Nguồn: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội từ số liệu điều tra
Tất cả năm yếu tố tài nguyên du lịch, nhân viên phục vụ du lịch, an toàn và vệ sinh, giá cả cảm nhận, cơ sở hạ tầng đều ảnh hưởng dương đến sự hài lòng của khách du lịch (các hệ số beta đều dương). Nghĩa là nếu cảm nhận của khách du lịch về năm yếu tố này càng tăng thì mức độ hài lòng của khách du lịch cũng tăng lên và ngược lại (với độ tin cậy là 95% hay mức ý nghĩa 5%, khi xét sự thay đổi của một yếu tố thì các yếu tố khác được giả định là không đổi). Phương trình hồi quy tuyến tính bội mô tả mối tương quan giữa năm biến độc lập và biến phụ thuộc có dạng như sau:
Y = -0,065 + 0,165* X1 + 0,115* X2 + 0,243* X3 + 0,259* X4 + 0,266* X5
Trong đó:
Y: Sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang X1: Tài nguyên du lịch
X2: Nhân viên phục vụ du lịch
X3: An toàn và Vệ sinh X4: Giá cả cảm nhận X5: Cơ sở hạ tầng
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính chỉ ra nhân tố giá cả cảm nhận có tác động lớn nhất đến sự hài lòng của khách du lịch (Hệ số chuẩn hoá: β = 0,249), thứ nhì là cơ sở hạ tầng (β = 0,248), kế đến là an toàn và vệ sinh (β = 0,228), tài nguyên du lịch (β = 0,136) và thấp nhất là nhân viên phục vụ du lịch (β = 0,094).
4.4. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy 5 thành phần nêu trên thể hiện chỉ số dự báo tốt cho sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang. Kết luận về kiểm định giả thuyết của mô hình nghiên cứu như sau:
- Theo kết quả hồi quy thì tài nguyên du lịch có B = 0,165 (sig = 0,001 < 0,05). Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa khi yếu tố tài nguyên du lịch được đánh giá càng
cao thì sự hài lòng của khách du lịch càng cao. Như vậy nhân tố này có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang. Tài nguyên du lịch có B = 0,165 (sig < 0,05) nghĩa là tại mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi cảm nhận về tài nguyên du lịch tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì sự hài lòng của khách du lịch sẽ tăng thêm 0,136 đơn vị độ lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H1 được chấp nhận.
- Yếu tố nhân viên phục vụ du lịch có B = 0,115 (sig = 0,027 < 0,05). Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa khi yếu tố nhân viên phục vụ du lịch được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của khách du lịch càng cao. Như vậy nhân tố này có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang. Nhân viên phục vụ du lịch có B = 0,115 (sig < 0,05) nghĩa là tại mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi cảm nhận về nhân viên phục vụ du lịch tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì sự hài lòng của khách du lịch sẽ tăng thêm 0,115 đơn vị độ lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.
- Yếu tố an toàn và vệ sinh có B = 0,243 (sig = 0,000 < 0,05). Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa khi yếu tố an toàn và vệ sinh được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của khách du lịch càng cao. Như vậy nhân tố này có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang. An toàn và vệ sinh có B = 0,243 (sig < 0,05) nghĩa là tại mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi cảm nhận về an toàn và vệ sinh tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì sự hài lòng của khách du lịch sẽ tăng thêm 0,243 đơn vị độ lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H3 được chấp nhận.
- Yếu tố giá cả cảm nhận có B = 0,259 (sig = 0,000 < 0,05). Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa khi yếu tố tài nguyên du lịch được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của khách du lịch càng cao. Như vậy nhân tố này có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang. Tài nguyên du lịch có B = 0,259 (sig < 0,05) nghĩa là tại mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%, trong điều kiện các
nhân tố khác không thay đổi, khi giá cả cảm nhận tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì sự hài lòng của khách du lịch sẽ tăng thêm 0,266 đơn vị độ lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H4 được chấp nhận.
