Hiệu Quả Kinh Doanh Du Lịch Của Vĩnh Long (2010 – 2014)


3.2.6. Các tiện nghi khác

3.2.6.1. Hệ thống thông tin liên lạc

Dịch vụ bưu chính viễn thông được phát triển rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh; 100% xã, phường đều được phủ sóng điện thoại và có kết nối internet tạo thuận lợi cho việc liên lạc, trao đổi thông tin thông suốt, liên tục, mọi lúc, mọi nơi.

3.2.6.2. Dịch vụ tài chính

Hầu hết, hệ thống ngân hàng trên toàn quốc đều có chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động tại Vĩnh Long (kể cả thanh toán quốc tế). Một số cơ sở kinh doanh dịch vụ đã chấp nhận hanh toán qua thẻ tín dụng. Điều đó đã tạo thuận lợi cho khách trong việc thanh toán chi phí các dịch vụ đảm bảo an toàn.

3.2.6.3. Dịch vụ y tế

Hệ thống chăm sóc sức khỏe phát triển đều trên địa bàn toàn tỉnh (bao gồm nhà nước và tư nhân). Việc chăm sóc sức khỏe với dịch vụ y tế chất lượng cao cũng được đáp ứng theo yêu cầu của khách du lịch (thông qua dịch vụ y tế chất lượng cao tại TP. Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh).

3.3. Hiệu quả kinh doanh du lịch của Vĩnh Long (2010 – 2014)

Tình hình khách du lịch giai đoạn 2010 – 2014:

Bảng 3.1. Doanh thu và tình hình khách du lịch



Năm


2010


2011


2012


2013


2014

Tốc độ tăng hàng năm

(%)

Tổng lượt khách

(lượt khách)

665.000

830.000

900.000

940.000

950.000

08

Khách quốc tế

(lượt khách)

170.000

200.000

200.000

192.000

200.000

04

Khách nội địa

(lượt khách)

495.000

630.000

700.000

748.000

750.000

10

Doanh thu

(tỷ đồng)

120

165

185

200

210

13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

(Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch Vĩnh Long)


Ghi chú: Tổng lượng khách du lịch tăng trung bình là 08%/năm. Khách quốc tế tăng 04%; khách nội địa tăng 10%.

Qua bảng trên ta thấy giai đoạn 2010 – 2014, tổng lượt khách đến Vĩnh Long không ngừng tăng lên. Từ 665.000 lượt khách năm 2010 đã tăng lên 950.000 lượt khách vào năm 2014 tốc độ tăng bình quân là 8%/ năm. Doanh thu du lịch năm 2010 đạt 120 tỷ đã tăng lên 210 tỷ vào năm 2014 và tốc độ tăng doanh thu bình quân đạt 13%/năm. Trong đó năm 2010 khách quốc tế đạt 170.000 lượt và tăng lên

200.000 lượt vào năm 2014 tốc độ tăng bình quân 4%/ năm và khách nội địa tăng từ

495.000 vào năm 2010 lên 750.000 vào năm 2014 tốc độ tăng bình quân là 10% năm.

Khách du lịch quốc tế

Theo thống kê các năm gần đây từ năm 2010 đến năm 2014 các nước có lượng du khách đến Vĩnh Long chiếm tỷ trọng cao như sau: Nhật Bản là cao nhất với tỷ lệ 34,84%; kế đến là Pháp với tỷ lệ 29,31%; Hàn Quốc đứng thứ 3 với tỷ lệ 7,59% các nước có lượng khách từ 1.000 lượt đến 4.000 lượt chiếm tỷ lệ 21,15% bao gồm: Mỹ Đức, Đài Loan, HongKong và Úc, 7,1% còn lại là của các quốc gia khác.

Đa phần khách đến du lịch tại Vĩnh Long có đặc điểm chung mang tính thời vụ. Thới điểm từ tháng 5 đến tháng 8 là múa ít khách. Khoản 80% trong tổng số khách quốc tế đến Vĩnh Long được hỏi là lần đầu tiên, lượng khách đến trên 2 lần chiếm khoản 20% tổng lượt khách.

Khách du lịch nội địa

Tốc độ tăng trưởng của du khách nội địa đến Vĩnh Long khá cao là 50% giai đoạn 2010 – 2014 năm 2010 là 495.000 lượt đến năm 2014 là 750.000 lượt. Lượng khách này chủ yếu đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận vào thới điểm cuối tuần hay các ngày lễ, khu du lịch Trường An và khu du lịch Cù lao An Bình là nơi đón tiếp nhiều nhất khách du lịch đến tham quan tại Vĩnh Long.


Thời gian lưu trú của khách

Theo thống kê Trong 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014 thời gian lưu trú của du khách là 1,3 ngày/người đối với khách quốc tế và 1,2 ngày/người đối với khách nội địa. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Vĩnh Long chưa đẩy mạnh kinh doanh lữ hành quốc tế nên việc quảng bá và đón nhận trực tiếp khách du lịch quốc tế với tour trọn gói không có, nên không chủ động được nguồn khách cho các cơ sở lưu trú vì vậy hiệu quả còn rất hạn chế.

