Tiềm Năng Và Thực Trạng Du Lịch Sinh Thái Vĩnh Long


CHƯƠNG 3: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI VĨNH LONG

3.1. Tiềm năng du lịch sinh thái Vĩnh Long

3.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu. Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về phía Nam theo quốc lộ 1, cách thành phố Cần Thơ 33 km về phía nam theo quốc lộ 1. nằm trong tọa độ từ 9052‟40‟‟ đến 10019‟48‟‟ độ vĩ bắc và 105041‟18‟‟ đến 106017‟03‟‟ độ kinh đông. Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung

tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long, phía đông giáp tỉnh Bến Tre và đông nam giáp tỉnh Trà Vinh phía Tây giáp tỉnh Cần Thơ, phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang.

Hình 3 1 Bản đồ tỉnh Vĩnh Long 3 1 2 Điều kiện tự nhiên Tỉnh Vĩnh Long có 1

Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Vĩnh Long


3.1.2. Điều kiện tự nhiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, có cao trình khá thấp so với mực nước biển, Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.400 – 1.450 mm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, chiếm 85% lượng mưa cả năm, nhiệt độ tương đối cao, ổn

định, nhiệt độ trung bình là 27oC, biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ, độ ẩm trung

bình 79,8%, số giờ nắng trung bình năm lên tới 2.400 giờ.

Vĩnh Long có cấu trúc địa chất tương đồng với khu vực, chủ yếu là trầm tích biển của kỉ Đệ tứ trong đại Tân sinh. Vĩnh Long tuy có diện tích đất phèn lớn, tầng sinh phèn ở rất sâu, tỉ lệ phèn ít, song đất có chất lượng cao, màu mỡ vào bậc nhất so với các tỉnh trong vùng. Đặc biệt tỉnh có hàng vạn ha đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu (lượng phù sa trung bình là 374g/m3 nước sông vào mùa lũ), đất tốt, độ phì nhiêu cao, trồng được hai vụ lúa trở lên, cho năng suất cao, sinh khối lớn lại thuận lợi về giao thông kể cả thuỷ và bộ.

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo số liệu thống kê dân số trung bình tỉnh Vĩnh Long năm 2010 là 1.031.994 người, tăng hơn 30 ngàn người so với 10 năm trước hay tương đương dân số của 2 xã hiện nay. Mật độ dân số trung bình là 698 người/km2, đứng hàng thứ 2 ở ĐBSCL sau thành phố Cần Thơ, gấp 1,7 lần mật độ trung bình của ĐBSCL và 2,8 lần mật độ trung bình của cả nước. Cũng như nhiều tỉnh ĐBSCL, Vĩnh Long là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc. Ngoài người Kinh, các dân tộc khác chiếm khoảng 2,7% dân số toàn tỉnh, trong đó người Khơmer chiếm gần 2,1%, người Hoa và các dân tộc khác chiếm khoảng 0,6%. Nếu như người Kinh phân bố đều ở các nơi thì người Khơmer tập trung ở một số xã vùng xa thuộc các huyện Tam Bình, Vũng Liêm, Bình Minh, Trà Ôn, người Hoa tập trung ở thành phố và các thị trấn.


Về kinh tế, những năm gần đây Vĩnh Long đang chuyển dịch theo hướng tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế xã hội trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các nghành dịch vụ trên cơ sở phát triển nông nghiệp toàn diện, hiện đại.

Giai đoạn 2010 – 2014, tốc độ tăng GDP bình quân của tỉnh đạt 9,52% trong đó GDP trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp tăng 5,65%, công nghiệp xây dựng tăng 16,68% và dịch vụ tăng 11,52%. Nếu so sánh năm 2014 với năm 2009 thì khu vực nông ngư nghiệp giảm 8,5%, khu vực công nghiệp xây dựng tang 4,6% và khu vực dịch vụ tăng 3,9%.

Nông nghiệp Vĩnh Long chuyển dịch cơ cấu theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trên một diện tích đất canh tác. Khí hậu ôn hòa, nước ngọt quanh năm và đất đai màu mở nên Vĩnh Long phát triển nhiều loại cây trồng đặc sản như bưởi Năm Roi, cam, quýt, xoài,... và các loại thủy sản nước ngọt khác có giá trị kinh tế cao như tôm càng xanh, cá tra,...