- Yếu tố cơ sở hạ tầng có B = 0,266 (sig = 0,000 < 0,05). Dấu dương của hệ số Beta có ý nghĩa khi yếu tố cơ sở hạ tầng được đánh giá càng cao thì sự hài lòng của khách du lịch càng cao. Như vậy nhân tố này có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang. Cơ sở hạ tầng có B = 0,266 (sig < 0,05) nghĩa là tại mức ý nghĩa nhỏ hơn 5%, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi cảm nhận về cơ sở hạ tầng tăng thêm 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì sự hài lòng của khách du lịch sẽ tăng thêm 0,266 đơn vị độ lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H5 được chấp nhận.
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Nội dung | Trị thống kê (sig.) | Kết quả | |
H1 | Thành phần Tài nguyên du lịch có quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của khách du lịch. | 0.001 < 0.05 | Chấp nhận |
H2 | Thành phần Nhân viên phục vụ du lịch có quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của khách du lịch. | 0.027 < 0.05 | Chấp nhận |
H3 | Thành phần An toàn và Vệ sinh có quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của khách du lịch. | 0.000 < 0.05 | Chấp nhận |
H4 | Thành phần Giá cả cảm nhận có quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của khách du lịch. | 0.000 < 0.05 | Chấp nhận |
H5 | Thành phần Cơ sở hạ tầng có quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của khách du lịch. | 0.000 < 0.05 | Chấp nhận |
Có thể bạn quan tâm!
- Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang - 6
- Đánh Giá Giá Trị Của Thang Đo Bằng Phân Tích Nhân Tố Khám Phá Efa
- Đánh Giá Độ Tin Cậy Của Thang Đo Bằng Hệ Số Cronbach’S Alpha.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang - 10
- Hạn Chế Của Đề Tài Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
- Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang - 12
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội
4.5. Phân tích ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học của du khách đến sự hài lòng
4.5.1. Giới tính
Bảng 4.11: Kết quả T-test đối với giới tính
Giới tính | N | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Std. Error mean | |
SHL nam nữ | 208 204 | 4.9151 4.9853 | 1.05600 0.95337 | 0.07322 0.06675 |
Levene's Test for Equality of Variances | t-test for Equality of Means | ||||
F | Sig. | t | df | Sig. (2- tailed) | |
SHL Giả thiết phương sai bằng nhau thoả mãn Giả thiết phương sai bằng nhau không thoả mãn | 1.793 | 0.181 | -0.708 | 410 | 0.479 |
-0.709 | 407.228 | 0.479 |
Nguồn: Kết quả kiểm định T-test từ dữ liệu nghiên cứu
Mức ý nghĩa của Levene's Test là 0,181 > 0,05, nghĩa là phương sai của hai nhóm bằng nhau, từ đó ta thấy mức ý nghĩa của T-test là 0,479 > 0,05 cho thấy không có sự khác biệt về sự hài lòng giữa nam và nữ đối với sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang với mức ý nghĩa 5%.
4.5.2. Độ tuổi
Theo kết quả trong bảng 4.12, mức ý nghĩa quan sát của kiểm định là 0,077 > 0,05, do đó có thể kết luận là không có sự khác biệt về sự hài lòng giữa các nhóm tuổi với độ tin cậy 95%.
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Kruskal Wallis đối với độ tuổi
Độ tuổi | N | Hạng trung bình | |
SHL | Dưới 16 tuổi | 14 | 240.71 |
16 - 30 tuổi | 281 | 212.61 | |
31 - 55 tuổi | 107 | 183.11 | |
Trên 55 tuổi | 10 | 237.25 | |
Tổng | 412 |
Thống kê kiểm địnha,b
6.837 | |
df | 3 |
Asymp. Sig. | 0.077 |
a. Kiểm định Kruskal Wallis
b. Nhóm biến: Độ tuổi
Nguồn: Kết quả kiểm định Kruskal Wallis từ dữ liệu nghiên cứu
4.5.3. Thu nhập
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định Kruskal Wallis đối với thu nhập
Thu nhập | N | Hạng trung bình | |
SHL | Dưới 5 triệu | 187 | 210.35 |
5 – dưới 10 triệu | 171 | 204.62 | |
10 – dưới 20 triệu | 37 | 196.68 | |
Trên 20 triệu | 17 | 204.44 | |
Tổng | 412 |
Thống kê kiểm địnha,b
0.506 | |
df | 3 |
Asymp. Sig. | 0.918 |
a. Kiểm định Kruskal Wallis
b. Nhóm biến: Thu nhập
Nguồn: Kết quả kiểm định Kruskal Wallis từ dữ liệu nghiên cứu
Mức ý nghĩa quan sát của kiểm định là 0,918 > 0,05, do đó có thể kết luận là không có sự khác biệt về sự hài lòng giữa các nhóm khách du lịch có thu nhập khác nhau với độ tin cậy 95%.
Như vậy, kết quả trong nghiên cứu này chỉ ra với độ tin cậy 95% thì không có sự khác biệt về sự hài lòng giữa các nhóm khách du lịch có đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, thu nhập, độ tuổi khác nhau. Vì vậy giải pháp đề xuất cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch không chú trọng đến việc xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch khác nhau cho các nhóm du khách có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau. Những giải pháp tập trung đưa ra những gợi ý cho các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch cải thiện chất lượng dịch vụ nói chung và xây dựng chương trình, sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho tất cả các đối tượng du khách.
4.6. Tóm tắt chương 4
Chương 4 đã trình bày các đặc điểm của mẫu khảo sát, đặc điểm của chuyến du lịch, kết quả kiểm định độ tin cậy các thang đo, phân tích nhân tố khám phá và kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha đã loại bớt một biến quan sát. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA loại thêm hai biến quan sát và rút ra được 5 nhân tố có tác động đến sự hài lòng của khách du lịch, không có phát sinh nhân tố mới. Các thang đo của các nhân tố có sự thay đổi đều đạt được độ tin cậy thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha lần thứ hai.
Từ kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp với mô hình và dữ liệu nghiên cứu, cả 5 nhân tố đều có tác động dương đến sự hài lòng của khách du lịch với mức ý nghĩa 5%. Nhân tố giá cả cảm nhận có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của khách du lịch, tiếp theo là cơ sở hạ tầng, an toàn và vệ sinh, tài nguyên du lịch và cuối cùng là nhân viên phục vụ du lịch.
Chương này cũng trình bày tóm tắt kiểm định T-test, kiểm định Kruskal Wallis để xem xét ảnh hưởng của các biến đặc điểm cá nhân lên biến phụ thuộc của mô hình. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về sự hài lòng giữa các nhóm khách du lịch có đặc điểm cá nhân (giới tính, độ tuổi, thu nhập) khác nhau với độ tin cậy 95%.
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Đây là chương cuối cùng của báo cáo nghiên cứu. Chương này tóm tắt các kết quả nghiên cứu và những hàm ý quan trọng dựa trên kết quả nghiên cứu. Chương này cũng trình bày những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1. Kết luận nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu chỉ ra năm yếu tố: tài nguyên du lịch, nhân viên phục vụ du lịch, an toàn và vệ sinh, giá cả cảm nhận, cơ sở hạ tầng có đóng góp tích cực vào sự hài lòng của khách du lịch, được kiểm định và đáp ứng các yêu cầu về độ tin cậy, về giá trị, và sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường. Ngoài ra, năm yếu tố này có tác động dương đến sự hài lòng của khách du lịch thông qua phân tích hồi quy tuyến tính bội.
Năm yếu tố này tác đều tác động đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang, trong đó mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khác nhau, cụ thể: yếu tố giá cả cảm nhận có tác động lớn nhất đến sự hài lòng của khách du lịch (Hệ số chuẩn hoá: β = 0,249), thứ nhì là cơ sở hạ tầng (β = 0,248), kế đến là an toàn và vệ sinh (β = 0,228), tài nguyên du lịch (β = 0,136) và thấp nhất là nhân viên phục vụ du lịch (β = 0,094).
Về mặt lý thuyết, nghiên cứu này đã cung cấp một sự hiểu biết sâu hơn về sự hài lòng khách hàng trong ngành du lịch, góp phần làm phong phú thêm lý thuyết về sự hài lòng. Kết quả nghiên cứu đã góp phần chứng minh sự phù hợp của mô hình lý thuyết về sự hài lòng của khách du lịch, năm giả thuyết nghiên cứu đưa ra đã được chấp nhận trong nghiên cứu này đem lại ý nghĩa thiết thực cho các doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch tại tỉnh Tiền Giang để xây dựng chiến lược phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình dựa vào những yếu tố tác động đến sự hài lòng và từ đó có thể nâng cao sự hài lòng khách du lịch.