Giả thiết nghiên cứu:
H1: An ninh, an toàn có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của du khách.
H2: Năng lực phục vụ và sự đồng cảm có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của du khách.
H3: Cơ sở vật chất phục vụ du lịch có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của du khách.
H4: Chất lượng sản phẩm có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của du
khách.
H5: Mức độ hợp lý của chi phí có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của
du khách.
H6: Mức độ đáp ứng có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của du khách.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch sinh thái tại Vĩnh Long - 2
- Mối Tương Tác Giữa Du Lịch Và Các Lĩnh Vưc Khác
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Tiềm Năng Và Thực Trạng Du Lịch Sinh Thái Vĩnh Long
- Lăng Ông Tiền Quân Thống Chế Điều Bát
- Hiệu Quả Kinh Doanh Du Lịch Của Vĩnh Long (2010 – 2014)
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
2.2.4. Phương pháp phân tích cho từng mục tiêu
- Đối với mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Vĩnh Long. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long, Tổng cục Du lịch, báo chí, internet.....
- Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bài số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế, bao gồm giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và phân tích tần số xuất hiện của các đối tượng nghiên cứu.
- Phân phối tần số: bước đầu tiên để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một mẫu số liệu thô là lập bảng phân phối tần số.
- Ý nghĩa: bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu, các dữ liệu được sắp xếp theo một thứ tự nào đó tăng dần hoặc giảm dần sau đó thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định số tổ của dãy số phân phối (number of class)
Số tổ = [(2) × số quan sát (n)] 0.333 Chú ý: số tổ chỉ nhận giá trị nguyên dương
Bước 2: Xác định khoảng cách tổ (k) (Class interval) (Xmax – Xmin)
K =
m
Trong đó: - Xmax: lượng biến lớn nhất của dãy phân phối.
- Xmin: lượng biến nhỏ nhất của dãy phân phối.
- m: số tổ.
Bước 3: Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ (Class bounderies).
Một cách tổng quát, giới hạn dưới của tổ đầu tiên sẽ là lượng biến nhỏ nhất của dãy số phân phối sau đó lấy giới hạn dưới cộng với khoảng cách tổ của giới hạn trên, lần lượt như vậy cho đến tổ cuối cùng. Giới hạn trên của tổ cuối cùng thường là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối.
Bước 4: Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó. Cuối cùng trình bày trên bảng biểu, sơ đồ.
- Đối với mục tiêu 2: sử dụng phương pháp kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach's Alpha KMO, phân tích nhân tố và phân tích hồi qui để giải thích mối quan hệ giữa các biến trong mô hình sự hài lòng của du khách.
Bước 1: Độ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua hệ số Cronbach's Alpha. Hệ số Cronbach's Alpha cho biết mức độ tương quan giữa các biến và cho biết được các đo lường có liên kết với nhau không, nó được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp. Các biến quan sát của những thang đo có độ tin cậy sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach's Alpha có giá trị từ 0.8 – 1.0 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 – 0.8 là sử dụng được, cũng có một số nhà nghiên cứu đề nghị rằng hệ số Cronbach's Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Hệ
số Cronbach's Alpha trong đề tài là 0.9 nên thang đo lường là tốt đối với mô hình nghiên cứu.
Bước 2: Sau khi loại các biến không phù hợp các biến còn lại sẽ được xem xét có phù hợp hay không thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.
Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu, trong nghiên cứu ta sẽ thu thập một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến mtj số lượng mà ta có thể sử dụng được, liên hệ giũa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Chỉ tiêu được dùng để xem xét sự thích hợp của phương pháp phân tích nhân tố là kết quả phân tích KMO, là chỉ số dùng để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa 2 biến Xi và Xj với độ lớn tương quan riêng phần của chúng.
Trong phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phương pháp trích hệ số sử dụng là Principal components với phép quay Varimax, và điểm dừng khi trích các nhân tố có Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.
