Chưa Quan Tâm Đúng Mức Đến Việc Sử Dụng Nguồn Lao Động Sau Khi Về Nước


2.2.5. Chưa quan tâm đúng mức đến việc sử dụng nguồn lao động sau khi về nước

Chủ trương sử dụng LĐ Việt Nam ở NN về nước, đóng góp vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đã đặt ra trong “Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở NN theo hợp đồng”. Tuy nhiên, những văn bản cụ thể về sử dụng NLĐ về nước như thế nào vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, soạn thảo. Vì vậy, một trong những khó khăn lớn nhất mà NLĐ vướng phải sau khi về nước là không tìm được việc làm.

2.2.5.1. Người lao động chưa được hướng dẫn, hỗ trợ để phát triển kinh tế sau khi về nước

Thực tế cho thấy NLĐ Việt Nam hết hạn hợp đồng về nước thực sự thiếu thông tin định hướng và hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Hiện nay, Cục quản lý LĐ ngoài nước vẫn đang trong quá trình nghiên cứu phối hợp với ngân hàng để định hướng cho NLĐ có thể sử dụng nguồn vốn của mình một cách có hiệu quả hơn sau khi đã trang trải những khoản chi bắt buộc cho gia đình. Bên cạnh đó, việc cung cấp thông tin giúp LĐ có kiến thức nhất định về mô hình hoạt động kinh tế gia đình sau khi về nước vẫn chưa được triển khai. Cục quản lý LĐ ngoài nước mới chỉ đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Vì vậy, nhiều NLĐ sau khi về nước đã không tìm được việc làm hoặc phải làm những công việc không đúng nghề đã được đào tạo và có kinh nghiệm làm việc ở NN. Trong khi đó, nhiều DN, đặc biệt là DN của Hàn Quốc, Nhật Bản rất chú trọng nhận lại nguồn LĐ này vì họ biết tiếng, biết nghề.

2.2.5.2. Nguồn nhân lực đã làm việc trong môi trường công nghiệp chưa được thu hút vào các ngành nghề phù hợp gây ra tình trạng lãng phí chất xám

Sau khi hết hợp đồng LĐ trở về nước, hầu hết NLĐ (không tính đối tượng tu nghiệp sinh) đều không kiếm được công việc mới, kể cả những NLĐ có vốn ngoại ngữ, được qua đào tạo tay nghề (chiếm khoảng 10% số LĐ xuất


khẩu). Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ LĐ-TB&XH, số LĐ hàng năm hết hạn về nước khoảng 100.000 người, nhưng chỉ có 20% trong số đó sau khi về có việc làm ổn định [92]. Một phần là do nhiều NLĐ sau khi đi làm việc ở NN trở về không có ý định tìm việc tại các DN trong nước, mà có ý định quay trở lại nước mình đã đến làm việc (ngay cả bằng con đường bất hợp pháp), hoặc là một nước khác. Cũng không ít người "tự mãn" với số tiền kiếm được trong thời gian đi XKLĐ và cho phép mình "xả hơi" để tiêu sài số tiền đó.

Nhiều địa phương đã đưa ra định hướng sử dụng nguồn vốn từ XKLĐ để kinh doanh nhưng không mấy ai mặn mà, đầu tư cho việc học nghề lại càng ít. Như vậy, với số tiền có được, hoặc là họ sẽ xây nhà, mua xe, trả nợ, hoặc là dùng để chi tiêu hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Mặt khác, Nhà nước lại thiếu chính sách. Báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy Việt Nam đang thiếu trầm trọng LĐ tay nghề cao. Thậm chí nhiều chuyên gia còn đưa ra cảnh báo: “Trong vòng 8 đến 10 năm tới, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ nhập khẩu LĐ tay nghề cao từ các nước bạn”. Nhà nước chưa có chính sách khai thác thích đáng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sau khi XKLĐ trở về. Trong khi đó, những NLĐ đã từng đi làm việc ở NN là một nguồn nhân lực có bề dày cả về tay nghề lẫn kinh nghiệm. Họ đã quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp và được đánh giá cao. Nhưng sau khi về nước, một phần lớn đã không được làm việc ở môi trường đúng với tay nghề. Đây là một sự lãng phí lớn.

