Tình Hình Nghiên Cứu Có Liên Quan Và Vấn Đề Nghiên Cứu


nhiệm vay nợ quốc tế Moody’s, trong báo cáo Triển vọng hệ thống Ngân hàng Việt Nam vào tháng 02/2014, Fang và Long (2014) đã ước tính tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam là 15% trên tổng tài sản. Số liệu tính toán căn cứ vào tỷ lệ nợ xấu chính thức 4,7%, tỷ lệ nợ tái cơ cấu 9,5% và ước tính 10-15% các hạng mục chứng khoán, cho vay liên ngân hàng và khoản phải thu có vấn đề. Với giá trị tổng tài sản của hệ thống ngân hàng vào cuối tháng 11/2014 là 5,51 triệu tỷ đồng, thì giá trị nợ xấu bằng 827 nghìn tỷ đồng, hay 39 tỷ USD. Như vậy, nếu nợ xấu thực sự ở mức độ như các ước tính ở trên thì có nghĩa là một số các ngân hàng đã mất khả năng chi trả về mặt kỹ thuật.

Sau đó, trong giai đoạn 2013-2015, nợ xấu của các NHTM Việt Nam có xu hướng giảm, nhưng tác động của nợ xấu đến hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam vẫn còn kéo dài và chưa được giải quyết triệt để. Hiện nay, các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng những công cụ chuẩn đoán để đánh giá về nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu trong ngắn hạn. Nhưng việc tìm hiểu sâu hơn về các nguyên nhân gây ra nợ xấu còn hạn chế và việc xác định yếu tố quan trọng dẫn đến nợ xấu thì vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Vấn đề trọng tâm được xác định là cần xử lý nợ xấu nhanh để gỡ bỏ rào cản này nhằm giúp ngành Ngân hàng phát triển bền vững và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để xử lý nợ xấu hiệu quả, cần phải xác định nguyên nhân và hậu quả của nợ xấu, từ đó mới đưa ra các biện pháp phù hợp.

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh nợ xấu bị gây ra bởi nhiều yếu tố, nhưng đa phần các học giả đều cho rằng hiệu quả, tăng trưởng tín dụng, quy mô, an toàn vốn, các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, giá nhà là các yếu tố chủ yếu tác động đến nợ xấu. Một trong những khoảng trống của các nghiên cứu hiện hành là chưa kiểm định nguyên nhân nợ xấu một cách đầy đủ với mẫu nghiên cứu là các NHTM Việt Nam, cũng như chưa đánh giá tác động của nợ xấu đến hoạt động của NHTM tại Việt Nam. Do đó, luận án ra đời nhằm tìm kiếm bằng chứng để thêm vào khoảng trống của các nghiên cứu trước đây. Dựa vào các kết quả nghiên cứu, luận án gợi ý các nhóm giải pháp liên quan đến nhóm các yếu tố tác động cùng các khuyến nghị


với NHNN nhằm giúp các NHTM Việt Nam hạn chế nợ xấu, từ đó giúp ngành Ngân hàng phát triển bền vững hơn trong tương lai.

1.2. Tình hình nghiên cứu có liên quan và vấn đề nghiên cứu


Gần đây, các nghiên cứu về những yếu tố tác động đến nợ xấu rất đa dạng và phong phú. Các nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu các nguyên nhân gây ra nợ xấu và từ đó tìm ra các giải pháp hạn chế nợ xấu. Các nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của các yếu tố đặc thù như hiệu quả ngân hàng, an toàn hoạt động, năng lực tài chính và tăng trưởng tín dụng trong việc hạn chế nợ xấu (Louzis và ctg 2012; Klein 2013). Các nghiên cứu về các yếu tố vĩ mô như các điều kiện kinh tế vĩ mô nói chung thường giải thích mối quan hệ giữa yếu tố vĩ mô với nợ xấu dựa trên các lý thuyết về khả năng của khách hàng khi trả các khoản vay của họ. Trong khi đó, các nghiên cứu về các yếu tố đặc thù của ngân hàng với nợ xấu chú trọng sự thay đổi trong nợ xấu do sự thay đổi của các yếu tố đặc thù của ngân hàng (Salas và Saurina 2002; Le 2016).

