Nhận thức trách nhiệm xã hội doanh nghiệp CSR, niềm tin, cam kết gắn bó và hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên Công ty Cổ phần đầu tư Châu Á Thái Bình Dương - Apec Group - 6

chức tác động gián tiếp đến sự tham gia vào các hoạt động CSR của nhân viên thông qua niềm tin của họ đối với tổ chức. Cụ thể, các tổ chức nên sử dụng những người có niềm tin với tổ chức của họ, có nhiều khả năng phát triển nội bộ của tổ chức đó về mặt xã hội và môi trường các giá trị, niềm tin, mục tiêu và họ có các hành vi phù hợp với những giá trị, niềm tin và mục tiêu, bao gồm cả việc tự nguyện tham gia các hoạt động vì môi trường. Hơn nữa, vì nhân viên có niềm tin với công ty của họ thì họ luôn nổ lực đóng góp cho sự thành công của tổ chức của họ, và do đó, tham gia vào các hành vi hỗ trợ công ty của họ (Mael và Ashforth 1992), tác giả đề xuất rằng những nhân viên này sẽ tham gia vào các hành vi vì môi trường, chẳng hạn như hành vi đó góp phần vào thành công của tổ chức. Do đó tác giả đề xuất giả thuyết 6 như sau:

Giả thuyết 6: Niềm tin vào tổ chức có ảnh hưởng tích cực đến hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên

1.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ những giả thuyết trên, một mô hình được đề nghị nghiên cứu trong đề tài này là:

Các biến độc lập: bao gồm các biến trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp luật, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện

Biến phụ thuộc: niềm tin tổ chức, cam kết gắn bó và hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên với tổ chức

Nhận thức trách nhiệm kinh tế

Cam kết

gắn bó

Nhận thức trách nhiệm pháp lý Niềm tin

Nhận thức trách nhiệm đạo đức

Nhận thức trách nhiệm từ thiện

Hành vi trách

nhiệm xã hội

Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

1.3. Xây dựng thang đo


Thang đo tác giả thực hiện trong đề tài là thang đo Likert với 5 mức độ (Hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, trung lập, đồng ý, hoàn toàn đồng ý). Vì thang đo Likert là thang đo khoảng nên ta có thể sử dụng số liệu thu thập được để xử lý, phân tích định lượng để xác định mối quan hệ tương quan, quan hệ tuyến tính giữa các biến nói chung, cũng như giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Trong thực tế từ các nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm xã hội thì thang đo Likert đã được các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi và thừa nhận tính phù hợp của nó.

a) Thang đo trách nhiệm xã hội công ty

Mô hình của Carroll (1979) là một trong những đề nghị chấp nhận rộng rãi và sử dụng trong nghiên cứu này. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đo từ bài nghiên cứu của Lee, Y., và cộng sự (2012) được phát triển từ các bài nghiên cứu của Carroll (1979), Corson và Steiner (1974), Lee, Y., và cộng sự (2009), Ostlund (1977), Lichtenstein và cộng sự (2004) và thang đo từ bài nghiên cứu của Lee, E.M., và cộng sự (2013) được phát triển từ các bài nghiên cứu của Maignan và Ferrell (2001), Montgomery và Stone (2009) được tác giả điều chỉnh lại cho phù hợp với môi trường Việt Nam trên cơ sở phỏng vấn các chuyên gia và các nhân viên đang làm việc ở Apec Group chi nhánh Huế và Hà Nội.

Thang đo nhận thức trách nhiệm kinh tế: Thể hiện nhận thức của người lao động với các hoạt động liên quan đến kinh tế của công ty. Bao gồm 5 biến quan sát ký hiệu từ KT1 đến KT5.


Nhận thức trách nhiệm kinh tế (KT)

Ký hiệu

Công ty tôi luôn cố gắng đạt được lợi nhuận tối ưu.

KT1

Công ty tôi luôn cố gắng nâng cao năng suất làm việc của nhân viên.

KT2

Công ty tôi luôn thiết lập một chiến lược dài hạn cho tăng trưởng.

KT3

Công ty tôi liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

KT4

Công ty tôi xem sự hài lòng của khách hàng như một chỉ số đánh giá hiệu

quả kinh doanh.

KT5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Nhận thức trách nhiệm xã hội doanh nghiệp CSR, niềm tin, cam kết gắn bó và hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên Công ty Cổ phần đầu tư Châu Á Thái Bình Dương - Apec Group - 6

Thang đo nhận thức trách nhiệm pháp lý: Thể hiện cách thức mà công ty tuân thủ pháp luật trong kinh doanh. Bao gồm 5 biến quan sát ký hiệu từ PL1 đến PL5.