Anh Phan Văn Đình ở Tiểu khu 10, thị trấn Hoàn Lão (Bố Trạch) trước khi đi LĐ ở Libi cũng đã được đào tạo nghề thợ hàn một cách bài bản. Nhưng kể từ khi về nước đến nay, ai thuê gì thì anh làm nấy, nghề hàn cũng không được dùng đến. Nhiều NLĐ thuận lợi hơn, trong vài năm làm việc ở NN tích cóp được một khoản tiền nhất định, sau khi trả nợ, sửa sang nhà cửa, mua xe, số còn lại chỉ biết gửi ngân hàng vì không đủ để lập nghiệp như trường hợp anh Nguyễn Văn Lương (Yên Khánh, Ninh Bình). Sau 3 năm làm nghề hàn

Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam - 9


cơ khí tại Đài Loan trở về, số tiền còn lại sau khi trang trải nợ nần không đủ để anh mở xưởng làm nghề. Vì vậy, trở về Việt Nam anh Lương lại là người thất nghiệp…‌‌

Nhiều DN có nhu cầu tuyển dụng LĐ trong nước và các DN tại Việt Nam lại đánh giá cao nguồn LĐ đã từng làm việc ở NN. Ông Chang Hee Lee, chuyên gia về quan hệ LĐ và đối ngoại xã hội của Tổ chức LĐ Quốc tế (ILO) cho rằng LĐ Việt Nam đã được đánh giá tốt trong thời gian làm việc tại NN, đặc biệt là ở Hàn Quốc. Nếu xét về tính cạnh tranh, đây là nguồn LĐ tạo ra tính cạnh tranh cao hơn LĐ đã qua đào tạo nghề trong nước. Ông Lee cũng đưa ra nhận định, nếu có chính sách khai thác hợp lý, tạo ra những kênh kết nối giữa LĐ và DN có nhu cầu sử dụng, nguồn LĐ này sẽ góp phần điều hoà nguồn lực chất lượng theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá và hội nhập LĐ quốc tế.


Chương 3

NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM


3.1. Công khai, minh bạch và giảm phiền hà trong tuyển dụng lao động

3.1.1. Tăng cường việc công khai hóa các chính sách, luật pháp về xuất khẩu lao động và Hợp đồng cung ứng lao động của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho người lao động tiếp cận thị trường lao động ngoài nước, hạn chế tối đa các tiêu cực trong lĩnh vực xuất khẩu lao động

Ngày 27/11/2009, Cục quản lý LĐ ngoài nước đã khai trương Trang thông tin điện tử tại địa chỉ www.dolab.gov.vn nhằm công khai hoá và cung cấp thông tin rộng rãi tới NLĐ có nhu cầu về các thị trường, các DN XKLĐ, quy trình, thủ tục đi làm việc ở NN. NLĐ có thắc mắc cũng có thể gửi câu hỏi để Cục trả lời trên mạng. Bên cạnh đó, trang thông tin điện tử này cũng tích hợp phần mềm quản lý đối với các DN XKLĐ nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính giữa các DN và cơ quan quản lý Nhà nước, nhất là chế độ thông tin, báo cáo, đăng ký hợp đồng. Tuy nhiên, hiện nay nội dung các mục Chủ trương về XKLĐ, Đào tạo ngoại ngữ, Đào tạo kiến thức cần thiết, Thủ tục visa - hộ chiếu, Tổ chức các chuyến bay, Lao động ở nước ngoài, Lao động về nước, Thanh lý hợp đồng, Chuyển trả lao động về địa phương, Quy trình khiếu nại - tố cáo, thống kê số liệu, Công báo của Trang thông tin này vẫn còn bỏ trống. Vì vậy, Cục quản lý LĐ cần sớm hoàn thiện, cập nhật thông tin hơn nữa Trang thông tin điện tử và có thể tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến với NLĐ cả trong và ngoài nước thông qua hệ thống thông tin này.

Quý I năm 2009, Cục Quản lý LĐ ngoài nước đã biên soạn và phát hành một bộ tài liệu gồm 5 cuốn Những kiến thức cần thiết dùng cho NLĐ Việt Nam đi làm việc tại Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Macau và Ả rập Xê út nhằm trang bị những kiến thức cơ bản và rất cần thiết đối với NLĐ Việt


Nam được tuyển chọn đi làm việc ở các nước trên. Bộ tài liệu này đã cung cấp cho NLĐ những thông tin đầy đủ và chính xác về nghĩa vụ, quyền lợi của NLĐ Việt Nam khi đi làm việc ở năm nước trên theo thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước này; ngoài ra còn trang bị cho NLĐ những hiểu biết cần thiết về đất nước, con người, luật pháp và văn hoá giao tiếp của các nước này. Tuy nhiên, ngoài các thị trường truyền thống như năm nước trên, vẫn còn rất nhiều thị trường khác đang thu hút LĐ xuất khẩu của Việt Nam như Libia, Lào… và các thị trường thu nhập cao như Úc, Niu-di- lân, Canada, Phần Lan, Thụy Điển… Vì vậy, trong thời gian tới, Cục Quản lý LĐ ngoài nước cần cố gắng biên soạn và phát hành thêm nhiều tài liệu như vậy cho NLĐ Việt Nam đi XKLĐ ở tất cả các thị trường. Đây sẽ là cuốn cẩm nang hữu ích đối với mỗi NLĐ khi tham gia khóa đào tạo - giáo dục, định hướng để có thể đáp ứng được chất lượng theo qui định của phía nước ngoài.