Berger và DeYoung (1997) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ xấu, hiệu quả chi phí và mức vốn hóa của các NHTM Mỹ trong giai đoạn 1985-1994 và kết luận rằng có sự tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hiệu quả chi phí và nợ xấu. Trong khi, tác động của nợ xấu đến hiệu quả chi phí được giải thích theo giả thuyết “kém may mắn” (bad luck hypothesis), chủ yếu do sự suy giảm trong điều kiện kinh tế vĩ mô, thì tác động của hiệu quả chi phí đến nợ xấu được giải thích thông qua giả thuyết “quản lý kém” (bad management hypothesis). Cụ thể, giả thuyết này cho rằng, hiệu quả chi phí thấp là tín hiệu của quản lý yếu kém. Điều này hàm ý rằng, kết quả của việc giám sát và kiểm soát, bảo lãnh vay vốn nghèo nàn sẽ khiến nợ xấu sẽ tăng lên. Các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng gần đây thường đo lường nợ xấu trong mối quan hệ với chi phí với mục đích kiểm soát chi phí liên quan đến nợ xấu (Hughes và Mester, 1993). Theo Berger và De Young (1997), một số vấn đề về chính sách quan trọng và các nghiên cứu nhằm tìm hiểu nguyên nhân của nợ xấu, xác định trọng tâm thúc đẩy ngân hàng phát triển an toàn, hợp lý và ước tính hiệu quả chi phí của các định chế tài chính đều dựa trên mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả chi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.


phí. Một giả thuyết khác, giả thuyết “tiết kiệm" (skimping hypothesis), cũng được Berger và DeYoung (1997) đề xuất cho thấy một quan hệ nhân quả cùng chiều giữa hiệu quả chi phí và nợ xấu. Đặc biệt, các tác giả này cho thấy hiệu quả chi phí cao có thể phản ánh nguồn lực ít phân bổ để giám sát rủi ro cho vay và do đó có thể dẫn đến nợ xấu cao hơn trong tương lai. Giả thuyết này nhất quán với kết quả nghiên cứu của Rossi và ctg (2009), với mẫu của 278 ngân hàng từ 9 quốc gia chuyển tiếp giai đoạn 1995-2002.

Nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

Podpiera và Weill (2008) tiếp tục kiểm định mối quan hệ giữa hiệu quả và các khoản nợ xấu trong ngành ngân hàng tại Séc giai đoạn 1994-2005. Nghiên cứu cũng cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ ngược chiều giữa hiệu quả giảm và nợ xấu trong tương lai. Louzis và ctg (2012) dùng suất sinh lời ROE để kiểm tra ảnh hưởng của hiệu quả của các NHTM Hy Lạp và kết quả cho thấy mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ cũng được Salas và Saurina (2002) hay Klein (2013) sử dụng để kiểm tra mối quan hệ với nợ xấu hiện tại. Các nghiên cứu này cho rằng, nợ xấu trong quá khứ cao thể hiện khả năng quản trị rủi ro trong cho vay của ngân hàng kém và nó sẽ tác động cùng chiều với nợ xấu hiện tại. Karim và ctg (2010) đã sử dụng cả phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên để đo lường hiệu quả chi phí và mô hình hồi quy Tobit để xác định mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí của các NHTM của Singapore và Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí là ngược chiều.

Giả thuyết “rủi ro đạo đức" (moral hazard hypothesis) do Keeton và Morris (1987) đề xuất cho rằng, các ngân hàng có mức vốn tương đối thấp khuyến khích rủi ro đạo đức bằng cách tăng mức độ rủi ro của danh mục cho vay của họ, dẫn đến nợ xấu trung bình cao hơn trong tương lai. Mối tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ vốn và nợ xấu cũng được tìm thấy trong nghiên cứu Altunbas và ctg (2007), Salas và Saurina (2002), Berger và DeYoung (1997) và Lee và Hsieh (2013). Tổng quát hơn, Keeton và Morris (1987) lập luận rằng các ngân hàng có xu hướng chấp nhận rủi ro lớn hơn, kể cả trong hình thức cho vay


vượt quá mức hấp thụ thua lỗ cao hơn. Kết quả này được hỗ trợ bởi Salas và Saurina (2002) và Jimenez và Saurina (2006).

Về các yếu tố vĩ mô, có các bằng chứng thực nghiệm quan trọng liên quan đến các hành vi theo chu kỳ của nợ xấu. Các nghiên cứu này cho rằng, tăng trưởng GDP thực tế cao hơn thường sẽ chuyển thành thu nhập tăng thêm giúp cải thiện khả năng trả nợ của khách hàng vay. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế giảm sẽ khiến nợ xấu tăng khi thất nghiệp tăng và người vay phải đối mặt với khó khăn khi hoàn trả khoản vay của mình. Các biến kinh tế vĩ mô khác đã được tìm thấy ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng, bao gồm tỷ giá, lãi suất và lạm phát. Ngoại tệ tăng giá có thể tác động tiêu cực đến chất lượng tài sản, đặc biệt là ở những nước cho vay bằng ngoại tệ với số lượng lớn với người vay không bảo hiểm rủi ro hối đoái và lãi suất tăng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, đặc biệt là trong trường hợp các khoản vay lãi suất thả nổi (Louzis và ctg, 2012). Tuy nhiên, tác động của lạm phát chưa được đồng thuận. Một mặt, lạm phát cao có thể làm việc trả nợ dễ dàng hơn bằng cách giảm giá trị thực của dư nợ cho vay, nhưng mặt khác, nó cũng có thể làm giảm thu nhập thực tế của khách hàng vay khi tiền lương cứng nhắc. Đối với các nước có lãi suất cho vay biến động, lạm phát cao cũng có thể dẫn đến lãi suất cao hơn do ngân hàng trung ương điều hành CSTT nhằm chống lạm phát (Nkusu, 2011). Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, nợ xấu đang bị ảnh hưởng bởi giá bất động sản vì họ cho rằng, sự sụt giảm giá bất động sản có thể dẫn đến các hiệu ứng của cải do vỡ nợ và sự suy giảm giá trị của tài sản đảm bảo.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm về nợ xấu cho thấy, mỗi quốc gia có mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc vào chính sách kinh tế xã hội, CSTT và cơ chế giám sát của mỗi nước. Việc xác định tác động của nợ xấu và các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu được các nhà nghiên cứu chú trọng tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển cũng như các nền kinh tế mới nổi để từ đó đề ra các biện pháp ngăn ngừa khủng hoảng trong tương lai. Tại Việt Nam, gần đây có một số nghiên cứu về nợ xấu như Nguyễn Kim Đức (2013), Đinh Thị Thanh Vân (2012), Nguyễn Mai Thanh (2012) và Nguyễn Thành Nam (2013).


Các nghiên cứu kiểm định các yếu tố đến nợ xấu bằng phương pháp định lượng như Lê Bá Trực (2015), Nguyễn Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều (2015), Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015), các nghiên cứu này có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, hiện vẫn còn ít công trình khoa học nghiên cứu nguyên nhân gây ra nợ xấu của các NHTM Việt Nam một cách đầy đủ bằng phương pháp định lượng, bao gồm các nguyên nhân thuộc về yếu tố kinh tế vĩ mô và các nguyên nhân thuộc về đặc tính của các NHTM. Các nghiên cứu về nợ xấu của các NHTM Việt Nam chưa đề cập đến hiệu quả chi phí, yếu tố đặc thù ngành cũng như chưa phân tích đầy đủ các yếu tố tác động.

Thứ hai, tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu sâu về tác động của nợ xấu đến hiệu quả chi phí, hiệu quả lợi nhuận, an toàn vốn và tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trước đây chủ yếu lấy mẫu từ các NHTM Cổ phần niêm yết do yếu tố thuận tiện khi thu thập dữ liệu.

Thứ ba, các nghiên cứu về nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam chủ yếu sử dụng phương pháp dữ liệu bảng tĩnh thông thường như hiệu ứng cố định, hiệu ứng ngẫu nhiên, có thể dẫn đến dữ liệu bảng sai lệch do chưa đề cập đến vấn đề nội sinh. Đồng thời, các nghiên cứu này chỉ thực hiện trong một giai đoạn ngắn, số mẫu chưa nhiều và các biến chưa phản ánh đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu. Vấn đề thách thức hiện nay là các nghiên cứu trước đây chưa sử dụng bộ dữ liệu đầy đủ và xuyên suốt về nợ xấu để đánh giá, đồng thời các nguyên nhân gây ra nợ xấu và hậu quả hay tác động của nợ xấu đến hoạt động của ngân hàng.

Từ khoảng trống nghiên cứu, từ yêu cầu thực tiễn và nhằm đóng góp vào cơ sở nghiên cứu thực nghiệm, việc thực hiện một nghiên cứu để tìm kiếm bằng chứng về các nguyên nhân của nợ xấu và đánh giá tác động của nợ xấu bằng việc sử dụng bộ dữ liệu đáng tin cậy về nợ xấu và ứng dụng các phương pháp ước lượng đảm bảo một kết quả chính xác là thật sự cần thiết và mang tính cấp


bách. Luận án thiết lập mô hình các yếu tố tác động đến nợ xấu trong tương quan với các yếu tố đặc thù của ngân hàng, yếu tố cạnh tranh ngành và các yếu tố kinh tế vĩ mô nhằm tìm hiểu nguyên nhân cũng như tác động của nợ xấu đến hoạt động ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng mối quan hệ giữa hiệu quả ngân hàng, an toàn vốn và tăng trưởng tín dụng với nợ xấu nhằm tìm hiểu tác động của nợ xấu đến các nhân tố này. Khác với các nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu sử dụng phương pháp dữ liệu bảng tĩnh thông thường, luận án cũng dùng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng động nhằm xem xét ảnh hưởng của các biến trễ cũng như tính đến ảnh hưởng nội sinh của các biến trong mô hình nghiên cứu. Qua đó, kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp các bằng chứng khoa học giúp các nhà quản lý cũng như cơ quan nhà nước có thể xây dựng lựa chọn giải pháp hợp lý trong việc hạn chế nợ xấu của các NHTM Việt Nam.

