Nội quy lao động theo pháp luật Việt Nam - 7

luật, tùy thuộc vào đặc điểm của đơn vị mình mà người sử dụng lao động cụ thể hóa các quy định về trật tự trong doanh nghiệp cho phù hợp. Nhìn chung các doanh nghiệp thường có quy định nghiêm cấm những hành vi như: cờ bạc, rượu chè, hút thuốc lá trong giờ làm việc; gây gổ đánh nhau, gây mất đoàn kết nội bộ; không nói chuyện riêng trong giờ làm việc; không đi vào khu vực cấm;…

Ví dụ, Công ty TNHH Liên Thái Bình là một công ty kinh doanh ngành nghề vệ sinh công nghiệp. Do đặc thù của công việc làm sạch, công ty có một số lượng lớn công nhân làm việc tại các tòa nhà, bệnh viện, trường học,… trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh khác. Với một số lượng công nhân lớn và làm việc tại nhiều địa điểm như vậy, vấn đề trật tự tại nơi làm việc rất được chú trọng xây dựng trong nội quy lao động. Nội quy lao động của công ty Liên Thái Bình nghiêm cấm thực hiện các hành vi: nói chuyện riêng trong giờ làm việc; sử dụng điện thoại trong giờ làm việc; sử dụng thang máy của khách hàng trong các giờ cao điểm; cãi nhau, đánh nhau gây mất trật tự tại công trình;…[12] Đặc biệt, do công việc làm sạch được thực hiện tại những địa điểm của khách hàng, nên phạm vi làm việc của công nhân được quy định cụ thể tại từng nội quy công trình, thậm chí phạm vi làm việc được quy định khác nhau theo từng khung giờ khác nhau. Cũng quy định về trật tự tại nơi làm việc, nội quy lao động của Công ty Honda Việt Nam đã liệt kê những nguyên tắc ứng xử tại nơi làm việc như: Nhân viên phải đảm bảo duy trì tiêu chuẩn của Công ty về chất lượng và năng suất trong công việc của mình; Nhân viên không được phép gây thiệt hại đến tài sản của nhân viên khác trong Công ty hoặc của khách hàng, khách của Công ty; Nhân viên luôn hành động đúng chuẩn mực, trung thực đối với cấp trên và có tinh thần trách nhiệm trong các công việc của mình được giao; Nhân viên không được quấy rối tình dục hoặc có bất kỳ hành vi quấy rối hoặc phân biệt đối xử trong giờ làm việc hoặc nơi làm việc;…[11]

Những quy định này góp phần tạo ra môi trường làm việc an toàn và hiệu quả, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động. Mặt khác, quy định cụ thể về trật tự tại nơi làm việc để người sử dụng lao động ngăn chặn những hành vi vi phạm kỷ luật dù là rất nhỏ của người lao động, là điều kiện để người lao động tự bảo vệ mình tránh khỏi những hành vi vi phạm trật tự trong đơn vị đã quy định trong nội quy lao động. Vậy, trật tự tại nơi làm việc là một nội dung không thể thiếu của nội quy lao động của các đơn vị sử dụng lao động.

Thứ ba, các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc.

An toàn, vệ sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn, bệnh tật xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động. Trong quá trình lao động, sự an toàn về tính mạng và đảm bảo sức khỏe cho người lao động là một quyền cơ bản của mọi công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 và được kế thừa ở Hiến pháp 2013. Vì thế, pháp luật lao động buộc nội quy lao động phải có các quy định về vấn đề này.

An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc bao gồm: Việc chấp hành những biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; tuân thủ các quy phạm, các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động; việc sử dụng và bảo quản trang bị phòng hộ cá nhân; vệ sinh công nghiệp tại nơi làm việc. Những vấn đề được liệt kê trên là một trong những nội dung quan trọng của nội quy lao động của các đơn vị sử dụng lao động. Quy định của doanh nghiệp về an toàn, vệ sinh lao động trong nội quy lao động không được trái với những quy định của pháp luật về vấn đề này. An toàn, vệ sinh lao động được quy định tại chương IX của Bộ luật lao động 2012. Trong nội quy phải quy định rõ quyền và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động trong việc tuân thủ các

quy định về an toàn, vệ sinh lao động, nhấn mạnh đây là nghĩa vụ bắt buộc do Nhà nước quy định.

Tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động là một trong những nội dung phải được nghiêm chỉnh thực hiện. Đây là nghĩa vụ của người lao động mà người sử dụng lao động phải quy định trong nội quy lao động của mình. Những quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động được Nhà nước thống nhất quy định và tiêu chuẩn hóa. Có hai loại tiêu chuẩn: tiêu chuẩn cấp Nhà nước và tiêu chuẩn cấp ngành. Vì vậy, những quy định về tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động trong đơn vị lao động không được trái với những tiêu chuẩn của Nhà nước. Dựa trên những tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho phù hợp với đơn vị mình. Việc tuân theo những tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động do Chính phủ ban hành là đảm bảo cần thiết và quan trọng để phòng ngừa sự cố xảy ra.

Về các biện pháp phòng hộ bảo vệ người lao động chống lại rủi ro, nội quy lao động có thể quy định các nội dung: Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; Khám sức khỏe; Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Bồi dưỡng bằng hiện vật;…

Ví dụ, Công ty TNHH Liên Thái Bình kinh doanh dịch vụ làm sạch, nên thường xuyên phải sử dụng các loại hóa chất với số lượng lớn. Do đó, trong nội quy lao động của công ty cần có những quy định về kho, bãi lưu giữ hóa chất; đồng thời có quy định về việc hướng dẫn sử dụng và bảo quản các loại hóa chất đến từng công trình, tổ chức đào tạo công nhân về việc sử dụng hóa chất an toàn; yêu cầu công nhân khi sử dụng hóa chất phải đeo găng tay, khẩu trang bảo hộ;… [12]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Việc quy định chi tiết về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc trong nội quy lao động có ý nghĩa rất lớn đối với người sử dụng lao động và người lao động. Quy định càng chi tiết thì việc chấp hành quy định càng dễ

dàng. Khi an toàn, vệ sinh lao động được tuân thủ, người sử dụng lao động không phải trả chi phí hoặc bồi thường tai nạn lao động, không phải trả chi phí y tế từ sơ cứu, cấp cứu cho người bị tai nạn lao động - có trường hợp người lao động bị tai nạn lao động không tử vong mà bị tàn phế suốt đời, người sử dụng lao động phải chi phí cho điều trị bệnh đến nhiều tỷ đồng. Nếu tai nạn lao động xẩy ra, có sự cố cháy nổ, mất an toàn về điều kiện lao động thì người sử dụng lao động còn phải chi phí cho công xưởng, máy móc, thiết bị bị hư hỏng. Tùy thuộc vào sự cố là lớn hay nhỏ, phạm vi rộng hay hẹp mà người sử dụng lao động phải chịu hậu quả, thậm chí có nhiều trường hợp có sự cố cháy nổ, không những mất cả công xưởng mà còn mất người. Thêm vào đó, quy định về an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện tốt sẽ tạo ra môi trường lao động đảm bảo an toàn, khi đó người lao động sẽ yên tâm, tự tin trong lao động, tinh thần thoải mái dẫn đến hăng say lao động, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật và do đó năng suất lao động và doanh thu tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng nhiều lên. Vì vậy, việc pháp luật Việt Nam quy định an toàn, vệ sinh lao động là một trong những nội dung cơ bản của nội quy lao động là điều hoàn toàn cần thiết.

Nội quy lao động theo pháp luật Việt Nam - 7

Thứ tư, các quy định về việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động.

Mục đích của doanh nghiệp là lợi nhuận và sự an toàn trong kinh doanh. Trong doanh nghiệp, có những tài sản, những thông tin về kinh doanh, công nghệ, sở hữu trí tuệ cần phải được bảo quản, giữ gìn và bí mật thông tin như: máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, tài liệu kế toán, hợp đồng kinh doanh, danh sách khách hàng, quy trình công nghệ sản xuất, công thức chế biến; quyền sở hữu nhãn hiệu;… Nếu để hư hỏng tài sản hoặc lộ những thông tin sẽ gây ra hậu quả bất lợi cho doanh nghiệp, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của chính doanh nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong kinh

doanh, pháp luật yêu cầu và cho phép người sử dụng lao động cụ thể hóa vấn đề bảo vệ tài sản, bí mật kinh doanh, công nghệ, sở hữu trí tuệ thành một nội dung chính của nội quy lao động. Theo đó, người sử dụng lao động thường cụ thể hóa các loại tài sản, tài liệu, tư liệu, số liệu của đơn vị mà người lao động có trách nhiệm phải giữ gìn; tránh làm hư hỏng, thiệt hại; giữ bí mật, không được xâm phạm hay tiết lộ thông tin về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho người khác biết. Nếu người lao động nào vi phạm sẽ phải chịu chế tài tương ứng đã được dự liệu trước trong nội quy lao động.

Tài sản của doanh nghiệp là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, bao gồm những tư liệu sản xuất, máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng,... Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Bí mật kinh doanh, công nghệ được bảo hộ phải thỏa mãn: (i) không là hiểu biết thông thường; (ii) có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng nó; (iii) được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Tài sản, bí mật kinh doanh, công nghệ là những tài sản thuộc sự sở hữu hoặc quyền chiếm hữu, sử dụng của đơn vị sử dụng lao động, vì vậy được bảo hộ bởi pháp luật Việt Nam. Người sử dụng lao động quy định nội dung bảo vệ tài sản, bí mật kinh doanh, công nghệ của đơn vị trong nội quy lao động là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với các quy định của pháp luật. Đặc biệt, trong thời đại khoa học và công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, chúng hiện diện trong hầu hết tất cả các đơn vị sử dụng lao động, vì vậy việc quy định chặt chẽ và cụ thể các vấn đề về bảo vệ tài sản, bí mật kinh doanh, công nghệ trong nội quy lao động càng trở nên cấp thiết.

Trong nội quy lao động của Công ty Honda Việt Nam đã có quy định khá cụ thể về vấn đề bảo mật thông tin, trong đó bao gồm cả bí mật kinh doanh và công nghệ. Theo Công ty Honda, thông tin mật có nghĩa là các thông số và thông tin, tồn tại dưới bất kỳ hình thức gì, liên quan đến Công ty và/hoặc các đơn vị liên kết của Công ty hoặc các lợi ích kinh doanh hiện tại hoặc tương lai của Công ty và/hoặc các đơn vị liên kết của Công ty và được nội quy lao động liệt kê chi tiết. Nhân viên Honda có nghĩa vụ bảo mật các thông tin mật phù hợp với Nội qui. Nhân viên tiết lộ hoặc để lộ thông tin mật sẽ bị xử lý kỷ luật với hình thức cao nhất là sa thải. [11]

Như vậy, việc quy định bảo vệ tài sản, thông tin kinh doanh, công nghệ của đơn vị là một trong những nội dung cơ bản của nội quy lao động hoàn toàn phù hợp với pháp luật quốc tế và phù hợp với thực tế các đơn vị sử lao động hiện nay.

Thứ năm, các quy định về các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.

Kỷ luật lao động là một nội dung quan trọng đối với việc thiết lập trật tự, nền nếp của doanh nghiệp. Người sử dụng lao động luôn tìm mọi cách để ngăn chặn những hành vi vi phạm của người lao động trong quá trình lao động sản xuất. Pháp luật lao động Việt Nam cũng đã cho phép người sử dụng lao động đưa vấn đề này trở thành một nội dung cơ bản của nội quy lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm cụ thể hóa từng loại hành vi vi phạm, mức độ vi phạm; các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật lao động; xác định các loại trách nhiệm vật chất, mức độ thiệt hại, phương thức bồi thường phù hợp với đặc điểm của đơn vị, với thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và không trái pháp luật.

Đơn vị thường sử dụng nhiều lao động, mỗi người có tâm sinh lý, trình độ nhận thức khác nhau nên trong quá trình lao động không tránh khỏi việc vi

phạm kỷ luật lao động. Để duy trì trật tự trong doanh nghiệp, nếu chỉ quy định những hành vi buộc phải thực hiện hoặc những hành vi cấm thì chỉ mới mang tính chất giáo dục, thuyết phục, bị động mà chưa đủ tính chất trừng phạt đích đáng. Vì vậy, việc người sử dụng lao động cụ thể hóa các hành vi vi phạm kỷ luật là yếu tố quan trọng để xử lý kỷ luật đối với người lao động cũng như đảm bảo quyền tự bảo vệ của người lao động, có thể tránh được những hành vi vi phạm không đáng có. Càng cụ thể được nhiều các hành vi vi phạm kỷ luật với chế tài tương ứng, người sử dụng lao động càng có căn cứ để xử lý kỷ luật lao động một cách hợp pháp và hiệu quả, đồng thời, tạo ra một môi trường lao động tốt, có kỷ luật nghiêm khắc và đúng pháp luật, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, để tránh sự lạm dụng quyền lực của người sử dụng lao động, pháp luật Việt Nam bắt buộc các nội dung của nội quy lao động về các hành vi vi phạm kỷ luật, hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất phải tuân thủ các quy định riêng biệt của pháp luật về vấn đề này. Việc xử lý kỷ luật lao động phải tuân theo những nguyên tắc, hiệu lực, hình thức được quy định tại Bộ luật lao động 2012. Người sử dụng lao động chỉ được phép xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm được quy định trong nội quy lao động. Các hình thức xử lý kỷ luật đơn vị sử dụng lao động được phép áp dụng gồm có: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng hoặc cách chức và sa thải. Đơn vị sử dụng lao động không được phép áp dụng hình thức phạt tiền, cắt lương để xử lý kỷ luật lao động. Biện pháp sa thải cũng chỉ được áp dụng đối với những trường hợp pháp luật quy định. Điều này cũng gây không ít khó khăn trong các doanh nghiệp trong việc xử lý kỷ luật lao động bởi vì hai hình thức phạt tiền và sa thải được coi là hữu hiệu nhất thì lại bị cấm và hạn chế.

Khiển trách là hình thức kỷ luật được áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu ở mức độ nhẹ. Như vậy, căn cứ để áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách gồm có: số lần vi phạm và mức độ vi phạm. Có hai hình thức khiển trách: Khiển trách bằng miệng hoặc khiển trách bằng văn bản. Theo nội quy lao động Công ty TNHH Liên Thái Bình, các hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức khiển trách được liệt kê bao gồm 11 hành vi như: đi làm muộn hoặc nghỉ sớm hơn thời gian quy định; các vi phạm về tác phong đồng phục; sử dụng điện thoại di động trong giờ làm việc;...[12] Công ty Honda Việt Nam lại căn cứ vào mức độ thiệt hại để áp dụng hình thức kỷ luật này. Theo nội quy lao động của Honda, người lao động lần đầu thực hiện các hành vi vi phạm quy định trong nội quy mà chưa gây thiệt hại về tài sản, lợi ích của Công ty hoặc gây thiệt hại dưới năm triệu đồng sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách [11]. Như vậy, mỗi người sử dụng lao động có mỗi cách quy định khác nhau về những lỗi lần đầu ở “mức độ nhẹ”. Điều này xuất phát từ sự quy định chưa cụ thể của pháp luật lao động về hình thức xử lý kỷ luật này.

Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng hoặc cách chức được áp dụng đối với người lao động đã bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời gian ba tháng hoặc có hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao động. Hình thức cách chức là việc người sử dụng lao động quyết định không để người lao động đang giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo không được tiếp tục giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo đó nữa, mà phải làm ở một vị trí khác có chức vụ thấp hơn. Tùy vào mức độ lỗi của người lao động mà người sử dụng lao động lựa chọn áp dụng một trong hai hình thức trên.

Sa thải là hình thức xử lý kỷ luật lao động theo đó người sử dụng lao động chấm dứt việc sử dụng lao động khi người lao động vi phạm. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người sử dụng lao động được quyền sa thải

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2023