Phân Tích Cơ Cấu Và Sự Biến Động Của Tài Sản


Để đánh giá chính xác tính hợp lý và mức độ an toàn tài chính của DN, các nhà phân tích cần liên hệ với chính sách huy động vốn và chính sách đầu tư trong từng thời kỳ của DN và nguyên nhân dẫn đến sự biến động của từng loại NV. Mặt khác, cũng cần liên hệ trị số của các chỉ tiêu trên với trị số trung bình ngành hoặc với các DN khác tương đương. DN cần phải có các giải pháp thích hợp để xây dựng và duy trì cơ cầu nguồn vốn hợp lý. Cơ cấu nguồn vốn được xem là tối ưu là cơ cấu NV với mục tiêu tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn.

1.5.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản

Từ việc phân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản lý sẽ nắm được tình hình đầu tư (sử dụng) số vốn đã huy động, biết được mức độ sử dụng vốn đã phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và mục đích kinh doanh của doanh nghiệp chưa.

Phân tích cơ cấu TS của DN được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc hoặc giữa các kỳ với nhau về tỷ trọng của từng bộ phận TS chiếm trong tổng số TS. Tỷ trọng của từng bộ phận TS chiếm trong tổng số TS được xác định như sau:

Tỷ trọng của từng

loạiTS

=

Giá trị của từng loại TS

x 100


Tổng giá trị TS

[5, tr.174]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội - 5

Qua tính toán tỷ trọng của từng TS chiếm trong tổng số TS để thấy được sự phù hợp của cơ cấu TS với ngành nghề KD. Thông thường các DN sản xuất có cơ cấu tài sản dài hạn cao hơn tài sản ngắn hạn, cơ cấu tài sản cố định cao hơn hàng tồn kho. DN thương mại thường có cơ cấu TS ngắn hạn cao hơn TS dài hạn cơ cấu hàng tồn kho cao hơn các TS ngắn hạn khác.

Các điểm lưu ý khi phân tích cơ cấu và sự biến động của TS như sau [5, tr.174]:

Tiền và các khoản tương đương tiền

Sự biến động của tiền và các khoản tương đương tiền (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hang, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hổi dưới 3 tháng) ảnh hưởng đến khả năng ứng phó của doanh nghiệp với các khoản nợ đến hạn.


Đồng thời căn cứ vào nhu cầu thực tế về tiền của doanh nghiệp trong từng giai đoạn để nhận xét. Khoản mục này có thể tăng (hoặc giảm) không phải do ứ đọng (hay thiếu tiền) mà có thể do doanh nghiệp đang có kế hoạch tập trung tiền để chuẩn bị đầu tư mua sắm vật tư, tài sản... hay do doanh nghiệp vừa đầu tư vào một số lĩnh vực kinh doanh...

Đầu tư tài chính: Khi xem xét khoản đầu tư, cần liên hệ với chính sách đầu tư của doanh nghiệp cũng như môi trường đầu tư trong từng thời kỳ để đánh giá những tác động đến tỷ trọng đầu tư thực tế của doanh nghiệp.

Các khoản phải thu: Phải thu của doanh nghiệp có nhiều loại, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu người mua và tiền đặt trước cho người bán. Khoản phải thu này tăng hay giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi xem xét nội dung này cần liên hệ với phương thức tiêu thụ: bán buôn, bán lẻ; với chính sách tín dụng bán hàng: tín dụng ngắn hạn, tín dụng dài hạn; với chính sách thanh toán tiền hàng (chiết khấu thanh toán), với khả năng quản lý nợ cũng như năng lực tài chính của khách hàng... để nhận xét.

Hàng tồn kho: Khi xem xét tỷ trọng hàng tồn kho chiếm trong tổng số tài sản, cần liên hệ với ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, với chính sách dự trữ, với tính thời vụ của kinh doanh và với chu kỳ sống của sản phẩm, hàng hóa. Một doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý sẽ bảo đảm cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn, không gia tăng chi phí tồn kho gây ứ đọng vốn. Lượng dự trữ hợp lý phụ thuộc vào nhiều nhân tố như qui mô sản xuất, tiêu thụ, mức độ chuyên môn hóa, hệ thống cung cấp, tình hình tài chính của doanh nghiệp, tính thời vụ, định mức tiêu hao vật tư, tính tự nhiên của vật tư, hàng hoá...Một doanh nghiệp có hệ thống cung cấp tốt sẽ giảm được lượng hàng tồn kho mà không ảnh hưởng đến tính liên tục của quá trình kinh doanh [5, tr.175].

Tài sản cố định: Tỷ trọng tài sản cố định chiếm trong tổng số TS phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực KD, chính sách đầu tư, chu kỳ KD và vào phương pháp khấu hao DN áp dụng. Tỷ trọng trên thường cao đối với các


ngành có hàm lượng kỹ thuật cao như công nghiệp thăm dò khai thác (90%), ngành luyện kim (70%), ...Đối với các DN có chính sách đầu tư mới, trong giai đoạn mới đầu tư, tỷ trọng này thường cao do lượng vốn đầu tư lớn và mức khấu hao chưa nhiều. Tỷ trọng của TS cố định chiếm trong tổng số TS được xác định bằng giá trị còn lại của tài sản cố định nên phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp vận dụng có ảnh hưởng đáng kể do mỗi phương pháp khấu hao khác nhau thì có mức khấu hao khác nhau [5, tr.175].

1.5.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Phân tích hình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh hay còn gọi là hoạt động tài trợ của DN là việc xem xét các mối quan hệ: tài sản và nguồn vốn; qua đó đánh giá sự an toàn, ổn định về mặt tài chính của doanh nghiệp.

Nguyên tắc cơ bản để đảm bảo cân bằng tài chính là: “tài sản được tài trợ trong một thời gian không thấp hơn thời gian chuyển hoá tài sản ấy”. Như vậy, khi tính đến độ an toàn, ổn định trong việc tài trợ, nguyên tắc cân bằng tài chính đòi hỏi: tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn; tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn.

Ta có cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức:


Tài sản

ngắn hạn

+

Tài sản

dài hạn

=

Nguồn vốn

ngắn hạn

+

Nguồn vốn

dài hạn


[5, tr.148]

Hay:


Tài sản

ngắn hạn

-

Nguồn vốn

ngắn hạn

=

Nguồn vốn

dài hạn

-

Tài sản

dài hạn


[5, tr.148]

Phân tích tình hình tài trợ thực chất là xem xét mối quan hệ giữa nguồn vốn dài hạn (bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và vay dài hạn) với tài sản dài hạn hay tài sản ngắn hạn với nguồn vốn ngắn hạn. Vốn lưu chuyển là số vốn tối thiểu của DN nhằm duy trì hoạt động KD bình thường của DN. Với số vốn lưu chuyển, DN có khả năng bảo đảm chi trả các khoản chi tiêu mang tính chất thường xuyên mà không cần vay mượn hay chiếm dụng bất kỳ một khoản nào khác.


Vốn lưu chuyển = Tài sản ngắn hạn - Nguồn vốn ngắn hạn

[5, tr.149]

Vốn lưu chuyển = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

[5, tr.149]

Trường hợp vốn lưu chuyển > 0: nguồn vốn dài hạn lớn hơn tài sản dài hạn, nghĩa là nguồn tài trợ ổn định của DN dùng để đầu tư tài sản dài hạn, còn phần thừa dùng để đầu tư tài sản ngắn hạn. Trong trường hợp này DN được an an toàn vì nó cho phép DN đương đầu được với những rủi ro có thể xảy xa như việc phá sản của khách hàng lớn, việc cắt giảm tín dụng của các nhà cung cấp kể cả việc thua lỗ nhất thời…

Trường hợp vốn lưu chuyển <= 0: Trường hợp này có nghĩa DN không có vốn hoạt động thuần. Theo đó, DN đã dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn. Khi vốn hoạt đồng thuần =0, nguồn vốn dài hạn bằng tài sản dài hạn điều đó có nghĩa nguồn vốn dài hạn của DN vừa đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, cân bằng tài chính trong trường hợp này vẫn đạt được song tính ổn định chưa cao. Trong trường hợp này DN cần liên tục phải đảo nợ và sử dụng các biện pháp như thu hẹp quy mô tài sản cố định, thu hồi đầu tư đầu tư tài chính dài hạn, tăng vay dài hạn hay sử dụng các công cụ tài chính dài dạn…

Tuy nhiên VLC bao nhiêu thì đủ, muốn trả lời được câu hỏi này chúng ta phải có cơ sở để đánh giá đó chính là đảm bảo tài trợ đủ cho HTK và các khoản phải thu ngắn hạn. Xét nguồn vốn ngắn hạn gồm vay và nợ ngắn hạn, phải trả người bán, phải trả người lao động, … thì phải trả người lao động và phải trả người bán là những khoản chiếm dụng thì khoản chiếm dụng là khoản mà luôn tồn tại nên xét tính chất nó là nguồn dài cho nên khoản để tài trợ được bớt cho các khoản chiếm dụng gọi là nhu cầu vốn lưu chuyển.

Như vậy ta có chỉ tiêu phân tích thứ 2 là:

Nhu cầu vốn lưu chuyển = Hàng tồn kho + Phải thu ngắn hạn – Các khoản phải trả ngắn hạn [5, tr.148]


Trong đó: Các khoản phải trả ngắn hạn = Nguồn vốn ngắn hạn – Vay và nợ ngắn hạn.

Xem xét mối quan hệ giữa vốn lưu chuyển và nhu cầu vốn lưu chuyển bằng cách sử dụng phương pháp so sánh chỉ tiêu Vốn lưu chuyển và Nhu cầu vốn lưu chuyển ở thời điểm cuối kỳ so với đầu kỳ để đánh giá về việc thực hiện nguyên tắc cân bằng tài chính cũng như mức độ an toàn hoặc rủi ro trong hoạt động tài trợ của doanh nghiệp.

1.5.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

1.5.3.1. Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp

Phân tích tình hình công nợ để đánh giá vốn của DN bị chiếm dụng như thế nào? DN đã đi chiếm dụng vốn ra sao? Trong KD việc bị chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng vốn là điều bình thường bởi vì trong kinh doanh luôn xảy ra mối quan hệ kinh tế nảy sinh giữa DN nàỳ với DN khác, giữa DN với Nhà nước, khách hàng, công nhân viên của DN…Nhưng các khoản công nợ này nếu chưa đến hạn thanh toán là hoàn toàn bình thường. Điều mà các nhà quản lý quan tâm đó là những khoản nợ dây dưa, khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả không có nguồn để thanh toán. Để nhận biết điều đó cần phân tích tình hình công nợ để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Trong thực tế nếu các khoản công nợ phải thu lớn hơn các khoản công nợ phải trả thì DN đó đã bị chiếm dụng vốn nhiều hơn làm tang nhu cầu cần tài trợ, nếu các khoản công nợ phải thu nhỏ hơn khoản công nợ phải trả thì DN đó đã đi chiếm dụng vốn làm giảm nhu cầu cần taì trợ. Các nhà quản lý DN luôn quan tâm đến các khoản công nợ đén hạn, sắp đến hạn phải trả để chuẩn bị những nguồn thanh toán những khoản nợ này khi đến hạn.

Chỉ tiêu phân tích: Bao gồm 3 nhóm chỉ tiêu

- Nhóm 1: Các chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ phải thu (bị chiếm dụng) và công nợ phải trả (đi chiếm dụng)

+ Các khoản phải thu


+ Các khoản phải trả (chỉ tính các khoản chiếm dụng, không tính các khoản vay)

- Nhóm 2: Hệ số các khoản phải thu và các khoản phải trả


Hệ số các khoản

phải thu

=

Các khoản phải thu


Tổng tài sản

[5, tr.248]

Hệ số cho biết phần vốn bị chiếm dụng chiếm bao nhiêu phần tài sản của doanh nghiệp. Nó phản ánh mức độ bị chiếm dụng vốn dẫn đến phản ánh mức độ vốn bị chiếm dụng ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Hệ số các khoản

phải trả

=

Các khoản phải trả

Tổng tài sản

[5, tr.248]

Hệ số cho biết phần vốn đi chiếm dụng tài trợ bao nhiêu phần tài sản của doanh nghiệp. Nó phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn.

