Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------------


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HOÁ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MỸ


Sinh viên thực hiện : Hoàng Thu Trang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Lớp : Anh 6

Khoá : 43B - KT&KDQT

Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ - 1

Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Phạm Duy Liên


Hà Nội – Tháng 06/2008

MỤC LỤC


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH 4

1. KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA KINH DOANH 4

1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VĂN HÓA 4

1.2. KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA KINH DOANH 5

1.3. VĂN HÓA KINH DOANH – VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 6

2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VHKD 8

3. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA KINH DOANH 10

4. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NÊN VHKD 11

5. VAI TRÒ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA KINH DOANH 18

5.1. ẢNH HƯỞNG CỦA VHKD 18

5.2. VAI TRÒ CỦA VHKD 22

5.2.1. VĂN HÓA KINH DOANH LÀ NGUỒN LỰC TẠO RA LỢI THẾ CẠNH TRANH 22

5.2.1.1. VĂN HÓA KINH DOANH TẠO NÊN PHONG THÁI CỦA DOANH NGHIỆP 22

5.2.1.2. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠO NÊN LỰC HƯỚNG TÂM CHUNG CHO DOANH NGHIỆP 23

5.2.2. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP “TIÊU CỰC” LÀ YẾU TỐ KÌM HÃM SỰ PHÁT TRIỂN 24

6. TÍNH CHẤT MẠNH – YẾU CỦA DOANH NGHIỆP 26

CHƯƠNG II: NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MỸ 30

1. GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI MỸ 30

1.1. ĐẤT NƯỚC MỸ 30

1.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 30

1.1.2. LỊCH SỬ 30

1.1.3. CHÍNH TRỊ 31

1.1.4. KINH TẾ 33

1.1.4.1. NỀN KINH TẾ DỊCH VỤ 35

1.1.4.2. DOANH NGHIỆP MỸ 36

1.1.4.3. ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 39

1.2. CON NGƯỜI MỸ 40

2. NHỮNG YẾU TỐ LÀM NÊN VĂN HÓA KINH DOANH MỸ 42

2.1. CON NGƯỜI MỸ 42

2.2. VĂN HÓA MỸ 43

2.3. THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ 44

3. NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MỸ 44

3.1. NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG 44

3.1.1. KHOẢNG CÁCH QUYỀN LỰC 45

3.1.2. MỨC ĐỘ NÉ TRÁNH RỦI RO 52

3.1.3. CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN VÀ CHỦ NGHĨA TẬP THỂ 61

3.1.4. TÍNH ĐỐI LẬP GIỮA NAM TÍNH VÀ NỮ TÍNH 63

3.2. MÔ HÌNH VHKD TIÊU BIỂU CỦA MỘT VÀI DN MỸ 65

3.2.1. VĂN HÓA GOOGLE 65

3.2.1.1. ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH 67

3.2.1.2. CÁCH QUẢN LÝ ĐỘC ĐÁO, KHÁC THƯỜNG 68

3.2.1.3. CHĂM SÓC CÁI DẠ DÀY 68

3.2.1.4. VĂN HÓA “TOILET” 69

3.2.1.5. NHÂN VIÊN LÀ THƯỢNG ĐẾ 70

3.2.1.6. VĂN HÓA SÁNG TẠO 70

3.2.1.7. XUẤT KHẨU VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 71

3.2.1.8. VĂN HÓA TUYỂN DỤNG 72

3.2.2. VĂN HÓA MICROSOFT 74

3.2.2.1. TRIẾT LÝ KINH DOANH 74

3.2.2.2. NỀN VĂN HÓA KHUÔN VIÊN ĐẠI HỌC 75

3.2.2.3. ĐỀ CAO TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC CHUYÊN GIA KỸ THUẬT 76

3.2.2.4. NỀN VĂN HÓA CỦA NHỮNG CÁ TÍNH 77

3.2.2.5. NỀN VĂN HÓA CỦA NHỮNG NỖ LỰC KHÔNG MỆT MỎI

......................................................................................................... 77 3.2.2.6. NỀN VĂN HÓA MANG TÍNH HỌC HỎI ............................ 78

3.2.2.7. NỀN VĂN HÓA CỦA NHỮNG NHÓM NHỎ 79

CHƯƠNG III: BÀI HỌC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 80

1. THỰC TRẠNG VĂN HÓA KINH DOANH Ở VIỆT NAM 80

1.1. VĂN HÓA KINH DOANH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 80

1.1.1. PHÂN CẤP QUYỀN LỰC 80

1.1.2. MỨC ĐỘ NÉ TRÁNH RỦI RO 81

1.1.3. CHỦ NGHĨA TẬP THỂ VÀ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN 82

1.1.4. TÍNH ĐỐI LẬP GIỮA NAM VÀ NỮ 83

1.2. ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU 84

1.2.1. ĐIỂM MẠNH 84

1.2.2. ĐIỂM YẾU 85

2. BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 86

2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU, HỌC HỎI TỪ VHKD CỦA CÁC DN MỸ 86