Nhận thức trách nhiệm pháp lý (PL)

Ký hiệu

Công ty tôi luôn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật trong kinh

doanh.

PL1

Công ty tôi luôn tuân thủ các nguyên tắc công khai, minh bạch về tuyển

dụng và phúc lợi cho nhân viên.

PL2

Công ty tôi luôn thực hiện nguyên tắc công bằng, không phân biệt đối xử

trong việc khen thưởng và thăng tiến của nhân viên.

PL3

Lãnh đạo công ty tôi luôn nắm rò các luật lệ liên quan và thường xuyên

cập nhật cho nhân viên.

PL4

Tất cả sản phẩm của công ty tôi đều đáp ứng các tiêu chuẩn của pháp luật.

PL5

Thang đo nhận thức trách nhiệm đạo đức và môi trường và môi trường: Thể hiện nhận thức của nhận viên về đạo đức trong kinh doanh của công ty. Bao gồm 6 biến quan sát ký hiệu từ DD1 đến DD6.

Nhận thức trách nhiệm đạo đức và môi trường và môi trường (DD)

Ký hiệu

Các hoạt động của công ty tôi luôn tuân theo chuẩn mực đạo đức trong

kinh doanh.

DD1

Công ty tôi luôn hợp tác với các khách hàng và đối tác theo quy tắc công

bằng, đôi bên cùng có lợi.

DD2

Nhân viên được yêu cầu cung cấp thông tin trung thực, chính xác cho đối

tác và khách hàng.

DD3

Lãnh đạo công ty tôi luôn quan tâm và có trách nhiệm với những ảnh

hưởng tiêu cực mà công ty có thể gây ra cho cộng đồng.

DD4

Công ty tham gia vào các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường và cải thiện

chất lượng môi trường tự nhiên.

DD5

Công ty thực hiện các chương trình đặc biệt nhằm tối thiểu hoá những tác

động tiêu cực đến môi trường tự nhiên.

DD6

Thang đo nhận thức trách nhiệm từ thiện: Thể hiện nhận thức của nhân viên về trách nhiệm của công ty đối với cộng đồng xã hội. Bao gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ TT1 đến TT5.

Nhận thức trách nhiệm từ thiện (TT)

Ký hiệu

Công ty tôi luôn quan tâm hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội và phát triển

cộng đồng địa phương.

TT1

Công ty tôi luôn có ý thức mạnh mẽ về việc thực hiện trách nhiệm xã hội.

TT2

Công ty tôi luôn nổ lực đóng góp cho xã hội chứ không chỉ đơn thuần là

kinh doanh vì lợi nhuận.

TT3

Công ty tôi luôn trích/phân chia một số nguồn kinh phí của mình cho các

hoạt động từ thiện.

TT4

Công ty tôi luôn khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động vì cộng

đồng.

TT5

b) Thang đo niềm tin vào sự hỗ trợ của tổ chức

Thang đo được sử dụng từ bài nghiên cứu của Lee và cộng sự (2013), được phát triển từ thang đo niềm tin tổ chức của Chathoth và cộng sự (2011). Thang đo gồm tất cả 7 biến quan sát, ký hiệu từ NT1 đến NT4 được hiệu chỉnh và bổ sung cho phù hợp với môi trường tại Việt Nam.

Niềm tin vào sự hỗ trợ của tổ chức (NT)

Ký hiệu

Tôi tin tưởng rằng tôi được đối xử công bằng và đúng mực tại công ty.

NT1

Tôi tin rằng tôi được đảm bảo đầy đủ các quyền lợi, chế độ tại công ty.

NT2

Tôi tin rằng lãnh đạo công ty tôi luôn quan tâm đến những ý kiến của tôi.

NT3

Tôi tin rằng tôi có thể phát huy được năng lực và phát triển bản thân tại

công ty.

NT4

c) Thang đo cam kết gắn bó với tổ chức

Thang đo cam kết gắn bó với tổ chức quan tâm đến 2 yếu tố của cam kết là cam kết tình cảm và cam kết duy trì. Thang đo được sử dụng từ nghiên cứu của Lee và cộng sự (2012), và được phát triển từ thang đo cam kết gắn bó với tổ chức của Meyer và Allen (1991). Thang đo được hiệu chỉnh gồm 4 biến quan sát ký hiệu từ CG1 đến CG4.


Cam kết gắn bó (CG)

Ký hiệu

Tôi cảm thấy tình cảm của tôi gắn kết với công ty tôi.

CG1

Tôi cảm nhận một ý thức mạnh mẽ rằng tôi là người thuộc về công ty tôi.

CG2

Ở lại với công ty tôi bây giờ là cần thiết đối với tôi.

CG3

Nếu rời công ty, tôi sẽ khó kiếm được việc làm khác như ở công ty tôi

đang làm.

CG4

d) Thang đo hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên


Thang đo hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên được sử dụng từ bài nghiên cứu của Phạm và cộng sự (2019), Thang đo bao gồm 5 biến quan sát đã được hiệu chỉnh cho phù hợp với môi trường làm việc tại Apec Group, các biến quan sát hành vi trách nhiệm xã hội được ký hiệu từ HV1 đến HV5.

Hành vi trách nhiệm xã hội của nhân viên (HV)

Ký hiệu

Tôi tích cực tham gia các sự kiện môi trường được tổ chức tại công ty.

HV1

Tôi thực hiện các hoạt động môi trường để đóng góp tích cực hình ảnh

của công ty.

HV2

Tôi tình nguyện tham gia các dự án, sự kiện, nỗ lực để giải quyết các vấn

đề môi trường tại công ty.

HV3

Tôi tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng.

HV4

Tôi khuyến khích đồng nghiệp ủng hộ các hành vi vì môi trường và cộng

đồng.

HV5

1.4 Cơ sở thực tiễn


Tổng quan về thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam


Ngày nay, trách nhiệm xã hội của công ty thực hiện chủ yếu thông qua các bộ quy tắc ứng xử. Những bộ quy tắc này quy định những nội dung về xã hội, môi trường và đạo đức, giúp công ty thực hiện được những tiêu chuẩn cao hơn điều khoản của luật pháp quốc gia và được kiểm tra, giám sát thường xuyên hơn. Từ bộ quy tắc đầu tiên do Levi Straus xây dựng năm 1991, đến nay đã có trên 1000 bộ quy tắc ứng xử đã được nhiều công ty đa quốc gia xây dựng bao gồm cả tiêu chuẩn

SA8000 do tổ chức quốc tế về trách nhiệm xã hội của Mỹ (Social Accountability International – SAI) xây dựng. Hầu hết các bộ quy tắc đều tuân thủ nguyên tắc trong công ước cơ bản của tổ chức Lao động quốc tế ILO. Quy tắc SA8000 về lao động đã định rò trách nhiệm xã hội của công ty trong từng lĩnh vực cụ thể, tập trung vào Lao động trẻ em; Lao động cưỡng bức; An toàn và vệ sinh lao động; Tự do Hiệp hội và quyền thỏa ước lao động tập thể; Phân biệt đối xử; Xử phạt; Thời gian làm việc; Trả công lao động và Hệ thống quản lý (Nguyễn Đình Cung và Lưu Đức Minh, 2008; Trần Kim Hào, 2011).

CSR được giới thiệu vào nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Các công ty này thường xây dựng được các bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực văn hóa kinh doanh có tính phổ biến để có thể áp dụng trên nhiều địa bàn, nhiều thị trường khác nhau. Do đó, các nội dung CSR được các công ty nước ngoài thực hiện có bài bản và đạt được hiệu quả cao (Nguyễn Đình Cung và Lưu Đức Minh, 2008). Có thể lấy một số ví dụ nổi bật như chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của công ty Honda Việt Nam; chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em tại các tỉnh miền núi của công ty Unilever; chương trình đào tạo tin học Topic64 của Microsoft, Qualcomm và HP; chương trình hỗ trợ phẫu thuật dị tật tim bẩm sinh và ủng hộ nạn nhân sập cầu Cần Thơ của VinaCapital; chương trình khôi phục thị lực cho trẻ em nghèo của Western Union….

Đối với công ty trong nước, các công ty xuất khẩu có lẽ là đối tượng đầu tiên tiếp cận với CSR. Hầu hết các đơn hàng từ châu Âu-Mỹ-Nhật đều đỏi hỏi các công ty may mặc, giày dép phải áp dụng chế độ lao động tốt (tiêu chuẩn SA8000) hay đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… Ngoài ra, nhiều công ty tư nhân trong nước nắm bắt vấn đề CSR khá nhạy bén. Một số công ty chủ động thực hiện CSR và tạo được hình ảnh tốt đối với công chúng như các tập đoàn Mai Linh, Tân Tạo, Duy Lợi, ACB, Sacombank, Vietinbank, Kinh Đô….Các công ty Việt Nam thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua những nỗ lực để đạt chứng chỉ quốc tế hoặc đạt tiêu chuẩn quy định trong những bộ Qui tắc ứng xử (Code of Conduct-CoC) (Trần Kim Hào, 2011). Trên thực tế số công ty đạt được mức độ này còn rất khiêm

tốn, hầu hết các công ty vừa và nhỏ chưa có khả năng đủ tiêu chuẩn để nhận được chứng chỉ này. Do khái niệm CSR còn mới mẻ, việc thực hiện CSR ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Công ty thế giới cho rằng, rào cản và thách thức cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty được thể hiện rò trên các mặt: Nhận thức hạn chế, chịu ảnh hưởng bất lợi khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ quy tắc ứng xử, thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực CSR (Nguyễn Đình Cung và Lưu Đức Minh, 2013).

Thực tế cho thấy rằng, mặc dù công tác tuyên truyền về trách nhiệm xã hội của công ty ở Việt Nam chưa tiến hành thật sâu rộng và còn phiến diện, nhưng rất nhiều công ty Việt Nam cũng đã có ý thức trách nhiệm đối với xã hội và điều này cũng đã góp phần tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn. Ở Việt Nam hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều công ty xã hội, đây là những công ty không nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, mà nhằm mục tiêu đưa cuộc sống tốt đẹp cho những người thiếu may mắn trong xã hội. Hàng năm các công ty cũng đã dành ra một khoảng tiền đáng kể để hỗ trợ người nghèo hoặc hỗ trợ nhân dân ở các vùng bị thiên tai, cũng như việc xây dựng nhà tình nghĩa, trao học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó…Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn không ít công ty chạy theo lợi nhuận, gây ra tổn hại không nhỏ cho xã hội như vụ phát hiện Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải làm ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ dân, cùng các hành vi gây ô nhiễm môi trường có hệ thống của nhiều công ty khác. Như vậy, đối với trường hợp Vedan, việc kinh doanh của họ là không có đạo đức và hành xử vô trách nhiệm với môi trường, người lao động và ngay cả với xã hội đang nuôi dưỡng công ty. Nhận thức của cộng đồng và phương tiện thông tin đại chúng với CSR trong thời gian gần đây có những phát triển tích cực và nhanh chóng; một phần cũng xuất phát từ bức xúc của công luận qua những vụ ô nhiễm môi trường; nhiễm độc thực phẩm và gian lận thương mại nghiêm trọng. Tại Việt Nam, chính phủ đã nâng cao nhận thức của công ty và các bên liên quan về CSR, coi CSR là một nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự về phát triển bền vững. Các tổ chức phát triển quốc tế tại Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều trong thúc đẩy và triển khai CSR. Các chương trình và dự

án liên quan tới CSR tập trung vào một số nội dung quan trọng của CSR tùy thuộc vào mục tiêu của dự án, nguồn lực và kinh nghiệm sẵn có. Các nội dung đó bao gồm: điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động, môi trường, chất lượng và năng suất, quan hệ lao động và quản lý nguồn nhân lực. Dịch vụ tư vấn và cấp chứng chỉ cho các hệ thống quản lý đang phát triển và mở rộng ví dụ như: Hệ thống quản lý chất lượng (ISO9000), Hệ thống quản lý môi trường (ISO14000), Lao động và CSR (SA8000)…

Tuy nhiên còn một số trở ngại trong việc thực hiện CSR tại Việt Nam như: Khái niệm CSR vẫn còn mới đối với rất nhiều công ty trong cộng đồng công ty Việt Nam, trong khi đó các bên liên quan chưa có kế hoạch dài hạn và chiến lược khi triển khai các chương trình CSR. Năng lực quản lý và kiến thức chuyên môn trong thực hiện CSR ở công ty còn hạn chế. Do chưa thấy được vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện CSR đem lại, nên nhiều công ty Việt Nam đã không làm tròn trách nhiệm của mình với xã hội, như xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường (Nguyễn Đình Cung và Lưu Đức Minh, 2008; Trần Kim Hào, 2011).

Một hiện tượng khá phổ biến ở Việt Nam là các công ty tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, như giúp đỡ nạn nhân của bão lụt, thiên tai hay tai nạn, đóng góp vào Quỹ xoá đói giảm nghèo của các tổ chức quần chúng khác nhau. Bên cạnh mặt tích cực của sự đóng góp, do thiếu quy định pháp luật chặt chẽ về việc khấu trừ số tiền đóng góp vào chi phí trước thuế… nên còn có không ít ý kiến khác nhau về động cơ lành mạnh của sự đóng góp này và liệu có thể đồng nhất sự đóng góp với trách nhiệm xã hội hay không. Bên cạnh ý kiến hoan nghênh, có không ít ý kiến cho rằng, một số công ty có động cơ “đánh bóng hình ảnh” và có mục đích vụ lợi. Các tổ chức thuộc xã hội dân sự Việt Nam đã được hình thành và hoạt động, có đóng góp thiết thực như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội ngành nghề, như Dệt may, Xuất khẩu Thuỷ sản, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính... Nhiều tổ chức đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn, vận động thực hiện các tiêu chuẩn và quy định của CSR, nhất là đối với người lao động và người tiêu dùng. Song, do

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí