đơn giản, không thêu thùa hoa văn cầu kì như trang phục của một số dân tộc khác. Phụ nữ Tày mặc áo dài năm thân, cài cúc cổ. Áo dài tới bụng chân, có yếm lót theo kiểu của người Kinh. Ngoài áo dài ra, họ còn tạo ra áo ngắn xẻ tà, hở ngực, cài khuy, mặc lót bên trong áo dài. Để thuận tiện, các bà, các chị, các cô gái Tày thường mặc áo ngắn khi lao động. Váy hoặc quần của họ thường dài tới mắt cá chân. Váy có thắt lưng to bản làm bằng vải dệt thủ công, dài hơn 3m và rộng 30cm để quấn quanh eo, khiến người đẹp thêm duyên dáng. Việc cài nút thắt lưng cũng cho thấy người phụ nữ ấy thuộc tầng lớp nào trong xã hội. Nếu là con nhà quyền quí thì các nút thắt lưng buộc về phía trước trông điệu đà hơn. Nếu là con nhà bình thường thì các nút thắt được buộc khiêm tốn ra đằng sau. Trang phục của người Tày tuy không sặc sỡ nhưng các chị, các cô đã biết cách làm đẹp hơn bằng những vòng cổ, vòng tay, khuyên tai hay chuỗi xà tích bằng bạc. Người con gái nào càng có nhiều đồ trang sức bằng bạc, càng chứng tỏ họ là con nhà giàu có và biết chăm chút cho bản thân. Theo quan niệm của người Tày ở Cao Bằng, bạc là thứ không chỉ khiến họ trông đẹp hơn mà hơn nữa còn có thể giúp họ xua tà, trừ cảm mạo. Trai gái Tày khi yêu nhau hay trao cho nhau chiếc vòng bạc để làm vât tin, hẹn thề ước nguyện.
Nam giới cũng mặc áo năm thân như nữ giới nhưng chỉ dài tới đầu gối hay mặc áo cánh, xẻ ngực cài cúc, quần lá ống rộng dài tới mắt cá chân. Nếu phụ nữ đi hài ná nhung đen hình mũi thuyền trông rất thanh thoát và duyên dáng thì nam giới Tày đi giày vải thô được khâu khéo léo bằng tay trông khỏe khoắn, vững vàng.
Nhìn chung, trang phục của người Tày rất giản dị và mang một màu sắc rất đặc trưng: màu chàm. Sắc phục đã thể hiện phẩm chất của họ là giản dị, mộc mạc, chan hòa cùng núi rừng. Sắc chàm ấy là hội tụ của màu núi đá xanh thẫm, màu lá cây xanh ngắt đại ngàn, màu xanh trong của con sông quê
hương hiền hòa và sắc tím thủy chung của tình nghĩa. Họ hòa trộn sắc áo của mình với cỏ ây hoa lá, như thể trân trọng hơn những gì mà thiên nhiên trao tặng cho cuộc sống hôm nay.
Ai có dịp ở nơi xa đến Thạch An sẽ cảm thấy gần gũi và ấm áp bởi tình cảm hồn hậu, chân thành mến khách của người dân miền núi này. Với lối sống thân thiện và hòa hảo, cùng quan niệm khách của một nhà là khách của cả bản nên mỗi khi bản có người từ xa đến đều được mọi người trong bản thăm hỏi trò chuyện thân mật. Họ vui mừng đón tiếp khách xa rất phóng khoáng mà thành tâm:
Mời rượu cả chum Mời quả cả cây
Hơn nữa, để cho không khí vui tươi, để cho câu chuyện tế nhị, duyên dáng họ dùng những tiếng hát lời ca để ướm hỏi, chào mừng nhau:
- Khách vào bản như mùa xuân hoa nở Em đây xin hát câu lượn chào mừng
Có thể bạn quan tâm!
