Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Trong Công Việc Của Người Lao Động


tổng thể của công ty và giúp công ty đạt được các mục tiêu của mình. Ngoài ra tạo sự hài lòng còn góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp. Nó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa những người lao động với nhau, giữa người lao động với tổ chức, doanh nghiệp qua đó góp phần xây dựng văn hóa tổ chức được lành mạnh. Để công ty có thể phát triển bền vững về lâu dài cần phải duy trì và ổn định được nguồn nhân lực trong công ty. Nhân viên hài lòng với công việc của mình sẽ có tinh thần gắn bó với doanh nghiệp cao hơn, ít bị giao động bởi những lời mời chào bên ngoài. Bên cạnh đó, tạo sự hài lòng giúp giảm thiểu được các sai hỏng trong quá trình làm việc cũng như những rủi ro về mặt quy trình, giảm chi phí hoạt động bởi nhân viên có trách nhiệm hơn, tâm huyết hơn nên họ luôn nỗ lực để làm tốt hơn công việc

của mình.

Đối với xã hội.

Tạo sự hài lòng trong công việc giúp người lao động có thái độ tích cực trong công việc, thúc đẩy tăng năng suất lao động và giúp công ty đạt được những mục tiêu của mình. Nếu tăng năng suất lao động với một cấp độ nhanh và với quy mô lớn sẽ tạo điều kiện tăng thu nhập kinh tế quốc dân cho phép giải quyết thuận lợi giữa tích lũy và tiêu dùng. Thông qua tạo sự hài lòng sẽ làm tăng năng suất lao động và làm cho của cải vật chất trong xã hội ngày càng nhiều dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế lại tác động lại khiến cho người lao động có điều kiện thỏa mãn những nhu cầu của mình ngày càng phong phú và đa dạng. Đời sống mọi người được hạnh phúc ấm no, xã hội sẽ ngày càng phát triển.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động

Qua các học thuyết cũng như các công trình nghiên cứu về sự hài lòng ta thấy rằng sự hài lòng trong công việc của người lao động chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.

1.3.1. Bản chất công việc

Công việc là tập hợp tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi một người lao động hoặc tất cả những nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi một số người lao động. (Nguyễn Tài Phúc & Bùi Văn Chiêm, 2014).

Theo Giao Hà Quỳnh Uyên (2015), bản chất công việc bao gồm tất cả các khía cạnh của công việc như: Thiết kế công việc, tính chất công việc, vị trí, tầm quan trọng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.


và khả năng phát triển nghề nghiệp của công việc, cơ hội thăng tiến của công việc,…. có tác động đến thái độ, nhận thức và nỗ lực của nhân viên.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương Apec Group – Hội sở Hà Nội - 4

Công việc thú vị và thử thách là công việc thể hiện sự đa dạng, sáng tạo, thách thức và tạo cơ hội để sử dụng, phát huy các kỹ năng, năng lực cá nhân của người lao động. Thực tế cho thấy rằng có nhiều người lao động chấp nhận công việc mang tính thú vị và thử thách hơn là làm một công việc nhàm chán và có sự ổn định. Và cũng có những người lao động lựa chọn làm một công việc ổn định và an toàn. Mô hình công việc nếu thiết kế hợp lý tạo sự hài lòng ngay thì hiệu quả công việc của nhân viên sẽ được nâng cao.

Nghiên cứu của Wallace D.Boeve (2007) với mô hình 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc bao gồm: Bản chất công việc, đào tạo và thăng tiến, tiền lương, mối quan hệ đồng nghiệp và sự hỗ trợ của cấp trên chứng minh rằng yếu tố bản chất công việc là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng trong công việc nói chung.

Nghiên cứu của Smith, Kendall và Hulin (1969) của trường đại học Cornel đã tiến hành xây dựng các chỉ số mô tả công việc (JDI) để đánh giá sự hài lòng công việc của một người thông qua các nhân tố là (1) bản chất công việc, (2) tiền lương, (3) thăng tiến, (4) đồng nghiệp, (5) sự giám sát của cấp trên. Đây là mô hình được đánh giá là sở hữu nội dung tốt, các khái niệm có cơ sở và đáng tin cậy (Kerr, 1995 dẫn theo Trần Kim Dung, 2005). Cũng dựa trên chỉ số mô tả công việc JDI, nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) với mô hình nghiên cứu bao gồm 7 yếu tố tác động đến sự hài lòng của các nhân viên trong điều kiện ở Việt Nam đã chứng minh được rằng bản chất công việc ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến mức độ thỏa mãn công việc trong điều kiện ở Việt Nam.

