đến ba yếu tố: (i) Nợ gốc và lãi quá hạn trên 90 ngày (IMF, 2004); (ii) Sự suy giảm trong khả năng trả nợ của người đi vay và (iii) Các khoản nợ được phân loại vào ba nhóm có chất lượng tín dụng dưới chuẩn, nghi ngờ và có khả năng mất vốn. Tuy nhiên, do khung pháp lý phân loại nợ của các quốc gia không thống nhất, nên Barisitz (2013) đề xuất một khoản nợ được xem là nợ xấu nếu tồn tại một trong hai yếu tố: (i) Yếu tố định lượng là quá hạn trên 90 ngày và
(ii) Yếu tố định tính là sự suy giảm trong khả năng trả nợ của người đi vay. Nghiên cứu của Louzis và ctg(2012) cũng sử dụng yếu tố định lượng để tính toán tỉ lệ nợ xấu. Sau đây là quan điểm về nợ xấu của một số tổ chức trên thế giới.
Theo AEG (2004), “các khoản vay được coi là nợ xấu là khi quá hạn thanh toán lãi và/hoặc gốc từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản lãi suất quá hạn 90 ngày trở lên đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; hoặc khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày, nhưng có những lý do để nghi ngờ rằng các khoản thanh toán sẽ được thực hiện đầy đủ”. Nói cách khác, nợ xấu được xác định dựa trên hai yếu tố: (i) Quá hạn trên 90 ngày và (ii) Nghi ngờ khả năng trả nợ.
Trong các hướng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, Ủy ban Basel xác định việc khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai điều kiện sau xảy ra: (i) Ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để gắng thu hồi ví dụ như giải chấp chứng khoán (nếu đang nắm giữ); (iii) Người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày (BCBS, 2006). BCBS đặc biệt nhấn mạnh tới khái niệm “mất mát có thể xảy ra trong tương lai” khi đánh giá một khoản vay. Dựa trên hướng dẫn này, nợ xấu sẽ bao gồm toàn bộ các khoản vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu người đi vay không trả được nợ. Tuy nhiên, một số quốc gia báo cáo nợ xấu bao gồm các khoản nợ quá hạn 31 ngày, hoặc báo cáo các khoản nợ quá hạn 61 ngày được tính vào danh mục nợ xấu (Bloem và Freeman, 2005). Việc đánh giá và so sánh số liệu nợ xấu giữa các quốc gia cần phải rất thận trọng và kiểm tra kỹ lưỡng các quy định cụ thể định tính và định
lượng ở các quốc gia do mốc thời gian 90 ngày là một tiêu chí khá phổ biến nhưng không phải thống nhất hoàn toàn.
Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) về ngân hàng đề cập các khoản nợ bị giảm giá trị và cho rằng việc áp dụng ở một số nước phát triển vào đầu năm 2005 cần có bằng chứng khách quan để xếp một khoản vay có dấu hiệu bị giảm giá trị. Trong trường hợp nợ bị giảm giá trị thì tài sản được ghi nhận sẽ bị giảm xuống do những tổn thất về chất lượng nợ xấu gây ra. Ủy ban Basel cũng đề cập tới các khoản vay bị giảm giá trị sẽ xảy ra khi khả năng thu hồi các khoản thanh toán từ khoản vay là không thể. Giá trị tổn thất gây ra sẽ được ghi nhận bằng cách giảm trừ giá trị khoản vay thông qua một khoản dự phòng và sẽ được phản ánh trên báo cáo thu nhập của ngân hàng. Như vậy, lãi suất của các khoản vay này sẽ không được cộng dồn và chỉ xuất hiện dưới dạng tiền mặt thực tế nhận được.
Chuẩn mực IAS chú trọng tới khả năng hoàn trả của khoản vay không kể thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn. Phương pháp để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thường là phương pháp phân tích dòng tiền tương lai chiết khấu hoặc xếp hạng khoản vay của khách hàng. Hệ thống này được coi là chính xác về mặt lý thuyết, nhưng khi áp dụng thực tế lại gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nó vẫn đang được Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế chỉnh sửa lại trong IFRS 9.
Trong FSIS (2004), Quỹ Tiền tệ Thế giới IMF đưa ra định nghĩa về nợ xấu là “một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy các dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ. Sau khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi được khoản vay thay thế”.
Khái niệm nợ xấu theo quan điểm của IMF không nhất thiết trùng lặp với khái niệm nợ bị giảm giá trị trong Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS 39 và Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng. Khi khoản vay bị giảm giá trị, nó sẽ được đưa vào diện không được cộng dồn; cụ thể: nguồn thu nhập từ lãi cho vay của khoản vay này sẽ không được cộng dồn trên báo cáo thu nhập của ngân hàng. Có những tình huống kinh tế có thể dẫn tới việc khoản vay có thể được xếp vào tình trạng không được cộng dồn trên báo cáo thu nhập của ngân hàng, ví dụ khi suy thoái kinh tế hoặc khi công nghệ thông tin có sự thay đổi mạnh. Định nghĩa của IMF có phần thứ hai của nợ xấu sẽ không được tính là nợ xấu kể cả khi thay thế nó bằng một khoản nợ mới (Angkloomkliew và ctg, 2009).
Bảng 2.1 cho thấy, một số điểm khác biệt về các tiêu chí này giữa Việt Nam và các tổ chức quốc tế. Tại Việt Nam, nợ xấu là khoản nợ dưới chuẩn, bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, thường xảy ra khi người vay nợ tuyên bố phá sản. Ngoài ra, khi xem xét nợ xấu của ngân hàng Việt Nam và thông lệ quốc tế, có thể thấy về mặt định lượng thời gian trả nợ quá hạn từ 91 ngày là khá tương đồng (Đinh Thị Thanh Vân, 2012). Các nghiên cứu của Nguyễn Mai Thanh (2012), Nguyễn Kim Đức (2013) cũng xem nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và xuất hiện sự suy giảm trong khả năng trả nợ của người đi vay.
Tóm lại, nợ xấu trong nghiên cứu này được hiểu là khoản vay đã quá hạn thanh toán lãi và/hoặc vốn gốc theo thỏa thuận trên 90 ngày và nghi ngờ khả năng trả nợ của người đi vay. Cụ thể, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD. Luận án cũng sử dụng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trong các báo cáo chính thức theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam của các NHTM trong việc thực hiện nghiên cứu định lượng.
Bảng 2.1. So sánh định nghĩa nợ xấu của Việt Nam và thế giới
Basel II | FSIs | IAS 39 | VAS | |
Tiêu chí xác định nợ xấu | Ổn định và có thể giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng các quốc gia, quản lý rủi ro, đặc biệt an toàn vốn | Tính toán chỉ tiêu lành mạnh tài chính của các quốc gia | Hướng dẫn lập báo cáo hoạt động trong các giai đoạn báo cáo tài chính, chú ý tới kết quả hoạt động | Báo cáo hoạt động trong các kỳ hoạt động với NHNN, chú ý tới lợi nhuận và thuế phải nộp |
Cơ sở trích lập dự phòng | Thời gian quá hạn hoặc dấu hiệu các khoản vay không thanh toán, các mất mát có thể xảy ra trong tương lai | Thời gian quá hạn hoặc dấu hiệu không thu hồi được, kể cả việc thay thế bằng khoản vay mới | Thời gian quá hạn của khoản vay hoặc dấu hiệu khách quan khoản vay không trả được | Thời gian quá hạn khoản vay là yếu tố chủ yếu, nhiều NHTM chưa có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ |
Phương pháp tính và đối tượng trích lập dự phòng | Tính tổng số tiền theo công thức chung, chú ý đến cả vòng đời của tài sản | Không đề cập | Dựa trên từng hạng mục và có các phương pháp tính phù hợp từng hạng mục tài sản, tính toán theo kỳ báo cáo bằng lãi suất chiết khấu | Tính chung theo kỳ báo cáo của NHNN, không tính dự phòng cho các khoản nợ khoanh, các khoản nợ vay theo kế hoạch, chỉ định của Chính phủ |
Có thể bạn quan tâm!
- Nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Tình Hình Nghiên Cứu Có Liên Quan Và Vấn Đề Nghiên Cứu
- Giới Thiệu. Chương Này Đã Giới Thiệu Về Sự Cần Thiết Cũng Như Mục Tiêu Nghiên Cứu, Phạm Vi Và Đối Tượng Nghiên Cứu Và Quy Trình Thực Hiện
- Minh Họa Lý Thuyết Gia Tốc Tài Chính Về Ảnh Hưởng Của Yếu Tố Vĩ Mô Đến Nợ Xấu
- Lý Thuyết Tác Động Của Nợ Xấu Đến Hoạt Động Của Ngân Hàng
- Tác Động Của Nợ Xấu Đến An Toàn Vốn Của Ngân Hàng
Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ FSIS (2004), BCBS (2006), IFRS (2005), VAS (2005) và
Đinh Thị Thanh Vân (2012)
2.1.2. Phân loại nợ và phương pháp đánh giá nợ xấu
Theo nghiên cứu của Bholat và ctg (2016), việc phân loại nợ khó có tiêu chuẩn kế toán quốc tế thống nhất. Việc tiếp cận phân loại nợ được coi như trách nhiệm của người quản lý hoặc chỉ là vấn đề báo cáo giám sát. Phân loại nợ tại một số quốc gia trên thế giới trình bày trong Bảng 2.2. Theo đó, trong các nước G-20, Mỹ và Đức đã sử dụng cách tiếp cận phân loại nợ rõ ràng. Ở một số quốc gia không có cơ chế quản lý chi tiết, các nhà quản lý ngân hàng thường có trách nhiệm phát triển các quy định và quy trình phân loại nợ nội bộ. Một quan điểm chung ở những quốc gia này là vai trò của bên ngoài như giám sát ngân hàng hoặc kiểm toán bên ngoài chỉ giới hạn ở việc đưa ra ý kiến xem các quy định đã đầy đủ và có được thực hiện phù hợp và thống nhất hay chưa. Tại Anh, các nhà giám sát ngân hàng không yêu cầu các ngân hàng áp dụng loại hình phân loại nợ cụ thể nào. Tuy nhiên, giám sát ngân hàng trông đợi rằng ngân hàng sẽ có quy trình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp, bao gồm cả việc đánh giá khoản vay và được cập nhật thường xuyên. Các nước châu Âu quy định một hệ thống các yêu cầu tối thiểu với các khoản vay được phân loại là có dấu hiệu xấu đi nhưng không có chi tiết hướng dẫn cụ thể về phân loại.Các nước châu Á thường quy định các khoản nợ vay trong 4 hoặc 5 nhóm và khá tương đồng về cách phân loại.
Bảng 2.2. Phân loại nợ của các nước trên thế giới
Số lượng nhóm vay | Ghi chú | |
Argentina | 6 | Các khoản vay bao gồm: (i) Nợ đủ tiêu chuẩn; (ii) Nợ đặc biệt theo sát; (iii) Nợ dưới tiêu chuẩn; (iv) Nợ có rủi ro cao; (v) Nợ khó thu hồi và (vi) Nợ không thể thu hồi dựa trên các tiêu chí kỹ thuật. |
Úc | 5 | Khoản nợ được xem là nợ xấu không kể là 90 ngày hay không, mà là khoản nợ bị nghi ngờ khả năng trả nợ, bao gồm lãi và các khoản thu khác. Trong hệ thống tài chính của Úc, yêu cầu về xác định đầy đủ mức độ mất mát đặc biệt áp dụng cho phạm vi của các khoản tài trợ linh hoạt, bao gồm khoản cho vay mà trả nợ gốc chỉ thanh toán 1 lần khi đến hạn. |
Brazil | 9 | Các khoản vay gồm: (i) Khoản nợ quá hạn 90 ngày (ii) Nợ không quá 90 ngày nhưng được xếp loại E, F, G hoặc H, theo các quy định phân loại rủi ro (iii) nợ tái cơ cấu. Phân loại nợ theo 9 nhóm AA, A, B, C, D, E, F, G hoặc H. |
Trung Quốc | 5 | Theo các quy tắc giám sát, phân loại nợ bao gồm nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và Nợ mất vốn. |
Đức | 4 | Bao gồm: cho vay không rủi ro, cho vay có dấu hiệu rủi ro, nợ có dấu hiệu không thu hồi, nợ xấu. |
Ấn Độ | 4 | Nợ xấu là khoản nợ mà: (i) Lãi suất và/hoặc phần gốc vẫn còn quá hạn hơn 90 ngày; (ii) Khoản nợ không có khả năng thanh toán và (iii) Quá hạn hơn 90 ngày trong trường hợp mua hoặc chiết khấu thương phiếu. |
Indonesia | 5 | Nợ xấu là các khoản vay phân loại là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. |
Nhật | 4 | Các khoản vay được phân thành bốn loại: (i) Bị phá sản hoặc bán phá sản; (ii) Nợ nghi ngờ; (iii) Nợ cần chú ý và (iv) Nợ đủ tiêu chuẩn. |
Hàn Quốc | 5 | Bao gồm: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Nợ xấu là khoản nợ phản ánh khả năng trả nợ suy giảm và rủi ro phá sản cao. |
Mexico | 7 | 7 nhóm được phân loại dựa trên rủi ro quốc gia, rủi ro tài chính, rủi ro ngành và lịch sử thanh toán. |
Nga | 5 | Các khoản vay bao gồm (i) Nợ đủ tiêu chuẩn - không có rủi ro tín dụng; (ii) Nợ dưới chuẩn - rủi ro tín dụng trung bình; (iii) Nợ khó đòi - rủi ro tín dụng đáng kể; |
(4) Nợ có vấn đề - rủi ro tín dụng cao và (5) nợ có khả năng mất vốn - không có khả năng thu hồi nợ. | ||
Liên minh châu Âu | 5 | Nợ xấu là khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và rủi ro không hoàn trả nợ không có tài sản thế chấp. |
Mỹ | 5 | Nguyên tắc kế toán chung (GAAP) yêu cầu các chủ nợ đo lường nợ xấu dựa trên giá trị hợp lý của tài sản thế chấp. Ngoài ra, GAAP cho phép chủ nợ đo lường nợ xấu về khả năng hoàn trả các khoản vay dự kiến bởi tài sản thế chấp dựa trên giá trị hợp lý của các tài sản thế chấp. |
Singapore | 5 | Nợ xấu là các khoản vay phân loại là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. |
Nguồn: Bholat và ctg (2016)
Tại Việt Nam, theo Quyết định 493/2005/ NHNN và Thông tư số 02/2013/ NHNN cho phép các TCTD được phân loại nợ theo phương pháp định tính và định lượng nhưng hầu hết các TCTD đều phân loại nợ theo phương pháp định lượng và chưa xét đến yếu tố định tính, ngoại trừ 3 ngân hàng lớn là Agribank, BIDV và VCB. Theo các quy định trên thì các TCTD được phân loại nợ theo 5 nhóm sau: Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn; Nhóm 2 - Nợ cần chú ý; Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn; Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ; Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn. Cho dù phân loại nợ theo phương pháp định tính hay định lượng thì các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 được xếp vào danh mục nợ xấu của ngân hàng. Về cách xếp loại các nhóm nợ cho thấy Việt Nam có sự thống nhất với nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật, Singapore, Trung Quốc. Việc phân loại 5 nhóm nợ và giải thích cơ bản từng nhóm nợ là tương đồng với các nhóm nợ ở nhiều quốc gia trên thế giới.
2.1.3. Lý thuyết các yếu tố tác động đến nợ xấu
Xuất phát từ vấn đề thông tin bất cân xứng và rủi ro đạo đức, luận án đã tiếp cận các lý thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô cũng như yếu tố đặc thù của ngân hàng với nợ xấu, và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Về ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô, luận án sử dụng lý thuyết gia tốc tài chính của Bernanke and Gertler (1989), lý thuyết chu kỳ tín dụng của Kiyotaki and Moore (1997), v.v..để giải thích mối quan hệ vĩ mô với nợ xấu mà theo Nkusu (2011), đây là các lý thuyết nổi bật nhất để đánh giá mối quan hệ các yếu tố kinh tế vĩ mô với nợ xấu. Còn lý thuyết các yếu tố đặc thù dựa trên các lý thuyết của Keeton (1999), của Berger và Deyoung (1997) liên quan đến lý thuyết rủi ro đạo đức, quản lý kém, là các lý thuyết giải thích nguyên nhân nợ xấu của Berger và De Young (1997) Đây là cơ sở lý thuyết nền tảng mà luận án dựa vào đó để xây dựng mô hình nghiên cứu.
2.1.3.1. Các yếu tố kinh tế vĩ mô
Các nghiên cứu của Le (2016), Louzis (2012), Salas và Sarina (2002) khi phân tích tác động của các yếu tố đến nợ xấu, đều đưa vào mô hình nghiên cứu các biến kinh tế vĩ mô. Theo các nghiên cứu này, nợ xấu không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đặc thù của ngân hàng mà còn chịu tác động bởi các yếu tố vĩ mô và chu kỳ kinh doanh. Sau đây, nghiên cứu sẽ trình bày một số lý thuyết về tác động của các yếu tố này đến nợ xấu.
- Lý thuyết gia tốc tài chính (financial accelerator theory)
Lý thuyết gia tốc tài chính do Bernanke và Gertle (1995) khởi xướng cho rằng một sự thay đổi nhỏ trong thị trường tài chính có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong nền kinh tế và tạo ra chu kỳ phản hồi. Lý thuyết giải thích hành vi cho vay của ngân hàng với mối quan hệ biến động mang tính chu kỳ trong nền kinh tế. Về phía ngân hàng, khi gặp cú sốc bên ngoài, giả sử khi NHTW tăng lãi suất, giá trị dự trữ của ngân hàng bị ảnh hưởng do giá cổ phiếu, trái phiếu sẽ