Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch sinh thái tại Vĩnh Long - 2

2.2.4. Phương pháp phân tích cho từng mục tiêu 22

2.3. Lược khảo tài liệu 26

2.4. Khung nghiên cứu của đề tài 29

CHƯƠNG 3: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI VĨNH LONG 30

3.1. Tiềm năng du lịch sinh thái Vĩnh Long 30

3.1.1. Vị trí địa lý 30

3.1.2. Điều kiện tự nhiên 31

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 31

3.1.4. Tài nguyên du lịch 32

3.1.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 32

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

3.1.4.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 34

3.1.4.3. Các điểm du lịch chủ yếu 43

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch sinh thái tại Vĩnh Long - 2

3.2. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch 43

3.2.1. Hạ tầng giao thông 43

3.2.1.1. Đường bộ 43

3.2.1.2. Đường thủy 44

3.2.2. Hệ thống cơ sở lưu trú 44

3.2.3. Dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, thể thao 44

3.2.3.1. Về ăn uống 44

3.2.3.2. Về dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao 45

3.2.4. Phương tiện giao thông 45

3.2.5. Điểm tham quan du lịch 45

3.2.6. Các tiện nghi khác 46

3.2.6.1. Hệ thống thông tin liên lạc 46

3.2.6.2. Dịch vụ tài chính 46

3.2.6.3. Dịch vụ y tế 46

3.3. Hiệu quả kinh doanh du lịch của Vĩnh Long (2010 – 2014) 46

CHƯƠNG 4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VĨNH LONG 49

4.1. Thông tin và đặc điểm của du khách trong nghiên cứu 49

4.1.1. Giới tính của du khách 49

4.1.2. Độ tuổi của du khách 49

4.1.3. Trình độ học vấn của du khách 50

4.1.4. Nghề nghiệp của du khách 51

4.1.5. Thu nhập 51

4.1.6. Mục đích chuyến đi của du khách: 52

4.1.7. Số lần du khách đến Vĩnh Long 53

4.1.8. Thời gian lưu trú của du khách 53

4.1.9. Hình thức đi và dịp đi của du khách 54

4.1.10. Phương tiện sử dụng cho chuyến đi và nguồn thông tin về du lịch Vĩnh Long 55

4.2. Kết quả phân tích: 55

4.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach‟s Alpha 55

4.2.2. Đánh giá thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA 59

4.2.3. Đánh giá thang đo sự hài lòng. 64

4.2.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy 65

4.2.4.1. Kiểm định ma trận tương quan giữa các biến 65

4.2.4.2. Phân tích hồi quy 66

4.3. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vĩnh Long 70

4.3.1. Định hướng phát triển du lịch của Vĩnh Long đến năm 2020 70

4.3.1.1. Quan điểm 70

4.3.1.2. Mục tiêu 71

4.3.2. Dự báo phát triển du lịch đến năm 2020 71

4.3.2.1. Cầu về du lịch 71

4.3.2.1.1.Xu hướng đi du lịch 71

4.3.2.1.2.Sản phẩm du lịch 72

4.3.2.2. Khách du lịch 72

4.3.2.2.1.Quốc tế 72

4.3.2.2.2.Nội địa 73

4.3.2.3. Phát triển thị trường: 73

4.3.2.3.1.Thị trường khách du lịch quốc tế 73

4.3.2.3.2.Thị trường khách du lịch nội địa 73

4.3.2.4. Tổ chức không gian du lịch: 73

4.3.3. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vĩnh Long 77

4.3.3.1. Nhóm giải pháp về an ninh, an toàn 77

4.3.3.2. Nhóm giải pháp về mức độ đáp ứng 78

4.3.3.3. Nhóm giải pháp về năng lực phục vụ và sự đồng cảm 78

4.3.3.4. Nhóm giải pháp về mức độ hợp lý của chi phí 80

4.3.3.5. Nhóm giải pháp về chất lượng sản phẩm dịch vụ 80

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

5.1. Kết luận 82

5.2. Kiến nghị: 82

5.2.1. Đối với những người làm du lịch 82

5.2.2. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long 83

5.2.3. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC


CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài

Theo thống kê những năm gần đây, doanh thu ngành du lịch mang lại trong tổng GDP của quốc gia ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Đặc biệt ngày 23 tháng 1 năm 2015 đề án "Xây dựng sản phẩm đặc thù vùng đồng bằng sông Cửu Long" được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt, trong đó phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của Vĩnh Long ở cấp độ quốc gia là tham quan trải nghiệm cuộc sống của cộng đồng gắn với những giá trị cảnh quan sông nước và văn hóa bản địa. Với sự ưu đãi của tự nhiên Vĩnh Long có hệ thống sông rạch chằng chịt gồm 91 sông kênh rạch liên thông nhau, nhiều cù lao, phù sa màu mỡ, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái. Sở hữu nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, song du lịch Vĩnh Long nhiều năm nay phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Do thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng, sự liên kết vùng dù đã có nhưng hết sức lỏng lẻo, việc liên kết phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và xúc tiến quảng bá du lịch chưa được như mong muốn. Chính vì vậy đã làm, ảnh hưởng đến vị thế và sức cạnh tranh du lịch. Bên cạnh đó một trong những điểm yếu lớn nhất của du lịch ĐBSCL hiện nay là sự giống nhau của các sản phẩm và hướng phát triển điểm đến trong vùng. Đi đến đâu du khách cũng được thăm thú vườn cây, nghe đờn ca tài tử, ngắm chợ nổi trên sông... Điều này dẫn đến sự nhàm chán, giảm tính cạnh tranh của các điểm đến. Đồng thời du khách cũng khó nhận ra nét đặc trưng, độc đáo của từng điểm đến, yếu tố rất quan trọng trong việc hấp dẫn và thuyết phục du khách.. Du lịch kiểu sao chép chẳng đem lại cho du khách cảm giác mới lạ nào. Nguyên tắc làm du lịch là phải luôn tự làm mới mình, du lịch ĐBSCL dường như chưa làm được điều này.