Để tránh bị lừa đảo XKLĐ và để được tư vấn giải đáp các câu hỏi về XKLĐ, ngưòi LĐ có thể gọi tới đường dây nóng theo số: 0438249517, bấm tiếp số máy lẻ 601 hoặc 608 (giờ hành chính) hoặc truy cập địa chỉ www.dolap.gov.vn. Đây là một biện pháp thiết thực để hạn chế tối đa những tiêu cực trong hoạt động XKLĐ. Tuy nhiên, tác giả thiết nghĩ, để đường dây nóng thực sự phát huy hiệu quả, ngoài sự nỗ lực của Cục quản lý LĐ ngoài nước còn cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan truyền thông - thông tin dưới sự chỉ đạo của Trung ương. Nhờ đó, sẽ ngày càng có nhiều NLĐ biết đến và được tư vấn về XKLĐ thông qua đường dây nóng này. Hiện nay, thông tin đường dây nóng về XKLĐ mới được in trên Báo LĐ xã hội - tờ báo chuyên ngành của Bộ LĐTBXH. Vì vậy, nếu như các tờ báo đang thu hút nhiều bạn đọc như báo Nhân dân, báo Công an Nhân dân, báo LĐ , Báo NLĐ… đều dành một góc nhỏ của trang báo và các đài truyền hình, đài phát thanh trung ương và địa phương dành vài chục giây của chương trình phát sóng, phát thanh hàng ngày để thông báo về đường dây nóng thì chắc chắn


thông tin này sẽ đến được với đông đảo NLĐ, nhờ đó mà bảo vệ được lợi ích cho NLĐ một cách tối đa và góp phần hạn chế tổn thất cho xã hội.

Cách đây một năm, Đoàn TNCS Khối Dân - Chính - Đảng thành phố Hồ Chí Minh đã mở ngày hội tư vấn và hướng dẫn thủ tục hành chính cho người dân và DN lần đầu tiên tại Cung văn hóa LĐ Thành phố Hồ Chí Minh nhằm giúp người dân và DN rút ngắn thời gian làm hồ sơ mà không phải nhờ “cò” lo thủ tục thay. Trong thời gian gần đây, hàng loạt ngày hội tư vấn thủ tục hành chính như vậy diễn ra ở nhiều quận, huyện. Đội tình nguyện với những cán bộ trẻ của các sở, ngành đã dành ngày nghỉ cuối tuần xuống tận cơ sở cùng giải quyết hồ sơ tồn đọng. Trong tháng thanh niên năm 2009, Đoàn TNCS khối Dân - Chính - Đảng TP HCM phối hợp với các quận - huyện đoàn tổ chức các buổi tuyên truyền, tư vấn, giải đáp thắc mắc và giải quyết cho người dân về các thủ tục hành chính có liên quan cấp đổi hộ chiếu phổ thông, XKLĐ, cấp phép xây dựng, cấp chủ quyền sở hữu nhà ở… Trên cơ sở đó, một trung tâm tư vấn thủ tục hành chính miễn phí từ ý tưởng của Đoàn khối cũng đang chuẩn bị ra đời tại quận Tân Bình. Trung tâm do các bạn trẻ đang công tác trong các sở ngành Tp HCM tình nguyện làm thêm vào thứ Bảy, Chủ nhật để tư vấn những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, trong đó có các thủ tục về hoạt động XKLĐ và nhận cả tư vấn qua internet, đường dây nóng. Lực lượng tình nguyện trẻ này nếu được nhân rộng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước sẽ hỗ trợ các địa phương giải quyết hồ sơ tồn đọng, hình thành quy trình giải quyết nhanh nhất và có lợi nhất cho người dân [71].

3.1.2. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính gây phiền hà cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người lao động trong tuyển chọn lao động xuất khẩu

Thời gian qua nhiều đơn vị, địa phưong đã thực hiện đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho cá nhân và các DN XKLĐ. Điển hình như lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng


Nam đã áp dụng nhiều cách làm sáng tạo trong công tác tiếp và giải quyết các thủ tục giấy tờ theo nhu cầu của nhân dân. Đơn vị duy trì thường xuyên việc tiếp công dân vào sáng thứ 7 hàng tuần nên nhu cầu xin cấp giấy chứng minh nhân dân (CMND) không bị tồn đọng. Đồng thời, yêu cầu cấp mới đột xuất CMND cho đối tượng là người dân tộc thiểu số có nhu cầu XKLĐ nhưng chưa có giấy CMND cũng được nhanh chóng giải quyết. Thời gian hẹn trả CMND được rút ngắn so với trước, từ 30 ngày xuống 15 ngày [107]..

