Mua “Area Development Franchise” (Mua Franchise Phát Triển Khu Vực)

và bên mua Franchise phải rất chặt chẽ và liên tục mặc dù họ có sự độc lập về mặt pháp lý và tài chính. Bên nhượng quyền sẽ cung cấp các khoá đào tạo, cẩm nang hoạt động và hướng dẫn marketing cho người nhận quyền.

Như vậy đối với loại hình nhượng quyền khá phức tạp này, Bên nhận quyền sẽ áp dụng toàn bộ công thức kinh doanh, cách thức vận hành của Bên nhượng quyền chứ không chỉ dừng lại ở việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá mà thực tế là áp dụng toàn bộ hệ thống một cách phức tạp và tổng thể. Đây là hình thức nhượng quyền phổ biến và hiệu quả hiện nay.

2. Căn cứ vào các hình thức mua franchise:

2.1. Mua “single-unit franchise” (Mua franchise riêng lẻ)

Đây là phương thức mua Franchise khá phổ biến khi người mua Franchise ký một hợp đồng Franchise trực tiếp với người bán Franchise, và người bán Franchise này có thể là chủ thương hiệu hoặc chỉ là một đại lý độc quyền gọi là Master Franchise. Còn người mua Franchise có thể là một cá nhân hay một công ty nhỏ được chủ thương hiệu hay đại lý độc quyền của chủ thương hiệu cấp quyền kinh doanh tại một địa điểm và một thời gian nhất định (3 - 5 năm hay dài hơn). Sau thời gian này, hợp đồng có thể được gia hạn và người mua franchise sẽ trả một khoản phí nhỏ để gia hạn hợp đồng. Lý do hợp đồng Franchise phải có thời hạn là để người bán Franchise có thể rút quyền kinh doanh thương hiệu trong trường hợp đối tác mua Franchise không tuân thủ các quy định chung của hệ thống Franchise hoặc kinh doanh kém hiệu quả, gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín của thương hiệu. Người mua Franchise theo phương thức này không được nhượng quyền lại cho người khác cũng như không được tự ý mở thêm một cửa hàng mang cùng thương hiệu Franchise. Mỗi một cửa hàng mới đều phải được ký thêm hợp đồng Franchise mới nhưng còn tuỳ thuộc vào hiệu quả kinh doanh và khả năng hợp tác với chủ thương hiệu tại cửa hàng hiện tại.

2.2. Mua “Master Franchise” (Mua Franchise độc quyền)

Thông thường chủ thương hiệu cấp phép cho người mua Master Franchise độc quyền kinh doanh thương hiệu của mình trong một khu vực, thành phố, lãnh thổ, quốc gia trong một thời gian nhất định (thường dài hơn so với hợp đồng Single-

unit Franchise). Trong trường hợp này, người mua Master Franchise (gọi là Master Franchisee) có thể bán Franchise lại cho người thứ ba dưới hình thức Single-unit Franchise (Franchise riêng lẻ) hay Area development Franchise (Franchise phát triển khu vực). Tuy nhiên, người mua Master Franchise cũng có thể không muốn bán Franchise cho người khác mà tiếp tục tự mở cửa hàng trong khu vực hay lãnh thổ mà mình kiểm soát độc quyền. Người mua Master Franchise thường phải cam kết mở bao nhiêu cửa hàng trong một thời gian nhất định, quy định bởi chủ thương hiệu. Nếu không đáp ứng đúng tiến độ như thỏa thuận trong hợp đồng thì người mua Master Franchise có nguy cơ bị cắt quyền độc quyền trong khu vực hay lãnh thổ đó. Ngoài số lượng cửa hàng phải mở theo đúng kế hoạch đã thống nhất trong hợp đồng, người Mua master Franchise còn phải cam kết xây dựng các chương trình huấn luyện, đào tạo những người mua Franchise sau này để đảm bảo chất lượng và uy tín của thương hiệu. Người mua Master Franchise ngoài vốn kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến sản phẩm Franchise, còn phải có tiềm lực vững chắc về tài chính và quản trị để có thể xây dựng cả một hệ thống để phục vụ cho tất cả các cửa hàng trong khu vực độc quyền kinh doanh của mình.

