Đào Tạo, Giáo Dục Định Hướng Cho Người Lao Động Chưa Đáp Ứng Yêu Cầu Của Thị Trường Nước Ngoài


xác nhận của Công an phường, nên không xác nhận vào tờ khai cho dân. Khi người dân mang hồ sơ đến nộp, do chưa đủ thủ tục nên Phòng Quản lý xuất nhập cảnh PA 18, CA thành phố Cần Thơ không tiếp nhận và yêu cầu người dân bổ sung xác nhận của Công an phường vào tờ khai. Điều này đã làm mất thời gian của người dân. Người dân còn than phiền về việc hướng dẫn chưa rõ ràng, cụ thể về việc lập hồ sơ cấp hộ chiếu, nhất là quy định về phông ảnh, kích cỡ ảnh của người được cấp hộ chiếu khiến người dân phải chụp lại nhiều lần [81].



. Trước đây, họ chỉ cần khám sức khỏe ở bệnh viện địa phương, nhưng với yêu cầu mới của Malaysia có hiệu lực vào ngày 14/7/2004, NLĐ phải đến các bệnh viện ở Hà Nội: Saint Paul, Hồng Ngọc, Hà Nội, Giao thông vận tải, Tràng An (đối với phía Bắc) và TP.HCM: Chợ Rẫy, Thống Nhất, Columbia, Nhân dân Gia Định, Nguyến Tri Phương, Nhân dân, 115 (với phía Nam) để thực hiện việc khám bệnh [94]. Hiện nay, NLĐ đi XKLĐ ở Đài Loan cũng phải đến khám bệnh tại 6 bệnh viện được chỉ định riêng: Bạch Mai, đa khoa tư nhân Tràng An, Giao thông Vận tải 1 (đối với phía Bắc) và TP.HCM: Chợ Rẫy, Thống Nhất, (với phía Nam) và bệnh viện Trung ương Huế để thực hiện việc khám bệnh (Xem Phụ lục 1). Việc này gây ra khá nhiều rắc rối, vừa tốn tiền bạc, công sức của NLĐ mà đa phần họ đều có hoàn cảnh khó khăn, ở các vùng nông thôn xa xôi; vừa kéo dài thời gian làm thủ tục.

(

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

-


Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam - 7

, việc thu lệ phí lý lịch


tư pháp với tổng số tiền thu được là trên 4,6 tỷ đồng nhưng, Thanh tra Chính phủ phát hiện chưa có nội dung chi nào từ khoản thu này [73]. Việc này thể hiện khoản thu lệ phí lý lịch tư pháp là không thực tế, mặc dù ngày 14-5- 2008, Bộ LĐTB-XH đã có quyết định bỏ khoản thu này

.

2.2.2. Đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường nước ngoài

Trong thời gian qua công tác đào tạo nguồn LĐ của ta tuy đã có những tiến bộ nhưng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường về kỹ thuật, tay nghề, LĐ qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 29%. Đó là nguyên nhân tạo ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu, thừa LĐ phổ thông, nhưng thiếu LĐ có kỹ năng cao. Mặt khác, NLĐ Việt Nam lại yếu ngoại ngữ, thiếu hiểu biết về luật pháp, kiến thức công nghệ thông tin, yếu sức khỏe. Bất lợi này đã và đang dẫn đến xu hướng bị ép giảm giá cả LĐ trên thị trường trong nước và quốc tế. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là do:

2.2.2.1. Giáo dục định hướng còn bị coi nhẹ, đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường nước ngoài, nhất là những ngành nghề mà thị trường lao động quốc tế đang thiếu hụt nhân lực.

Sau khi trúng tuyển, LĐ được tham gia học ngoại ngữ và nâng cao tay nghề và giáo dục định hướng để được trau dồi kỹ năng thực hành nghề, khả năng giao tiếp, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tìm hiểu văn hoá, phong tục tập quán của nước mà NLĐ sẽ đến làm việc. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo của DN XKLĐ chủ yếu mới đào tạo ngoại ngữ còn giáo dục định hướng vẫn bị coi nhẹ. Một số ít DN có trường dạy nghề nhưng cũng không thể đào tạo được nhiều nghề để đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường. Mặt khác, tuyệt đại bộ phận NLĐ khi có nguyện vọng


đi làm việc ở NN đều muốn đi bằng con đường nhanh nhất. Họ không đủ kiên trì và không thể tự túc kinh phí để theo học một khóa chính quy 12 - 24 tháng.

Các cơ sở dạy nghề (không thuộc DN XKLĐ) trong những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và tiến bộ bước đầu về chất lượng đào tạo nhưng ngoài một số trường và trung tâm lớn, phần đông chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường cả về nghề, cấp độ và công nghệ cần đào tạo như chuyên ngành thợ hàn 3G, 6G... Có trường hợp, DN XKLĐ phối hợp với một trung tâm đào tạo để tuyển đối tượng đã được học nghề trong 16 tháng, nhưng cả 60 người tham dự vẫn không tuyển được người nào. Trong khi nhiều sinh viên, kỹ sư có năng lực nhưng lại thiếu thông tin về chương trình này. Trước khi Bộ LĐ-TB&XH cho phép triển khai Đề án “Thí điểm đặt hàng đào tạo LĐ xuất khẩu” vào quý IV năm 2008 với mục tiêu cung cấp LĐ xuất khẩu có chất lượng, theo nhu cầu thị trường thay vì chỉ dựa vào nguồn nhân lực sẵn có và ít được đào tạo như thời gian qua, để tạo được “đầu vào” các DN XKLĐ đã phải áp dụng cách làm kiểu “giật gấu vá vai”: đầu tư máy móc, thiết bị, xây dựng trung tâm giảng dạy riêng rồi mời chuyên gia NN đào tạo lại những người đã được đào tạo tại các trường ở trong nước. Tuy nhiên, tỷ lệ LĐ vượt qua được các kỳ thi tuyển cũng chỉ từ 50-60%”.

Những sự khác biệt quá lớn về phong tục, tập quán thường gây khó khăn cho NLĐ và đôi khi gây ra mâu thuẫn giữa chủ sử dụng LĐ và người làm thuê. Trong trường hợp này, vai trò của giáo dục định hướng rất quan trọng. Nó góp phần hạn chế tới mức thấp nhất những mâu thuẫn có thể xảy ra. Chẳng hạn, đối với thị trường Trung Đông là các nước theo đạo hồi, có phong tục tập quán hoàn toàn khác biệt so với Việt Nam, thì công tác giáo dục định hướng là không thể bỏ qua. Do chưa làm tốt khâu này mà trong thời gian qua đã xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc, như NLĐ Việt Nam trêu ghẹo phụ nữ Đạo hồi, ăn cắp tài sản của chủ sử dụng lao động, ăn trộm thú vật, thực vật


của người dân xung quanh nhà máy, nấu rượu, đánh nhau, biểu tình, đình công, tai nạn giao thông…

2.2.2.2. Đào tạo ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng chưa đạt yêu cầu

Mặt bằng ngoại ngữ của LĐ Việt Nam hiện nay kém xa so với các nước XKLĐ khác trong cùng khu vực Đông Á như Trung Quốc, Thái Lan, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a và Băng-la-đét. Sự yếu kém này là do cả một hệ thống, bắt nguồn từ nền giáo dục nước nhà còn khó khăn, công tác đào tạo ngoại ngữ cho học sinh mới chỉ chú trọng ở các tỉnh, thành phố lớn. Nếu nhìn ở góc độ hẹp hơn thì các DN XKLĐ chưa thực sự chú trọng công tác đào tạo ngoại ngữ, nhiều DN đào tạo rất qua loa. Chẳng những thế, còn xảy ra tình trạng gian lận, thi hộ ngoại ngữ như báo chí đã nêu. Ngày 25/4/2010, công an phường Dịch Vọng Hậu đã khám phá đường dây thi hộ tiếng Hàn để đi XKLĐ, trong đó có ông Đỗ Lê Hoàng - Trưởng phòng Kế toán Trung tâm LĐ ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH [93].

Kết cục là khi NLĐ đến xứ sở mới hoàn toàn xa lạ không có khả năng giao tiếp, nhiều sự cố phát sinh do bất đồng ngôn ngữ, phải chờ DN cử đại diện đến để giải quyết. Trong khi NLĐ của các nước khác hoàn toàn tự giải quyết những việc tương tự. Có trường hợp NLĐ Việt Nam đánh nhau với NLĐ nước khác, khi các nhà chức trách địa phương tra hỏi thì người Việt Nam không trả lời được, còn người nước ngoài đã bào chữa cho mình và đổ hết lỗi cho NLĐ Việt Nam. Hoặc những trường hợp chủ sử dụng LĐ trả lương không thỏa đáng hay đối xử bất công thì NLĐ Việt Nam thường không biết cách nào khác hơn là đình công để đòi quyền lợi, mà không thể đề đạt nguyện vọng có tình có lý đối với chủ sử dụng.

Các thị trường mới có thu nhập cao đang được mở ra, hứa hẹn nhiều việc làm hấp dẫn cho NLĐ Việt Nam như: Phần Lan, Mỹ, Úc, Ca-na-da, Niu- di-lân, Bồ Đào Nha… Tuy nhiên, các thị trường này lại cần LĐ lành nghề,


giỏi tiếng Anh. Ví dụ, muốn có visa vào Úc làm việc, NLĐ phải có kỹ năng nghề cao, kinh nghiệm làm việc thực tế, được đào tạo có cơ quan chức năng của Úc kiểm tra, cấp chứng chỉ nghề và phải đạt trình độ tiếng Anh 5.0 điểm IETS trở lên. Đây quả là một yêu cầu khá cao so với trình độ của NLĐ Việt Nam. Hay theo như yêu cầu của phía Canada, để được cấp phép lao động vào làm ngành xây dựng, NLĐ phải đạt được chuẩn tiếng Anh IELTS 5.5 hoặc 6.0 [97].

Tại sàn giao dịch việc làm lần thứ 7 được tổ chức tại Trung tâm giới thiệu việc làm Cần Thơ vào sáng 10/11/2009, các nhà tuyển dụng cần 200 NLĐ sang làm việc tại một số nước ở châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan… với mức lương khá cao từ 15-20 triệu đồng/tháng, nhưng chỉ tuyển được khoảng 10 hồ sơ.

Một trong những nguyên nhân chính của tình hình trên là do hệ thống giáo dục và đào tạo nghề của Việt Nam hiện nay vẫn còn quá nặng về lý thuyết, ít gắn với thực tế, thiếu các giáo cụ trực quan hiện đại để thực hành nên chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), trong 2 năm trở lại đây, năng lực cạnh tranh tổng hợp của Việt Nam liên tiếp giảm thứ hạng, từ 68/131 năm 2007 xuống 70/134 năm 2008 và 75/133 năm 2009. Trong đó, năng lực cạnh tranh của Việt Nam xét theo chỉ tiêu giáo dục bậc cao vẫn bị đánh giá thấp, xếp hạng 98/134 năm 2008 và 92/133 năm 2009 [66] và chất lượng của hệ thống giáo dục xếp thứ 120 trên tổng số 130 quốc gia được xếp hạng [24]. Mặt khác, giữa cơ sở dạy nghề với DN XKLĐ chưa có sự gắn kết chặt chẽ, hợp tác chiến lược.

2.2.3. Hỗ trợ kinh phí và cho vay vốn đối với người lao động đạt hiệu quả thấp

Trước khi đi làm việc ở NN, NLĐ phải bỏ ra một khoản chi phí gồm: chi phí làm hộ chiếu, khám sức khỏe, hồ sơ thủ tục xuất cảnh, đào tạo - giáo


dục định hướng, học ngoại ngữ, bổ túc tay nghề, tiền vé máy bay, lệ phí sân bay, phí dịch vụ cho DN XKLĐ và phí môi giới trả cho NN. Những khoản chi phí trên không phải là nhỏ, nhất là với những NLĐ nghèo. So với các nước cùng khu vực Đông Nam Á, NLĐ Việt Nam đi làm việc ở NN đang phải gánh chịu chi phí cao nhất. Tình trạng DN XKLĐ thu phí tràn lan, lạm thu, trục lợi đã đẩy chi phí lên cao. Luật về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở NN theo hợp đồng và các văn bản pháp luật hiện hành quy định cụ thể chi phí NLĐ đi làm việc ở NN theo từng thị trường. Thế nhưng, chi phí thực tế mà họ bỏ ra thường cao hơn nhiều lần so với quy định. Ở Đài Loan, thị trường NLĐ bị thu vô tội vạ nhất với khoản chi phí môi giới từ 3.000 - 4.000 USD/người, cao gấp đôi quy định. Nếu cộng phí dịch vụ, lý lịch tư pháp, khám sức khỏe, tiền vé máy bay, lệ phí visa, chi phí đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cần thiết... thì tổng chi phí NLĐ nộp trước khi sang Đài Loan khoảng 6.000 - 7.000 USD/người. Với mức chi phí này, phải mất một nửa thời hạn làm việc theo hợp đồng, NLĐ mới tích lũy được thu nhập để bù đắp chi phí. Ở thị trường Nhật Bản, theo quy định của nước này, LĐ nước ngoài vào Nhật Bản theo chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật (gọi chung là chương trình tu nghiệp sinh - TNS) được chủ sử dụng LĐ đài thọ một lượt vé máy bay, chi phí đào tạo ngoại ngữ, nơi ở, chu cấp dụng cụ sinh hoạt... Nhưng thực tế, để được sang Nhật Bản, chi phí một LĐ phải bỏ ra khoảng 90 triệu đồng; chưa kể khoản tiền bảo lãnh hoặc tiền thế chấp, giấy tờ nhà đất thế chấp... trị giá từ 150 triệu đến 200 triệu đồng. Ở thị trường khác, nhất là thị trường mới, NLĐ phải nộp mức phí cao ngất ngưởng. Mức thu một LĐ sang thị trường Canada, Úc hiện đang được các DN XKLĐ áp dụng xấp xỉ 200 triệu đồng/người, trong đó chỉ riêng phí môi giới đã hơn 5.000 USD. Ở Mỹ, chi phí này lên đến khoảng 13.000 -

15.000 USD, trong đó phí môi giới từ 8.000 - 10.000 USD/người, tùy đơn hàng. Trong khi đó, trên 90% LĐ Việt Nam đi làm việc ở NN là LĐ nghèo, khó lo được khoản chi phí ấy. Từ năm 2007 đến nay, cả nước chỉ có khoảng 300 người được


đưa sang ba thị trường mới nói trên và hằng năm chỉ có khoảng 70.000 LĐ Việt Nam ra NN làm việc, trong khi quốc gia ở cạnh chúng ta là Phi-lip-pin có tới 1 triệu người đi XKLĐ mỗi năm [83].

Do đó, Nhà nước đã ban hành các chính sách hỗ trợ và cho NLĐ vay vốn trước khi tham gia XKLĐ:

- Hỗ trợ và cho vay vốn trước khi đi làm việc ở NN

+ Hỗ trợ kinh phí: Nhà nước trích ngân sách từ Quỹ xóa đói giảm nghèo, Quỹ hỗ trợ XKLĐ, Quỹ giải quyết việc làm từ chương trình việc làm quốc gia để cấp một phần hoặc toàn bộ chi phí học ngoại ngữ, học nghề, giáo dục định hướng hoặc trả khoản lãi tiền vay cho NLĐ thuộc đối tượng chính sách, người nghèo hoặc LĐ ở vùng khó khăn về kinh tế. Mức hỗ trợ từ 50 - 100% học phí phải trả theo quy định cho từng đối tượng chính sách. Năm 2009, Chính phủ đã phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020. Nhà nước sẽ đầu tư 4,715 tỷ đồng cho Đề án để hỗ trợ NLĐ cư trú dài hạn tại 61 huyện nghèo nhất nước, các cơ sở dạy nghề cho LĐ xuất khẩu. Các chính sách hỗ trợ sẽ gồm hỗ trợ LĐ bổ túc văn hoá, học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết để tham gia XKLĐ... NLĐ thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức, các đối tượng còn lại thuộc 61 huyện nghèo được hỗ trợ 50% học phí trên.

+ Cho vay vốn: Theo chính sách hiện hành, NLĐ sau khi ký hợp đồng đi làm việc ở NN đều được vay vốn theo các Quyết định: 440/2001/QĐ- NHNN, 373/2003/QĐ-NHNN, 365/2004/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước tại các ngân hàng thương mại, ngoài ra các đối tượng chính sách và người nghèo còn được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội không phải thế chấp tài sản. Theo Quyết định số 71/2009/QĐ - Ttg, NLĐ ở 61 huyện nghèo nhất sẽ được vay tín dụng ưu đãi với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng chính sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi XKLĐ; các


cơ sở dạy nghề cho XKLĐ cũng được vay vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư tăng qui mô đào tạo…

- Hỗ trợ gia đình NLĐ xuất khẩu: là một biện pháp nhằm tạo ra sự yên tâm về gia đình của NLĐ khi xa nhà. Biện pháp hộ trợ hữu hiệu là duy trì thường xuyên mối liên hệ giữa gia đình và NLĐ xuất khẩu, mối liên hệ giữa các gia đình có người đi XKLĐ tại cùng một thị trường với DN XKLĐ. Thông qua các mối liên hệ đó, DN XKLĐ có thể giúp đỡ gia đình NLĐ khi gặp ốm đau, hoạn nạn, tạo tâm lý yên tâm cho NLĐ khi xa nhà, xa đất nước.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, hiệu quả của hoạt động hỗ trợ và cho vay vốn XKLĐ ở nước ta trong thời gian qua chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do:

- Quỹ hỗ trợ XKLĐ hoạt động cầm chừng. Năm 2004, Chính phủ quyết định thành lập Quỹ hỗ trợ XKLĐ (Quyết định số 163/2004/QĐ - TTB) và nay được đổi tên là Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước (Quyết định số 144/2007/QĐ- TTg ngày 31/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ) thuộc Bộ LĐ-TBXH với mục đích góp phần thực hiện việc phát triển thị trường LĐ NN và nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của LĐ Việt Nam trên thị trường LĐ quốc tế. Quỹ được hình thành từ nhiều nguồn như từ ngân sách nhà nước cấp ban đầu; đóng góp một phần trăm từ doanh thu phí dịch vụ của các DN XKLĐ và các khoản thu khác (lãi tiền gửi, tiền đặt cọc của LĐ vi phạm hợp đồng)… Do có nguồn hình thành đa dạng, nên đến năm 2009, quỹ đã thu được hơn 90 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm Thanh tra Chính phủ vào cuộc, quỹ mới chi được hơn hai tỷ đồng cho hoàn thiện tổ chức và xây dựng văn bản. DN XKLĐ và NLĐ gần như không được hỗ trợ gì từ Quỹ [74].

- Các DN XKLĐ và NLĐ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiến hành các thủ tục vay vốn để XKLĐ .

Một số tỉnh như Tuyên Quang, Kiên Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh ngoài việc tạo điều kiện cho vay vốn ngân hàng thuận lợi, Hội phụ nữ các địa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2024