Quy trình, thủ tục cấp Hộ chiếu theo Nghị định 136/2007/NĐ- CP, Thông tư 27/2007/TT - BCA có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2007 đã được đơn giản, người dân dễ thực hiện. Từ khi thực hiện Nghị định 136/2007/N Đ - CP, thời gian cấp hộ chiếu chỉ còn 8 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Tuy nhiên, nếu người dân có nhu cầu cấp bách cần cấp hộ chiếu gấp thì sẽ được xem xét cấp trong vòng từ 2 - 3 ngày làm việc. Cụ thể, người đi NN để chữa bệnh nếu có giấy tờ chỉ định của bệnh viện cấp thành phố hoặc bệnh viện Trung ương; người có thân nhân ruột thịt ở NN bị tai nạn, bệnh tật, chết cần phải đi gấp để giải quyết, nếu có giấy tờ chứng minh những việc đó; cán bộ, công chức, viên chức và người đang công tác trong lực lượng vũ trang, nếu có văn bản của thủ trưởng cơ quan nơi người đó công tác. Tuy nhiên, điểm mới khác có tính cải tiến mạnh, giảm phiền hà cho người dân khi có nhu cầu cấp hộ chiếu đang được thực hiện tại thành phố Cần Thơ là bỏ thủ tục xác nhận của công an xã, phường vào tờ khai cấp hộ chiếu. Hồ sơ cấp hộ chiếu lần đầu gồm: 1 tờ khai theo mẫu qui định (không cần xác nhận của công an xã, phường) và ảnh theo đúng qui định về kích cỡ, phông nền. Việc xác nhận vào tờ khai chỉ áp dụng đối với trẻ em dưới 14 tuổi (vì giấy khai sinh không thể hiện hình ảnh) và tờ khai đối với người xin cấp hộ chiếu qua đường bưu điện. Vấn đề cấp hộ chiếu cũng không căn cứ vào việc người được cấp có đi NN hay không, nếu có nhu cầu và hồ sơ đầy đủ thì Phòng Quản lý xuất nhập cảnh PA 18, Công an Cần Thơ sẽ tiếp nhận hồ sơ đề nghị Cục quàn lý xuất


nhập cảnh (Bộ Công an) cấp. Những qui định thông thoáng về cấp hộ chiếu cả về thời gian, thủ tục đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người XKLĐ và cả những người dân dù hiện tại chưa có nhu cầu đi NN cũng nộp đơn xin cấp hộ chiếu [81].

3.2. Phối hợp giữa các cơ quan hữu trách để hoàn thiện việc đào tạo cho người đi xuất khẩu lao động

Năng lực cạnh tranh của LĐ đi làm việc ở NN phụ thuộc vào năng lực hoạt động của các DN XKLĐ và chất lượng nguồn LĐ. Muốn nâng cao năng lực của các DN XKLĐ trước mắt nhà nước cần có những cải cách trong việc cấp phép và quản lý các DN. Nhà nước cần kiểm tra bằng cấp, chứng chỉ và sát hạch trình độ nhân sự của DN, điều kiện tác nghiệp... rồi mới cấp phép hoạt động. Mặt khác, Nhà nước cần hỗ trợ các DN XKLĐ trong việc phát triển thị trường và đầu tư vào đào tạo nhân lực cho thị trường LĐ quốc tế. Các DN XKLĐ hoạt động trong cơ chế mới chưa lâu, còn nhỏ bé về cơ sở vật chất, tài chính và thiếu kinh nghiệm thâm nhập thị trường LĐ thế giới. Nhà nước cần đầu tư xây dựng và phát triển một số Trường, Trung tâm đào tạo điểm nguồn LĐ của nhà nước tại các khu vực, không nên để DN tự tiến hành đào tạo một cách manh mún như hiện nay, gây tốn kém cho bản thân DN mà hiệu quả đào tạo-giáo dục cũng vẫn không đảm bảo. Trên cơ sở đó, DN phải chủ động phối hợp với các Trường, Trung tâm đào tạo nghề trong việc chuẩn bị nguồn LĐ đáp ứng được cả về trình độ nghề nghiệp, ngoại ngữ đến tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật đi làm việc ở NN.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết giữa các DN và địa phương để có nguồn LĐ đáp ứng thị trường; Nhà nước hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu việc làm và các chương trình, dự án khác để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn LĐ…

Trong đào tạo, cần khuyến khích NLĐ có ý thức tự trang bị các kiến thức về trình độ nghề nghiệp, ngoại ngữ, phong tục tập quán và luật pháp

Xem tất cả 151 trang.

Ngày đăng: 03/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí