Hạn Chế Của Đề Tài Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo 105136


Như vậy để nâng cao sự hài lòng của khách du lịch, các nhà kinh doanh du lịch cần tiếp tục lợi dụng thế mạnh về tài nguyên du lịch sẵn có và về lâu dài cần phát triển những thế mạnh này thành nét đặc trưng, đặc sắc gây ấn tượng mạnh mẽ thu hút khách du lịch đến với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang. Cụ thể những gợi ý giải pháp như sau:

- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch


- Tạo sự khác biệt hóa về sản phẩm


- Phối hợp liên ngành và liên kết vùng


- Xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch Tiền Giang


Các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và Tiền Giang nói riêng là vùng đất có nhiều giá tri ̣tài nguyên du lic̣ h tư ̣ nhiên và nhân văn đăc̣

sắc; đươc

thiên nhiên ưu đai

́i hê ̣thống sông ngòi chằng chit

, đa daṇ g sinh hoc

cao

́i các khu rừ ng nguyên sinh , vùng đất ngập nước… là tiềm năng vô tận để phát triển

du lic̣ h. Bên caṇ h đó , những nét văn hóa đôc

đáo Nam bô ̣thể hiên

qua các lễ hôi

, làng

nghề, di tích văn hóa lic̣ h sử đã trở thành nguồn tài nguyên du lic̣ h nhân văn giá tri ̣ .

Thế nhưng cho đến nay những tài nguyên du lic̣ h đôc

đáo đó ́i đươc

khai thác ở bề

nổi, những cái dễ , thường làm để đón tiếp , phục vụ du khách , chỉ chú trọng vào sả n phẩm du lic̣ h đơn giản như miêṭ vườn sông nước , nghê ̣thuâṭ dân gian đờn ca tài tử ,

tham quan di tích lic̣ h sử , lễ hôị ,…, do vây san̉ phâm̉ du lic̣ h cać tỉnh bi ̣tình traṇ g sao

chép lẫn nhau , dân

đến sư ̣ trùng lắp giữa các khu , điểm du lic̣ h , sản phẩm giản đơn ,

chất lươn

g thấp , thiếu chiều sâu và thiếu tính đăc

sắc , khác biệt dẫn tới giá trị thấp và

du khách dễ nhàm chán, lưu laị ngắn ngày, chi tiêu thấp và không đi tiếp các điểm khác

trên tuyến hành trình; chưa làm nổi bâṭ sản phẩm đăc vùng.

trưng hay thương hiêu

du lic̣ h của


Những sản phẩm du lic̣ h phổ biến vân

chưa đươc

đầu tư môt

cách bài bản , chưa

có nhiều hàm lượng trí tuệ và sáng tạo mà mới khai thác đa phần dưới dạng “thô” , do

vây

giá tri ̣dic̣ h vu ̣du lic̣ h tao

ra rất thấp . Bên caṇ h đó , sư ̣ caṇ h tranh ngày càng gay gắt

giữa các đơn vi ̣kinh doanh dịch vụ du lịch càng làm tăng thêm khó khăn cho hoaṭ đôṇ g kinh doanh du lic̣ h. Ngành du lic̣ h Tiền Giang còn nhiều tiềm năng nếu không khai thác sẽ mất cơ hội. Muốn khai thác những tiềm năng của ngành du lịch tỉnh Tiền Giang, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phải không ngừng phát triển thương hiệu , xây

dưn

g sản phẩm mới.


Tuy nhiên, để tạo thành sản phẩm du lịch cần có sự đầu tư liên kết giữa các vùng tạo sự khác biệt của sản phẩm, có sự quy hoạch quản lý tạo nguồn thu từ phát triển du lịch. Các tỉnh ĐBSCL nên ngồi lại với nhau bàn bạc định hướng phát triển sản phẩm riêng của mỗi tỉnh; từ đó có sự quy hoạch, quản lý và hỗ trợ để các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm chuyên biệt, trong đó có sự tham gia của người dân như để du khách tham gia trải nghiệm cuộc sống cư dân bản địa, từ tham gia đánh bắt cá, làm bánh, làm hàng thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh việc xây dựng sản phẩm du lịch chuyên biệt thì các tỉnh trong khu vực cũng cần có sự liên kết hợp tác thành tour, tuyến điểm du lịch, như vậy tạo nên sự đa dạng các điểm đến trong tour du lịch và không gây sự nhàm chán cho du khách.