Vĩnh Long được biết đến với nhiều nghề truyền thống nổi tiếng như gạch ngói, gốm, thêu, đan lác, dệt chiếu,... mà sản phẩm đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các thị trường khó tính.

3.1.4. Tài nguyên du lịch

3.1.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Vĩnh Long nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, là hai nhánh sông lớn nhất của dòng sông Mêkong. Đây là dòng sông lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ 10 trên thế giới. Hai nhánh sông này bao bọc toàn bộ địa phận của tỉnh Vĩnh Long. Ngoài ra, còn có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt kết nối với hai dòng sông này, có khí hậu mát mẻ, không ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai, nước ngọt quanh năm. Hàng năm, hệ thống sông đã mang đến cho Vĩnh Long một lượng lớn phù sa tạo nên nhiều vườn cây ăn trái xum xuê, cảnh quan còn hoang sơ đang thực sự hấp dẫn khách du lịch với các loại hình du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch cuối tuần, . . .


Khu du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng cù lao An Bình – Đồng phú

Nằm giữa sông Tiền và sông Cổ Chiên thuộc nhánh sông Mêkông, diện tích rộng khoảng 60 km2, gồm bốn xã: An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú thuộc huyện Long Hồ - tỉnh Vĩnh Long; về phương diện du lịch phía Bắc giáp chợ nổi Cái Bè - tỉnh Tiền Giang; phía Đông Nam giáp làng trái cây huyện Chợ Lách - tỉnh Bến Tre; phía Tây hướng về cầu Mỹ Thuận; phía Nam đối diện với thành phố Vĩnh Long. An Bình là một trong bốn xã cù lao của huyện Long Hồ, trước đây chỉ là một vùng đất hoang sơ, hẻo lánh, vắng người. Những năm gần đây,

ngành du lịch sông nước miệt vườn phát triển, cù lao An Bình được xem là vùng phát triển du lịch sinh thái lớn nhất của tỉnh, là điểm đến của khách tham quan đặc biệt là du khách nước ngoài. Cù lao là điểm du lịch xanh thu hút mỗi năm 400 – 500 ngàn lượt du khách, bởi sinh hoạt của cư dân trên vùng đất này vẫn còn mang đậm nét văn hóa miệt vườn mộc mạc đơn sơ của thời kỳ khai hoang mở cõi. Hệ thống kênh rạch chằng chịt như một mê cung, những chiếc xuồng chèo đưa du khách len lỏi giữa những vùng cây trái trĩu cành sai quả, hai bên bờ là hàng dừa xen thủy liễu xanh mướt một màu; mang đến cho du khách cảm giác thanh bình êm ả, sống giữa thiên nhiên hiền hòa, trong lành. Nói đến Cù lao An Bình là nói đến những vườn cây trái bạt ngàn. Đó là niềm tự hào của người dân địa phương về nguồn hoa lợi; trái cây hầu như có quanh năm, mùa nào thức nấy, mỗi loại mang một hương vị riêng như: nhãn, chôm chôm, xoài, sầu riêng, mít, bưởi, mận, cốc, ổi, mảng cầu, bòn bon, sapôchê, măng cụt,… dù được đầu tư để phát triển ngành du lịch đáp ứng theo thị hiếu khách tham quan nhưng không phải vì thế mà cù lao An Bình mất đi bản sắc của địa điểm du lịch xanh, nguyên sơ, hấp dẫn.

Cù Lao Dài (Thanh Bình – Quới Thiện)

Cù Lao Dài là tên gọi xa xưa của vùng đất cù lao do phù sa bồi đắp, nay thuộc 2 xã Thanh Bình và Quới Thiện huyện Vũng Liêm. Vùng cù lao này có chiều dài khoảng 20km, giáp với tỉnh Bến Tre ở hướng Đông và hướng Bắc, hướng Nam giáp với tỉnh Trà Vinh. Theo lịch sử tỉnh Vĩnh Long, nơi đây là một vùng đất hoang sơ do người dân khai hoang lập ấp trên địa bàn trấn Vĩnh Thanh dưới triều vua Gia


Long. Từ giữa thế kỷ thứ XIX, cù lao này được xem là một mô hình đẹp về làng mới, ruộng vườn liền mạch, nổi tiếng là nơi đông đúc, no đủ. Do đặc điểm địa lý cù lao Quới thiện là điểm du lịch quá cảnh kết nối hai tuyến du lịch quan trọng dọc sông Tiền và sông Hậu tạo sự liên hoàn trong hoạt động du lịch ở Vĩnh Long.

Khu du lịch Mỹ Hòa thuộc huyện Bình Minh

Nằm ở bờ bắc sông Hậu, đối diện với thành phố Cần Thơ cách thị trấn Cái Vồn 5 km là khu vực có đặc sản bưởi Năm Roi nổi tiếng, Mỹ Hòa không chỉ là nơi tham quan cây trái, cuộc sống của người dân địa phương mà còn là nơi để du khách thưởng thức trái cây, tìm hiểu mô hình hình sản xuất lúa nước ở đồng bằng Nam Bộ.

3.1.4.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Các công trình văn hóa trọng điểm

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 34 di tích cấp tỉnh và 10 di tích cấp quốc gia đã được công nhận. Trong đó có các di tích sẽ chọn làm điểm nhấn cho việc nối tuyến du lịch đó là khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng (huyện Long Hồ), khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (huyện Vũng Liêm), khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa (huyện Tam Bình), di tích lịch sử cách mạng Cái Ngang (huyện Tam Bình), Lăng ông Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn (huyện Trà Ôn), Văn Thánh Miếu (phường 1, Vĩnh Long) và chùa Tiên Châu (huyện Long Hồ), chùa Phước Hậu (huyện Tam Bình), . . .

Khu di tích cách mạng Cái Ngang

Khu căn cứ cách mạng Cái Ngang thuộc ấp 4 - xã Mỹ Lộc, nay là ấp 4 - xã Phú Lộc - huyện Tam Bình. Khu di tích cách mạng Cái Ngang là vùng đất liên hoàn nhiều xã của huyện Tam Bình; là vùng căn cứ của Tỉnh ủy Vĩnh Long qua nhiều thời kỳ. Đây là nơi nhân dân Vĩnh Long dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Long đoàn kết chiến đấu, một lòng chăm lo cho sự nghiệp cách mạng. Mặc dù phải đương đầu với kẻ địch đông về số lượng, trang bị hiện đại và có nhiều thủ đoạn thâm độc, nhưng quân dân ta vẫn chiến đấu kiên cường và trưởng thành mạnh mẽ. Cơ quan Tỉnh ủy lúc đó chỉ có một nhà làm việc và một điểm nấu ăn. Công trình được xây


dựng thấp, nằm gọn dưới các tàng cây để tránh máy bay địch phát hiện. Xung quanh nơi làm việc bố trí đầy đủ các hầm trú ẩn tránh bom pháo. Hệ thống hầm bí mật được Ban Căn cứ chuẩn bị chu đáo, đủ sức phục vụ Ban Chấp hành Tỉnh ủy trong các kỳ họp. Chính tại khu di tích cách mạng, qua các thời kỳ kháng chiến, Tỉnh ủy Vĩnh Long đã đề ra những chủ trương, nghị quyết mệnh lệnh toàn quân, toàn dân chiến đấu và chiến thắng. Trong các chỉ thị, nghị quyết đó, nổi bật là lệnh Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Việc giữ gìn và phát huy giá trị di tích căn cứ cách mạng Cái Ngang từ lâu đã trở thành nhu cầu bức xúc của Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Long. Vì vậy, khi Tỉnh ủy Vĩnh Long có chủ trương khôi phục Khu di tích cách mạng Cái Ngang đã được sự đồng tình, thống nhất cao của các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh.

Ngày 1 tháng 8 năm 2001, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long ra Quyết định số 2176/QĐ.UB về việc “Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình trùng tu - tôn tạo Khu di tích căn cứ cách mạng Cái Ngang tỉnh Vĩnh Long”.

Khu di tích cách mạng Cái Ngang có diện tích 5 ha, chia thành hai phần : phần ruộng lúa và phần vườn cây. Tổng thể di tích cũng gồm hai phần : phần phục dựng, tôn tạo và phần xây dựng mới.

Ngày 9/8/2003, Khu di tích căn cứ kháng chiến Cái Ngang được Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long trọng thể tổ chức khánh thành, đưa vào phục vụ khách tham quan. Hiện nay, di tích đặt dưới sự điều hành hoạt động của Ban quản lý di tích, cán bộ thuyết minh luôn sẵn sàng phục vụ khách tham quan.

Khu tưởng niệm đồng chí Phạm Hùng

Khu tưởng niệm Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng được khởi công xây dựng ngày 02 tháng 10 năm 2000 và khánh thành ngày 11 tháng 06 năm 2004 nhân dịp 92 năm ngày sinh của ông. Khu tưởng niệm được xây dựng tại ấp Long Thuận A - xã Long Phước Huyện Long Hồ.



Hình 3 2 Đền thờ Phạm Hùng Sinh ra và lớn lên từ gia đình trung nông có truyền 2

Hình 3.2: Đền thờ Phạm Hùng

Sinh ra và lớn lên từ gia đình trung nông, có truyền thống gia giáo, thời niên thiếu của ông gắn liền với một bối cảnh lịch sử đầy những bất công, khổ cực của những người dân thuộc địa. Trải qua bậc tiểu học tại trường Internate - Primaire (Vĩnh Long) và bậc trung học tại trường Collège De My Tho (tỉnh Mỹ Tho)… và trường học cũng là nơi mở đầu cho những trang sử hoạt động cách mạng của thời thanh niên Phạm Văn Thiện : Tham gia vào các tổ chức cách mạng trong những năm đầu thế kỷ XX : Nam kỳ học sinh Liên hiệp hội, Thanh niên cộng sản Đoàn, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930, từng là Bí thư Chi bộ trường, hoạt động qua các cấp Chi ủy xã, huyện, tỉnh ở Mỹ Tho. Sau việc tham gia trong sự kiện biểu tình và xử tội tên Hương quản gian ác Đặng Văn Trâu tại xã Tam Hiệp – huyện Châu Thành – tỉnh Mỹ Tho nhân dịp kỉ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1 tháng 5 năm 1931, ông bị bắt và bị giải đi qua các nhà tù : từ nhà tù Mỹ Tho đến xà lim án chém Sài Gòn “vụ án Đảng cộng sản Đông Dương” năm1933 với hai án tử hình. Sau, nhờ phong trào đấu tranh dân chủ trong nước và nhân dân các nước tiến bộ, ông được giảm xuống thành án chung thân khổ sai và đày đi Côn Đảo… Mười một năm sống tại “địa ngục trần gian” với bao câu chuyện kể về người tù nhân mang bí danh anh Hai Hùng… Ngày 23 tháng 8 năm 1945, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông được Đảng và Chính phủ ta đón về đất liền và


tiếp tục cuộc đời cách mạng, tham gia trong hai cuộc kháng chiến đánh Pháp – đuổi Mỹ với những trọng trách : Bí thư Xứ ủy lâm thời Nam Bộ, Giám đốc Ty Công an Nam Bộ, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Chính ủy Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh… Ông đã góp phần to lớn vào sự thắng lợi trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Bước vào đầu ngày giải phóng miền Nam, trải qua những năm tháng hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo xã hội miền Nam, xây dựng miền Bắc cho đến những năm tháng khởi đầu cho sự nghiệp đổi mới đất nước… từ Bắc đến Nam, trong nhiều lãnh vực, với những trọng trách : Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam… đồng chí Phạm Hùng đã tận tâm tận lựcc ống hiến đến cuối cuộc đời mình để lo cho dân, cho nuớc.

Ngày 9 tháng 3 năm 1988, đồng chí Phạm Hùng đã vĩnh biệt chúng ta trong lúc đang công tác tại thành phố Hồ Chí Minh. Để tưởng nhớ công lao của một người con ưu tú của dân tộc, của quê hương, Tỉnh ủy – Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long dã cho xây dựng Khu tưởng niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng – một công trình của trái tim – để giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn

Hàng năm, vào ngày mồng ba và mồng bốn tháng Giêng, bà con các nơi về Trà Ôn vui Tết và tham dự lễ giỗ quan Tiền quân Thống chế điều bát Nguyễn Văn Tồn (1763 - 1820).

Ông Nguyễn Văn Tồn là người Khmer, quê làng Nguyệt Lãng, xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Ông tên thật là Thạch Duồng. Thuở nhỏ, ông theo chúa Nguyễn, hết lòng tận tụy trung thành nên được cho chuyển làm Cai Đội và cho phép chuyển sang mang “Quốc thích”. Từ năm 1786 đến 1789, ông theo chúa Nguyễn chạy sang Vọng Các (Băng-cốc). Khi Nguyễn Ánh khá mạnh, trở về nước, ông được phân công đi chiêu mộ thành lập một đội quân người Khmer và ông lãnh nhiệm vụ thống quản đội quân đó. Ông lại được lệnh theo Võ Tánh giữ thành Bình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023