* Mô hình phân tích nhân tố EFA:
Fi = Wi1X1+ Wi2X2 + Wi3X3 +...+ WikXk
Trong đó:
Fi: ước lượng nhân tố
W: trọng số hay hệ số điểm nhân tố K: số biến
Bước 3: Bước tiếp theo sau khi phân tích nhân tố là phân tích hồi quy để xem tác động của các nhân tố đến sự hài lòng như thế nào, nhân tố nào có tác động mạnh nhất nhân tố nào có tác động ít hơn đến sự hài lòng của du khách.
Phương trình phân tích hồi quy có dạng: Y = β0 + β1Xi + β2Xi + …. + βnXni
Y: là biến phụ thuộc – mức độ về sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái Vĩnh Long.
β: hệ số hồi quy.
Xi: là các biến độc lập chỉ các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái Vĩnh Long, được mô tả như sau:
Nhóm yếu tố về điều kiện an ninh, an toàn:
+ X1: Điều kiện an ninh.
+ X2: An toàn vệ sinh thực phẩm.
+ X3: An toàn trong vận chuyển
+ X4: An toàn trong hoạt động lưu trú
+ X5: An toàn về tài sản.
Nhóm yếu tố về mức độ đáp ứng:
+ X6: Tính hấp dẫn của cảnh quan môi trường
+ X7: Tính liên kết giữa các điểm du lịch.
+ X8: Hàng lưu niệm, sản vật địa phương.
+ X9: Sự đa dạng phong phú của các món ăn.
+ X10: Tính kịp thời trong phục vụ.
Nhóm yếu tố về năng lực phục vụ và sự đồng cảm:
+ X11: Trình độ chuyên nghiệp của hướng dẫn viên và nhân viên
+ X12: Kỹ năng giao tiếp của nhân viên phục vụ.
+ X13: Sự quan tâm của nhân viên đối với khách.
+ X14: Sự thân thiện của người dân địa phương.
+ X15: Ngoại hình của nhân viên phục vụ.
Nhóm yếu tố về cơ sở vật chất phục vụ du lịch:
+ X16: Các hoạt động vui chơi giải trí đa dạng.
+ X17: Hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ.
+ X18: Hệ thống thông tin liên lạc.
+ X19: Sự đa dạng của khách sạn nhà hàng.
+ X20: Ở nhà dân.
Nhóm yếu tố về chất lượng sản phẩm dịch vụ:
+ X21: Tham quan vườn trái cây.
+ X21: Tham quan làng nghề.
+ X23: Tham quan di tích lịch sử.
+ X24: Tham gia sinh hoạt với người dân địa phương.
+ X25: Tham gia các lễ hội truyền thống.
+ X26: Tham quan các thắng cảnh thiên nhiên.
Nhóm yếu tố về mưc hợp lý của chi phí:
+ X27: Chi phí mua tour.
+ X28: Chi phí vận chuyển.
+ X29: Chi phí ăn uống.
+ X30: Chi phí lưu trú.
+ X31: Chi phí mua quà lưu niệm.
+ X32 : Chi phí khác
2.3. Lược khảo tài liệu
Phạm Trung Lương (2002), nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Trong đó nêu lên các hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái đầm lầy, hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái hồ, hệ sinh thái biển đảo,.... đồng thời tổng quan về đa dạng sinh học, hệ thống rừng đặc dụng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Với sự đa dạng về điều kiện địa lý đã tạo ra sự phong phú, đa dạng có tính chất pha trộn của các hệ sinh thái cùng với tính đa dạng cao về sinh học ở Việt Nam. Chính các hệ sinh thái này là đặc điểm tạo nên tài nguyên du lịch sinh thái du lịch sông nước phong phú và đặc sắc, đảm bảo cho sự phát triển du lịch sinh thái, du lịch sông nước ở nước ta phát triển bền vững.