Tóm tắt chương 3:

Chương này cho ta thấy được bức tranh tổng quát về du lịch sinh thái Vĩnh Long những tiềm năng, thực trạng, các tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa lễ hội......của tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra chương 3 đã cung cấp thông tin về số lượng du khách và doanh thu du lịch của tỉnh trong thời gian qua.


CHƯƠNG 4

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÕNG CỦA DU KHÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VĨNH LONG

4.1. Thông tin và đặc điểm của du khách trong nghiên cứu

Để tìm ra được nhứng lý do mà du khách quyết định đi du lịch sinh thái Vĩnh Long, những yếu tố nào đã hài lòng được du khách, yếu tố nào du khách chưa hài long để giúp Vĩnh Long thấy được hạn chế, nguyên nhân yếu kém về sản phẩm du lịch và đưa ra những cải tiến trong tương lai.

Các thông tin mà đề tài thu thập như: độ tuổi ,trình độ học vấn, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, du khách biết đến du lịch sinh thái Vĩnh Long qua đâu, phương tiện, thời gian lưu trú,....Sau đây là một số thông tin và đặc điểm quan trọng về kết quả điều tra khách du lịch như sau:

4.1.1. Giới tính của du khách

Theo bảng 4.1 ta thấy trong 200 quan sát khách du lịch nam chiếm tỉ lệ 46,5%, khách du lịch nữ chiếm tỉ lệ 53,5% cao hơn nam nhưng không đáng kể. Điều này chứng tỏ ngày càng có nhiều phụ nữ đi du lịch, họ không còn an phận thủ thường hay chỉ lo cho gia đình và con cái. Phụ nữ ngày nay ngày càng có xu hướng bình đẳng đối với nam giới trong công việc, các vấn đề xã hội và đặc biệt là các hoạt động vui chơi giải trí trong đó có du lịch.

Bảng 4.1 Phân loại giới tính của du khách.


Giới tính

Tần số

Tỷ lệ %

Nam

93

46,5

Nữ

107

53,5

Tổng

200

100

Số liệu điều tra trực tiếp 200 du khách

4.1.2. Độ tuổi của du khách

Qua thống kê bảng 4.2 ta thấy tỉ lệ du khách tập trung cao ở độ tuổi từ 25 đến 60 tuổi chiếm 55%, trên 60 tuổi chiếm 34,5% và thấp nhất là dưới 18 tuổi chiếm 3,5%. Điều này cho thấy xu hướng khách đi du lịch khi ở độ tuổi đang làm việc và


đã nghỉ hưu, đây là bộ phận có thu nhập cao, ổn định điều này phù hợp với tình hình thực tế.

Độ tuổi khác nhau thì mức độ suy nghỉ, ý thức và hành vi tiêu dung cũng khác nhau vì mỗi giai đoạn trưởng thành sẽ tạo nên sự khác biệt về sở thích và thói quen. Đối với những người từ 25 đến 60 tuổi thì họ đi du lịch để thư giản sau một thời gian làm việc mệt mỏi, giải tỏ căng thẳng, áp lực. Còn đối với những người trên 60 tuổi khi đi du lịch họ thích không khí trong lành, mát mẻ, yên tỉnh.

Bảng 4.2: Độ tuổi của du khách.


Độ tuổi

Tần số

Tỷ lệ %

Dưới 18

7

3,5

Từ 18 – 24

14

7

Từ 25 – 40

60

30

Từ 41 – 60

50

25

Trên 60

69

34,5

Tổng

200

100

Số liệu điều tra trực tiếp 200 du khách

4.1.3. Trình độ học vấn của du khách

Bảng 4.3: Trình độ học vấn.


Trình độ học vấn

Tần số

Tỷ lệ %

Cấp 1

3

1,5

Cấp 2

10

5

Cấp 3

17

7,5

Trung cấp

21

10,5

Cao đẳng, đại học

105

52,5

Sau đại học

44

22

Tổng

200

100

Số liệu điều tra trực tiếp 200 du khách

Kết quả phân tích bảng 4.3 cho thấy trình độ của du khách tương đối cao, cụ thể như sau:


+ Trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 75%, trong đó đại học chiếm tỉ lệ cao nhất là 52,5%, trung cấp chiếm 10,5% và sau đại học chiếm 22%.

+ Trình độ cấp 3 trở xuống chiếm 25%, trong đó cấp 1 chiếm 1,5%, cấp 2 chiếm 5%, cấp 3 chiếm 7,5%.

Qua thống kê ta thấy những du khách có trình độ học vấn cao thì họ có xu hướng đi du lịch nhiều hơn. Thông qua phân tích này những người làm du lịch sẽ đưa ra những chiến lược phù hợp với từng loại khách.

