Đối với trường hợp năng suất lao động tăng lên ở Hình 2.3, với giả định nhu cầu vay vốn bắt nguồn từ các điều kiện thuận lợi từ năng suất lao động cao, các NHTM hoàn toàn có thể đưa ra các tiêu chuẩn tín dụng một cách linh hoạt đối với người đi vay (đường r có thể dịch trái hoặc phải nên z2 có thể lớn hoặc nhỏ hơn z1. Đồng thời, NHTM có thể tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này. Chất lượng tín dụng trong tương lai sẽ được cải thiện do những tác động tích cực từ năng suất lao động đến khả năng tài chính của người đi vay. Quy trình diễn ra như sau: Tăng trưởng tín dụng tăng sẽ dẫn đến tiêu chuẩn tín dụng giảm hoặc tăng, điều này làm nợ xấu giảm.
Hình 2.4. Dịch chuyển năng suất
re, tỷ suất sinh lời kỳ vọng
S
r 1(z)
e
D2
D1
Có thể bạn quan tâm!
- Giới Thiệu. Chương Này Đã Giới Thiệu Về Sự Cần Thiết Cũng Như Mục Tiêu Nghiên Cứu, Phạm Vi Và Đối Tượng Nghiên Cứu Và Quy Trình Thực Hiện
- So Sánh Định Nghĩa Nợ Xấu Của Việt Nam Và Thế Giới
- Minh Họa Lý Thuyết Gia Tốc Tài Chính Về Ảnh Hưởng Của Yếu Tố Vĩ Mô Đến Nợ Xấu
- Tác Động Của Nợ Xấu Đến An Toàn Vốn Của Ngân Hàng
- Lược Khảo Nghiên Cứu Về Tác Động Của Nhóm Các Yếu Tố Đặc Thù Đến Nợ Xấu Ngân Hàng
- Bằng Chứng Thực Nghiệm Tác Động Của Nợ Xấu Đến An Toàn Vốn
Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.
L1
L2
z, độ tin cậy
L, tổng vốn
cho vay
re2(z)
z1
Z2
tín dụng
Nguồn: Keeton (1999)
- Hiệu quả chi phí và hiệu quả lợi nhuận
Theo Coelli (2005), một ngân hàng đạt hiệu quả chi phí tốt nhất khi không ngân hàng nào khác trong nhóm có sự kết hợp các yếu tố đầu vào thấp hơn cho một mức sản lượng định sẵn hoặc ngược lại.
Theo giả thuyết “quản lý kém hiệu quả” (bad management hypothesis), nợ xấu và hiệu quả chi phí có mối quan hệ quan trọng được thể hiện như sau: Thứ nhất, các ngân hàng bị phá sản có tỷ lệ nợ xấu cao đồng thời cũng có hiệu quả
chi phí thấp. Nguyên nhân là do các ngân hàng quản lý yếu kém trong việc giám sát chi phí cũng như khách hàng vay nợ; hay các khoản nợ xấu hình thành do các yếu tố bên ngoài (chẳng hạn suy giảm kinh tế khu vực) khiến chi phí phụ trội liên quan đến các khoản nợ xấu tăng tạo ra hiệu quả chi phí thấp. Quản lý các ngân hàng có thể không đánh giá kỹ lưỡng đơn xin cấp tín dụng vì kỹ năng đánh giá kém. Thứ hai, hiệu quả chi phí quan hệ cùng chiều với xếp hạng giám định về chất lượng quản lý của ngân hàng. Trong khi đó, xếp hạng quản lý của ngân hàng có liên hệ mật thiết với chất lượng tài sản của ngân hàng. Mối quan hệ giữa chất lượng tài sản và hiệu quả chi phí (thông qua chất lượng quản lý) cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa nợ xấu và hiệu quả ngân hàng (De Young, 1998). Thứ ba, hiệu quả ngân hàng cần xem xét đo lường nợ xấu trong mối quan hệ với chi phí với mục đích kiểm soát chi phí liên quan đến nợ xấu (Hughes và Mester, 1993). “Một số vấn đề chính sách quan trọng và các nghiên cứu nhằm tìm hiểu nguyên nhân của nợ xấu, xác định trọng tâm thúc đẩy ngân hàng phát triển an toàn, hợp lý và ước tính hiệu quả chi phí của các định chế tài chính, đều dựa trên mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí” (Berger và De Young, 1997).
