Hạn Chế Của Đề Tài Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo 62795


Tóm lại, nợ xấu tăng tiếp tục đặt ra một gánh nặng cho nền kinh tế và có thể làm chậm quá trình phục hồi bền vững của nền kinh tế, đặc biệt nợ xấu làm giảm hiệu quả hoạt động, suy yếu cấu trúc vốn và giới hạn việc cho vay của ngân hàng. Điều này làm gia tăng sự cần thiết phải nhanh chóng, nhưng lần lượt, làm sạch danh mục đầu tư của các ngân hàng. Về nguyên tắc, việc giải quyết nợ xấu nên được phối hợp giữa các ngân hàng với mục tiêu cùng có lợi cho cả người vay và cho vay. Các nhà hoạch định chính sách có thể chủ động hơn bằng cách giảm bớt hàng rào thuế và các trở ngại pháp lý để giúp các ngân hàng đẩy nhanh quá trình làm sạch các danh mục đầu tư của mình.

5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo


Mục tiêu chính của luận án là tập trung tìm hiểu các nguyên nhân gây ra nợ xấu của NHTM cũng như tác động của nợ xấu đến hoạt động của NHTM Việt Nam, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm quản lý nợ xấu hiệu quả. Mặc dù nghiên cứu đã đạt được những mục tiêu đề ra, nhưng do giới hạn về thời gian nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những hạn chế sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu chưa tiếp cận được nguồn dữ liệu nợ xấu của từng NHTM Việt Nam từ cơ quan Thanh tra Giám sát hay các tổ chức quốc tế để đánh giá chính xác hơn thực trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu cũng chưa thu thập được nợ xấu cụ thể của từng NHTM bán cho VAMC qua các năm 2013-2015 để làm rõ thực chất nợ xấu của các NHTM Việt Nam.

Thứ hai, nợ xấu mang tính hệ thống của NHTM Việt Nam chịu tác động của các nhân tố khác như cấu trúc sở hữu chéo giữa các ngân hàng nhưng luận án chưa đề cập do chưa tiếp cận được dữ liệu. Như vậy, các biến độc lập trong nghiên cứu có thể chưa phản ánh toàn bộ các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam.

Hướng nghiên cứu tiếp theo khi có đủ điều kiện và dữ liệu nghiên cứu sẽ thực hiện, đó là: (i) Mở rộng phạm vi nghiên cứu, không chỉ các NHTM Việt Nam


mà có thể so sánh với các NHTM các nước trong khu vực; (ii) Điều tra thêm các nhân tố như cấu trúc sở hữu chéo, hay nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn, trình độ nhân viên hay quy trình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng để làm rõ thêm nguyên nhân nợ xấu của NHTM Việt Nam; (iii) Phân tích nợ xấu dựa trên việc phân loại các khoản vay khác nhau để thêm cơ sở xác định các yếu tố tác động đến từng khoản vay cụ thể. Điều này sẽ góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu thực nghiệm về nợ xấu cũng như rủi ro tín dụng cho nền kinh tế Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 284 trang tài liệu này.


Kết luận Chương 5

Nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam - 22


Thông qua phương pháp dữ liệu bảng động GMM hệ thống hai bước nhằm kiểm định tác động của các yếu tố đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động ngược chiều với nợ xấu là hiệu quả ngân hàng, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng, mức độ cạnh tranh ngành, dư nợ trên vốn huy động và tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố tác động cùng chiều với nợ xấu là tỷ lệ dự phòng rủi ro, quy mô ngân hàng, lạm phát, giá bất động sản, lãi suất ngân hàng và tỷ giá hối đoái. Kết quả nghiên cứu đã minh chứng bên cạnh một số nguyên nhân ảnh hưởng đến nợ xấu mang tính đặc thù, còn có một số nguyên nhân mang tính đặc trưng của chính sách điều hành vĩ mô của Việt Nam.

Nghiên cứu cũng tiến hành phân tích tác động của nợ xấu đến hiệu quả, cấu trúc vốn và tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam. Kết quả phân tích thể hiện nợ xấu có ảnh hưởng quan trọng theo hướng tiêu cực đến hoạt động và sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam. Bằng chứng cho thấy sự gia tăng nợ xấu làm giảm hiệu quả, giảm mức vốn hóa và giảm tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án giúp các nhà làm chính sách và điều hành kinh tế vĩ mô có cái nhìn chính xác về nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam và qua đó có những bước cải cách, tái cơ cấu hệ thống NHTM, đổi mới cơ chế giám sát và quản lý hoạt động ngân hàng hiệu quả ngăn ngừa khủng hoảng trong tương lai.