4.1.4. Nghề nghiệp của du khách


Hình 4 1 Nghề nghiệp của du khách Qua hình 4 1 ta thấy khách đi du lịch là viên 1

Hình 4.1: Nghề nghiệp của du khách

Qua hình 4.1 ta thấy khách đi du lịch là viên chức chiếm tỉ lệ cao nhất 35%, kế đến là những người đã nghỉ hưu chiếm tỉ lệ 27,5%, nhà doanh nghiệp chiếm 14%, công nhân, nhân viên chiếm 11,5%, học sinh,sinh viên chiếm tỉ lệ 9,5% còn lại là là những người nội trợ không đi làm chiếm tỉ lệ 2,5%.

Như vậy, nhóm khách du lịch là cán bộ viên chức nhà nước, người nghỉ hưu và nhà doanh nghiệp chiếm đến 76,5% tổng số du khách được khảo sát. Họ là những người có thu nhập tương đối cao và ổn định, đây sẽ là đối tượng để tạo nguồn thu tốt và ổn định cho ngành du lịch Vĩnh Long.

4.1.5. Thu nhập

Qua bảng 4.4 thu nhập của du khách ta thấy:

+ Thu nhập bình quân của du khách từ 4 triệu trở xuống chiếm tỉ lệ thấp 19,5%, trong đó thu nhập từ 2 triệu đến 4 triệu chiếm 13,5% và dưới 2 triệu chiếm 6%.


+ Thu nhập của du khách từ 4 triệu đến 6 triệu chiếm 28%, từ 6 triệu đến 8 triệu chiếm 35,5% và trên 8 triệu chiếm 17%.

Qua đó ta thấy trong tổng số du khách được khảo sát thì số du khách có thu nhập từ 6 triệu đến 8 triệu đồng/ tháng chiếm tỉ lệ cao nhất. Vì vậy các công ty du lịch cần phải đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, các tour du lịch để đáp ứng nhu cầu của du khách tương ứng với từng loại thu nhập khác nhau từ đó mới thu hút rộng rãi du khách góp phần làm tăng doanh thu du lịch cho các công ty du lịch nói riêng và ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long nói chung.

Bảng 4.4 Thu nhập của du khách


Thu nhập

Tần số

Tỷ lệ %

Dưới 2.000.000đ

12

6

Từ 2.000.000đ – 4.000.000đ

27

13.5

Từ 4.000.000đ – 6.000.000đ

56

28

Từ 6.000.000đ – 8.000.000đ

71

35.5

Trên 8.000.000đ

34

17

Tổng

200

100

Số liệu điều tra trực tiếp 200 du khách

4.1.6. Mục đích chuyến đi của du khách:


70


60


50


40


30


20


10


0

Du l ị ch

Thăm

Họctập Kinh doanh Hội nghị

Khác

thuần túy người thân


Hình 4.2: Mục đích chuyến đi chủa du khách


Qua hình 4.2 ta thấy trong tổng số khách được khảo sát thì số lượng khách đến Vĩnh Long du lịch thuần túy chiếm tỉ lệ cao nhất là 62,5%, kế đến là thăm người thân kết hợp với du lịch là 15%, học tập là 10% còn lại là kinh doanh 6%, hội nghị 7,5% và mục đích khác là 2,5%.

4.1.7. Số lần du khách đến Vĩnh Long

Qua bảng 4.5 thể hiện số lần du khách đến Vĩnh Long ta thấy số khách du lịch đến Vĩnh Long trên 3 lần chiếm tỉ lệ cao là 38%. Số du khách đến lần đầu chiếm tỉ lệ 32,5%, số khách đến lần 2 là 16%. Qua thống kê trên ta thấy lượng khách đến Vĩnh Long từ lần thứ 2 trở lên chiếm 67,5% điều này cho thấy khách du lịch đã có quay trở lại Vĩnh Long. Đây là tín hiệu đáng mừng cho các nhà làm du lịch ở Vĩnh Long, sản phẩm du lịch của Vĩnh Long phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của du khách nên đã giữ chân được họ.

Bảng 4.5 Số lần du khách đến Vĩnh Long


Số lần đến

Tần số

Tỷ lệ %

Lần đầu

65

32,5

Lần 2

32

16

Lần 3

27

13,5

Lần 4

76

38

Tổng

200

100

Số liệu điều tra trực tiếp 200 du khách

4.1.8. Thời gian lưu trú của du khách

Bảng 4.6 Số ngày lưu trú của du khách


Thời gian

Tần số

Tỷ lệ %

Trong ngày

136

68

2 ngày 1 đêm

42

21

3 ngày 2 đêm

11

5,5

4 ngày 3 đêm

7

3,5

Khác

2

2

Tổng

200

100

Số liệu điều tra trực tiếp 200 du khách

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 30/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí