Nhận xét tình trạng đột biến gen EGFR trên bệnh nhân ung thư phổi loại biểu mô vảy tại Bệnh viện Bạch Mai - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC


NGUYỄN TIẾN LỰC


NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG ĐỘT BIẾN GEN EGFR TRÊN BỆNH NHÂN

UNG THƯ PHỔI LOẠI BIỂU MÔ VẢY TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH Y ĐA KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC


Người thực hiện: NGUYỄN TIẾN LỰC


NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG ĐỘT BIẾN GEN EGFR TRÊN BỆNH NHÂN

UNG THƯ PHỔI LOẠI BIỂU MÔ VẢY TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH Y ĐA KHOA KHÓA: QH. 2016. Y


NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1: TS. NGUYỄN THUẬN LỢI NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2: THS.VŨ THỊ THU HIỀN

LỜI CẢM ƠN


Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Ban Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.


Em xin bày tỏ lòng tri ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thuận Lợi và ThS. Vũ Thị Thu Hiền, là những người thầy, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập, trực tiếp hướng dẫn em thực hiện nghiên cứu, góp ý và sửa chữa khóa luận tốt nghiệp.


Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, là những người đã tận tình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này.


Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những thầy cô, đồng nghiệp, những người đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận: GS.TS. Mai Trọng Khoa, PGS.TS. Phạm Cẩm Phương (Trung tâm Y học hạt nhân và Ung Bướu, Bệnh Viện Bạch Mai) cùng toàn thể các bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên Đơn vị Gen – Tế bào gốc, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh Viện Bạch Mai đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu phụ vụ cho nghiên cứu.


Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và ủng hộ em trong quá trình học tập. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của khóa luận không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận sự góp ý để khóa luận này được hoàn thiện hơn.


Hà Nội, tháng 05 năm 2022


Nguyễn Tiến Lực

DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT


Ký hiệu/từ viết tắt

Viết đầy đủ/ý nghĩa

AJCC

American Joint Committee on Cancer (Ủy ban liên hiệp Ung thư Hoa Kỳ)

EGFR

Epidermal Growth Factor Receptor (Thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì)

ESMO

European Society for Medcical Oncology (Hiệp hội Ung thư học châu Âu)

NCCN

National Comprehensive Cancer Network (Mạng lưới Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ)

PCR

Polymerase Chain Reaction (Phản ứng khuếch đại chuỗi)

PI3K

Phosphatidylinositol-3-kinase

PTEN

Phosphatase and tensin homolog

TKI

Tyrosine kinase inhibitor (Ức chế tyrosine kinase)

TMN

T: tumor; M: metastasis; N: lymph node

UICC

Union for International Cancer Control (Liên hiệp kiểm soát ung thư quốc tế)

UTPKPTBN

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ

UTPBMT

Ung thư phổi biểu mô tuyến

UTPBMV

Ung thư phổi biểu mô vảy

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.

Nhận xét tình trạng đột biến gen EGFR trên bệnh nhân ung thư phổi loại biểu mô vảy tại Bệnh viện Bạch Mai - 1

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. UNG THƯ PHỔI BIỂU MÔ VẢY (UTPBMV) 3

1.1.1. Yếu tố nguy cơ 3

1.1.2. Triệu chứng 4

1.1.3. Chẩn đoán 7

1.1.4. Các phương pháp điều trị 9

1.2. THỤ THỂ YẾU TỐ TĂNG TRƯỞNG BIỂU BÌ 10

1.2.1. Cấu trúc EGFR 10

1.2.2. Hoạt động và chức năng EGFR 11

1.2.3. Đột biến gen EGFR 13

CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 19

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa 19

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 19

2.2. PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 19

2.2.2. Cỡ mẫu 19

2.2.3. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu 19

2.2.4. Thời gian nghiên cứu 20

2.2.5. Địa điểm nghiên cứu 20

2.2.6. Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu 20

2.2. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 23

CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ 24

3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN UTPBMV 24

3.1.1. Đặc điểm lâm sàng 24

3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng 26

3.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỘT BIẾN GEN EGFR VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 29

3.2.1. Tỷ lệ phát hiện đột biến gen 29

3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến trạng thái đột biến gen EGFR 29

CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN 35

4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 35

4.1.1. Đặc điểm lâm sàng 35

4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng 36

4.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỘT BIẾN GEN EGFR 37

4.3 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRẠNG THÁI ĐỘT BIẾN GEN

EGFR 39

4.3.1. Mối liên quan giữa tình trạng đột biến gen EGFR với đặc điểm bệnh nhân 39

4.3.2. Mối liên quan giữa tình trạng đột biến gen EGFR với tình trạng bệnh

........................................................................................................................41

KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Vi thể ung thư biểu mô phổi 6

Hình 1.2 Mô hình cấu trúc và hoạt động của EGFR 11

Hình 1.3. Các con đường truyền tín hiệu nội bào khởi nguồn từ EGFR 13

Hình 1.4. Kết quả giải trình tự gen xác định đột biến EGFR T790M 15

Hình 1.5. Phân tích kết quả trên thanh teststrip 17

Hình 3.1. Tỷ lệ các loại mô bệnh học 27

Hình 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn bệnh 28

Hình 3.3. Vị trí u phổi 28

Hình 3.4. Tỷ lệ phát hiện đột biến gen EGFR 29


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi và giới tính của đối tượng nghiên cứu 24

Bảng 3.2. Đặc điểm tiền sử hút thuốc lá, tiền sử gia đình, tiền sử bản thân và lý do vào viện của đối tượng nghiên cứu 25

Bảng 3.3. Đặc điểm vị trí và phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm 26

Bảng 3.4. Mối liên quan giữa đột biến gen EGFR với lý do vào viện 30

Bảng 3.5. Mối liên quan giữa đột biến gen EGFR với tuổi bệnh nhân 30

Bảng 3.6. Mối liên quan giữa đột biến gen EGFR với giới tính 31

Bảng 3.7. Mối liên quan giữa đột biến gen EGFR với tiền sử hút thuốc 31

Bảng 3.8. Mối liên quan giữa đột biến gen EGFR với đặc điểm mẫu bệnh phẩm

........................................................................................................................ 32

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa đột biến gen EGFR với mô bệnh học 33

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa đột biến gen EGFR với giai đoạn bệnh 33

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa đột biến gen EGFR với vị trí u 34

Bảng 3.12. Tổng hợp dữ liệu tỉ lệ đột biến gen EGFR theo một số nghiên cứu

........................................................................................................................ 38

Bảng 3.13. Phân bố đột biến gen EGFR theo một số nghiên cứu 39


ĐẶT VẤN ĐỀ


Hiện nay, ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến nhất và gặp rất nhiều khó khăn trong điều trị, có tỷ lệ tử vong cao trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo GLOBOCAN 2020, trên toàn thế giới, ung thư phổi đứng hàng thứ nhất với hơn 2 triệu trường hợp mới mắc, chiếm 11,4% và tỷ lệ tử vong trên 1,7 triệu người, chiếm 18,0% tổng số trường hợp tử vong do ung thư [49]. Ung thư phổi được chia làm hai nhóm chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và ung thư phổi tế bào nhỏ, trong đó UTPKTBN chiếm tới 85%. Dựa vào mô bệnh học UTPKTBN chia thành 4 loại: Ung thư biểu mô (UTBM) vảy (40%), UTBM tuyến (40%), tế bào lớn (10%) và loại khác (10%) [6]. Chẩn đoán sớm UTPKTBN thường khó khăn do triệu chứng lâm sàng nghèo nàn và không đặc hiệu. Hầu hết bệnh nhân UTPKTBN khi được chẩn đoán đã ở giai đoạn muộn, có di căn xa và phương pháp điều trị chủ yếu là hóa trị và chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng.

Thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (Epidermal Growth Factor Receptor – EGFR) có vai trò quan trọng trong chức năng phân chia và biệt hóa của tế bào. Khi EGFR hoạt hóa quá mức hoặc đột biến có thể dẫn đến sự tăng sinh bất thường cũng như sự chuyển dạng ác tính của tế bào [9]. Các thuốc điều trị ung thư phổi đều nhắm vào gen EGFR đột biến. Các đột biến gen EGFR chủ yếu nằm trên các exon từ 18 đến 21, là vị trí mã hóa vùng tyrosine kinase của thụ thể. Đột biến trên exon 18, 19 và 21 tạo ra protein EGFR có ái lực mạnh đối với TKI thế hệ 1, do đó bệnh nhân có đột biến ở các vị trí này thường đáp ứng tốt với các thuốc điều trị đích. Ngược lại, đột biến T790M và một số đột biến khác trên exon 20 thường liên quan đến hiện tượng kháng TKI thế hệ 1. Các trường hợp không mang đột biến gen EGFR cũng hiếm khi đáp ứng với thuốc điều trị đích. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân UTPKTBN có tỉ lệ đột biến gen EGFR từ 10-15% ở châu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 12/09/2024