Người lao động sẽ cảm thấy hài lòng khi công việc đó phù hợp với năng lực của họ. Một công việc phù hợp với năng lực thể hiện sự đa dạng, sáng tạo, thách thức của công việc và tạo cơ hội để người lao động phát huy những khả năng của bản thân. Việc bố trí đúng người đúng việc có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó quyết định đến năng suất lao động của mỗi người. Bellingham (2004) để tạo nên sự hài lòng đối với công việc thì công việc phải đảm bảo phù hợp với khả năng.


Bản chất công việc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hài lòng trong công việc. Nhân viên sẽ thích thú và hăng say làm việc hơn nếu công việc được thiết kế dễ dàng cho nhân viên hiểu nắm bắt công việc, được nhận thông tin phản hồi từ công việc (Hackman & Oldman (1974)). Theo Lindner (1998), một công việc thú vị và thử thách có mức độ ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc.

Nhận thấy tầm quan trọng của bản chất công việc đối với sự hài lòng trong công việc của người lao động, giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:

Giả thuyết H1: Bản chất công việc có tác động thuận chiều đến sự hài lòng trong công việc của người lao động.

1.3.2. Điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc là nơi mà người lao động tiếp xúc hàng ngày, nên có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thái độ làm việc, hiệu quả làm việc và sự tiện lợi của người lao động khi làm việc, bao gồm thời gian làm việc phù hợp, sự an toàn thoải mái ở nơi làm việc.

Phần lớn thời gian làm việc của người lao động diễn ra tại nơi làm việc, người lao động được làm việc với đầy đủ thiết bị cần thiết phục vụ cho công việc, dưới điều kiện làm việc phù hợp như đảm bảo ánh sáng, không khí, loại trừ các trở ngại cho thực hiện công việc của người lao động, cung cấp các điều kiện cần thiết cho công việc... cũng tạo tâm thế làm việc tốt nhất và hiệu quả làm việc cao hơn nên vấn đề tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động là hết sức quan trọng. Bởi vì đây là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần, tâm lý, mức độ an toàn của người lao động.

“Cải thiện điều kiện làm việc là việc thực hiện tốt các chính sách an toàn lao động, đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng để tăng suất và cải thiện môi trường xung quanh người lao động. Môi trường này bao gồm: Môi trường tự nhiên, môi trường tâm lý và môi trường văn hóa’’ (Giao Hà Quỳnh Uyên, 2015, trang 20).

Mô hình JSS của Spector (1997) áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động mạnh về lĩnh vực dịch vụ chứng minh rằng điều kiện làm việc là một trong 9 yếu tố để đánh giá mức độ hài lòng và thái độ của người lao động. Nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) chứng minh rằng điều kiện làm việc là yếu tố có sự ảnh hưởng cùng chiều đến


sự hài lòng trong công việc của người lao động trong điều kiện ở Việt Nam. Nghiên cứu của Huỳnh Ngô Công Nương (2016) về sự thỏa mãn công việc của nhân viên văn phòng tại thành phố Kon Tum cho thấy điều kiện làm việc tốt có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của nhân viên. Trong thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow, điều kiện làm việc là yếu tố thỏa mãn 2 cấp bậc nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn của người lao động.

Môi trường vật chất phù hợp, thuận tiện chắc chắn sẽ tạo được sự hài lòng trong công việc của người lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, để người lao động làm việc có hiệu quả nhất. Theo Bellingham (2004), điều kiện làm việc tốt là được trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho công việc , thời gian làm việc phù hợp (Skalli và đồng nghiệp 2007), nơi làm việc đảm bảo sự an toàn, thoải mái (Shaemi Barzoki và các cộng sự, 2012).

Từ các phân tích trên có thể thấy rằng điều kiện làm việc là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động trong công việc, giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau:

Giả thuyết H2: Điều kiện làm việc có tác động thuận chiều đến sự hài lòng trong công việc của người lao động.

1.3.3. Tiền lương

Theo khoản 1, điều 90, Bộ luật Lao động (2019), tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Theo Giao Hà Quỳnh Uyên (2015), tiền lương được hiểu là tất cả các khoản thu nhập từ công ty mà nhân viên nhận được, bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp lương và tiền thưởng.

Tiền lương có tác dụng to lớn trong động viên khuyến khích người lao động yên tâm làm việc. Người lao động chỉ có thể yên tâm dồn hết sức mình cho công việc nếu công việc ấy đem lại cho họ một khoản đủ để trang trải cuộc sống. Người lao động rất tự hào về mức lương cao, muốn được tăng lương, mặc dù tiền lương có thể chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập của họ.


Các doanh nghiệp thường có những quan điểm, những mục tiêu khác nhau trong chính sách tiền lương, nhưng nhìn chung, mục tiêu của chính sách tiền lương nhằm vào 2 vấn đề chính đó là: Chính sách tiền lương để thu hút và gìn giữ người lao động giỏi; chính sách tiền lương tạo sự hài lòng cho người lao động. Để đạt được 2 mục tiêu cơ bản này, doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống chính sách trả lương hợp lý và cần tuân thủ các nguyên tắc trả lương.