- Những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An – Cao Bằng - 1
- Những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An – Cao Bằng - 2
- Khái Quát Về Những Khúc Hát Lễ Hội Nàng Hai Của Người Tày Ở Thạch An
- Bức Tranh Chân Thực Về Cuộc Sống Lao Động Của Đồng Bào Tày Xưa
- Khúc Hát Lượn Hai Thể Hiện Trí Tưởng Tượng Phong Phú, Tư Duy Đậm Sắc Màu Miền Núi Của Nhân Dân Tày Thạch An - Cao Bằng
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
- Nàng mới đến như đêm trăng tỏ Như tối trời gặp lửa ấm nhà ai
Nét phong tục độc đáo này chính là môi trường lí tưởng ươm mầm, nuôi dưỡng tiếng hát lời ca của nhân dân. Để rồi, những điệu hát dân ca cứ thế được lớn lên, lại quay trở lại nuôi dưỡng tâm hồn những con người của xứ sở áo chàm. Có một thời, tiếng hát Lượn đã ngập tràn làng bản, đồi núi, hòa vào tâm hồn, huyết mạch của đồng bào:
Nửa đêm Nàng ới cháy lòng Khiến em dừng đường kim may vá
Khiến anh vở giữa trang ngừng đọc
Theo nhà nghiên cứu Vi Hồng, Lượn là lập luận, là lặp lại, là luyến, là ru… Lượn chính là khúc hát dân ca của người Tày. Lượn có nhiều tiểu loại
nhưng người Tày ở Thạch An chủ yếu hát Lượn Hai và Lượn Slương. Trong đó Lượn Hai là một loại dân ca nghi lễ khá đặc biệt, chỉ được hát trong lễ hội Nàng Hai.Với tính chất đặc trưng của Lượn là vang xa, thiết tha, bày tỏ được những điều muốn nói một cách độc đáo và dễ lay động lòng người, do vậy mà nó đã trở thành một nhu cầu tinh thần không thể thiếu trong đời sống của họ. Hát Lượn có mặt khắp bản xa lũng vắng của người Tày. Trai gái đến tuổi trưởng thành mà không biết hát Lượn bị coi là ngố, là đụt như con gà trống không biết gáy, như con chim công chẳng biết làm dáng bên suối. Người Tày coi hát Lượn như một tiêu chuẩn để đánh giá một con người:
Con gái nhà giàu không biết lượn Cũng bằng ngói vỡ để đầu nhà Con gái nhà nghèo hay tiếng lượn
Còn hơn vàng mười để trong rương.
Tiếng hát như phép màu xóa tan khoảng cách địa vị giữa người với người:
Khi lượn không kể con quan
Khi hát không kể người sang hay hèn Kẻ sang mà hát không nên
Chẳng bằng tiếng hát kẻ hèn mà sang.
Chính vì vậy mà có một thời, người ta nói với nhau có vần, có điệu, nói mà thành ca, thành hát.
Người Tày giao tiếp chủ yếu bằng ngôn ngữ thuộc hệ Tày - Thái. Qua thời gian sàng lọc, tiếng Tày rất gần với tiếng Việt về hệ thống âm thanh và ngữ pháp. Tuy nhiên, chỉ những từ ngữ về thiên nhiên, về sự vật hiện tượng trong sinh hoạt giao tiếp mới là của người Tày, số còn lại thường vay mượn của tiếng Việt hoặc từ Hán Việt.
Về chữ viết: Người Tày không có chữ viết riêng nên lịch sử thành văn của tộc người Tày rất ít. Có thể chia chữ viết của tộc người tày thành ba giai đoạn:
- Giai đoạn cổ đại: Không có chữ viết, chủ yếu giao tiếp bằng phương thức truyền miệng.
- Giai đoạn trung đại: Có chữ Nôm Tày. Đây là thứ chữ phỏng theo chữ Hán của người Trung Quốc mà đặt ra. Nhìn từ góc độ văn tự, chữ Nôm Tày có một số nét khác biệt so với chữ Nôm Việt. Theo học giả Nguyễn Xuân Huyên: chữ Nôm Tày ảnh hưởng chữ Nôm Việt và có cấu tạo tương tự như chữ Nôm Việt.
- Giai đoạn hiện đại: Người Tày vừa dùng chữ Nôm vừa dùng chữ Latinh. Do vốn từ còn nghèo nàn nên việc sử dụng chữ viết cũng như ngôn ngữ Tày trong các hoạt động hành chính, trong các ngành khoa học rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Năm 1954, một số lớp trí thức mới đã tự sáng lập ra chữ Latinh Tày nhưng không được phổ biến. Đến năm 1960, nhà nước đã giúp dân tộc Tày xây dựng hệ thống chữ viết mới theo lối chữ Quốc ngữ bằng chữ cái Latinh.
Tiếng nói Tày sinh động về âm thanh, giàu có về từ ngữ và đặc biệt là rất sinh động về màu sắc biểu cảm. Việc ra đời của chữ viết tiếng Tày trở thành một phương tiện đắc dụng cho việc ghi chép lại tiếng nói Tày, thơ ca Tày
Tín ngưỡng và lễ hội có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như đời sống tâm linh của nhân dân Tày Thạch An.
Người Tày hầu như ít khi có chùa thờ Phật mà chủ yếu là có đình thờ thần. Trong xã hội của họ, có hẳn một lớp người chuyên làm nghề cúng bái được gọi là “Vửt”, “Then”, “Tào”... Tục lệ thờ tổ tiên đã có từ rất lâu trong đời sống tâm linh của nhân dân Tày. Bên cạnh đó, người Tày cũng thờ một số vị Thần, Phật như Phật bà Quan âm, Hoa Vương, Thánh Mẫu... Tín ngưỡng của người Tày bắt nguồn từ thuyết vạn vật hữu linh, chủ nghĩa đa thần trong nguyên thủy...
Lễ hội trong năm cũng là một nét khá độc đáo trong văn hóa của nhân dân Thạch An. Hằng năm, đồng bào các dân tộc Tày ở nơi đây tổ chức những ngày hội lớn như lễ hội Tháng hai vào ngày 2/2 âm lịch, lễ hội Nàng Hai vào khoảng trung tuần tháng 3 âm lịch. Những ngày hội là dịp để trai gái vui chơi, ca hát cùng nhau; để bạn bè, bà con gặp gỡ, thăm hỏi nhau; để nhân dân lao động nói lên những ước vọng của mình về lao động sản xuất và trong cuộc sống. Chính vì vậy mà ngày hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống cộng đồng, những ngày hội trở thành những ngày vui. Niềm háo hức mong chờ và sự trân trọng ngày hội Nàng Hai không thể giấu đi được bởi họ mặc bộ trang phục mới nhất còn thơm nức mùi chàm để đến dự hội. Họ đợi chờ ấp ủ bao bao lâu, nay gặp nhau trong ngày hội, tấm lòng như được mở ra theo câu hát Lượn. Và lời ca tiếng hát sâu lắng ấy của những người đến hội như càng thắt chặt thêm tình cảm giữa người với người, để ai nghe một lần cứ muốn hội kéo dài mãi không thôi.
1.2. Một số vấn đề chung về lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng
1.2.1. Lễ hội Nàng Hai trong đời sống tinh thần của người Tày ở Thạch An
- Cao Bằng
* Khái niệm lễ hội:
“Lễ hội (hay hội lễ) là một sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao của nhân dân, diễn ra trong một chu kỳ không - thời gian nhất định để làm những nghi thức về nhân vật được sùng bái, để tỏ ra những ước vọng, để vui chơi trong tinh thần cộng mệnh và cộng cảm.” [37, Tr. 163].
Lễ hội Nàng Hai ở Thạch An - Cao Bằng là lễ hội cầu mùa, nhằm tôn thờ vị thần cai quản mùa màng cho người trần gian (mà ở đây là Mẹ Trăng) và gửi gắm những ước vọng trong dịp đầu xuân của con người. Trước sự biến động của thời gian và không gian, lễ hội này biểu hiện phong phú qua nhiều hình thức tổ chức khác nhau.
* Những hình thức lễ hội Nàng Hai chủ yếu ở Cao Bằng
Tùy thuộc vào thời gian, nội dung và cách thức của từng địa phương mà Lễ hội Nàng Hai ở Cao Bằng được tổ chức theo nhiều hình thức. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Yên, ở Cao Bằng lễ hội này có ba hình thức cơ bản.
Lễ hội Nàng Hai hình thức 1: Thời gian tổ chức vào ba đêm 14, 15, 16 tháng 7, tháng 8 và tháng 9 âm lịch. Theo quan niệm dân gian thì đây là những ngày đẹp nhất, trăng tròn nhất, sáng nhất và viên mãn nhất trong năm. Hội tổ chức vào những ngày này thì việc trồng trọt, chăn nuôi, nhân duyên thế sự của bà con sẽ luôn thuận lợi, trọn vẹn, đong đầy. Lễ hội này với phần lễ diễn ra khá trang nghiêm nhưng không cầu kỳ song nó mang nhiều yếu tố huyền bí, chủ yếu thiên về bói toán. Hình thức tổ chức lễ hội này xuất hiện ở một số huyện miền Tây của tỉnh như: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình.
Lễ hội Nàng Hai hình thức 2: Thời gian tổ chức lễ hội thường vào tháng 2 âm lịch, gắn liền với hội xuống đồng và các nghi lễ tế thần nông. Sau lễ hội này, bà con bắt tay vào vụ mùa mới. Hình thức này thấy xuất hiện ở các huyện Hạ Lang và một số xã của huyện Thạch An như: Vân Trình, Trọng Con. Tuy vẫn mang mục đích là cầu mùa nhưng hình thức lễ hội này mang nhiều yếu tố thuộc về trình diễn, sân khấu hơn so với lễ hội Nàng Hai hình thức 1.
Lễ hội Nàng Hai hình thức 3: Thời gian tổ chức lễ hội này kéo dài từ tết 30 tháng giêng (tết Đắp nọi của người Tày ở Cao Bằng) đến trung tuần tháng 3 âm lịch. Trong khoảng thời gian này, nhiều nơi như Phục Hòa, Quảng Uyên, và một số xã của huyện Thạch An (Kim Đồng, Đức Xuân, Lê Lai) tổ chức hội Nàng Hai. So với hai hình thức trên, hình thức này phức tạp hơn, với nhiều nghi thức trang nghiêm hơn, qui mô lớn hơn. Điều đáng chú ý hơn nữa là lễ hội Nàng Hai hình thức này kết hợp hài hòa giữa phần lễ, phần hội với nhiều trò diễn dân gian độc đáo. Có thể coi hình thức lễ hội này là sự tổng hòa của hai hình thức lễ hội trên.
Trước năm 1975, lễ hội Nàng Hai được tổ chức ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nhưng hiện nay chỉ có hai xã Tiên Thành và Kim Đồng của hai huyện Phục Hòa và Thạch An là còn duy trì được việc tổ chức hội theo hình thức này.
Việc phân chia lễ hội Nàng Hai ở Cao Bằng thành nhiều hình thức khác nhau tuy chỉ mang tính chất tương đối song nhằm mục đích thấy rõ sự biểu hiện phong phú, biến hóa đa dạng của lễ hội này ở mỗi địa phương. Đi đến một vùng quê, lễ hội Nàng Hai lại mang một diện mạo riêng bởi hoàn cảnh, điều kiện sống, tâm lí của con người nơi đó. Dấu ấn ấy còn được lưu lại trong những khúc hát Lượn Hai. Thế mới thấy khả năng sáng tạo và nhu cầu thưởng thức văn hoá dân gian của con người quả là độc đáo và vô tận.
* Nguồn gốc và mục đích lễ hội
Những ngày hội truyền thống của người Tày cũng như của người dân Việt Nam nói chung đều liên quan đến nông nghiệp.
Người Tày xưa kia chủ yếu sản xuất bằng nông cụ thô sơ luôn phải chống chọi với thiên tai, địch họa… cho nên ngoài việc nỗ lực hết mình, họ còn có ước vọng là sẽ có một lực lượng siêu nhiên để phù trợ cho cuộc sống của mình. Với mong ước chính đáng cùng niềm tin ngây thơ, họ đã coi mặt trăng như biểu tượng của sự chở che, phù trợ cho cuộc sống con người nơi trần gian. Do vậy mà mỗi dịp đầu năm, khi bà con chuẩn bị bắt tay vào một mùa vụ sản xuất mới, họ lại thực hiện nghi lễ cầu khấn thần linh ban cho trần gian “nhân khang vật thịnh”. Lễ hội Nàng Hai của người Tày được ra đời từ khát vọng đó. Ngoài ý nghĩa là một lễ hội lớn, hội Nàng Hai còn thể hiện tín ngưỡng của người Việt: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng cầu mưa.
Theo tín ngưỡng dân gian của dân tộc Tày, trên cung trăng có Mẹ Trăng và mười hai nàng tiên là những vị thần bảo vệ mùa màng cho dân chúng. Hội Nàng Hai tổ chức với ý nghĩa tượng trưng cho việc hành trình lên
mường trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xinh đẹp xuống vui hội, thăm thú trần gian, phù hộ cho mưa thuận gió hòa. Trong những ngày này, bà con đến dự hội để cầu mong có cuộc sống tươi đẹp, tình nghĩa gia đình, xóm làng đằm thắm, để lao động hăng say hơn còn thanh niên nam nữ hát đối đáp giao duyên, tìm người tri kỷ.
* Chuẩn bị lễ hội
Lễ hội Nàng Hai ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng không phải năm nào cũng được tổ chức. Thường thường, cứ ba năm dân làng lại tổ chức hội Hai một lần. Việc mở hội phải phụ thuộc vào tình hình sản xuất của năm trước có được mùa hay không. Do vậy mà làng mở hội năm nào như một điều lành, như một dịp mừng năm qua có nhiều điều thuận lợi, cuộc sống của bà con sung túc, no đủ.
Vì lễ hội này có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân nên việc tổ chức lễ hội được chuẩn bị rất chu đáo và công phu từ hai, ba năm trước.
Thường thường, buổi sáng mùng một Tết, trong lễ cúng Thổ công, một thiếu nữ thanh tân trong bản được cử ra xin phép thần linh cho mở hội Nàng Hai. Sau đó, một người già trong bản có kinh nghiệm sẽ chọn ngày tốt nhất để mở hội và kết thúc lễ hội. Sau đó mọi người bắt đầu công việc chọn người tham gia lễ hội.
Nơi nào đăng cai mở hội phải chọn một người có uy tín, có kinh nghiệm tổ chức lễ hội. Tuỳ từng địa phương mà người ta chọn thầy Pửt (còn được gọi là Bụt, Then - những người làm nghề cúng bái) hay Mẻ Cốc (còn gọi là Mẹ Gốc, Mẹ Cả) để tiến hành nghi lễ trong những ngày hội chính.
Nhân vật chính của sân khấu trong ngày hội là hai Nàng Trăng do hai cô gái trong trắng, xinh đẹp, có giọng hát hay, có tài ứng đối thông minh linh hoạt đóng vai. Mẻ Cốc sẽ là người truyền dạy cho hai cô những bài Lượn gốc
- những bài Lượn chính, cơ bản để dựa vào đó mà có thể ứng tác. Không phải