Con Đã Thành Niên Mà Không Có Khả Năng Lao Động.”[17, Điều 669 ]

không trái quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; con đã thành niên được quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ…khi sống cùng cha, mẹ có nghĩa vụ tham gia vào công việc gia đình, có trách nhiệm đảm bảo đời sống chung gia đình, đóng góp thu nhập vào nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình; được quyền hưởng tài sản tương xứng với công sức đóng góp và tài sản của gia đình(Điều 70 Luâṭ HN&GĐ năm 2014).

- Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự , ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng chăm sóc , nuôi dưỡng cha , mẹ (khoản 2 Điều 71 Luâṭ HN&GĐ năm 2014).

- Con có quyền có tài sản riêng, được quyền quản lý tài sản riêng của mình (dưới 15 tuổi), con từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Tài sản riêng gồm tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con, tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác; con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung

của gia đình, đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập (Điều 75, 76 Luâṭ HN&GĐ năm 2014).

- Con đã thành niên không sống chung với cha , mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha , mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình ( Điều 111 Luâṭ HN&GĐ năm 2014).

- Theo quy định tại Điều 62 BLDS năm 2005 thì con đã thành niên đủ điều kiện của người giám hộ là người giám hộ cho cha hoặc mẹ mất năng lực

hành vi dân sự khi người cha hoặc mẹ đó không có vợ hoặc chồng làm người giám hộ hoặc tuy có nhưng người này không đủ điều kiện để làm người giám hộ.

c) Quyền thừa kế giữa cha mẹ nuôi và con nuôi

Theo quy định tại Điều 678 BLDS thì con nuôi và cha, mẹ nuôi được hưởng thừa kế tài sản của nhau. Trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi hoặc con nuôi chết trước mà để lại di chúc thì những người còn sống được hưởng theo di chúc, nếu di chúc không cho cha nuôi mẹ nuôi hoặc con nuôi hưởng thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.. Trường hợp không để lại di chúc thì được hưởng theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”[17, Điều 669 ]

Nuôi con nuôi thực tế theo Luật nuôi con nuôi năm 2010 - 9

Pháp luật quy định quyền hưởng thừa kế giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi để đảm bảo việc nuôi con nuôi không bị phân biệt đối xử với quan hệ cha, mẹ đẻ và con đẻ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

2.4.2.Quan hệ giữa người được nhận nuôi và các thành viên khác trong gia đình cha, mẹ nuôi

Khi người nhận nuôi và người được nhận nuôi xác lập mối quan hệ cha, mẹ và con được pháp luật công nhận, con nuôi trở thành thành viên trong gia đình cha, mẹ nuôi, các mối quan hệ giữa con nuôi và các thành viên khác trong gia đình cũng được thực hiện như con đẻ, tạo nên mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ, có các quyền và nghĩa vụ với các thành viên khác trong gia đình mẹ

nuôi. Việc quy định như vậy để đảm bảo không có sự phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi, tạo mối quan hệ hòa thuận giữa con nuôi và gia đình cha, mẹ nuôi. Tại Điều 24 Luật nuôi con nuôi quy định “ ...giữa con nuôi và các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi cũng có có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, pháp luật về dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan...”.

Theo quy định như trên, có thể thấy rằng giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha, mẹ nuôi không được quy định cụ thể gồm những chủ thể nào. Tuy nhiên, theo tinh thần của Luật HN&GĐ năm 2014 có thể hiểu đó là quan hệ với con đẻ của cha, mẹ nuôi, với bố mẹ của người nuôi (ông bà nội, ông bà ngoại nuôi). Thực tế hiện nay có hai quan điểm xung quanh về vấn đề này.

* Quan điểm thứ nhất cho rằng: Giữa con nuôi và thành viên khác trong gia đình cha, mẹ nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ giống như con đẻ. Với quan điểm này, khi quan hệ nuôi con nuôi được xác lập sẽ tạo môi trường gia đình tốt nhất cho trẻ em được nhận làm con nuôi, giúp cho người con nuôi nhanh chóng hòa nhập với gia đình cha, mẹ nuôi.

Tại chuyên đề pháp luật về nuôi con nuôi năm 2011 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Thạc sĩ Triệu Thu Thủy có bài viết về “Hệ quả pháp ý của nuôi con nuôi”viết: “ Vấn đề này trong quá trình xây dựng Luật có nhiều ý kiến cho rằng, việc nuôi con nuôi chỉ xác lập quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa con nuôi và các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi. Tuy nhiên, ban soạn thảo thấy rằng, nuôi con nuôi là quan hệ được xác lập giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi, nhưng xét về mặt tình cảm cũng làm xuất hiện qua lại giữa các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi, con nuôi cần có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó, có các quyền và nghĩa vụ với các thành viên khác trong gia đình cha, mẹ

nuôi như con đẻ...” [25, tr47]. Với cách hiểu này, khi quan hệ nuôi con nuôi được xác lập hợp pháp thì việc nuôi con nuôi không chỉ làm phát sinh quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi mà còn làm phát sinh quan hệ với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Người con nuôi chỉ có các quan hệ với các thành viên khác trong gia đình khi con nuôi chung sống với thành viên này nên giữa con nuôi với thành viên khác trong gia đình chỉ có nghĩa vụ theo Điều 103 Luật HN&GĐ năm 2014.

Theo quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi.

a) Quan hệ giữa con nuôi với bố mẹ của người nuôi (ông bà nội, ông bà ngoại nuôi và cháu nuôi)

- Theo quy định tại Điều 104 Luâṭ HN&GĐ năm 2014 thì ông bà nội, ông bà ngoại và cháu có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau ; ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quy định của pháp luật. Ngược lại, cháu đã thành niên mà không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy định của pháp luật. Luật không phân biệt việc cấp dưỡng giữa cháu nuôi hay cháu ruột, vậy đối với cháu nuôi và ông bà nuôi có nghĩa vụ cấp dưỡng nhau hay không? bởi giữa hai bên không có quan hệ giàng buộc về mặt pháp lý, không phát sinh quan hệ thừa kế đối với nhau, pháp luật cần quy định rõ hơn về vấn đề này.

- Việc giám giữa ông bà nội, ông bà ngoại nuôi đối với cháu:

Luật HN&GĐ năm 2000 quy định ông bà nội, ông bà ngoại có đủ điều kiện làm người giám hộ thì những người này thỏa thuận cử một bên làm người giám hộ; cháu có đủ điều kiện giám hộ thì phải giám hộ cho ông bà ngoại nếu ông bà không có người phụng dưỡng (Điều 84 Luật HN&GĐ năm 2000). Tuy nhiên Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định về vấn đề này. Ngoài ra BLDS năm 2005 không thừa nhận việc giám hộ giữa anh, chị em nuôi với nhau do vậy ta có thể hiểu vấn đề giám hộ giữa ông bà nuôi với cháu nuôi không được đặt ra.

- Thừa kế giữa ông bà nội nuôi và ông bà ngoại nuôi đối với cháu.

Nuôi con nuôi là sự kiện mang tính giàng buộc pháp lý giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi, Luật nuôi con nuôi năm 2010 không quy định người nhận con nuôi phải hỏi ý kiến của các thành viên khác trong gia đình hoặc không phụ thuộc vào ý chí của các thành viên khác trong gia đình đối với việc nhận con nuôi. Vì vậy một số vấn đề liên quan đến tài sản có sự phân biệt giữa con đẻ và con nuôi. Tại Điều 676 BLDS 2005 quy định hàng thừa kế thứ hai gồm những người sau: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Như vậy không có sự phát sinh về quan hệ thừa kế giữa ông bà nội nuôi và ông bà ngoại nuôi đối với cháu nuôi. Quan điểm này được thể hiện rõ trong giáo trình Luật Dân sự Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2006 [26, tr343 -344].

Từ những phân tích trên cho thấy quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại nuôi và cháu nuôi không phát sinh quan hệ giám hộ và thừa kế giống như ông bà nội, ngoại với cháu ruột.

b. Quan hệ giữa con nuôi và con đẻ của cha mẹ nuôi

Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau;

có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ

hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dụccon (Điều 105 Luâṭ HN&GĐ năm 2014). Luật không thừa nhận vấn đề giám hộ, thừa kế đối với anh, chị em nuôi với nhau.

Vấn đề cấp dưỡng giữa anh , chị, em được quy định tại Điều 112 Luâṭ HN&GĐ năm 2014: “Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng thì anh chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài san để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Pháp luật chỉ quy định chung về nghĩa vụ cấp dưỡng của anh, chị em đối với nhau mà không phân biệt anh, chị em nuôi hay anh chị em ruột. Tuy nhiên nếu anh, chị em nuôi phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng có hợp lý hay không ? khi các bên không phát sinh quan hệ giám hộ, thừa kế . Ví dụ: Anh A và chị B là anh em nuôi, không may cha, mẹ bị tai nạn lao động chết anh A đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho em ăn học đến khi trưởng thành chị B đi làm tích lũy được khối tài sản lớn nhưng không may chị B bị tại nạn giao thông đã chết, nhưng theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì anh A không được thừa kế tài sản của chị B. Vậy từ ví dụ trên, pháp luật cần quy định rõ về vấn đề này.

2.4.3. Quan hệ với gia đình gốc

Gia đình gốc có thể hiểu là gia đình gồm những người có quan hệ huyết thống. Luật chưa quy định cụ thể gia đình gốc gồm những ai, vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chỉ dừng lại ở quan hệ giữa người được cho làm con nuôi với cha mẹ đẻ, ông bà ruột và anh chị em ruột của người cho làm con nuôi.

*Quan hệ với cha mẹ đẻ

Theo quy định tại Điều 24 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì kể từ ngày giao nhận nuôi con nuôi giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con và... “Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi; cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi”. Như vậy, tại thời điểm sự kiện nuôi con nuôi được pháp luật công nhận cha, mẹ đẻ và con chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ đối với nhau, quyền và nghĩa vụ này được chuyển sang cha mẹ nuôi. Tuy nhiên, việc nuôi con nuôi ở nước ta xuất phát từ tình yêu thương, đùm bọc và vì lợi ích tốt nhất của trẻ nên mặc dù được nhận nuôi nên trẻ vẫn không bị hạn chế một số quyền nhất định đó là việc con nuôi có quyền được biết về nguồn gốc của mình, không ai được cản trở con nuôi được biết về nguồn gốc của mình (Khoản 1 Điều 11 Luật nuôi con nuôi năm 2010), điều này cũng phù hợp với Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định giữa cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi có thỏa thuận khác thì cha mẹ đẻ và con vẫn có quan hệ với nhau. Cụ thể:

- Nếu cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi thỏa thuận về quyền của cha mẹ đẻ đối với con đã cho làm con nuôi thì cha mẹ đẻ vẫn được thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với con theo thỏa thuận.

- Nếu cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi không có thỏa thuận khác thì sau khi đăng ký nuôi con nuôi , cha mẹ đẻ và con đẻ con sẽ chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được quy định tại mục 1 chương V Luật HN&GĐ năm 2014. Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đối với con là phù hợp với thực tiễn, bởi trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định cha mẹ đẻ không có điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con nên đã cho con đi làm con nuôi. Vì

vậy khi đã cho con làm con nuôi thì quyền và nghĩa vụ sẽ được chuyển cho cha, mẹ nuôi. Ngoài ra, pháp luật quy định việc chuyển quyền, nghĩa vụ từ cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi còn nhằm mục đích để tránh xảy ra tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi đối với con đảm bảo cho con được sống ổn định, bền vững với gia đình cha mẹ nuôi.

Tuy nhiên, quyền của cha mẹ đẻ đối với con không bị chấm dứt hoàn toàn mà trong những trường hợp nhất định quyền đó vẫn được quy định trong pháp luật như việc con được quyền biết về nguồn gốc của mình nghĩa là được quyền biết và cha, mẹ đẻ, được thăm cha, mẹ đẻ của mình. Ngoài ra, con đã cho đi làm con nuôi có quyền thừa kế của cha mẹ đẻ. Tại Điều 678 BLDS năm 2005 quy định về quyền thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi mẹ nuôi và cha đe mẹ đẻ. Như vậy mặc dù đã được cho đi làm con nuôi nhưng con nuôi vẫn được đảm bảo quyền thừa kế của mình đối với di sản thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất đối cha mẹ đẻ; người thừa kế kế vị của cha, mẹ ruột trong phần hưởng di sản của cha mẹ nếu cha mẹ còn sống.

*Quan hệ với ông bà ruột và anh chị em ruột

Luật nuôi con nuôi năm 2010 không quy định về việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa người con cho làm con nuôi với ông bà ruột và anh chị em ruột. Vì vậy, theo quan điểm của người viết, quyền và nghĩa vụ đối với những thành phần nêu trên đương nhiên chấm dứt, tuy nhiên người con được cho đi làm con nuôi vẫn được quyền thừa kế tài sản của ông bà ruột và anh chị em ruột thuộc hành thừa kế thứ 2 theo quy định tại Điều 678 BLDS năm 2005.

2.5. Chấm dứt nuôi con nuôi thực tế

2.5.1. Căn cứ chấm dứ t viêc

nuôi con nuôi thưc tê

Theo quy điṇ h của pháp luât , quan hê ̣nuôi con nuôi thông thường co

giá trị pháp lý kể từ thời điểm được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm

quyền thì nuôi con nuôi thưc tế có giá tri ̣pháp lý taị thời điêm̉ các bên xác lâp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2023