Tóm lại, các nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến nợ xấu cũng như đánh giá tác động của nợ xấu đến hoạt động của ngân hàng đã và đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn còn các khoảng trống trong nghiên cứu về nợ xấu bởi vì hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào tiến hành thực nghiệm đồng thời về các nguyên nhân gây ra nợ xấu và tác động của nợ xấu đến hoạt động của ngân hàng trên cùng một mẫu nghiên cứu của các NHTM Việt Nam. Xuất phát từ lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.

Vấn đề nghiên cứu của luận án được thể hiện thông qua Sơ đồ nghiên cứu như Hình 1.1. Sơ đồ này trình bày hai mục tiêu nghiên cứu, dựa trên các cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm để đề xuất mô hình nghiên cứu và các phương pháp ước lượng mô hình hồi quy. Từ đó, thảo luận kết quả nghiên cứu và dựa trên kết quả để gợi ý các chính sách có liên quan đến nợ xấu của NHTM Việt Nam.


Hình 1.1. Sơ đồ nghiên cứu


NGHIÊN CỨU NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


Mục tiêu NC 1: Nghiên cứu các yếu tố tác

động đến nợ xấu của NHTM Việt Nam

Mục tiêu NC 2: Nghiên cứu tác động của nợ xấu đến hoạt động của NHTM Việt Nam


Tổng quan các lý thuyết liên quan các yếu tố tác động đến nợ xấu của và tác động của nợ xấu đến hoạt động NHTM

Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm

trong và ngoài nước có liên quan



Khoảng trống trong nghiên cứu + Thực tế


Đề xuất mô hình nghiên cứu


8

Thu thập dữ liệu và ước lượng mô hình hồi quy


Phân tích bao dữ liệu DEA

Hiệu quả chi phí của NHTM Việt

Dữ liệu bảng động GMM

Các yếu tố tác động đến nợ xấu

Dữ liệu bảng động GMM

Tác độngcủa nợ xấu đến hiệu quả, vốn, TTTD


Thảo luận kết quả nghiên cứu

Gợi ý chính sách có liên quan đến nợ xấu của NHTM Việt Nam


1.3. Mục tiêu nghiên cứu


Nghiên cứu mong muốn đạt được mục tiêu tổng quát là nghiên cứu nợ xấu của các NHTM Việt Nam - các nguyên nhân và ảnh hưởng của nợ xấu. Để đạt được mục tiêu tổng quát này, đề tài xác định hai mục tiêu cụ thể cần đạt được:

Mục tiêu thứ nhất là đánh giá các nguyên nhân gây ra nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, nội dung của luận án sẽ phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau: Các yếu tố đặc thù của ngân hàng, yếu tố đặc thù ngành và yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam hay không? Chiều hướng cũng như mức độ tác động của các yếu tố đó như thế nào?

Đây là vấn đề luận án xác định cần phải tìm hiểu và trả lời trong nghiên cứu này. Bên cạnh đó, nghiên cứu thực hiện việc đánh giá ảnh hưởng dài hạn của các yếu tố đặc thù và yếu tố vĩ mô đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu này, luận án sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu liệu các yếu tố đặc thù ngân hàng, yếu tố đặc thù ngành hay các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động dài hạn đến nợ xấu của NHTM Việt Nam.

Mục tiêu thứ hai là phân tích tác động của nợ xấu đến hiệu quả chi phí, hiệu quả lợi nhuận, an toàn vốn và tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, luận án sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Nợ xấu có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả chi phí và hiệu quả lợi nhuận của các NHTM Việt Nam? Nợ xấu gia tăng có làm giảm an toàn vốn và làm giảm tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam?

Tóm lại, trên cơ sở xác định nguyên nhân và hậu quả của nợ xấu tại hệ thống NHTM Việt Nam, nghiên cứu đề xuất các giải pháp hạn chế nợ xấu đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Đồng thời, kiến nghị cải cách các chính sách kinh tế vĩ mô, cải cách khuôn khổ giám sát tài chính chặt chẽ nhằm ngăn ngừa khủng hoảng của hệ thống ngân hàng trong tương lai.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/01/2023