Trong Chương 5, dựa trên kết quả nghiên cứu của luận án, nghiên cứu đã đề xuất các nhóm giải pháp dựa trên các yếu tố đặc thù cũng như yếu tố vĩ mô đối với NHTM và một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN về cải cách chính sách kinh tế vĩ mô, cải cách hệ thống pháp lý, mô hình giám sát ngân hàng, xây dựng hệ thống xử lý nợ xấu hiệu quả hơn nhằm góp phần hạn chế nợ xấu và thúc đẩy ngành ngân hàng phát triển bền vững.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


1. Nguyen Thi Hong Vinh & Le Phan Thi Dieu Thao 2016, Effects of Bank Capital on Profitability and Credit Risk: The Case of Vietnam’s Commercial Banks, Journal of Economic Development, Vol.23 (Issue 4), 117 - 137.

2. Nguyen Thi Hong Vinh 2016, The Impact of Non-performing Loans on Bank Profitbility and Lending Behavior: The Case of Vietnam, Policies and Sustainable Economic Development, International Conference of University of Economics HoChiMinh City, 474 - 488.

3. Nguyễn Thị Hồng Vinh 2016, Tác động của mức độ cạnh tranh đến khả năng sinh lời và rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Công nghệ Ngân hàng số 122, 20-29.

4. Nguyen Thi Hong Vinh 2015, Bad debt and Cost Efficiency in Vietnamese Commercial Banks, Journal of Economic Development, Vol.22 (Issue 1), 125 – 140.

5. Nguyễn Thị Hồng Vinh 2015, Yếu tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam, Phát triển Kinh tế Vol. 26 (Issue 11), 80-98.

6. Nguyễn Minh Sáng & Nguyễn Thị Hồng Vinh 2015, Nghiên cứu tác động của sử dụng nguồn lực đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam và Thái Lan, CT-1301-1 – Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.

7. Nguyễn Thị Hồng Vinh 2012, Đo lường hiệu quả kỹ thuật và chỉ số Malmquist của ngân hàng thương mại Việt Nam, Công nghệ Ngân hàng, số 74, 16-22.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt


Báo cáo thường niên của 34 ngân hàng thương mại Việt Nam, 2005-2015.

Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015). Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Phát triển Kinh tế 26(10), trang 111-128.

Đinh Thị Thanh Vân (2012). So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Việt Nam và thông lệ quốc tế, Tạp chí Ngân hàng số 19, trang 5-12.

Hạ Thị Thiều Dao (2012). Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2012, xu hướng năm 2013, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 186, trang 17- 23.

Lê Bá Trực (2015). Yếu tố quyết định rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 22 (415), trang 36- 39.

Ngân hàng Nhà nước (2016). Báo cáo thường niên 2005-2014, Truy cập từ: http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/apph/bctn truy cập ngày 10/9/2015.

Ngân hàng Nhà nước (2015). Mục Thống kê tiền tệ ngân hàng, website Ngân hàng Nhà nước: http://sbv.gov.vn truy cập ngày 05/12/2015.

Nguyễn Kim Đức (2013). Hoạt động thẩm định giá trong việc quản lý nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 7 (17), trang 14-21.

Nguyễn Mai Thanh (2012). Kinh nghiệm quốc tế về khắc phục nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại và hàm ý chính sách cho Việt Nam. Chuỗi Seminar nghiên cứu kinh tế và chính sách. Truy cập từ

http://dl.ueb.vnu.edu.vn/handle/1247/10496 ngày 05/12/2015.


Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015). So sánh hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam và Thái Lan, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, số 374, 29-35.

Nguyễn Minh Tiến (2014). Hồi quy DGMM và PMG với dữ liệu bảng trong Stata, Chuyên san Kinh tế đối ngoại Kỳ 11, trang 40-48.

Nguyễn Thành Nam (2013). Vấn đề xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 135, trang 1-8.

Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều (2015). Ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm đến rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Phát triển Kinh tế 26(3), trang 49-63.

Nguyễn Xuân Thành (2016). Ngân hàng thương mại Việt Nam: Từ những thay đổi về luật và chính sách giai đoạn 2006-2010 đến các sự kiện tái cơ cấu giai đoạn 2011-2015. Truy cập từ: http://www.fetp.edu.vn/vn/bao-cao- chinh-sach/nghien-cuu-chinh-sach/ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-tu- nhung-thay-doi-ve-luat-va-chinh-sach-giai-doan-20062010-den-cac-su- kien-tai-co-cau-giai-doan-20112015/truy cập 10/6/2016.

Nguyễn Việt Hùng (2007). Đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam: tiếp cận tham số (SFA) và tiếp cận phi tham số (DEA), Tạp chí Kinh tế & Phát triển, (116), trang 40 - 45.

Phạm Hữu Hồng Thái (2013). Tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời của ngân hàng, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 424, trang 34-39.

Bizlive.vn (2015). Năng lực ngân hàng Việt đến đâu? Truy cập từ http://bizlive.vn/ngan-hang/nang-luc-ngan-hang-viet-den-dau- 1527083.html, ngày truy cập 10/6/2016.


Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh

Abid, L., Ouertani M., and Zouari-Ghorbel, S. (2014). Macroeconomic and BankSpecific Determinants of Household’s Non-Performing Loans in Tunisia: A Dynamic Panel Data. Procedia Economics and Finance, Vol.13, No.1, 58-68.

Achou, F. T. and Tegnuh, N. C. (2008). Bank Performance and Credit Risk Management, Master Degree Project School of Technology and Society, University of Skovde Press.

AEG (2004). Non-performing loans, Advisory Expert Group Meeting.

Agusman, A., Monroe, G. S., Gasbarro, D. and Zumwalt, J. K. (2008). Accounting and capital market measures of risk: evidence from Asian banks during 1998- 2003. Journal of Banking and Finance Vol.32, No.4, 480-488.

Alfon, I., Argimón, I. and Bascuđana-Ambros, P. (2005). How individual Capital Requirements Affect Capital Ratios in UK Banks and Building Societies, Banko De Espađa Working Paper 0515.

Altunbas, Y.S. Carbo, E. Gardener, P.M. &Molyneux, P. (2007),Examining the relationships between capital, risk and efficiency in European banking. European Financial Management, 13(1), 49–70.

Anderson, W. and Cheng H. (1982). Formulation and Estimation of Dynamic Models Using Panel Data, Journal of Econometrics, Vol.18, No.1, 47-82.

Angkloomkliew, S., Geoge, J. and Packer, F. (2009). Issues and developments in loan loss provisioning: the case of Asia. BIS Quarterly Review, 69-82.

Arellano, M. and Bond, S. (1991). Some tests of specification for panel data: monte Carlo evidence and an application to employment equations. The Review of Economic Studies, Vol.58, No.2, 277-297.

Arellano, M., & Bover, O. (1995). Another Look at the Instrumental-Variable Estimation of Error-Components. Journal of Econometrics, 68(1), 29–52.

Athanasoglou P., Brissimis S. and Delis M. (2008). Bank-specific, industry- specific and macroeconomic determinants of bank profitability. Journal of International Financial Markets, Institutions and Money Vol.18, No.2, 121- 136.


Ayaydin, H. and Karakaya, K. (2014). The Effect of Bank Capital on Profitability and Risk in Turkish Banking, International Journal of Business and Social Science, Vol.5, No.1, 252-271.

Banker R., Chang, H. and Lee, S. (2010). Differential impact of Korean banking system reforms on bank productivity, Journal of Banking & Finance, Vol.34, No 7, 1450-1460.

Barisitz, S. (2013). Nonperforming loans in western Europe—A selective comparison of countries and national definitions. Oesterreichische Nationalbank Focus on European Economic Integration, Q1. Retrieved from:https://www.oenb.at/dms/oenb/Publikationen/Volkswirtschaft/

Focus-on-European-Economic-Integration/2013/Focus-on-European- Economic-Integration- Q1/13/chapters/feei_2013_q1_studies_barisitz_tcm16-253775.pdf].

Basel Committee on Banking Supervion (2006). Sound credit risk assessment and valuation for loans. BIS Press and Communication, Basel, Switzerland.

Beck R., Jakubik, P. and Piloiu, A. (2013). Non-performing loans What matters in addition to the economic cycle? Working Paper Series, European Central Bank, WP/1515.

Berger, A. N. and DeYoung, R. (1997). Problem Loans and Cost Efficiency in Commercial Banks, Journal of Banking and Finance, Vol.21, 849-870.

Berger, A. N. and Humphrey, D. B. (1992). Measurement and Efficiency Issues Commercial Banking, in Griliches, Z., ed., Output Measurement in the Services Sectors. National Bureau of Economic Research Studies inIncome and Wealth, 245-279.

Berger, A.N. & Humphrey D.B. (1997). Efficiency of Financial Institutions: International Survey and Directions for Future Research. European Journal of Operational Research, 98, 175-212

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/01/2023