2.2. BÀI HỌC CHO DN VIỆT NAM TỪ VĂN HÓA KINH DOANH MỸ 87

2.2.1. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH ĐÚNG ĐẮN 87

2.2.2. XÂY DỰNG MỘT MÔ HÌNH KINH DOANH LÝ TƯỞNG, NĂNG ĐỘNG VÀ TIẾN BỘ 89

2.2.3. XÂY DỰNG HÌNH ẢNH DOANH NGHIỆP TRONG CỘNG ĐỒNG 89

3. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG CÁC BÀI HỌC TỪ VHKD CỦA CÁC DN MỸ VÀO CÁC DN VIỆT NAM 90

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT


VHKD : Văn hóa kinh doanh VHDN : Văn hóa doanh nghiệp DN : Doanh nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Kể từ sau khi ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ vào năm 2000, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 01/07 và cùng với việc Hoa Kỳ dành chế độ quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam thì quan hệ thương mại song phương giữa hai nước càng ngày càng phát triển. Xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ ngày càng gia tăng. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt hơn 10 tỷ USD, con số này đối với Việt Nam là tương đối lớn nhưng mới chỉ bằng 0,5% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ. Điều này hoàn toàn chưa xứng đáng với tiềm năng thương mại của hai nước. Tuy vậy, việc thâm nhập vào thị trường Mỹ, một thị trường với sức mua lớn nhất thế giới là không dễ dàng, việc hợp tác cũng như duy trì mối quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp Mỹ lại là một điều khó khăn hơn. Để có thể cải thiện được mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Mỹ thì điều cần thiết là phải hiểu được văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp.

Toàn cầu hóa đang ngày càng phát triển, thế giới giờ đây dường như là không biên giới, sự di chuyển dòng người từ quốc gia này sang quốc gia khác cũng không còn là điều mới mẻ. Những nhân viên từ các quốc gia khác đến mang trong mình nền văn hóa của đất nước mình phải hòa nhập với nền văn hóa của quốc gia cũng như của doanh nghiệp nước ngoài mà mình làm việc.

Việt Nam cùng với sự phát triển của mình đang ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào hợp tác đầu tư, đặc biệt là các tập đoàn Mỹ và đã thu hút được nhiều nhân viên Việt Nam vào làm việc. Do vậy, việc hiểu được văn hóa kinh doanh của các của các doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp Mỹ là điều cần thiết.

Trong khuôn khổ những kiến thức đã được học và tiếp thu, em xin mạnh dạn thử sức mình với một đề tài tuy không mới nhưng có lẽ vẫn còn thiết thực và quan trọng trong đời sống kinh doanh ngày nay. Đó là: “Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ”.

2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài

Khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề về văn hóa kinh doanh nói chung và những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ từ đó rút ra bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Em hy vọng khóa luận này phần nào giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được những thông tin cần thiết về đất nước, con người và đặc biệt là văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp Mỹ. Từ đó rút ra bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng giao thương với các doang nghiệp Mỹ cũng như xây dựng cho mình một nền văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp vững mạnh.

3. Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu về những nét đặc trưng trong VHKD của các DN Mỹ, đưa ra những khái niệm về VHKD, VHDN, những nét đặc trưng đồng thời đưa ra một vài mô hình DN Mỹ tiêu biểu, từ đó rút ra bài học đối với các DN Việt Nam khi hợp tác kinh doanh với những DN Mỹ.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Bằng các phương pháp khác nhau như: thống kê, tổng hợp qua các tài liệu được công bố chính thức, tập hợp những thông tin nhiều chiều, cô đọng mang tính tổng hợp, phản ánh toàn cảnh vấn đề nghiên cứu, có tính thực tế và khái quát cao. Trên cơ sở đó tiến hành thống kê, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa để đưa ra những nhận định, để ra những bài học có hiệu quả gắn liền với thực tế.

5. Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của khóa luận gồm 3 chương.

Chương I: Tổng quan về văn hóa kinh doanh

Chương II: Những nét đặc trưng trong VHKD của các DN Mỹ Chương III: Bài học áp dụng đối với các DN Việt Nam

Tuy nhiên, với kiến thức có hạn nên vẫn không tránh khỏi được những thiếu sót, những bất cập xuất hiện trong khóa luận. Do đó rất mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Ngoại Thương đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian viết khóa luận này. Và đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo hết sức tận tình của PGS. TS. Phạm Duy Liên giúp em hoàn thành khóa luận này.


Em xin chân thành cảm ơn!


Sinh viên: Hoàng Thu Trang Lớp A6 – K43B

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022