Để du lịch phát triển bền vững cần có sự hợp tác, tránh trùng lắp, đơn điệu sản phẩm, tránh tình trạng sao chép tour, cạnh tranh không lành mạnh. Để có được sản phẩm phong phú độc đáo, đặc sắc hấp dẫn như vậy, thì việc xây dựng sản phẩm du lịch phải mang được chất tinh túy của đời sống cư dân miền Tây sông nước, tôn vinh giá trị tinh thần, những di sản văn hóa phi vật thể, nhằm tạo nên sự khác biệt, độc đáo của các chương trình tour giữa các địa phương.

Ngoài việc tạo nét đặc sắc riêng, sản phẩm và dịch vụ du lịch cũng cần được đa dạng hoá và đảm bảo chất lượng. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần mở rộng thêm


nhiều sản phẩm du lịch như phát triển sản phẩm du lịch cuối tuần; Nhân rộng loại hình du lịch homestay ở nhiều khu, điểm du lịch trong tỉnh; Thiết kế chương trình tour du lịch sinh thái gắn liền với các di tích lịch sử - văn hóa và các làng nghề truyền thống, xây dựng chương trình tour du lịch văn hóa - lịch sử trên tuyến sông Mekong;…; Theo khảo sát thì đa số khách du lịch đi du lịch theo nhóm như đi cùng bạn bè, người yêu hay với gia đình cho nên việc đa dạng hoá các hoạt động tập thể tại các điểm du lịch hay phát triển nhiều dịch vụ vui chơi giải trí cũng rất quan trọng.

Thế maṇ h của t ỉnh Tiền Giang trong ngành nông nghiệp là trái cây và thủy sản , có thể phát triển thành sản phẩm du lịch đặc trưng , trở thành thương hiệu nếu được đầu

tư thiết kế hê ̣thống dic̣ h vu ̣đồng bô ̣phuc

vu ̣khách tìm hiểu nông nghiêp

, nông thôn,

thưởng thứ c trái cây và ẩm thưc

, ví dụ như xây dựng Tour du lịch ẩm thực chuyên phục

vụ các món đặc sản, ẩm thực nổi tiếng của vùng sông nước Mekong như hủ tíu Mỹ Tho, bánh xèo Nam bộ, cá lóc nướng trui, canh chua cá lóc, cá rô kho tộ, tôm càng xanh nướng, tôm hấp nước dừa xiêm, cá tai tượng chiên xù, gỏi cuốn, rau tươi thủy sinh,…, các loại trái cây nổi tiếng như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, bưởi da xanh,…

Việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch cũng cần gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Với những giá trị hiện hữu và tầm vóc của một di sản thế giới đã được UNESCO công nhận, nghệ thuật đờn ca tài tử giờ là tài nguyên vô cùng đặc sắc để các doanh nghiệp có thể phát triển trở thành sản phẩm du lịch đặc thù vùng Nam bộ. Tuy nhiên bên cạnh việc phát triển đờn ca tài tử tạo nguồn thu cho ngành du lịch thì các doanh nghiệp cần phải lưu ý giữ được sắc thái, bản chất và giá trị nghệ thuật của bộ môn nghệ thuật này. Vì vậy khi đưa đờn ca tài tử vào tour du lịch thì các nhà xây dựng chương trình du lịch cần quan tâm hơn đến việc giới thiệu với khách du lịch về nguồn gốc, những đặc tính, đặc trưng của nó, các nhạc cụ và cách chơi trong đờn ca tài tử, sau đó mới cho khách nghe. Điều đó sẽ tạo cho du khách sự háo hức


muốn tìm đến vùng đất sinh ra loại hình nghệ thuật này để tận mắt xem các tài tử chơi đờn cũng như bảo tồn được những nét đẹp của di sản văn hoá thế giới này.

Bên cạnh việc phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng cần quan tâm nhiều hơn đến công tác quảng bá xúc tiến du lịch. Công tác này cũng cần có sự liên kết giữa các trung tâm để xúc tiến quảng bá du lịch sẽ tạo thêm sức mạnh mới, tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm du lịch, là cơ sở có thể kéo dài thời gian dừng chân thưởng ngoạn của du khách cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư vào các khu du lịch này.

