Số Lượng Lao Động Tỉnh Sơn La Đi Xuất Khẩu Lao Động Trong Giai Đoạn 2017 - 2019


Việc tổ chức tập huấn và hội thảo trực tiếp tại các cơ sở góp phần củng cố và nâng cao kiến thức cho đoàn viên thanh niên trong sản xuất gắn với bảo vệ môi trường một cách bền vững, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và đoàn thanh niên.

Ngoài các nghề kể trên, Trung tâm đào tạo nghề thành phố Sơn La còn đào tạo một số nghề truyền thống như mây tre đan, dệt thổ cẩm, may trang phục dân tộc ở khu vực phường Chiềng Sinh, Công ty Cơ khí tỉnh Sơn La hằng năm cũng đào tạo cho hàng trăm thanh niên lái xe có đủ điều kiện tham gia lưu thông trên đường bộ.

Mặc dù đã có những hoạt động đào tạo nghề, nhưng công tác đào tạo nghề và dạy nghề cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La còn nhiều bất cập, các chương trình mục tiêu về hướng nghiệp trên địa bàn thành phố còn đơn lẻ, dàn trải, dẫn đến có hiện tượng thanh niên sau khi đào tạo nghề vẫn không tìm được việc; bản thân chính các trung tâm đôi khi cũng bị động trong việc tìm kiếm thông tin cần thiết để điều chỉnh những nội dung giảng dạy cho phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng lao động khác nhau; ngành nghề đào tạo chưa thực sự đa dạng, chưa đáp ứng nhu cầu người học nghề; thiếu đội ngũ giáo viên giảng dạy, trình độ không cao, thiếu trang thiết bị dạy học và thực hành. Các tiêu chí yêu cầu điểm trung bình còn thấp chưa đạt được 2,5/5.

2.3.2.3. Chính sách về xuất khẩu lao động cho thanh niên

Bảng 2.8. Số lượng lao động tỉnh Sơn La đi xuất khẩu lao động trong giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị: người

Quc gia

2017

2018

2019

Trung bình

Tổng cộng

Nhật Bản

53

58

65

59

176

Đài Loan

20

24

25

23

69

Hàn Quốc

12

14

14

14

41

Các nước khác

0

2

13

5

15

Tổng

86

98

117

100

301

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Chính sách tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La - 9

Nguồn: Chi chục thống kê thành phố Sơn La


Nhận thấy việc XKLĐ vừa có thể giải quyết được tình trạng thất nghiệp đồng thời còn tạo ra thu nhập cao và ổn định cho những người, những gia đình có người XKLĐ, UBND thành phố Sơn La đã phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các sở, ngành chức năng để tổ chức quán triệt và triển khai công tác XKLĐ, thực hiện kế hoạch mở rộng và nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu giai đoạn tới năm 2020 của UBND tỉnh Sơn La.

Theo đó, trong vòng 3 năm (2017 - 2019), trên địa bàn thành phố Sơn La có trên 301 thanh niên tham gia XKLĐ, chủ yếu là các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…

Mục tiêu của chính sách XKLĐ là tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng tay nghề, ngoại ngữ, sức khỏe, ý thức tổ chức kỷ luật để XKLĐ. Về cơ chế, chính sách đối với thanh niên: Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tư vấn giúp thanh niên lựa chọn thị trường phù hợp; hoàn thiện thủ tục, hồ sơ XKLĐ; vay vốn; làm hộ chiếu thuận lợi, nhanh gọn, chi phí đúng mức; Các Ngân hàng chuyên doanh có kế hoạch dành đủ vốn, đồng thời cải tiến thủ tục cho vay vốn nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thanh niên khi đã có hợp đồng đi XKLĐ. Đối với Doanh nghiệp XKLĐ: Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp XKLĐ có khả năng, uy tín đặt văn phòng đại diện tại một số địa phương, một số cơ sở đào tạo nghề để tư vấn tuyển chọn lao động. Đối với cơ sở dạy nghề, dạy ngoại ngữ cho thanh niên: Mở rộng, nâng cao số lượng, chất lượng đào tạo; tăng cường đầu tư trang thiết bị, lựa chọn đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài; Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, chuẩn bị đủ nguồn lao động có chất lượng cho việc XKLĐ trước mắt và lâu dài.


Từ năm 2017 đến nay, thị trường XKLĐ Nhật Bản rất phát triển. Năm 2017, số lượng thanh niên xuất khẩu tại thị trường Nhật Bản chiếm trên 30% trên tổng số lao động xuất cảnh của toàn thành phố. Số lao động đang làm việc tại Nhật Bản những năm gần đây mỗi năm chuyển về một số tiền tương đối lớn, chiếm trên 50%/tổng số tiền mà các lao động đi XKLĐ tất cả các nước gửi về trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Còn thị trường Đài Loan vẫn chiếm số lượng lao động lớn nhất, nhưng mấy năm gần đây thị trường này không tăng tốc được như các năm trước, vì thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan hiện nay đã bão hòa do mức chi phí đi tương đối cao (khoảng trên 150 triệu/người), và thu nhập thực lại không thay đổi nhiều.

Bảng 2.9. Số lượng lao động thanh niên thành phố Sơn La đi xuất khẩu lao động trong giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính: người


Quc gia

2017

2018

2019

Trung bình

Tổng cộng

Nhật Bản

16

17

19

18

53

Đài Loan

6

7

7

7

21

Hàn Quốc

4

4

4

4

12

Các nước khác

0

1

4

2

5

Tổng

26

30

35

30

90

Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Sơn La

Ta thấy được số lượng thanh niên trên địa bàn thành phố tham gia xuất khẩu lao động là chưa cao, mặc dù chiếm khoảng 1/3 số lượng lao động xuất khẩu lao động của toàn tỉnh nhưng số lượng vẫn còn thấp; tập trung chủ yếu ở thị trường lao động Nhật Bản.

Thị trường Hàn Quốc thì hầu như vẫn không mở cửa, hiện nay chỉ có một số thanh niên đã đi Hàn Quốc trước đây và về đúng hạn theo hợp đồng, thì còn có khả năng đi được theo chương trình EPS (Thỏa thuận giữa bộ Thương binh và Xã hội VN và Bộ Việc làm và Lao động (Hàn Quốc) là lấy


lại các lao động đã từng sang làm việc tại Hàn Quốc mà không trốn ra ngoài khi hết hợp đồng thì về đúng hạn) mà phía chính phủ Hàn Quốc cho phép. Số lao động này và số lao động còn ở lại Hàn Quốc mỗi năm chuyển về cho các gia đình Sơn La khoảng trên 10 tỷ đồng.

Ngoài ra còn các thị trường mới như Singapore, Algeria… trong đó thị trường Singapore đang được các chuyên gia đánh giá rất cao. Khả năng các năm tiếp theo thị trường XKLĐ Singapore sẽ là thị trường trọng điểm của lao động Việt Nam.

Trong kế hoạch giải quyết việc làm cho thanh niên giai đoạn 2020 - 2025, công tác XKLĐ được coi là nhiệm vụ quan trọng của tỉnh nói chung và thành phố Sơn La nói riêng. Các phòng ban chuyên môn, Mặt trận tổ quốc và doanh nghiệp dưới sự giám sát của UBND, HĐND các cấp tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển thị trường XKLĐ theo hướng duy trì các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Đài Loan, … đồng thời khai thác và mở rộng các thị trường mới nhiều tiềm năng như Nhật Bản, các nước thuộc khu vực Trung Đông… là một trong những yêu cầu của kế hoạch.

