp trên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu ý nghĩa các chỉ báo của phương pháp phân tích cơ bản và tác dụng của các cộng cụ sử dụng trong phân tích cơ bản
- Phạm vi nghiên cứu của khóa luận giới hạn trong việc phân tích biến động tỷ giá USD/JPY trong tháng 1 năm 2010 dựa trên các thông tin kinh tế vĩ mô và mô hình phân tích kĩ thuật.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tài liệ trong và ngoài nước để phân tích, tổng hợp thông tin kinh tế chung của hai nước Nhật Bản và Hoa Kì
Ngoài ra khóa luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp diễn giải và qui nạp, phương pháp thống kê, so sánh để khái quát, hệ thống và khẳng định các kết quả nghiên cứu.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận về phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh ngoại hối
- Chương 2: Ứng dụng phân tích biến động của cặp tỉ giá USD/JPY trong tháng 1 năm 2010 tại thị trường Mỹ
- Chương 3: Điều kiện để áp dụng hiệu quả phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam.
Chương I: Cơ sở lí luận về phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh ngoại hối
I. Tổng quan về phân tích cơ bản
1. Khái niệm chung và đặc điểm của phân tích cơ bản:
1.1 Khái niệm.
Phân tích cơ bản là một phương pháp xem xét thị trường thông qua những yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị có ảnh hưởng đến cung và cầu của một đồng tiền nhất định. Nói một cách khác là chúng ta phải đánh giá nền kinh tế của quốc gia nào hoạt động tốt và nền kinh tế nào bị giảm sút.
1.2 Đặc điểm của phân tích cơ bản.
a, Phân tích cơ bản chú ý đến các yếu tố tác động đến cung cầu tiền tệ trên thị trường: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư…
Khi nói về phân tích cơ bản người ta muốn nói đến việc nghiên cứu các nhân tố cốt lõi ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia. Nó là việc dự đoán những biến động của giá cả và xu hướng thị trường bằng cách phân tích các chỉ báo kinh tế, chính sách nhà nước và các yếu tố xã hội khác trong phạm vi một chu kì kinh doanh. Các nhà phân tích cơ bản phải nghiên cứu các dấu hiệu khác nhau từ biến động giá trên biểu đồ, thông tin kinh tế công bố thường xuyên và các sự kiện chính trị, xã hội hàng ngày có tác động đến thị trường tiền tệ. Ví dụ, khi phân tích một dự báo của một nhà kinh tế học về sự tăng trưởng GDP hoặc báo cáo về tình trạng thất nghiệp, chúng ta sẽ có một cái nhìn tương đối về sức khoẻ của nền kinh tế đó. Các yếu tố cơ bản này cũng có những tăng giảm thường xuyên trong cả ngắn hạn và dài hạn. Khi đi sâu vào nghiên cứu sự phức tạp và tinh tế của các yếu tố cơ bản thì kiến thức và sự hiểu biết về nền kinh tế toàn cầu sẽ gia tăng đáng kể.
b, Phân tích cơ bản là một cách hiệu quả để tiên đoán các điều kiện kinh tế, nhưng giá trị chính xác của thị trường không phải là một nhiệm vụ chính.
Mục tiêu chính của phân tích cơ bản là dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định xem thị trường được đánh giá cao hơn hay thấp hơn giá trị thực tế dựa trên các lí thuyết căn bản: Lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP) và ngang giá sức mua (PPP).
1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phân tích cơ bản
Với những đặc điểm trên, phân tích cơ bản đã cho thấy ưu điểm lớn nhất của phương pháp phân tích này đó là:
- Khả năng dự đoán xu thế dài hạn
- Nắm bắt giá trị thực tế của ngoại tệ.
Tuy nhiên, nó cũng còn nhiều hạn chế như:
- Chỉ có hiệu quả nếu nhà phân tích tiếp cận thông tin đầy đủ, có khả năng phân tích và dự tính tốt để hành động ngay
- Phục thuộc vào hệ thống thông tin kinh tế của các quốc gia
- Chỉ xác định được giá trị tốt mà chưa xác định được thời điểm mua bán thích hợp.
2. Các chỉ báo chính trong phân tích cơ bản
Bất cứ một tin tức, sự kiện nào tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền kinh tế đều được coi là những yếu tố cơ bản. Từ sự thay đổi trong nền kinh tế, thay đổi lãi suất, bầu cử chính trị đến những thông tin về thiên tai đều có thể tác động đến nền kinh tế trong tương lai. Những tin tức này không chỉ khác nhau giữa các quốc gia mà chúng còn khác nhau về tầm quan trọng và thời điểm công bố. Những thông tin kinh tế thường được lên kế hoạch thông báo trước và có thể dễ dàng tìm kiếm được, nhất là ở những nước công nghiệp.
Không như những thông tin kinh tế, các tin tức về chính trị thì có thể được công bố vào bất kì thời điểm nào và chắc chắn là chúng có ảnh hưởng lớn đến thị trường ngoại hối nhưng chỉ trong ngắn hạn. Ở Mỹ các cuộc bầu cử diễn ra 4 năm 1 lần và các ứng cử viên đã được thông báo trước công chúng, chính vì vậy mà thị trường ngoại hối ở đây được xem là ổn định nhất. Ở các quốc gia khác, ví dụ như Italia, bộ máy chính phủ không ổn định và thời gian bầu cử nghị viện có thể diễn ra bất cứ lúc nào, khiến chúng ta không thể đoán trước được.
Những yếu tố tài chính được xác định và dự đoán dựa trên thực tế. Việc cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương ở Mỹ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Ngân hàng Nhật Bản vẫn có thể dự đoán được mặc dù những thông tin này luôn được giữ bí mật. Trong khi những thay đổi về lãi suất gần như không thể biết trước thì chúng ta vẫn có thể biết được thời gian diễn ra những cuộc họp mặt của các quan chức ngân hàng trung ương thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Để hệ thống lại các chỉ báo thường được sử dụng trong phân tích cơ bản, ta sẽ tìm hiểu các nhóm chỉ báo chính sau:
2.1 Những chỉ báo kinh tế
Những chỉ báo kinh tế cho tới nay đã cung cấp phần lớn thông tin của tất cả các yếu tố cơ bản được sử dụng để phân tích trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối. Không giống như tài chính, chính trị và các nhân tố gây ra khủng hoảng, các nhân tố kinh tế diễn ra đều đặn và ở những thời điểm cụ thể và thường xuyên hơn. Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu được các thông tin kinh tế này và đưa các quyết định giao dịch chính xác. Tuy nhiên nắm bắt được thông tin thôi là chưa đủ, muốn có được lợi nhuận chúng ta cần phải đưa ra những dự báo chuẩn xác về xu hướng biến động.
Những thông tin kinh tế thông thường được đăng tải hàng tháng ngoại trừ một số thông tin về tổng sản phẩm quốc nội, chỉ số giá thuê nhân công…
chỉ được thông báo hàng quý, hàng năm. Trong khi đó lại có những thông tin kinh tế được công bố hàng tuần và thường tạo ra ảnh hưởng không đáng kể tới thị trường ngoại hối. Tất cả thông tin đều được thông báo cả con số năm trước và năm nay để các nhà giao dịch có thể so sánh được và xác định tình hình thực tế của nền kinh tế thông qua sự so sánh đó.
Thông tin về những gì sắp diễn ra hay những con số kinh tế của Mỹ luôn được thông báo trên những tờ báo hàng đầu như Wall street, Financial Times và NewYork Times. Và một số trang web đáng tin cậy như www.money.cnn.com, www.moneycentral.msn.com/investor/home.asp, www.bloomberg.com hay một nguồn thông tin khác nữa của ngân hàng dự trữ New York www.ny.frb.org.
2.1.1 Tổng thu nhập quốc dân.
Tổng thu nhập quốc dân (GNP) được xem là chỉ thị kinh tế quan trọng nhất và nhiều nhà phân tích đồng ý rằng nó là thước đo thực trạng nền kinh tế một cách toàn diện nhất. GNP là tổng lượng hàng hoá và dịch vụ được tạo ra bởi người dân của một nước không phân biệt người đó có đang sống và làm việc tại chính quốc gia của mình hay không. Khi một báo cáo cho thấy GDP thực tế đã tính đến các yếu tố điều chỉnh tăng thì đó là một dấu hiệu tốt cho nền kinh tế và tạo nên một sự lạc quan cho thị trường kinh doanh của đồng tiền nước đó.
2.1.2 Tổng thu nhập quốc nội
Tổng thu nhập quốc nội- GDP lại phản ánh tổng lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trên một quốc gia bao gồm của cả người dân của những nước khác đang sinh sống và làm việc trên quốc gia đó. Nó cũng có ý nghĩa tương tự như GDP, khi mà tổng sản lượng hành hóa dịch vụ thực tế sản xuất ra của một quốc gia mà tăng thì đó là dấu hiệu khả quan cho nền kinh tế của nước đó và ngược lại.
2.1.3 Chi tiêu dùng của người dân
Chỉ tiêu chi tiêu dùng thường được đánh giá trên góc độ tâm lí tự nhiên, nó cho biết sự tự tin của người tiêu dùng hơn là lượng tiêu dùng thực tế. Chi tiêu dùng do từng cá nhân dựa vào mức thu nhập thực tế và thu nhập khả dụng của bản thân mà ra quyết định chi tiêu cho hợp lí.
2.1.4 Chi tiêu công của chính phủ
Chi tiêu công là một chỉ tiêu rất quan trọng trong đó nó chiếm tỉ lệ đáng kể và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, nhưng nó cũng có ảnh hưởng trên cả các khía cạnh khác như chính trị, xã hội. Do là một hình thức chi tiêu đặc biệt như tiêu dùng trong quân đội, chi đầu tư cơ sở hạ tầng quốc gia…, nó giúp giảm tỉ lệ thất nghiệp và tăng tổng thu nhập quốc nội và khuyến khích chi tiêu đầu tư.
2.2 Những chỉ báo về lạm phát
Tỉ lệ lạm phát là sự gia tăng của giá cả chung và việc ước tính mức độ tăng của nó là một nhiệm vụ quan trọng trong kinh tế vĩ mô. Các nhà giao dịch thường chú ý chỉ số lạm phát bởi vì một trong những cách để đối phó với tình trạng này chính phủ có thể tăng lãi suất danh nghĩa, từ đó sẽ dẫn tới sự thay đổi giá đồng nội tệ, giá trị của lãi suất thực tế và tổng thu nhập quốc dân, tổng thu nhập quốc nội thực tế. Đây là những con số quan trọng nhất đối với các nhà quản lí tiền tệ và giao dịch tiền tệ, nó cho phép họ có thể so sánh một cách chính xác thị thường giá cả thế giới. Thông thường các nhà giao dịch thường sử dụng 9 công cụ chỉ báo kinh tế sau:
- Chỉ số giá sản xuất PPI
- Chỉ số quản lí tiêu dùng (purchasing managers’ index PMI)
- Chỉ số giá tiêu dùng CPI
- Hàng hoá bền (Durable goods)
- Chỉ số điều chỉnh GNP
- Chỉ số điều chỉnh GDP