Từ những lý do trên, đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch sinh thái tại Vĩnh Long” thật sự cần thiết nghiên cứu. Để biết được những gì du khách đã hài lòng và chưa hài lòng về loại hình du lịch sinh thái của tỉnh Vĩnh Long, để từ đó đề xuất những giải pháp để thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh nói chung, và của loại hình du lịch này nói riêng.


1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:

1.2.1. Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái tại Vĩnh Long và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao mức độ hài lòng của du khách.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Vĩnh Long.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái Vĩnh Long.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái Vĩnh Long.

1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu:

- Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái thời gian qua ở Vĩnh Long như thế nào?

- Mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái Vĩnh Long như thế nào?

- Những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách?

- Cần phải làm gì để thúc đẩy cho loại hình du lịch này ở Vĩnh Long phát triển?


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng:. Mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái tại Vĩnh Long.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: việc nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Long Hồ, Tam Bình, Vũng Liêm và Thành Phố Vĩnh Long.

+ Về thời gian: từ 2 -2015 đến 12-2015.


1.4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:

+ Về mặt lý luận:

- Với việc hoàn thành đề cương này hy vọng sẽ góp một phần vào việc hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết đối với điểm đến du lịch.


+ Về mặt thực tiễn:

- Giúp Vĩnh Long nhận ra những mặt còn hạn chế, qua đó tìm ra những giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao mức độ hài lòng của du khách.

1.5. Kết cấu đề tài:

Chương 1: Phần mở đầu.

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái Vĩnh Long.

Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vĩnh Long.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

Tóm tắt chương 1

Chương này nhằm mục đích trình bài tầm quan trọng của đề tài, các mục tiêu của đề tài, giới hạn về không gian, thời gian nghiên cứu của đề tài. Kết quả mong đợi của đề tài đạt được những gì và đối tượng nào được hưởng lợi từ việc nghiên cứu.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Các khái niệm cơ bản về du lịch

2.1.1.1. Khái niệm du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn cả các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Du lịch được xem như là một ngành “công nghiệp không khói”, là ngành thu hút một số lượng lớn lao động. Vì vậy, để khai thác ngành này một cách hiệu quả và đúng đắn chúng ta cần phải tiềm hiểu thật kỹ càng về nó.

Theo nhà địa lý học Michaud : Du lịch là tập hợp những hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho việc đi lại và nghỉ lại ít nhất một đêm ngoài nơi ở thường ngày với lý do giải trí, kinh doanh, sức khỏe, hội họp thể thao hoặc tôn giáo.

Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch tại Roma-Italia (21/8/1963 – 5/9/1963), các chuyên gia đã đưa ra các định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.

Theo khoản 1, điều 4 luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định rằng : Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tiềm hiểu, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì : Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện.

Theo nhà kinh tế học người Áo Jozep Stander, nhìn từ góc độ du khách thì : Khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế.


Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi gốc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có cách hiểu khác nhau về du lịch. Nhưng dù hiểu như thế nào đi nữa thì du lịch vừa là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách vừa là một hiên tượng xã hội góp phần nâng cao tri thức, phục hồi sức khỏe cộng đồng.

2.1.1.2. Phân loại du lịch

+ Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ : được chia làm 2 loại :

Du lịch quốc tế (International Tourism) : là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của du khách nằm trên lãnh thổ các quốc gia khác nhau, du khách phải đi qua biên giới và tiêu thụ ngoại tệ ở nơi đến du lịch.

Du lịch quốc tế được chia thành 2 loại :

- Du lịch quốc tế chủ động (Inbound Tourism)

- Du lịch quốc tế bị động (Outbound Tourism)

Du lịch nội địa (Domestic Tourism) : được hiểu là các hoạt động tổ chức, phục vụ người trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi và tham quan các đối tượng du lịch trong lãnh thổ quốc gia, về cơ bản không có sự giao dịch, thanh toán bằng ngoại tệ

+ Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách:

- Du lịch chữa bệnh

- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí

- Du lịch thể thao

- Du lịch công vụ

- Du lịch tôn giáo

- Du lịch khám phá

- Du lịch thăm hỏi (thăm viếng)

- Du lịch quá cản

+ Căn cứ vào phương tiện giao thông :

- Du lịch bằng xe đạp, mô tô

- Du lịch tàu hỏa

- Du lịch tàu biển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023