Đối với việc xúc tiến, quảng bá du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cũng cần chú ý tính trung thực của thông tin để khách du lịch có thể cảm nhận được đúng những gì đã được giới thiệu, quảng bá, tránh trường hợp có sự sai lệch giữa thông tin quảng bá và dịch vụ thực tế du khách nhận được vì điều này sẽ gây mất lòng tin cũng như ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch.

Theo khảo sát, gần 60% khách du lịch tìm hiểu thông tin du lịch chủ yếu từ bạn bè, người thân; còn lại các nguồn từ kênh báo, tạp chí, thông tin từ quảng cáo của các công ty du lịch hay kênh truyền thanh, truyền hình và thông tin từ internet là gần ngang nhau. Do vậy việc tăng cường công tác xúc tiến trên các kênh quảng cáo tuy quan trọng nhưng việc quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch vẫn là cải tiến chất lượng dịch vụ du lịch của mình, nâng cao sự hài lòng của du khách vì khách du lịch chính là nguồn thông tin quảng cáo hiệu quả nhất.

5.2.5. Nhân viên phục vụ du lịch

Yếu tố này có tác động yếu nhất đến sự hài lòng của khách du lịch vì có hệ số beta chuẩn hoá nhỏ nhất so với tất cả các yếu tố khác (β = 0,094), mức độ đánh giá của khách du lịch đối với yếu tố này theo giá trị trung bình = 5,11, cao hơn so với mức


đồng ý = 5. Như vậy khách du lịch khá hài lòng đối với yếu tố nhân viên phục vụ du lịch.

Bảng 5.5 cho thấy khách du lịch đánh giá cao nhất đối với biến PV5-trang phục nhân viên gọn gàng, tươm tất (giá trị trung bình = 5,36), kế đến là PV3-nhân viên vui vẻ, thân thiện (giá trị trung bình = 5,22). Hai biến quan sát PV1-sự quan tâm, phục vụ nhiệt tình của nhân viên và PV2-nhân viên đủ trình độ chuyên môn, am hiểu điểm du lịch và di tích lịch sử văn hoá có mức đánh giá gần ngang nhau (giá trị trung bình lần lượt là 5,10 và 5,00). Biến quan sát PV4-nhân viên giải đáp thắc mắc, than phiền của khách du lịch có mức đánh giá thấp nhất trong yếu tố nhân viên phục vụ du lịch (giá trị trung bình bằng 4,86, nhỏ hơn mức đồng ý là 5).

Bảng 5.19: Trung bình của các biến quan sát yếu tố tài nguyên du lịch


Biến quan sát

Phát biểu

Giá trị trung bình

PV1

Nhân viên luôn quan tâm, phục vụ khách du lịch

nhiệt tình

5.10

PV2

Nhân viên đủ trình độ chuyên môn, am hiểu về

các điểm du lịch và di tích lịch sử văn hoá

5.00

PV3

Nhân viên luôn vui vẻ, thân thiện

5.22

PV4

Nhân viên giải đáp thoả đáng thắc mắc, than

phiền của khách du lịch

4.86

PV5

Trang phục nhân viên gọn gàng, tươm tất

5.36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang - 11

Nguồn: Kết quả tính giá trị trung bình biến nhân viên phục vụ du lịch


Như vậy có thể thấy khách du lịch đánh giá khá tốt đối với yếu tố nhân viên phục vụ du lịch. Các nhà kinh doanh dịch vụ cần tiếp tục duy trì phát huy và đầu tư thêm cho việc đào tạo trình độ nhân viên, hướng dẫn viên giúp nâng cao khả năng giải đáp thắc mắc và sự an tâm tin cậy cho khách du lịch. Cụ thể:

- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần liên kết các cơ sở đào tạo để đào tạo và đào tạo lại đội ngũ hướng dẫn viên, quan tâm thích đáng đến công tác bồi dưỡng, có


cơ chế thỏa đáng để khuyến khích nhân viên học thêm nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học. Các doanh nghiệp có thể thông qua hình thức đào tạo tại chỗ mời giáo viên, liên kết với các cơ sở đào tạo hoặc tự tổ chức đào tạo tại cơ sở kinh doanh du lịch và tại các trung tâm dạy nghề của một số địa phương để đáp ứng được một phần nhu cầu đào tạo tay nghề ở trình độ sơ cấp cho nhân viên phục vụ. Về lâu dài, các doanh nghiệp cần liên kết phối hợp với các trường Du lịch tổ chức đào tạo chính quy, tạo điều kiện cho nhân viên du lịch đi học để bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn.

