Giải Pháp Liên Quan Đến Các Yếu Tố Đặc Thù Của Ngân Hàng



HHI

0,1192***

(0,4272)



CR4


0,2210***

(0,1612)

Yếu tố vĩ mô


GDP

0,0390***

(0,4286)

0,0008***

(0,4063)


INF

-0,0021***

(0,3479)

-0,0035***

(0,2370)


LnER

-0,0150***

(0,6077)

-0,0173***

(0,0481)


CONS.

-0,0221***

(0,5611)

-0,4953***

(0,4350)

Số quan sát

323

323

Số ngân hàng

34

34

Số công cụ

21

27

Pro>chi2

0,000

0,000

Hansen test

0,522

0,328

AR(1)

0,039

0,047

AR(2)

0,468

0,523

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.

Nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam - 20

***, **, * có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5% và 10%. Trong dấu ngoặc thể hiện sai số chuẩn. Mô hình 1 là kiểm định tác động của nợ xấu với biến kiểm soát là HHI, trong khi đó mô hình 2 là biến CR4 cùng với yếu tố kiểm soát của chủ sở hữu.

Nguồn: Trích xuất từ Stata 11.0


Kết luận Chương 4


Luận án đã xác định các yếu tố quyết định đến nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam bằng cách thực hiện nghiên cứu trên 34 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005-2015. Thông qua phương pháp bao dữ liệu DEA, hiệu quả chi phí trung bình giai đoạn nghiên cứu được xác định là 69,3%. Điều này thể hiện các NHTM Việt Nam cho thấy các ngân hàng đã không sử dụng tối đa nguồn lực đầu vào của mình, hay còn lãng phí các yếu tố đầu vào. Như vậy, các ngân hàng còn có thể cắt giảm các chi phí đầu vào để tăng cường hiệu quả hoạt động.

Tiếp theo, bằng kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng động GMM của Arellano và


Bover, nghiên cứu lần đầu tiên kiểm định mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí của các NHTM Việt Nam. Mối quan hệ ngược chiều này cho thấy việc kiểm soát chi phí kém hiệu quả là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu phát hiện các nhân tố khác như vốn chủ sở hữu, tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế là những nhân tố chính có tác động ngược chiều đến nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam. Trong khi đó, nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân hàng, dư nợ trên vốn huy động và tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá bất động sản tác động cùng chiều đến nợ xấu. Bên cạnh đó, các hệ số ước lượng dài hạn thể hiện mối quan hệ dài hạn có ý nghĩa là hiệu quả ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng, dư nợ trên vốn huy động, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá bất động sản. Kết quả nghiên cứu này cần được xem xét thận trọng vì nó mang tính cảnh báo sớm cho hệ thống NHTM Việt Nam. Quản lý tốt được đo bằng suất sinh lời của giai đoạn trước dẫn đến làm giảm nợ xấu, trong khi vốn chủ sở hữu thấp (rủi ro đạo đức) khiến nợ xấu có xu hướng gia tăng. Ngoài ra, mức độ chịu đựng rủi ro quá mức (được đo bằng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng) đã được tìm thấy góp phần khiến tỷ lệ nợ xấu giảm trong giai đoạn tiếp theo.

Luận án đã phân tích tác động của nợ xấu đến hiệu quả, cấu trúc vốn, cũng như tăng trưởng tín dụng thông qua ước lượng dữ liệu bảng GMM hệ thống hai bước. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số các yếu tố tác động đến hiệu quả, cấu trúc vốn và tăng trưởng tín dụng, nợ xấu là nhân tố cực kỳ quan trọng tác động đến khả năng sinh lời ROA và hiệu quả chi phí CE, vốn ETA cũng như tăng trưởng tín dụng theo hướng tiêu cực với mức ý nghĩa là 1%. Điều này hàm ý nếu nợ xấu gia tăng sẽ làm giảm hiệu quả chi phí và lợi nhuận, cũng như giảm vốn và hạn chế tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, để tăng hiệu quả hoạt động, tăng an toàn vốn và tín dụng, cần có giải pháp để xử lý và quản lý nợ xấu hiệu quả. Chương tiếp theo sẽ thảo luận những giải pháp nhằm quản lý nợ xấu tốt hơn thông qua việc kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đã được kiểm định ở chương này.


CHƯƠNG 5


KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP


Giới thiệu


Nợ xấu đang còn là một vấn đề nghiêm trọng của các NHTM Việt Nam. Kết quả thực nghiệm cho thấy nợ xấu tác động tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng, cụ thể là hiệu quả ngân hàng, an toàn vốn và tăng trưởng tín dụng. Các khuyến nghị trong Chương này được rút ra trực tiếp từ các phát hiện của kết quả thực nghiệm, từ việc xác định các yếu tố tác động đến phân tích giải pháp cần thiết để kiểm soát nợ xấu của các NHTM Việt Nam.

Trong phần này, luận án bắt đầu từ việc tóm lược các phát hiện chính của kết quả thực nghiệm. Sau đó, đưa ra các khuyến nghị liên quan đến nợ xấu và những thay đổi về mô hình giám sát và quy định nhằm kiểm soát nợ xấu. Cuối cùng, luận án gợi ý giải pháp về các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm cải thiện khả năng trả nợ của người đi vay, từ đó góp phần giúp nợ xấu được kiểm soát tốt hơn.

5.1. Các phát hiện chính của nghiên cứu


Mục tiêu thứ nhất của nghiên cứu là khảo sát các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Với bộ dữ liệu thu thập giai đoạn 2005-2015 và ứng dụng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng động, kết quả thực nghiệm cho thấy các nhân tố đặc thù tác động đến nợ xấu như hiệu quả ngân hàng, vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tín dụng là những nhân tố chính có tác động ngược chiều đến nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam. Trong khi đó, nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân hàng, dư nợ trên vốn huy động và tác động cùng chiều đến nợ xấu. Các nhân tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tỷ giá, giá bất động sản cũng tác động có ý nghĩa đến nợ xấu. Bên cạnh đó, luận án tiến hành đo lường hiệu quả chi phí của các NHTM Việt Nam, kết quả cho thấy hiệu quả chi phí trung bình giai đoạn nghiên cứu là 69,3%. Điều này thể hiện


rằng các NHTM Việt Nam chưa sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào của mình, hay còn lãng phí các yếu tố đầu vào. Bên cạnh đó, luận án lần đầu tiên kiểm định mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí của các NHTM Việt Nam. Mối quan hệ ngược chiều này cho thấy việc kiểm soát chi phí kém hiệu quả là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Các NHTM Việt Nam có thể cắt giảm các chi phí đầu vào để tăng cường hiệu quả hoạt động của mình, từ đó sẽ giúp kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản vay và làm giảm các khoản nợ xấu.

Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu này là đánh giá tác động của nợ xấu đến hoạt động của các NHTM Việt Nam. Kết quả cho nợ xấu có tác động tiêu cực đến hiệu quả sinh lời ROA và hiệu quả chi phí CE. Điều này được giải thích là do chất lượng tín dụng nghèo nàn làm giảm thu nhập lãi và làm tăng chi phí dự phòng. Hàm ý chính sách quan trọng từ kết quả này là để tăng lợi nhuận ngân hàng, nhà quản lý nên tăng cường việc giám sát và theo dõi rủi ro của các khoản nợ. Nguyên nhân cũng là do việc quản trị ngân hàng kém dẫn đến nhiều hoạt động rủi ro và làm nợ xấu gia tăng. Ngược lại, ngân hàng nào có suất sinh lời cao là ngân hàng có khả năng kiểm soát tốt nợ xấu hay kiểm soát tốt chi phí kinh doanh nên tỷ lệ nợ xấu giảm. Bên cạnh đó, nợ xấu cũng tác động tiêu cực đến an toàn vốn (ETA) cũng như tăng trưởng tín dụng với mức ý nghĩa là 1%. Nợ xấu gia tăng cộng với suy giảm trong giá trị thế chấp sẽ gia tăng sự thận trọng của các ngân hàng và dẫn đến thắt chặt việc mở rộng tín dụng, hay làm giảm tăng trưởng tín dụng. Điều này hàm ý nếu nợ xấu gia tăng sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động, cũng như giảm an toàn vốn và hạn chế tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam. Hơn nữa, nợ xấu cao cũng sẽ tác động tiêu cực đến vốn ngân hàng và giới hạn khả năng tiếp cận tài chính của các ngân hàng.


5.2. Giải pháp liên quan đến các yếu tố đặc thù của ngân hàng


Dựa trên kết quả nghiên cứu của luận án, do tỷ lệ nợ xấu rất nhạy cảm với các yếu tố đặc thù của ngân hàng, yếu tố đặc thù ngành và yếu tố vĩ mô của NHTM Việt Nam, nên nghiên cứu đề ra một số gợi ý đối với các nhà quản trị NHTM cũng như khuyến nghị chính sách đối với NHNN nhằm kiểm soát nợ xấu thông qua kiểm soát các yếu tố tác động.


5.2.1. Nhóm giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả của ngân hàng


Kết quả phân tích các yếu tố tố tác động đến nợ xấu cho thấy hiệu quả hoạt động, hiệu quả chi phí và nợ xấu trong quá khứ có tác động mạnh đến nợ xấu hiện tại nên các NHTM Việt Nam cần có giải pháp sau:

Thứ nhất, để nâng cao hiệu quả hoạt động và để tăng cường lợi nhuận, các NHTM cần tăng cường lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường bằng cách tiếp tục duy trì thị phần đang có, đồng thời, tiếp tục gia tăng thị phần như mở rộng mạng lưới dịch vụ, nâng cao năng lực tài chính thông qua huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả.

Thứ hai, để giảm ảnh hưởng của nợ xấu hiện tại đến nợ xấu trong tương lai, cần chú trọng tăng cường khả năng quản trị rủi ro phù hợp với quy mô tổng tài sản không ngừng tăng lên theo thời gian. Nâng cấp cơ chế quản lý và kiểm soát rủi ro, học hỏi từ các ngân hàng nước ngoài để tiến hành phân tích tín dụng và giám sát khả năng trả nợ của người vay một cách hiệu quả. Tăng cường quản trị rủi ro toàn ngân hàng là tất cả thành viên trong hệ thống đều phải tham gia quá trình quản trị rủi ro để đảm bảo mọi rủi ro trong mỗi tác vụ của ngân hàng được nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu. Tiếp tục xử lý nhanh chóng nợ đọng bằng cách từ việc bán tài sản đảm bảo; tích cực thu hồi nợ từ khách hàng; giãn nợ, đánh giá lại nợ; bán nợ cho công ty mua bán nợ hay sử dụng dự phòng rủi ro. Nghiên cứu cũng chỉ ra nợ xấu tồn tại lâu dài trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng


nên ngay khi sáp nhập các ngân hàng yếu kém, vấn đề xử lý các khoản nợ không có khả năng chi trả cần được tập trung giải quyết dứt điểm.

Thứ ba, để nâng cao hiệu quả chi phí của các NHTM Việt Nam, các nhà quản lý cần kiểm soát chặt chẽ chi phí lãi vay, chi phí nhân viên và chi phí tư bản. Các NHTM Việt Nam nên có chiến lược dài hạn để giảm chi phí nhân viên như giảm chi phí tiền lương hay tinh giảm bộ máy nhân sự, tăng năng suất lao động…. Đối với chi phí tư bản và chi phí lãi vay cần chú ý kiểm soát chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam cũng cần xây dựng chính sách quản lý chi phí hợp lý. Các NHTM Việt Nam cần đặc biệt cần chú ý đến chi phí quản lý và chi phí sử dụng vốn. Việc giám sát các chi phí này có ý nghĩa quan trọng vì sẽ giúp tăng hiệu quả chi phí của các NHTM. Cuối cùng, các nhà quản lý ngân hàng cần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro nhất là quản trị rủi ro thanh khoản nhằm giảm chi phí do các cú sốc về thanh khoản. Rủi ro thanh khoản và các cuộc chạy đua lãi suất đã làm cho các NHTM Việt Nam gia tăng chi phí và giảm hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào. Để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản các ngân hàng cần hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro thanh khoản, áp dụng các phương pháp đo lường hiện đại với các kịch bản khác nhau của thị trường nhờ sự trợ giúp của hệ thống công nghệ ngân hàng hiệu quả.

Vấn đề cốt lõi giúp các ngân hàng Việt Nam nâng cao chất lượng tài sản là rủi ro đạo đức và năng lực quản trị của các NHTM. Chính vì thế, các ngân hàng Việt Nam cần nâng cao năng lực và hiệu quả quản trị của bộ máy nhằm hạn chế các tiêu cực đồng thời chú trọng việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho đội ngũ nhân viên. Liên quan đến các khuôn khổ pháp lý của Basel II, Rossi và ctg (2009) nhấn mạnh một quá trình xem xét và giám sát các khoản vay là một bước quan trọng đối với một hệ thống tài chính nhạy cảm với rủi ro. Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn là ngân hàng có điều kiện quản lý rủi ro tốt hơn.


5.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính và mở rộng quy mô hợp lý của các Ngân hàng thương mại Việt Nam


Qua phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam, trong giai đoạn 2005-2015, nghiên cứu cho thấy để hạn chế nợ xấu cần năng cao năng lực tài chính và duy trì quy mô hoạt động hợp lý. Để nâng cao năng lực tài chính, các NHTM có thể gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản theo lộ trình phù hợp và phương pháp phù hợp với tình hình cụ thể tại từng NHTM tránh gây áp lực trong việc duy trì suất sinh lời cho chủ đầu tư. Để giảm thiểu hậu quả của rủi ro đạo đức đối với các NHTM có vốn tự có thấp, các NHTM cần tiếp tục hoàn thiện quy trình tín dụng nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa hạn mức được phê duyệt tối đa của người đại diện (tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh, trưởng phòng giao dịch...) với khả năng phát triển tín dụng của ngân hàng. Phương thức truyền đạt thông tin giữa người chủ - người đại diện cần tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, các quy trình kiểm soát phê duyệt tín dụng phải được tiếp tục rà soát để phát hiện những lỗ hổng và tiếp tục nâng cấp nhằm đảm bảo tính minh bạch và thông suốt của thông tin liên quan đến việc cấp tín dụng.

Bên cạnh đó, các NHTM cần đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế, quy định của NHNN Việt Nam và theo tiêu chuẩn của Basel 3. Theo đó, các NHTM cần xác định một tỷ lệ thích hợp lợi nhuận ròng được giữ lại hàng năm để tăng vốn điều lệ hoặc có thể tiến hành sáp nhập và mua lại các ngân hàng nhỏ để hình thành nên một ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn hơn hay kêu gọi sự đóng góp của các cổ đông để nâng cao tiềm lực về tài chính. Đa dạng hóa danh mục cho vay có thể thực hiện thông qua việc tăng các chi nhánh của ngân hàng, cho phép tăng sự liên kết ngân hàng, khuyến khích tham gia thị trường nợ thứ cấp nhưng phải kiểm soát chặt chẽ các khoản vay. Nghiên cứu cũng cho thấy sở hữu nhà nước đối với các NHTM có ảnh hưởng đến nợ xấu, do đó, cần đẩy mạnh việc tư nhân hóa các NHTMNN. Đây là giải pháp phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, giúp các NHTM trong nước tăng khả năng quản trị do có sự kiểm soát của các đối tác nước ngoài.


5.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao an toàn hoạt động hay thanh khoản


Nghiên cứu cũng cho thấy dư nợ trên tổng vốn huy động tương quan ngược chiều với nợ xấu. Các NHTM cần chú trọng đến việc nâng cao an toàn hoạt động hay thanh khoản của hệ thống. Theo Hạ Thị Thiều Dao (2012), nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro thanh khoản là mất cân đối kỳ hạn (tỷ trọng huy động nguồn vốn ngắn hạn cao trong khi cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn) vẫn chưa được giải quyết. Do đó, các NHTM cần cơ cấu lại sản phẩm tiền gửi theo hướng tăng mạnh tỷ trọng huy động vốn trung, dài hạn để cải thiện thanh khoản, giảm chi phí bù thanh khoản để giảm lãi suất cho vay.

Thứ nhất, tại Việt Nam công tác quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM vẫn chưa hoàn toàn theo hướng hiện đại và chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế. Hầu hết các NHTM Việt Nam đều đang trong thời kì tích lũy và chuyển đổi theo hướng tập đoàn tài chính nên cơ chế quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng vẫn chưa thực sự được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Các NHTM chủ yếu kết hợp song song giữa phương pháp quản lý truyền thống và hiện đại, đó là sự kết hợp giữa phân tích thanh khoản tĩnh nhằm đáp ứng các chỉ tiêu thanh khoản của NHNN và phân tích thanh khoản động nhằm cân đối thanh khoản trong nội bộ ngân hàng.

Thứ hai, NHTM Việt Nam cần chú trọng đến công tác phân tích và dự báo thị trường, đặc biệt là tình huống trong dài hạn. Mặc dù các NHTM đã quan tâm đến việc đặt ra các tình huống và kế hoạch ứng phó khẩn cấp nhưng công tác quản lý rủi ro thanh khoản tại các NHTM còn mang tính thụ động, ngắn hạn chứ chưa nhận biết và dự báo được tình huống dài hạn hơn sắp xảy ra. Hầu hết các NHTM đều chưa quan tâm đến việc xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm đối với rủi ro thanh khoản để có những biện pháp ứng phó kịp thời.

Thứ ba, cần quan tâm nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản. Hệ thống thông tin quản trị rủi ro là một điều kiện đặc biệt quan trọng để công tác quản trị rủi ro đạt được hiệu quả cao. Đối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/01/2023