Bảng 2.10. Kết quả điều tra về thực trạng chính sách về xuất khẩu lao động của thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La

Đơn vị tính: %

STT

Tiêu chí

1

2

3

4

5

Điểm TB

1

Các lớp học tiếng được mở đem lại hiệu quả cao

21

18

21

22

18

2,98

2

Các thông tin về việc làm, XKLĐ nước ngoài được công khai trên các phương tiện thông tin

đại chúng


20


19


17


12


32


2,17

3

Thanh niên được tư vấn định hướng nghề

nghiệp khi XKLĐ phù hợp với trình độ

18

17

16

29

20

3,16

4

Thanh niên được hỗ trợ vay vốn ban đầu để

sang nước ngoài lao động

11

12

37

27

13

3,19

(1 – Hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Bình thường; 4 – Đồng ý; 5 – Rất đồng ý)

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra


Thông qua kết quả điều tra thì thực trạng chính sách XKLĐ trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La cụ thể như sau:

- Các lớp ngoại ngữ phục vụ cho nhu cầu của thanh niên, Bên cạnh các lớp học ngoại ngữ riêng biệt, các đoàn viên thanh niên còn được học ngoại ngữ miễn phí bằng cách lồng ghép vào các chuyên mục dạy nghề. Tuy nhiên, công tác đào tạo ngoại ngữ.. cho thanh niên còn chưa đảm bảo chất lượng do trình độ của giáo viên còn hạn chế, giáo trình biên soạn chưa phù hợp. Vì thế, điểm số đạt được là: 2,98/5.

- Các thông tin về XKLĐ được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Một số cán bộ địa phương có năng lực làm việc thấp, không nhạy bén trong mọi hoạt động; Các Trung tâm giới thiệu việc làm, đào tạo nghề trên địa bàn thành phố chưa thực sự chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách XKLĐ, thông tin cho thanh niên; Bên cạnh đó năng lực hoạt động của một số đơn vị làm công tác xuất khẩu về làm việc với địa phương còn hạn chế. Chủ yếu những đơn vị này làm dịch vụ xuất khẩu gián tiếp, quy trình thủ tục còn phiền hà, tiêu cực gây khó khăn cho thanh niên, điểm số đạt thấp: 2,17/5.

- Các thanh niên được tư vấn hỗ trợ nghề nghiệp và có hướng đi đúng trong vấn đề tìm kiếm việc làm cho bản thân, vì thế, điểm số: 3,16/5. Bên cạnh đó, một số cơ sở dạy nghề đã hợp tác với một số công ty XKLĐ trong đào tạo, tư vấn, tuyển dụng nguồn lao động tại địa phương góp phần đem lại hiệu quả cao khi đưa lao động ra nước ngoài làm việc.


Bảng 2.11. Chính sách ưu đãi tại các ngân hàng cho thanh niên đi XKLĐ

STT

Ngân hàng

Đối tượng vay

Chính sách ưu đãi

1

Ngân hàng chính sách xã hội

thành phố Sơn La

Đối tượng đi vay phải thuộc diện chính sách (con thương binh, liệt sĩ, con anh hùng,..)

Cho vay tối đa 80% số tiền cần

thiết trong hợp đồng XKLĐ. Thời hạn vay vốn: bằng thời hạn hợp đồng XKLĐ. Lãi suất: 0,5%

/tháng.

2

Ngân hàng nông nghiệp và phát

triển nông thôn (AgriBank)

Bất kỳ ai có nhu cầu đi XKLĐ sẽ được hỗ trợ cho vay

Cho vay 60% chi phí ghi trong hợp đồng. Thời hạn được vay: Tối đa bằng với thời gian ghi trong hợp đồng XKLĐ. Lãi suất: Cố định và được tính theo lãi suất tại thời điểm hiện tại.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hiện nay, để hỗ trợ cho các thanh niên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Sơn La có cơ hội đi XKLĐ, thành phố đã có chủ trương phối hợp với các ngân hàng cho vay vốn với lãi suất hết sức ưu đãi. Cụ thể đó là hai ngân hàng: Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Sơn La, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Mỗi ngân hàng đều có những quy định ưu đãi về lãi suất.

Năng lực làm việc thấp, không nhạy bén trong mọi hoạt động; Các Trung tâm giới thiệu việc làm, đào tạo nghề trên địa bàn thành phố chưa thực sự chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách XKLĐ, thông tin cho thanh niên; Bên cạnh đó năng lực hoạt động của một số đơn vị làm công tác xuất khẩu về làm việc với địa phương còn hạn chế. Chủ yếu những đơn vị này làm dịch vụ xuất khẩu gián tiếp, quy trình thủ tục còn phiền hà, tiêu cực gây khó khăn cho thanh niên.


2.4. Đánh giá chung về chính sách về việc làm của thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La

2.4.1. Thành công

Chính sách giải quyết việc làm cho người thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La, bước đầu đã đạt được những thành tự đáng ghi nhận:

- Số người có việc làm mới sau quá trình thực hiện các chính sách giải quyết việc làm gia tăng. Cơ cấu lao động cũng chuyển đổi phù hợp theo cơ cấu chuyển dịch các ngành kinh tế: gia tăng tỷ lệ thanh niên làm việc trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Thu nhập bình quân đầu người trên toàn thành phố không ngừng tăng lên tính theo bình quân chung và tính theo từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể.

- Tỷ trọng thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp giảm dần so với tổng thu nhập, tuy nhiên, giá trị thì lại tăng lên. Nông nghiệp ngày càng phát triển hoàn thiện, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thay đổi bộ mặt nông thôn.

- Với thu nhập cao hơn, đời sống người thanh niên ngày càng ổn định, hệ thống điện, đường làng ngõ xóm được mở rộng, làm mới; trạm y tế xã, trường học trên địa bàn cũng được sửa sang, xây mới, trang bị nhiều máy móc, đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy. Truyền hình cáp, mạng Internet cũng được phủ sóng khắp thành phố để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân.

- Công tác đào tạo nghề được UBND thành phố hết sức quan tâm và đẩy mạnh. Các ngành nghề đào tạo được mở rộng hơn, đáp ứng nhu cầu học nghề của thanh niên.


- Việc thực hiện chính sách XKLĐ những năm qua đã giải quyết nhu cầu cho một bộ phận lớn lao động tại địa phương, đem lại nguồn thu nhập khổng lồ

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Đối với việc ban hành, tổ chức triển khai và thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La

- Việc ban hành và tổ chức triển khai thực hiện chính sách còn nhiều bất cập như: Việc cập nhật các văn bản còn nhiều hạn chế, chậm trễ trong việc thực hiện chính sách. Nguyên nhân này xuất phát từ trình độ năng lực của các bộ chuyên môn chưa cao, chính bản thân những cán bộ này còn chưa bắt kịp được với tác phong làm việc công nghiệp dẫn tới sự chẫm trễ trong việc thực hiện triển khai chính sách.

- Các đoàn viên thanh niên chưa được tiếp cận nhiều và biết nhiều về các chủ trương chính sách của tỉnh nói chung và thành phố Sơn La nói riêng về vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên. Nguyên nhân là do công tác phổ biến, tuyên truyền các văn bản, chính sách quản lý do chính quyền địa phương thực hiện còn yếu kém. Bên cạnh đó, năng lực của các cán bộ làm công tác ban hành chính sách và tiếp xúc người dân còn nhiều hạn chế.

Đối với chính sách tín dụng

Hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi tín dụng chưa cao. Hạn chế này xuất phát từ nguyên nhân người nông dân khi vay vốn chưa được tự vấn, định hướng ngành nghề kinh doanh sao cho phù hợp với bản thân; Công tác tuyên truyền, giải thích cho người nông dân hiểu về các chính sách ưu đãi tín dụng còn nhiều bất cập, điều này xuất phát từ chính sự hạn chế năng lực của cán bộ thực hiện cho vay vốn.

Đối với chính sách đào tạo nghề

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 03/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí