Cách Bố Trí Bệ Kết Hợp Với Công Trình Nâng Tàu.


Hình II 9 Mặt bằng tổng thể nhà máy đóng tàu ở Kile Cộng hoà liên bang Đức 1 1

Hình ( II - 9 ). Mặt bằng tổng thể nhà máy đóng tàu ở Kile - Cộng hoà liên bang Đức.

1- phân xưởng cơ khí; 2- phân xưởng mộc; 3- ụ nổi; 4- bến trang trí;

5- phân xưởng lắp ghép phân đoạn; 6- ụ sửa chữa; 7- bệ; 8- bãi lắp ghép;

9- cần trục 300T; 10- ụ khô; 11- phân xưởng hàn; 12- phân xưởng chế tạo ống; 13- phân xưởng vỏ; 14- kho thép.


Trên đây là một số ví dụ điển hình, chúng ta có thể tham khảo và sửa đổi cho phù hợp với điều kiện địa hình, điều kiện thi công, vốn đầu tư công nghệ sản xuất của nhà máy và các điều kiện khác.


§4. Bố trí mặt bằng tổng thể của nhà máy sửa chữa tàu thuỷ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Việc bố trí mặt bằng nhà máy sửa chữa khác với nhà máy đóng mới chủ yếu là trong nhà máy đóng mới thực hiện dây chuyền công nghệ sản xuất theo 1 chiều nhất định và mọi động tác cứ lặp đi lập lại hoàn toàn theo một trình tự như nhau, còn với nhà máy sửa chữa thì dây chuyền công nghệ sản xuất thực hiện theo 2 chiều, tức là từ cầu tàu, các máy móc thiết bị được tháo dỡ ra đưa vào các phân xưởng, con tàu được đưa lên bệ. Sau đó (khi sửa chữa xong), con tàu được hạ thuỷ và lắp ráp máy móc tại bến trang trí. Mặt khác công việc sửa chữa tuy cũng theo các trình tự và thao tác như nhau nhưng không hoàn toàn lặp lại như cũ và không thể theo 1 nhịp điệu sít sao như trong nhà máy đóng mới vì mức độ hư hỏng và yêu cầu sửa chữa sẽ khác nhau tuỳ theo từng con tàu. Do đó, việc bố trí mặt bằng của nhà máy sửa chữa khó có thể đưa ra những phương án "Mẫu" như trong nhà máy

đóng mới.

Nguyên tắc cơ bản để bố trí mặt bằng của nhà máy sửa chữa là:


http://www.ebook.edu.vn 23


- Bảo đảm việc nâng, hạ tàu an toàn và thuận tiện.

- Việc chuyển tàu từ vị trí này đến vị trí khác (từ dưới nước lên bờ, từ triền vào bệ và ngược lại) thuận lợi, dễ dàng và ít tốn sức lao động.

- Việc liên hệ giữa kho bãi với các phân xưởng, giữa các phân xưởng với công trình thuỷ công thuận tiện.

Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu 1 số ví dụ về mặt bằng chính của nhà máy, qua đó phân tích và chọn điền kiện áp dụng.


Ví dụ thứ nhất - hình (II-10).


Mặt bằng tổng thể của 1 nhà máy sửa chữa tàu loại vừa. Dùng triền ngang và tuyến bờ hạn chế nên bến trang trí dùng loại bến khô.

Hình II 10 Sơ đồ mặt bằng tổng thể của nhà máy sửa chữa loại tàu vừa và 2

Hình (II-10). Sơ đồ mặt bằng tổng thể của nhà máy sửa chữa loại tàu vừa và nhỏ.

1- ụ nổi; 2- kho; 3- phẫn xưởng; 4- khu phụ; 5- bệ;

6- triÒn; 7- bÕn trang trÝ.


Ví dụ thứ hai - Hình (II-11).


http://www.ebook.edu.vn 24


Hình II 11 Mặt bằng tổng thể nhà máy sửa chữa tàu ở Lisnave Thổ nhĩ kỳ 1 ụ 3

Hình (II-11). Mặt bằng tổng thể nhà máy sửa chữa tàu ở Lisnave - Thổ nhĩ kỳ.