Tăng tiền lương và tăng năng suất lao động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng tiền lương và ngược lại tăng tiền lương là một trong những biện pháp khuyến khích con người hăng say làm việc để tăng năng suất lao động.

Mô hình chỉ số mô tả công việc JDI của các nhà nghiên cứu Smith, Kendall và Hulin (1969) đánh giá mức độ hài lòng đối với công việc đã chứng minh rằng tiền lương là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của một người. Điều này cũng được chứng minh trong nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005).

Ứng dụng tháp nhu cầu của Maslow (1943), người lao động luôn luôn quan tâm đến thu nhập trước tiên để đảm bảo các nhu cầu cuộc sống của mình, là các nhu cầu sinh lý. Bên cạnh đó, tiền lương còn thể hiện giá trị, địa vị của người lao động trong gia đình và xã hội, là yếu tố đáp ứng các nhu cầu được tôn trọng và hoàn thiện bản thân của người lao động.

Để tạo sự hài lòng trong công việc cho người lao động, cần trả lương tương xứng với năng lực làm việc, đảm bảo trả lương công bằng giữa các nhân viên, các khoản phụ cấp cần phải hợp lý (Netemeyer, 1997). Bên cạnh đó các chính sách khen thưởng cần có sự kịp thời và rõ ràng cho các nhân viên (Lê Nguyễn Đoan Khôi, 2014).

Nhận thấy tầm quan trọng của tiền lương trong tạo sự hài lòng trong công việc

cho người lao động, giả thuyết nghiên cứu được đặt ra là:

Giả thuyết H3: Tiền lương có tác động thuận chiều đến sự hài lòng trong công việc của người lao động.

1.3.4. Quan hệ với đồng nghiệp


Đồng nghiệp là những người cùng làm việc với nhau trong cùng một đơn vị, thường xuyên trao đổi với nhau, chia sẻ với nhau về công việc. Nhân viên cần có sự hỗ trợ giúp đỡ của đồng nghiệp khi cần thiết, tìm thấy sự thoải mái thân thiện khi làm việc.

Trong công việc, mọi nhân viên đều mong muốn được làm việc trong một doanh nghiệp với môi trường làm việc thật vui vẻ, mọi người luôn giúp đỡ nhau. Nhưng để thực hiện được điều này không phải ai cũng làm được. Trong doanh nghiệp cần duy trì được bầu không khí làm việc thuận lợi, đồng nghiệp tôn trọng lẫn nhau, thường xuyên giúp đỡ nhau, quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới không quá căng thẳng... sẽ tạo tâm lý làm việc thoải mái cho mỗi nhân viên để họ nỗ lực phấn đấu, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên.

Tháp nhu cầu Maslow (1943) chỉ ra rằng yếu tố mối quan hệ là một nhu cầu cơ bản của người lao động ảnh hưởng đến sự hài lòng của họ. Nhân viên có nhu cầu xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên. Khi người lao động có mối quan hệ tốt đẹp tại nơi làm việc, họ sẽ cảm thấy thoải mái tại nơi mình làm việc, công việc của mình, khiến họ yêu thích và tận tụy hơn trong công việc.

Smith, Kendall và Hulin (1969) với mô hình JDI chứng minh rằng đồng nghiệp là yếu tố quan trọng để đo lường sự hài lòng của người lao động, môi trường làm việc có sự hỗ trợ từ đồng nghiệp ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của thành viên trong tổ chức, điều này cũng được kiểm chứng qua nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005). Nghiên cứu của Luddy (2005) chỉ ra rằng đồng nghiệp là yếu tố có mức ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của người lao động. Nghiên cứu của Spector (1997) chứng minh rằng mối quan hệ với đồng nghiệp tốt có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng. Nhân viên cần có được sự hỗ trợ giúp đỡ của đồng nghiệp khi cần thiết, khi làm việc với đồng nghiệp cần có sự thoải mái và thân thiện (Hill, 2008). Bên cạnh đó, nhân viên phải thấy rằng đồng nghiệp của mình có sự tận tâm với công việc để đạt được kết quả tốt nhất (Bellingham, 2004). Và cuối cùng, đồng nghiệp cần phải là người đáng tin cậy (Chami & Fullenkamp 2002).

Từ các phân tích trên có thể thấy mối quan hệ đồng nghiệp có mức độ ảnh hưởng nhất định đến sự hài lòng trong công việc của người lao động, giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau:


Giả thuyết H4: Mối quan hệ với đồng nghiệp có tác động thuận chiều đến sự hài lòng trong công việc của người lao động.

1.3.5. Quan hệ với cấp trên

Cấp trên là người ở vị trí cao hơn trong công ty hay tổ chức. Sự thỏa mãn công việc mang lại động cơ làm việc cho nhân viên, từ những yếu tố mối quan hệ giữa cấp trên và nhân viên cấp dưới của mình bao gồm sự hòa đồng, sự giúp đỡ và quan tâm hay sự ghi nhận, sự đối xử công bằng,… Nói về mối quan hệ giữa cấp trên và nhân viên thì chắc chắn là dù ở độ tuổi nào, trong lĩnh vực nào cũng cần có những quy tắc ứng xử nhất định. Việc xảy ra mâu thuẫn về quyền lợi, trách nhiệm giữa hai phía dường như là điều tất yếu, luôn xảy ra trong doanh nghiệp. Chuyên gia huấn luyện quản trị doanh nghiệp Quách Kim Cương cho rằng không có cách nào loại bỏ hoàn toàn xung đột này. Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ nhà quản trị doanh nghiệp phải có đủ năng lực để xử lý những tình huống này. Để nhân viên có thể hết lòng phụng sự cho doanh nghiệp thù nghệ thuật giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới rất quan trọng. Nhà quản trị cần tạo ra bầu không khí thân tình, tin tưởng nhân viên, chú ý xây dựng mối quan hệ tốt, cư xử lịch thiệp, tôn trọng ý kiến và lắng nghe nhân viên, không ép buộc họ bằng quyền lực mà bằng uy tín thật sự thì càng phát huy tài năng của họ, kích thích họ làm việc hăng say và có hiệu quả hơn (Thái Trí Dũng, 2010).

Ứng dụng tháp nhu cầu của Maslow (1943), người lao động có nhu cầu xây dựng mối quan hệ trong tổ chức. Nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao và Võ Thị Mai Phương (2011) chỉ ra được rằng yếu tố mối quan hệ với cấp trên tác động tích cực đến sự hài lòng trong công việc của người lao động. Đặc biệt, khi người lao động có mối quan hệ tốt với cấp trên, họ có nhiều cơ hội hơn để phát triển công việc của mình. Cấp trên gần gũi, thân thiện và cởi mở và sẵn sàng giúp đỡ sẽ góp phần tạo tinh thần làm việc thoải mái, không áp lực và từ đó người lao động cảm thấy hài lòng trong công việc và cảm thấy được động viên. Người quản lý cần nắm bắt được những nhân tố này và xây dựng được mối quan hệ tốt với nhân viên của mình.

Người lao động sẽ cảm thấy hài lòng nếu như cấp trên dễ dàng giao tiếp (Ehlers, 2003), nhận được sự hỗ trợ từ cấp trên để có thể hoàn thành tốt công việc (Wesley &


Muthuswamy, 2008), được đối xử công bằng và được ghi nhận các đóng góp cho doanh nghiệp (Warren, 2008).

Nhận thấy tầm quan trọng của mối quan hệ với cấp trên ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động trong tổ chức, giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau:

Giả thuyết H5: Mối quan hệ với cấp trên có tác động thuận chiều đến sự hài lòng trong công việc của người lao động.

1.3.6. Cơ hội thăng tiến

Thăng tiến là thay đổi trách nhiệm trong công việc, là chuyển sang vị trí làm việc có vai trò trách nhiệm cao hơn trong tổ chức. Thăng tiến trong công việc là khi nhân viên thể hiện được rằng, họ có khả năng hoàn thành được thêm nhiều nhiệm vụ khác ngoài những công việc được giao. Nhiệm vụ bổ sung này có thể phát sinh trong chính phòng ban của họ hay từ một phòng ban khác.

Ứng dụng mô hình hệ thống cấp bậc của Maslow (1943), nhu cầu tự hoàn thiện, khẳng định bản thân mình ở cấp bậc cao nhất. Những người có năng lực và có chí tiến thủ luôn muốn gắn bó với một doanh nghiệp mà họ nhìn được cơ hội thăng tiến của bản thân. Đó cũng là cách mà họ được ghi nhận với những cống hiến của mình cho doanh nghiệp. Herzberg và cộng sự (1959) cho rằng những công việc với những thành tựu và sự tiến bộ mang lại sự thỏa mãn cho nhân viên, việc thiếu những cơ hội thăng tiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của họ, yếu tố này thuộc nhóm các yếu tố về môi trường có khả năng gây ra sự không thỏa mãn.

Mô hình JSS của Spector (1997) chứng minh rằng cơ hội thăng tiến là một trong 9 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động. Các nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) và Châu Văn Toàn (2009) trong những người lao động làm việc văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy cơ hội thăng tiến có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc.

Theo Nguyễn Tài Phúc, Bùi Văn Chiêm (2014), các nhân viên cần có các cơ hội thăng tiến bao gồm cơ hội được học hỏi những kỹ năng mới, cơ hội được thăng tiến bình đẳng, cơ hội được có các chương trình đào tạo và phát triển và một công việc có tương lai.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2024