Lê Huy Bá (2009), nghiên cứu về quy luật tương tác giữa các thành phần môi trường trong hệ sinh thái, ảnh hưởng của điều kiện môi trường lên sinh vật và con người, tương tác giữa rừng và du lịch, những tác động lên môi trường của hoạt động du lịch sinh thái, sinh thái môi trường phục vụ du lịch, để giúp cho các nhà quản lý hiểu biết thêm về cơ sở sinh thái môi trường, cái hấp dẫn của số loại hình sinh thái
đặc thù, cách sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong phát triển du lịch. Các loại hình du lịch sinh thái và tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.
Nguyễn Minh Nhựt (2008), mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá tiềm năng, mức độ thỏa mãn và nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang, cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái cho tỉnh trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu sử dụng lá phương pháp phân tích tần tố, bảng chéo, phương pháp Willingness To Pay để đánh giá mức độ thỏa mãn của du khách. Phương pháp phân tích nhân tố để xác định nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của sản phẩm du lịch sinh thái. Phương pháp phân tích SOWT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội , thách thức để từ đó đề xuất giải pháp cho phù hợp. đề tài đã phân tích được thực trạng và tiềm năng du lịch sinh thái Hậu Giang, xác định các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tham quan du lịch sinh thái của du khách đến Hậu Giang như nhân tố về cơ sở lưu trú, nhân tố về sự hưởng thụ và nhân tố về chi tiêu, các điểm mạnh điểm yếu mà ngành du lịch Hậu Giang đang gặp phải.
Nguyễn Hồng Giang (2010) mục tiêu nghiên cứu đánh giá thực trạng du lịch tỉnh Kiên Giang, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng cảm nhận của du khách về chất lượng dịch vụ của du lịch Kiên Giang từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Kiên Giang. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp Cronbach Alpha, phương pháp phân tích yếu tố khám phá (EFA), phương pháp hồi qui đa biến kết quả phân tích cho thấy sự hài lòng của du khách được tác động bởi bốn nhóm nhân tố là giá cả cảm nhận, phong cảnh nơi đến, tiện nghi cơ sở lưu trú và thái độ của hướng dẫn viên. Dựa vào các kết quả phân tích đề ra các giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang.
Nguyễn Thị Yến Oanh (2010), Mục tiêu nghiên cứu đánh giá thực trạng ngành du lịch An Giang, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch tới An Giang, xác định các trở ngại, khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển du
lịch của An Giang. Qua đó đề xuất các giải pháp pháp triển du lich An Giang trong thời gian tới. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng du lịch tỉnh An Giang, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách du lich tới An Giang. Đề tài đánh giá được thực trạng du lịch của tỉnh An Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến sựu hài lòng của du khách là cơ sở hạ tầng và điều kiện ăn nghỉ, vui chơi giải trí và cung cách phụ vụ, môi trường và an ninh, thuân lợi và khó khăn mà ngành du lịch An Giang đang gặp phải.
Phan Ngọc Châu (2013), mục tiêu nghiên cứu đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái của Bến Tre, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về du lịch sinh thái Bến Tre. Qua đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Bến Tre trong thời gian tới. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái Bến Tre, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố EFA các nhân tố liên quan được đưa vào mô hình hồi quy Binary Logistic để đánh giá sự hài lòng của du khách. Kết quả phân tích cho thấy sự hài lòng phần lớn phụ thuộc vào điều kiện an ninh, an toàn và sự đáp ứng, chất lượng sản phẩm du lịch, năng lực phuc vụ và sự đồng cảm, mức độ hợp lý của chi phí. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Bến Tre.
2.4. Khung nghiên cứu của đề tài
Hình 2.2: Khung nghiên cứu của đề tài
Tóm tắt chương 2:
Chương này nhằm mục đích giới thiệu phương pháp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi họ đi du lịch sinh thái tại Vĩnh Long trên cơ sở lý luận và các mô hình nghiên cứu sự hài lòng của du khách. Chương này gồm 3 phần chính: cơ sở lý luận về du lịch và du lịch sinh thái, phương pháp nghiên cứu, lược khảo tài liệu nghiên cứu có liên.