1- ụ khô 520x97m; 2- phân xưởng ụ; 3- kho thép; 4- phân xưởng hàn; 5- ụ khô 266x42m; 6,7- ụ khô (350+245)x54m; 8- phân xưởng sửa chữa;

9- khu phục vụ; 10- phân xưởng cơ khí; 11- bến trang trí.


Ví dụ thứ ba - Hình (II-12).

Hình II 12 Mặt bằng tổng thẻ nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu ở Iôkôgama 4


Hình (II-12). Mặt bằng tổng thẻ nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu ở Iôkôgama - Nhật bản. 1- bến nhô; 2- kho vật liệu; 3- phân xưởng sửa chữa; 4- nhà làm việc; 5- ụ khô để sửa chữa; 6- ụ khô để đóng mới; 7- bãi; 8- khu phân xưởng lắp ghép; 9- ụ khô đóng mới;

10-kho thép; 11- bến để bốc thép.


http://www.ebook.edu.vn 25


Ví dụ thứ tư - Hình (II-13)

Hỡnh II 13 Sơ đồ nguyên tắc triền ngang có sức nâng lớn 1 Xe chở tàu trên mái 5

Hỡnh (II-13). Sơ đồ nguyên tắc triền ngang có sức nâng lớn.1- Xe chở tàu trên

mái nghiêng; 2- Cửa qua đê quai xanh; 3-Đê quai xanh; 4-Đường để chuyển tàu lên xe chở tàu; 5- Xe chở tàu tự hành; 6- Nhà tời cho xe (1); 7- Bệ; 8- Bến; 9- Nhà xưởng .


http://www.ebook.edu.vn 26


Chơng 3

bệ tàu, bến trang trí và thiết bị vận chuyển trong phạm vi nhà máy


Bệ tàu, bến trang trí và thiết bị vận chuyển là những bộ phận có quan hệ mật thiết với công trình nâng tàu. Bệ và bến trang trí là nơi trực tiếp sửa chữa, đóng mới các bộ phận của tàu hoặc lắp ráp các thiết bị máy móc của chúng. Thiết bị vận chuyển làm nhiệm vụ vận chuyển các phân đoạn và máy móc từ vị trí này đến vị trí khác. Nó giữ vai trò liên hệ giữa các phân xưởng với bệ, từ bệ đến bến trang trí và công trình nâng tàu. Bệ được bố trí kết hợp với công trình nâng tàu (triền, ụ nước, ụ nổi, máy nâng tàu...) tạo thành tổ hợp công trình thuỷ công cho phép nâng cao hiệu suất khai thác của các công trình trên.

Bệ là vị trí để tiến hành các công việc sau:

- Lắp ghép thành thân tàu và hoàn thành những công việc trước khi hạ thuỷ;

- Sửa chữa phần dưới nước của thân tàu, hoặc một số thiết bị máy móc khác sau khi nâng từ dưới nước lên (trong các nhà máy sửa chữa).

Bến trang trí bố trí ở gần công trình nâng tàu để có thể đưa tàu từ bến đến công trình nâng tàu hay ngược lại từ công trình đến bến được thuận tiện.

Bến là vị trí để tiến hành các công việc:

- Trang bị máy móc (toàn bộ hoặc một phần) phần trên boong của con tàu trong các nhà máy đóng mới.

- Tháo dỡ máy móc cần chữa trước khi đưa tàu lên cạn và lắp máy sau khi đã sửa chữa xong, sửa chữa và trang trí lại phần trên boong trong nhà máy sửa chữa.

Hai loại công trình này giống các công trình khác ở nhiều điểm cơ bản. ë đây chúng ta chỉ nghiên cứu những đặc điểm riêng của chúng.

Thiết bị vận chuyển trong phạm vi nhà máy là những thiết bị chuyên dùng, gồm có xe chở tàu và tời kéo. Nhiệm vụ của chúng là vận chuyển các thiết bị máy móc, các phân

đoạn từ vị trí này đến vị trí khác. Trong quá trình sản xuất chúng giữ vai trò liên hệ giữa các khâu của dây chuyền sản xuất, bảo đảm cho dây chuyền sản xuất được nhịp nhàng,

đồng bộ. Đây là các thiết bị cơ khí nên trong phạm vi giáo trình này chúng ta chỉ nghiên cứu phần tính năng sử dụng, không đi sâu vào phần thiết kế và chế tạo.


§1. Bệ tàu

I- Khái niệm và công dụng.

Bệ là công trình dùng để đặt tàu trực tiếp trên đó khi sửa chữa hay đóng mới. Trước

đây công trình nâng tàu chủ yếu là mái nghiêng thì mặt phẳng của bệ để đặt tàu cũng là mái nghiêng (như phần trên cạn của đà hiện nay). Điều này gây nhiều khó khăn khi sản xuất và việc liên hệ với các bộ phận khác trong nhà máy. Mặt khác, vì chưa giải quyết được khâu vận chuyển tàu từ nơi này sang nơi khác nên mỗi bệ phải có 1 đường trượt để hạ thuỷ tàu sau khi đóng xong. Kết quả là giá thành xây dựng tăng và hiệu suất làm việc của đường trượt rất thấp.

Từ khi giải quyết được khâu chở tàu (dùng xe) thì mặt bằng của bệ là mặt nằm ngang, tạo nhiều thuận lợi cho quá trình sản xuất, đặc biệt là khâu giao thông trong xưởng.


http://www.ebook.edu.vn 27


Và cũng từ đó, bệ được bố trí bao quanh công trình nâng tàu, giá thành xây dựng chung của công trình thuỷ công hạ, hiệu suất làm việc được nâng cao. Hiện nay bệ được bố trí kết hợp với công trình nâng tàu như: triền, ụ nước, ụ nổi, máy nâng tàu.


II- Cách bố trí bệ kết hợp với công trình nâng tàu.

Việc bố trí bệ phụ thuộc vào số lượng, phương thức đưa tàu ra vào bệ và nhất là phụ thuộc vào thiết bị chở tàu. Dưới đây là 1 vài ví dụ về cách bố trí bệ tàu phổ biến:

a/- Kết hợp với triền:


2

1


Hình (III-1). 1-Triền dọc; 2-Bệ. Cách này chỉ dùng khi số lượng bệ ít vì bãi sẽ lấn sâu vào bờ.Khi hạ thuỷ tàu được đưa vào bệ theo chiều ngang.



1

2

3


Hình (III-2) 1-Triền dọc; 2-Bệ; 3-Đường hào. Cách này dùng cho nhiều bệ hơn và phải kết hợp với 1 hay 2 đường hào. Khi hạ thuỷ tàu được đưa vao bệ theo chiều dọc.


http://www.ebook.edu.vn 28


2

Hình (III - 3).1- Triền1

ngang; 2- BƯ.


Bố trí như hình (III-3) tàu được đưa vào bệ theo chiều dọc và không dùng đường hào, ít choán bãi.


2

1

3

Hình (III - 4). 1- Triền

ngang; 2- Bệ; 3-Đường hào.


2

2


Bố trí như hình (III-4) tàu được đưa ra vào bệ theo chiều ngang tàu nên cần thêm

đường hào, có thể bố trí được nhiều bệ nhưng choán nhiều bãi theo chiều dọc bờ.

b/- Kết hợp với ụ nước, ụ nổi, máy nâng tàu:

Cũng có thể bố trí tương tự và tham khảo ở các hình (III-5; III-6; III-7).


http://www.ebook.edu.vn 29


2

1

3


Hình (III-5). Bệ kết hợp với ụ nước. 1-ụ nước; 2-Đường hào; 3-Bệ.


Hình III 6 Bệ kết hợp với máy nâng tàu 1 Tháp để giữ cần nâng 2 Kích thuỷ 6


Hình (III-6) Bệ kết hợp với máy nâng tàu.

1-Tháp để giữ cần nâng; 2-Kích thuỷ lực; 3-Dàn ngang; 4- Dàn dọc; 5-Trạm điều khiển; 6- Tời làm việc; 7-Xe chở ngang; 8- Bệ.


http://www.ebook.edu.vn 30

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/06/2023