Các lý thuyết của Berger và DeYoung cũng cho thấy những ngân hàng không đạt hiệu quả có xu hướng có tỷ lệ nợ xấu cao là vì:
Từ quan điểm kế toán quản trị, chất lượng tài sản ngân hàng và hiệu quả có quan hệ cùng chiều. Nếu chất lượng tài sản của ngân hàng là trung bình (ví dụ như khoản vay trở thành khoản phải thu), các ngân hàng sẽ tăng thiệt hại do nợ xấu cũng như chi nhiều hơn nguồn lực của mình để giải quyết nợ xấu. Điều này làm tăng nợ xấu trong ngành Ngân hàng có thể là do sự kiện bên ngoài, chẳng hạn như tình hình bất lợi trong hoạt động kinh tế (Berger và DeYoung, 1997, đề cập đến giả thuyết kém may mắn). Khi các ngân hàng liệt kê số tiền vay của nợ xấu, các ngân hàng sẽ phải chịu chi phí hoạt động thêm từ các hoạt động phi giá trị để xử lý và giám sát quá trình thu thập. Những hoạt động phi giá trị gia tăng bao gồm liên tục theo dõi tình trạng tài chính của con nợ, thận
trọng với giá trị tài sản thế chấp, thảo luận về kế hoạch khấu hao, trả chi phí cho việc thương thảo hợp đồng, tính toán chi phí để giữ lại, gửi và xử lý tài sản thế chấp tại thời điểm cho vay. Các chi phí liên quan đến việc giữ niềm tin từ nhà quản lý và công chúng, bảo vệ ngân hàng khỏi bị đánh giá kém như hệ quả của công tác đối ngoại, làm giảm tiền gửi do mất mát trong đánh giá tín nhiệm và chi phí thêm của giám sát chất lượng tín dụng. Hơn nữa, chi phí cao hơn trong tương lai được tạo ra bởi sự thiếu nhận biết các vấn đề từ hoạt động khác khi vấn đề chất lượng cho vay thu hút sự chú ý của các quản lý cấp cao. Sau đó, sự gia tăng chi phí khiến ngân hàng bị suy giảm về hiệu quả. Ngoài ra, vấn đề thông tin bất đối xứng giữa người cho vay và người vay làm phức tạp thêm vấn đề này. Bên cạnh đó, việc quản lý trong danh mục đầu tư cho vay không hiệu quả. Do đó, điều này dẫn đến các khoản vay xếp hạng tín dụng thấp hơn đã được phê duyệt và xác suất vỡ nợ cao dẫn đến nợ xấu cao hơn. Vì vậy, sự thiếu hiệu quả của các ngân hàng có thể dẫn đến nợ xấu cao hơn.
Theo giả thuyết “tiết kiệm” (skimping hypothesis) của Berger và DeYoung (1997) cho rằng việc tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng trong dài hạn hiệu quả hơn trong ngắn hạn là do cắt giảm chi phí bằng cách sử dụng ít nguồn lực hơn để giảm sát cho vay và bảo lãnh. Điều này khiến ngân hàng phải đối mặt với các khoản nợ trễ hạn gia tăng và chi phí liên quan với những khách hàng này trong tương lai.
Ngoài ra, giả thuyết “quản lý tránh rủi ro” (risk-averse management hypothesis) của Koutsomanoli và ctg (2009) lại cho rằng các nhà quản trị ngân hàng thường tránh rủi ro nên thường tăng chi phí phân bổ cho hoạt động giám sát và bảo lãnh cho vay, từ đó làm giảm hiệu quả của ngân hàng với mục đích tránh sự đổ vỡ trong tín dụng. Trong trường hợp này, chính sự lo sợ về khủng hoảng tài chính và thông tin bất đối xứng giải thích mối quan hệ cùng chiều giữa hiệu quả chi phí và nợ xấu.
- Năng lực tài chính và an toàn hoạt động của ngân hàng
Theo “giả thuyết rủi ro đạo đức” (moral hazard hypothesis), Keeton và Morris (1987) cho rằng, mức vốn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ nợ xấu. Về bản chất, những ngân hàng có vốn thấp thường mạo hiểm hơn nên sẽ đầu tư nhiều vào tài sản rủi ro, điều này dẫn đến nợ xấu gia tăng bởi vì nếu rủi ro xảy ra thì chủ nợ là người gánh chịu nhiều tổn thất nhất. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của NHTM, theo chuẩn mực kế toán quốc tế quy định các chỉ số để đo lường như sau: (i) Đo lường thanh khoản bằng Tỷ lệ cho vay/Vốn huy động; (ii) Đo lường an toàn vốn: Theo hiệp ước Basel II, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản mở rộng thành vốn chủ sở hữu/tổng tài sản có trọng số rủi ro (Hệ số CAR) và (iii) Đo lường khả năng bù đắp tổn thất cho vay: Tỷ lệ dự phòng rủi ro/tổng dư nợ.
Khi tỷ lệ cho vay/vốn huy động cao, nếu cho vay chất lượng thấp sẽ gây ra hậu quả là ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản. Để bù đắp thiếu hụt này, nhà quản lý ngân hàng phải tăng huy động với mức lãi suất cao và hệ quả chi phí lãi gia tăng cho khách hàng vay. Khi nợ xấu gia tăng, các nhà quản lý phải gia tăng các chi phí liên quan đến quản lý nợ xấu cũng như hạch toán tài sản có trọng số rủi ro cao. Điều này tất yếu dẫn đến hệ số vốn chủ sở hữu so tổng tài sản hay hệ số CAR phải giảm và tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ phải tăng khi nợ xấu tăng.
- Quy mô của ngân hàng
Theo giả thuyết “hiệu ứng quy mô” (size effect hypothesis), Salas và Saurina (2002) cho rằng các ngân hàng có quy mô lớn cho phép cơ hội đa dạng hóa nhiều hơn. Ngược lại với giả thuyết “hiệu ứng quy mô”, giả thuyết“quá lớn để phá sản” (too big to fail hypothesis) cho rằng các ngân hàng lớn chấp nhận rủi ro quá mức bằng cách tăng sử dụng vốn cho vay của mình, do đó có nợ xấu nhiều hơn. Bởi vì kỷ luật thị trường không áp đặt cho các ngân hàng lớn, những người mong đợi chính phủ bảo vệ trong trường hợp ngân hàng phá sản
(Stern và Feldman, 2004). Qua đó, các ngân hàng lớn tăng đòn bẩy của họ quá nhiều và cho vay với chất lượng khách hàng thấp hơn. Boyd và Gertler (1994) lập luận rằng trong những năm 1980, xu hướng các ngân hàng lớn của Mỹ có danh mục đầu tư rủi ro cao hơn bởi sự khuyến khích của chính sách “quá lớn để sụp đổ” của chính phủ Mỹ.
Theo giả thuyết “Đa dạng hóa danh mục cho vay” (Loan portfolio diversification hypothesis), cơ hội đa dạng hóa danh mục cho vay của các ngân hàng có mối liên hệ với chất lượng tín dụng. Đa dạng hóa danh mục cho vay và tỷ lệ nợ xấu được kỳ vọng có quan hệ ngược chiều, vì đa dạng hóa làm giảm rủi ro tín dụng.
2.1.3.3. Yếu tố đặc thù ngành
- Mức độ cạnh tranh ngành
Theo lý thuyết, có hai quan điểm chính về ảnh hưởng của mức độ cạnh tranh ngành đến rủi ro của các NHTM. Theo lý thuyết chuyển đổi rủi ro (risk- shifting paradigm), nếu mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng cao thì hệ thống NHTM sẽ ít chịu rủi ro hay có tính ổn định cao hơn. Việc quyền lực thị trường tăng lên khi mức độ tập trung thị trường lớn có thể khiến các NHTM tăng mức lãi suất cho vay nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Điều này cũng khiến các khách hàng vay được vốn thường là những khách hàng có mức độ rủi ro cao do ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng, từ đó, khiến cho xác suất để các khoản vay trở thành nợ xấu cao hơn và gây ra sự bất ổn định lớn hơn trong hoạt động của các ngân hàng (Boyd và ctg 2005). Bên cạnh đó, giả thuyết quá lớn để phá sản cũng cho rằng việc tập trung quyền lực thị trường vào một vài NHTM lớn sẽ dẫn đến vấn đề ỷ lại trong hoạt động kinh doanh. Theo đó, các NHTM lớn sẽ nhận được trợ giúp lớn hơn từ cơ quan quản lý giám sát và dẫn đến vấn đề rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh. Berger và ctg (2013) cũng có cùng quan điểm cho rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ lo sợ đổ vỡ hệ thống nhiều hơn khi thị trường ngân hàng có ít NHTM hơn. Điều này khiến họ không
sẵn lòng để các NHTM đó đổ vỡ và có những sự giúp đỡ không cần thiết, do đó họ sẽ hỗ trợ các NHTM này quá mức. Các NHTM lớn thường có cấu trúc tổ chức phức tạp với mức độ minh bạch không cao, khiến cho hoạt động của các NHTM này khó bị kiểm soát hơn. Dưới góc độ của ích lợi xã hội, việc tạo ra một môi trường cạnh tranh lớn sẽ thúc đẩy các NHTM hoạt động hiệu quả hơn để tồn tại. Đồng thời, các NHTM cũng phải cải thiện chất lượng sản phẩm để thu hút được khách hàng hơn, từ đó nâng cao ích lợi xã hội.