2.3. Mua “Area development Franchise” (Mua Franchise phát triển khu vực)

Đây là hình thức Franchise nằm ở giữa hai hình thức Single-unit (mua riêng lẻ) và Master Franchise (mua độc quyền) nghĩa là người mua Franchise trong trường hợp này được cấp độc quyền cho một khu vực hay một thành phố nhỏ trong một khoảng thời gian nhất định, tuy nhiên không được bán Franchise cho bất cứ ai. Người mua Area development Franchise cũng bị ràng buộc trong hợp đồng là phải mở bao nhiêu cửa hàng trong vòng mấy năm, nếu không sẽ bị chủ thương hiệu cắt hợp đồng và rút quyền. Trong một số trường hợp, sau một thời gian kinh doanh tốt người mua Area development Franchise phải trở thành Master Franchise nếu muốn bán Franchise lại cho người thứ ba. Người mua Franchise dưới hình thức Area development Franchise thường được yêu cầu thanh toán trước một khoản tiền khá lớn để được độc quyền mở cửa hàng trong một khu vực hay thành phố đó.


Sơ đồ 1: Mô hình Franchise tổng quát


2.4. Liên doanh (joint – venture)

Với hình thức này, chủ thương hiệu hợp tác với một doanh nghiệp địa phương thành lập công ty liên doanh. Công ty liên doanh này trở thành công ty thay mặt cho chủ thương hiệu toàn quyền kinh doanh tại một thành phố, một quốc gia hay một khu vực nào đó. Cả hai đối tác trong công ty liên doanh sẽ đàm phán về cổ phần của mình và cách thức huy động vốn. Thông thường, doanh nghiệp địa phương sẽ đóng góp bằng tiền và kiến thức địa phương còn chủ thương hiệu sẽ đóng góp chủ yếu bằng bí quyết kinh doanh, thương hiệu cộng thêm một số tiền mặt. Đây là hình thức mà chủ thương hiệu không mấy ưu tiên do sẽ phải chấp nhận rủi ro tài chính một khi liên doanh thất bại (do cũng phải góp vốn bằng tiền mặt). Do đó, chủ thương hiệu thường chỉ đồng ý hình thức liên doanh này khi quá mong muốn xâm nhập vào một thị trường nào đó mà không có đối tác mua Franchise thuần túy.‌

III. Phân biệt Nhượng quyền thương mại với các hình thức kinh doanh khác

1. Nhượng quyền thương mại và Chuyển giao công nghệ


Tiêu chí

Nhượng quyền thương mại

Chuyển giao công nghệ

Về tính chất

Là phương thức mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh bằng một thoả thuận cho phép thương nhân khác được sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, quy trình kinh doanh, công nghệ…

của bên nhượng quyền.

Là hình thức chuyển giao quyền sử dụng/hoặc quyền sở hữu công nghiệp để ứng dụng vào quy trình sản xuất kinh doanh.

Về phạm vi quyền lợi của Bên nhận quyền đối với đối tượng chuyển giao

Bên nhận quyền chỉ được sử dụng các công nghệ, quy trình kinh doanh để cung ứng các loại sản phẩm, dịch vụ có cùng chất lượng, mẫu mã và dưới nhãn hiệu hàng hoá do bên nhượng quyền quy định. Bên nhận quyền trở thành thành viên trong mạng lưới kinh doanh của bên nhượng quyền - điều mà trong hoạt động chuyển giao công nghệ không

hình thành.

Bên nhận chuyển giao có quyền ứng dụng công nghệ đó để sản xuất ra sản phẩm dưới bất kỳ nhãn hiệu, kiểu dáng, tên thương mại nào mà họ muốn.

Về phạm vi đối tượng chuyển giao

Đối tượng chuyển giao của NQTM là “quyền thương mại”, bao gồm các quy trình, cách thức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định, quy trình quản lý, huấn luyện nhân viên thiết kế địa điểm kinh doanh.

Đối tượng của chuyển giao công nghệ là “chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo… kèm theo các kiến thức

công nghệ cho bên mua”.

Vấn đề kiểm soát/hỗ trợ

Bên nhượng quyền vừa có quyền kiểm soát toàn diện và chi tiết, vừa

có nghĩa vụ hỗ trợ đối với bên nhận

Về nguyên tắc, sau khi chuyển giao công nghệ xong, bên

chuyển giao sẽ không còn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt nam và phương hướng phát triển trong thời gian tới - 3



quyền, nhằm đảm bảo sự thống nhất của toàn bộ hệ thống nhượng quyền.

nghĩa vụ hỗ trợ hoặc kiểm soát thêm đối với bên nhận chuyển giao (trừ khi các bên thoả thuận thêm những điều khoản phụ: thời hạn bảo hành, nhiệm vụ huấn luyện nhân viên sử dụng

công nghệ chuyển giao).


2. Nhượng quyền thương mại và Hoạt động li-xăng


Tiêu chí

Nhượng quyền thương mại

Hoạt động li-xăng

Về đối tượng chuyển giao

Quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ là một phần của hoạt động chuyển giao, vì bên cạnh đó, bên nhượng quyền còn chuyển giao cách thức, bí quyết tiến hành kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, thiết kế, trang trí địa điểm kinh doanh…Nói một cách tổng quát là chuyển giao cả phần nội dung và hình thức của quy trình kinh doanh.

Đối tượng của nhượng quyền thương mại rộng và bao quát hơn so với hoạt động li-

xăng.

Hoạt động li-xăng chỉ dừng lại ở việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Về mục đích của quá trình chuyển giao

Mục tiêu mà bên nhượng quyền và bên nhận quyền hướng tới là phát triển một hệ thống kinh doanh, trong đó nhãn hiệu hàng hoá, các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp chỉ là một bộ phận.

Mục đích mà bên nhận li- xăng hướng tới là nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm xác định hình thức, nội dung

sản phẩm.

Sự hỗ trợ, kiểm soát giữa các bên

Sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền là toàn diện và liên tục. Sự hỗ trợ này được quy định trong nội dung

hợp đồng NQTM.

Chỉ là sự hỗ trợ ban đầu khi bên chuyển giao chuyển nhượng các đối

tượng sở hữu công nghiệp




cho bên nhận chuyển giao.


3. Nhượng quyền thương mại và Đại lý thương mại


Tiêu chí

Nhượng quyền thương mại

Đại lý thương mại

Hoạt động chính

Thiên về hoạt động tổ chức kinh doanh.

Cung ứng hàng hoá, dịch vụ trực tiếp từ Bên giao đại lý.

Trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý tách bạch giữa

hai bên nhượng quyền và nhận quyền.

Bên giao đại lý có trách nhiệm

pháp lý liên đới đối với hoạt động của bên đại lý.

Phí/Thù lao

Bên nhận quyền phải trả phí cho

Bên nhượng quyền.

Bên đại lý được hưởng thù lao từ

Bên giao đại lý.

Quan hệ giữa các chủ thể

Quyền sở hữu hàng hoá dịch vụ thuộc bên nhận quyền, bên nhận quyền có quyền nhân danh chính mình cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho bên thứ ba. Bên nhận quyền cũng là người trực tiếp xác lập quan hệ thương mại với khách hàng, chịu trách nhiệm về các vấn đề phát sinh từ sản phẩm, dịch vụ

do mình cung cấp.

Bên đại lý làm vai trò trung gian giữa bên giao đại lý và bên thứ ba, chỉ bán sản phẩm để hưởng thù lao, quyền sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền bán hàng thuộc về bên giao đại lý, nhưng quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng này lại ràng buộc bên giao đại lý.


4. Nhượng quyền thương mại và Bán hàng đa cấp


Tiêu chí

NQTM

Bán hàng đa cấp

Vấn đề thu phí

Bên nhượng quyền được phép thu một khoản phí dưới danh nghĩa là phí gia nhập mạng lưới NQTM, phí đào tạo và các khoản chi phí khác cho việc mở cửa hàng.

Doanh nghiệp bán hàng đa cấp không được yêu cầu người tham gia trả bất kỳ khoản phí nào, kể cả dưới danh nghĩa khóa học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội, hay các

hoạt động tương tự khác.

Yêu cầu về

cửa hàng

Khi kinh doanh theo NQTM bên

nhận quyền buộc phải mở cửa

Người tham gia vào mạng lưới bán

hàng đa cấp không cần phải mở cửa



hàng với cách trang trí, phục vụ đồng nhất với bên nhượng quyền.

hàng, không cần một thời gian cố

định, địa điểm cố định, mà họ hoạt động rất cơ động trên thị trường.