- Nhóm 3: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý, thu hồi, thanh toán các khoản phải thu và các khoản phải trả.

Số vòng thu hồi nợ

=

Doanh thu thuần

Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân

[5, tr.249]

Hệ số vòng thu hồi nợ hay số vòng quay các khoản phải thu hay hệ số thu hồi các khoản phải thu cho biết trong kỳ các khoản phải thu ngắn hạn bình quân của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng.

Thời hạn thu nợ

=

Số ngày trong kỳ

Số vòng thu hồi nợ

[5, tr.249]

Chỉ tiêu cho biết trung bình sau bao nhiêu ngày thì doanh nghiệp thu hồi được nợ. Số vòng thu nợ và thời gian thu nợ phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu ngắn hạn qua đó đánh giá về thời gian thu nợ, xác suất thu được nợ và trình độ quản trị nợ của doanh nghiệp.


Hệ số hoàn trả nợ

=

Giá vốn hàng bán

Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân

[5, tr.250]

Trong đó: Các khoản phải trả ngắn hạn = Nợ ngắn hạn – Vay và nợ thuê TC ngắn hạn

Hệ số hoàn trả nợ các khoản phải thu cho biết trong kỳ các khoản phải thu ngắn hạn bình quân của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng.

Thời gian hoàn trả nợ

=

Số ngày trong kỳ

Hệ số hoàn trả nợ

[5, tr.250]

Chỉ tiêu cho biết trung bình sau bao nhiêu ngày thì doanh nghiệp hoàn trả nợ.

Khi đi phân tích cần xem xét DN có phát sinh các khoản phải thu khó đòi hay các khoản phải trả quá hạn hay không vì như thế sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của DN.

1.5.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán là khả năng sử dụng các nguồn lực của DN đẻ ứng phó đối với các khoản nợ phải trả của DN theo thời hạn phù hợp. Thông qua phân tích khả năng thanh toán có thể đánh giá thực trạng khả năng thanh toán, các khoản nợ của DN, từ đó có thể đánh giá tình hình tài chính của DN, thấy được các tiềm năng cũng như nguy cơ trong quá trình thanh toán những khoản nợ của DN để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.

Các chỉ tiêu phân tích

Hệ số khả năng thanh

toán tổng quát

=

Tổng tài sản


Tổng Nợ phải trả

[5, tr.255]

-Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (hiện hành)



Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợ phải tả của doanh nghiệp. Khi hệ số này lớn hơn 1 tức là doanh nghiệp có khả năng thanh toán tổng quát; nếu hệ số này nhỏ hơn 1 tức là doanh nghiệp này đang gặp rủi ro, toàn bộ tài sản hiện có không đủ để thanh toán các khoản


nợ dẫn đến việc mất khả năng thanh toán, có nguy cơ phá sản. Với DN hoạt động bình thường thì chỉ tiêu này thường lớn hơn 1.

Hệ số khả năng thanh

toán nợ ngắn hạn

=

Tài sản ngắn hạn


Nợ ngắn hạn

[5, tr.256]

- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn



Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Nếu hệ số này lớn hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn; ngược lại nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp gặp rủi ro trong thanh toán nợ ngắn hạn (Nợ ngắn hạn đang được bù đắp bởi tài sản dài hạn)

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh


Hệ số khả năng thanh

toán nhanh


=

Tiền + Khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn


[5, tr.256]


Nợ ngắn hạn


Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền.

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời


Hệ số khả năng thanh

toán tức thời


=

Tiền và các khoản tương

đương tiền


[5, tr.256]


Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay bao nhiêu lần nợ quá hạn, đến hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền hiện có.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =

EBIT

Lãi vay phải trả

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay



Chỉ tiêu cho biết toàn bộ lợi nhuận trước thuế và lãi vay sinh ra trong mỗi kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi va phải trả từ huy động nguồn vốn nợ.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí