Đặc Điểm Vị Trí Và Phương Pháp Lấy Mẫu Bệnh Phẩm

Nhận xét: Bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá cao (56,7%). Tỷ lệ gia đình bệnh nhân có người mắc UTP hoặc các ung thư khác lần lượt là 5,8% và 11,5%. Phần lớn bệnh nhân vào viện vì các triệu chứng của cơ quan hô hấp như ho, ho máu, khó thở, đau ngực và các triệu chứng di căn xa với các tỷ lệ lần lượt là 61,5% và 15,4%.

3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng

3.1.2.1. Đặc điểm vị trí và phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm

Vị trí và phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm được thể hiện trong Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Đặc điểm vị trí và phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm



Đặc điểm

Số lượng

(n)

Tỷ lệ

(%)


Vị trí lấy mẫu bệnh phẩm

U phổi

90

86,5

Tổ chức di căn hạch

10

9,6

Tổ chức di căn xa

4

3,8

Phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm

Sinh thiết

95

91,3

Phẫu thuật

9

8,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.

Nhận xét: Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm phần lớn được lấy từ khối u phổi (86,5%). Phương pháp thường sử dụng nhất là sinh thiết (91,3%)

3.1.2.2. Đặc điểm mô bệnh học

Tỷ lệ các loại mô bệnh học thể hiện trong Hình 3.1.

Tỷ lệ

(%)

94,2

5,8

Hình 3.1. Tỷ lệ các loại mô bệnh học

Nhận xét: Trong 104 trường hợp, UTBM vảy chiếm đa số với 94,2% trường hợp, còn lại là UTBM tuyến vảy.

3.1.2.3. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo giai đoạn bệnh

Tỷ lệ bệnh nhân theo giai đoạn bệnh thể hiện trong Hình 3.2.



Giai đoạn

Hình 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn bệnh

Nhận xét: Đa số bệnh nhân khi phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn muộn, giai đoạn IV, III chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 50,6% và 40,6%. Bệnh nhân giai đoạn II và I chiếm tỷ lệ thấp và bằng nhau là 3,9%.

3.1.2.4. Đặc điểm về vị trí khối u


Hình 3 3 Vị trí u phổi Nhận xét vị trí khối u bên phải gặp nhiều hơn bên 1

Hình 3.3. Vị trí u phổi

Nhận xét: vị trí khối u bên phải gặp nhiều hơn bên trái với tỷ lệ lần lượt là 53,5% và 42,3%. Có 4,2% xuất hiện khối u ở cả hai bên phổi.

3.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỘT BIẾN GEN EGFR VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

3.2.1. Tỷ lệ phát hiện đột biến gen


Hình 3 4 Tỷ lệ phát hiện đột biến gen EGFR Nhận xét Có 15 104 bệnh nhân mang 2


Hình 3.4. Tỷ lệ phát hiện đột biến gen EGFR

Nhận xét: Có 15/104 bệnh nhân mang đột biến gen (chiếm 14,4%), trong đó 2 bệnh nhân mang 2 đột biến, các trường hợp còn lại chỉ có 1 đột biến. Trong 17 đột biến được phát hiện, đột biến mất đoạn exon 19 chiếm đa số với 47,1% số đột biến, đột biến điểm trên exon 21 chiếm 35,3%, đột biến ở exon 20 ít gặp hơn với tỷ lệ là 17,6%. Không gặp đột biến trên exon 18.

3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến trạng thái đột biến gen EGFR

3.2.2.1. Mối liên quan giữa đột biến gen EGFR với đặc điểm bệnh nhân

Bảng 3.4. Mối liên quan giữa đột biến gen EGFR với lý do vào viện



Đặc điểm


N

Phát hiện đột biến


p

n

%


Lý do vào viện

Triệu chứng hô hấp

64

10

15,6


0,408

Triệu chứng di căn

16

3

18,8

Triệu chứng toàn thân


4


1


25

Khám sức khỏe

20

1

5

Nhận xét: Tỷ lệ đột biến gen EGFR xuất hiện nhiều hơn ở nhóm các bệnh nhân vào viện với các triệu chứng bệnh: 25% là các triệu chứng toàn thân, 18,8% là các triệu chứng di căn và 15,6% là các triệu chứng hô hấp. Còn lại rất ít 5% là do đến khám sức khỏe, tuy nhiên sự khác biệt về tỷ lệ đột biến gen EGFR theo lý do vào viện của bệnh nhân không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3.5. Mối liên quan giữa đột biến gen EGFR với tuổi bệnh nhân



Đặc điểm


N

Phát hiện đột biến


p

n

%


Nhóm tuổi


Dưới 60 tuổi


35


7


20


0,255

Trên 60 tuổi

69

8

11,6

Nhận xét: Nhóm tuổi trên 60 có tỷ lệ đột biến nhỏ nhất là 11,6%, nhóm bệnh nhân dưới 40 có tỷ lệ đột biến gen cao nhất là 33,3%, tiếp theo là nhóm từ 40 đến 59 tuổi với tỷ lệ 18,8%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3.6. Mối liên quan giữa đột biến gen EGFR với giới tính



Đặc điểm


N

Phát hiện đột biến


p

n

%


Giới

Nam

91

9

9,9


0,003

Nữ

13

6

46,2

Nhận xét: Nam giới có tỷ lệ đột biến gen EGFR thấp hơn nữ giới (9,9% có đột biến và 46,2% có đột biến), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,003 (p< 0,05).

Bảng 3.7. Mối liên quan giữa đột biến gen EGFR với tiền sử hút thuốc



Đặc điểm


N

Phát hiện đột biến


p

n

%


Tiền sử hút thuốc lá

Không

45

6

13,3


0,782

Đã và đang hút thuốc

59

9

15,3

Nhận xét: Tỷ lệ đột biến gen EGFR ở những bệnh nhân đã hoặc đang hút thuốc (15,3%) tương đương với những bệnh nhân chưa từng hút thuốc (13,3%).

Không có mối liên quan giữa tiền sử hút thuốc lá và tỷ lệ đột biến gen EGFR

(p>0,05).

3.2.2.2. Mối liên quan giữa đột biến gen EGFR với đặc điểm mẫu bệnh phẩm Bảng 3.8. Mối liên quan giữa đột biến gen EGFR với đặc điểm mẫu bệnh

phẩm



Đặc điểm


N

Phát hiện đột biến


p

n

%


Vị trí lấy mẫu


U phổi


76


14


18,4


0,318

Tổ chức di căn hạch

10

0

0

Tổ chức di căn cơ quan khác


3


1


33,3


Phương pháp lấy mẫu

Sinh thiết

82

13

15,9


0,614

Phẫu thuật

7

2

28,6

Nhận xét: Tỷ lệ đột biến gen EGFR xuất hiện nhiều hơn ở nhóm các mẫu bệnh phẩm lấy từ các tổ chức di căn với 33,3%, 18,4% là các mẫu lấy từ khối u phổi và không phát hiện đột biến gen trên tổ chức di căn hạch. Các mẫu bệnh phẩm được lấy bằng phương pháp phẫu thuật có tỷ lệ đột biến gen EGFR cao hơn nhóm được lấy bằng phương pháp sinh thiết với tỷ lệ lần lượt là 28,9% và 15,9%. Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ đột biến gen giữa các vị trí hay phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm (p>0,05).

3.2.2.3. Mối liên quan giữa đột biến EGFR với tình trạng bệnh

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa đột biến gen EGFR với mô bệnh học



Đặc điểm


N

Phát hiện đột biến


p

n

%


Phân loại mô bệnh học

Ung thư biểu mô vảy


98


15


15,3


0,590

Ung thư biểu mô tuyến vảy


6


0


0

Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu là UTBM vảy và tỷ lệ đột biến gen EGFR trong nhóm UTBM vảy là 15,3%. Không gặp đột biến gen EGFR ở bệnh nhân UTBM tuyến vảy. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ đột biến gen theo mô bệnh học (p>0,05).

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa đột biến gen EGFR với giai đoạn bệnh



Đặc điểm


N

Phát hiện đột biến


p

n

%


Giai đoạn bệnh

Giai đoạn IV

40

8

20


0,160

Giai đoạn I, II, III

38

6

15,8

Nhận xét: Bệnh nhân giai đoạn IV có tỷ lệ đột biến gen EGFR cao hơn các bệnh nhân ở giai đoạn I, II, III. Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p=0,160).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2024