Lợi nhuận

của người

tham gia vào hệ thống

Lợi nhuận của bên nhận quyền là doanh thu từ hoạt động kinh doanh của mình.

Lợi nhuận nằm ở phần trăm hoa hồng được hưởng từ công ty bán hàng đa cấp tuỳ theo công sức đóng

góp.


5. Nhượng quyền thương mại và Uỷ thác mua bán hàng hoá

Trong hoạt động uỷ thác mua bán hàng hoá, bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác. Hoạt động uỷ thác mua bán hàng hoá không bắt buộc phải chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp, quy trình kinh doanh, huấn luyện… cũng như không tồn tại nghĩa vụ kiểm soát/hỗ trợ kinh doanh toàn diện, chặt chẽ giữa các bên như NQTM. Như vậy, hai hoạt động thương mại này hoàn toàn khác biệt nhau về cả đặc điểm, đối tượng, phạm vi và tính chất chuyển giao.

6. Nhượng quyền thương mại và Hợp tác kinh doanh

So với NQTM, hợp tác kinh doanh cũng có một số điểm chung: các bên tham gia không thành lập pháp nhân mới, doanh nghiệp đã kinh doanh thành công trên thị trường phải đóng vai trò hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp vừa tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, hai hình thức kinh doanh này có những điểm khác biệt căn bản: sự kết nối chặt chẽ giữa các chủ thể kinh doanh, vai trò hỗ trợ và kiểm soát của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền, khả năng giảm thiểu rủi ro đến mức tốt nhất trong giai đoạn khởi đầu và giai đoạn phát triển của quá trình kinh doanh đã tạo nên những ưu thế hoàn toàn khác biệt của nhượng quyền thương mại so với hợp tác kinh doanh.‌

IV. Lợi ích, hạn chế của Nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại hay bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng đều hàm chứa cả những lợi ích và rủi ro. Hiểu một cách thấu đáo những vấn đề này

sẽ giúp cho người kinh doanh phát huy những lợi ích mà nhượng quyền đem lại đồng thời tìm cách hạn chế một cách tối đa những rủi ro mà phương thức này đem lại.

1. Lợi ích của Nhượng quyền thương mại

1.1. Đối với bên nhượng quyền

1.1.1. Bên nhượng quyền có thể nhân rộng mạng lưới hoạt động của mình, chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng

Trong kinh doanh, vốn luôn là một mối lo ngại lớn nhất khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhưng trong hệ thống nhượng quyền, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh lại chính là bên nhận quyền. Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng hoạt động kinh doanh bằng chính đồng vốn của người khác và giảm chi phí cho việc thâm nhập thị trường.

Mô hình hoạt động của NQTM yêu cầu bên nhận quyền phải bỏ vốn đầu tư cho việc kinh doanh của mình và được bên nhượng quyền nhượng cho quyền sử dụng một phương thức kinh doanh đã thành công và các đối tượng sở hữu trí tuệ do bên nhượng quyền sở hữu hoặc kiểm soát. Đồng thời việc phải bỏ vốn kinh doanh là động lực thúc đẩy bên nhận quyền phải cố gắng hoạt động có hiệu quả, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho bên nhượng quyền. Do đó, một khi bên nhượng quyền đã xây dựng được nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ và phương thức kinh doanh của mình một cách cẩn thận và thực hiện một cách bài bản đảm bảo hiệu quả thì họ có thể nhanh chóng dễ dàng mở rộng hệ thống của mình ra nhiều cơ sở khác nhau bằng nguồn vốn của các bên nhận quyền mặc dù mình vẫn giữ được quyền kiểm soát đối với tất cả hệ thống. Vì không bỏ vốn đầu tư cho việc kinh doanh nên bên nhượng quyền cũng không phải chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền cũng như những rủi ro, phá sản nếu việc kinh doanh của một bên nhận quyền không thành công.

Bên nhượng quyền có thể dễ dàng cùng một lúc khai thác nhiều khu vực mới bằng việc cùng một lúc nhượng quyền cho các bên nhận quyền ở các khu vực đó. Phương thức kinh doanh và các đối tượng sở hữu trí tuệ đã thành công đã được thiết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022