Ngược lại, quan điểm khác theo giả thuyết “rủi ro đạo đức” cho rằng hệ thống ngân hàng sẽ trở nên bất ổn định và dễ đổ vỡ hơn nếu mức độ cạnh tranh tăng lên (Jimenez và Saurina, 2007). Boyd và Nicolo (2005) cho rằng mức độ thị trường lớn với các NHTM có quy mô lớn hơn tương đối sẽ có lợi nhuận ổn định hơn và sẽ không cần thiết chấp nhận rủi ro cao hơn trong hoạt động của mình. Do các NHTM lớn có tiềm lực và lựa chọn khách hàng cẩn thận hơn nên danh mục tín dụng an toàn hơn. Bên cạnh đó, các NHTM này cũng có đủ tiềm lực để thực hiện đa dạng hóa danh mục tài sản của mình nhằm giảm thiểu rủi ro, đồng thời, hệ thống NHTM với số ít NHTM lớn sẽ dễ dàng quản lý hơn là nhiều NHTM nhỏ (Boot và Thakor, 2000). Dựa trên ảnh hưởng của mức độ cạnh tranh tới hành vi chấp nhận rủi ro của các NHTM, quan điểm này cho rằng mức độ cạnh tranh thị trường cao sẽ khiến lợi nhuận của các NHTM giảm. Do vậy, họ sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro trong hoạt động cao hơn nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng như sẵn lòng cho vay các khách hàng với mức độ tín nhiệm thấp hơn và đầu tư vào các công cụ tài chính có mức độ rủi ro cao hơn. Do đó, hệ thống NHTM trở nên bất ổn hơn và rủi ro phá sản cao hơn (Jimenez và Sauria, 2007).
Phương pháp tiếp cận cấu trúc và tiếp cận phi cấu trúc là hai tiếp cận chính để thực hiện đánh giá sự ảnh hưởng của cấu trúc và mức độ cạnh tranh thị trường tới sự ổn định và rủi ro của hệ thống NHTM. Thứ nhất, phương pháp tiếp cận cấu trúc dựa trên lý thuyết truyền thống về cấu trúc thị trường, bao gồm mô hình Cấu trúc – Hành vi – Hiệu quả (SCP) và lý thuyết cấu trúc- Hiệu quả
(ESH). Mô hình SCP mô tả mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường phản ánh mức độ tập trung thị trường, hành vi của chủ thể tham gia thị trường và hiệu quả trong hoạt động của các chủ thể thể hiện qua quyền lực thị trường. Với quan điểm quyền lực thị trường càng tập trung vào một vài chủ thể thì càng phản ánh mức độ thiếu hiệu quả trong cấu trúc và hành vi của các chủ thể tham gia thị trường. Mô hình ESH lại nghiên cứu mối quan hệ giữa hiệu quả và cấu trúc thị trường theo hướng ngược lại. Theo đó, các chủ thể càng hoạt động hiệu quả sẽ càng thu được quyền lực thị tường cao hơn, dẫn dến mức độ tập trung thị trường cao hơn. Phương pháp phổ biến nhất của các tiếp cận này là việc sử dụng các chỉ số tập trung thị trường phản ánh tỷ lệ thị phần của các chủ thể lớn nhất (CRk) và chỉ tiêu Herfindahl Hirschman Index (HHI). Thứ hai, phương pháp tiếp cận phi cấu trúc cho thấy mức độ cạnh tranh thị trường được đo lường một cách trực tiếp. Phương pháp này dùng các số liệu cụ thể về hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường và được lượng hóa thông qua mô hình hồi quy, sẽ đo lường mức độ trong cạnh tranh thị trường là độc quyền, bán độc quyền hay cạnh tranh hoàn hảo. Trong khả năng tiếp cận của luận án, thì cấu trúc và mức độ cạnh tranh trong thị trường NHTM Việt Nam chưa được đánh giá đầy đủ và chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm thực hiện với số liệu của các NHTM Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu thực hiện phương pháp tiếp cận cấu trúc nhằm giúp đánh giá hiện trạng về cấu trúc và mức độ cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam.
- Mức độ kiểm soát của chủ sở hữu
Theo lý thuyết Berle Means, tập trung quyền sở hữu sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, gồm cả doanh nghiệp tài chính (Shehzad và ctg, 2010). Quyền sở hữu ngân hàng càng tập trung sẽ càng tăng tính thận trọng đối với rủi ro thông qua việc kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản vay. Theo lý thuyết, tỷ lệ sở hữu cổ phần tương quan ngược chiều với nợ xấu là do mức độ kiểm soát của chủ sở hữu góp phần làm giảm hậu quả của vấn đề rủi ro đạo đức (Iannotta và ctg, 2007; Shehzad và ctg, 2010).
2.1.4. Lý thuyết tác động của nợ xấu đến hoạt động của ngân hàng
Mối quan hệ giữa các yếu tố đặc thù liên hệ đến hoạt động ngân hàng và nợ xấu được giả định có quan hệ nhân quả với nhau. Như trình bày phần trên, hoạt động kém hiệu quả, hay mức vốn hóa thấp, hay tăng trưởng tín dụng có thể là những nguyên nhân gây ra nợ xấu cho các ngân hàng, thì ngược lại, khi nợ xấu gia tăng, làm cho tỷ lệ dự phòng gia tăng, điều này có thể dẫn đến lợi nhuận thấp hơn và làm xói mòn vốn của ngân hàng, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc cấp tín dụng của ngân hàng.
2.1.4.1. Tác động của nợ xấu đến hiệu quả của ngân hàng
Có hai giả thuyết được Berger và DeYoung (1997) đề cập về tác động của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng. Giả thuyết thứ nhất là “kém may mắn” (bad luck) cho rằng khi các khoản nợ trở nên quá hạn, ngân hàng bắt đầu tăng cường chi phí điều hành để xử lý nợ xấu. Các chi phí bao gồm: chi phí giám sát bổ sung các khoản vay quá hạn và tài sản thế chấp của nó, chi phí phân tích và thỏa thuận, chi phí duy trì hay xử lý tài sản thế chấp,v.v..Các chi phí này gia tăng khi nợ xấu gia tăng. Do đó, khi nợ xấu tăng sẽ dẫn đến hiệu quả chi phí của ngân hàng suy giảm. Giả thuyết thứ hai là “quản lý kém”(bad management), các ngân hàng hoạt động hiệu quả sẽ có khả năng quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn các ngân hàng yếu, khả năng quản lý đó được xem là một phần năng lực cốt lõi của ngân hàng. Theo Banker và ctg (2010), một khi tầm quan trọng của nợ xấu chưa rõ ràng thì các nhà cấp tín dụng lo sợ rằng mình sẽ gặp những bất lợi và nếu như nợ xấu tăng lên vượt quá mức dự kiến thì nợ xấu sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả của ngân hàng. Theo Girardone và ctg (2004), tỷ lệ nợ xấu lớn là dấu hiệu cho thấy ngân hàng không tận dụng hết các nguồn lực để đánh giá các khoản tín dụng và giám sát quy trình cho vay. Ngoài ra, nợ xấu làm cho toàn hệ thống ngân hàng hoạt động kém hiệu quả (Altunbas và ctg, 2000).
Về tác động của nợ xấu đến hiệu quả lợi nhuận, theo lý thuyết, hiệu quả lợi