- Chú trọng việc đào tạo đạo đức tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ chuyên nghiệp cho hướng dẫn viên du lịch, phục vụ nhiệt tình, niềm nở, lột tả được tính cách chân chất thật thà của người miền Tây, quan tâm nhiều hơn đến người lớn tuổi, người tàn tật và trẻ em. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần có sự quan tâm đúng mức và kiểm soát cung cách phục vụ của nhân viên của mình.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho hướng dẫn viên về các di tích lịch sử của địa phương, các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán của cư dân địa phương, các điểm đặc sắc của đời sống văn hoá cư dân địa phương trên các cù lao, xóm ấp như giăng câu, giã bàng, chèo thuyền, làm hàng thủ công, cấy ghép cây ăn trái,… để có thể giới thiệu cho du khách và giải đáp thắc mắc cho du khách nếu có.

- Bên cạnh đó cần tổ chức khóa học ngắn hạn tại chỗ đào tạo kỹ năng phục vụ du lịch, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh, an toàn trong phục vụ du lịch, các chương trình du lịch mới để phục vụ tốt nhất cho khách du lịch.

- Đào tạo bổ sung ngoại ngữ cho nhân viên để có thể giao tiếp với khách du lịch nước ngoài và trình bày giới thiệu về các điểm du lịch hay các di tích lịch sử văn hoá của địa phương và trả lời những thắc mắc của khách du lịch nước ngoài.


- Ngoài việc đầu tư cho việc đào tạo nhân viên, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng cần quan tâm đến chính sách đãi ngộ vật chất và động viên tinh thần cho lao động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Cụ thể cần đảm bảo thu nhập cho những nghệ sĩ tham gia các chương trình văn hoá phục vụ khách du lịch, những người dân tham gia hoạt động du lịch như chèo xuồng du lịch và các nhân viên phục vụ tại các điểm du lịch. Bên cạnh đó cũng cần có các biện pháp khuyến khích động viên tinh thần làm việc của nhân viên ví dụ như tổ chức các hội thi tay nghề hàng quý, hàng năm như “hướng dẫn viên du lịch giỏi”, “nghệ nhân nấu ăn”,…

- Để nâng cao khả năng giải đáp thắc mắc, thu nhận phản hồi về chất lượng dịch vụ, các doanh nghiệp cần thiết lập đường dây nóng, xây dựng cơ chế tiếp nhận và xử lý phản hồi của khách du lịch để hỗ trợ thông tin cho du khách trước, trong và cả sau chuyến đi.

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo


Nghiên cứu đã có những đóng góp trong việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch sông nước tỉnh Tiền Giang, tuy nhiên nghiên cứu cũng còn một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, về mặt phạm vi, nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát đối với khách du lịch đã đến các điểm du lịch sông nước của tỉnh Tiền Giang, tuy nhiên mô hình du lịch sông nước được thực hiện rộng trên cả địa bàn đồng bằng sông Cửu Long, và các sản phẩm du lịch của các tỉnh này có sự liên kết với nhau. Vì vậy một hướng cho các nghiên cứu tiếp theo là mở rộng phạm vi nghiên cứu cho cả đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ hai, về mặt đối tượng khảo sát của nghiên cứu. Vì điều kiện chọn mẫu thuận tiện nên tác giả chỉ khảo sát đến du lịch trong nước, đây cũng là một hạn chế của nghiên cứu vì hiện nay lượng khách nước ngoài đến du lịch sông nước ngày càng tăng


và là một nguồn thu đáng kể cho các hoạt động du lịch Tiền Giang. Vì vậy một hướng nghiên cứu tiếp theo là hướng tới nhóm khách du lịch nước ngoài.

Thứ ba, nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, một phương pháp chọn mẫu phi xác suất, do đó tính đại diện còn thấp. Các nghiên cứu tiếp theo có thể áp dụng các phương pháp chọn mẫu theo xác suất sẽ có tính khái quát hoá và đạt hiệu quả thống kê cao hơn.

Cuối cùng, kết quả hồi quy của nghiên cứu có R2 hiệu chỉnh bằng 0,563, chứng tỏ mô hình giải thích được 56,3% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Kết quả này cho thấy vẫn còn những nhân tố khác có tác động đến sự hài lòng của khách du lịch, đây cũng là một hướng khác cho các nghiên cứu tiếp theo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/12/2023